« Home « Kết quả tìm kiếm

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH KẾT HÔN Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI: SO SÁNH BA XÃ THUỘC BA VÙNG ĐẤT NƯỚC


Tóm tắt Xem thử

- Biến đổi kinh tế xã hội những thập niên qua làm cho mô hình kết hôn đã và đang có nhiều thay đổi trên phạm vi toàn thế giới.
- Mô hình kết hôn của các xã hội sẽ đi về đâu và theo hướng nào? Từ nửa sau thế kỷ XX, trong giới khoa học xã hội phương Tây đã dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi và cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ..
- Vậy, mô hình kết hôn của người Việt Nam sẽ tiến triển theo hướng nhận định nào nêu trên? Liệu có một mô hình kết hôn đồng nhất hay dị biệt giữa các vùng miền trải dài trên đất nước hình chữ S này?.
- Đã có một vài cố gắng định vị động thái chuyển đổi mô hình kết hôn do những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam những thập niên vừa.
- Trong công trình nghiên cứu công bố năm 1995, dựa vào bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu định tính với số mẫu 112 trường hợp ở Hà Nội kết hôn trong thời kỳ Belanger và Khuất Thu Hồng đã kết luận “dù có những thay đổi đáng kể giữa các thế hệ kết hôn, gia đình vẫn là trung tâm của quá trình tiến tới hôn nhân: việc ra mắt chính thức với hai gia đình cũng như sự chấp thuận của cha mẹ vẫn là nhân tố quan trọng".
- Đó là xu hướng con cái tự quyết định trong việc tìm hiểu và xây dựng gia đình ngày càng tăng, một đặc trưng hướng đến gia đình hạt nhân.
- Điều mà trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế chưa đảm bảo được cho con cái có thể hoàn toàn quyết định” (Vũ Tuấn Huy, 1996: 29).
- Đáng chú ý là nghiên cứu định lượng với dung lượng mẫu lớn do Nguyễn Hữu Minh và đồng nghiệp khảo sát cùng thời điểm đó tại 3 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng năm 1995 (Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) với số mẫu hộ gia đình là 1.855 và số mẫu cá nhân là 4.464 đã đi đến nhận định rõ hơn về sự chuyển đổi kết hôn: “bản chất của việc lựa chọn bạn đời ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đã thay đổi một cách cơ bản trong mấy thập kỷ qua.
- Quyền lực của cha mẹ trong việc sắp xếp vợ chồng cho con cái ngày càng giảm đi trong khi những người trẻ tuổi ngày càng độc lập hơn trong việc quyết định cuộc đời mình” (Nguyễn Hữu Minh, 1999:10).
- Có thể nói những bằng chứng thực nghiệm này góp phần xác định quá trình chuyển đổi mô hình kết hôn do ảnh hưởng của những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội những thập niên trước và sau đổi mới.
- Mặc dù các nghiên cứu đã phân tích sự chuyển đổi mô hình kết hôn ở nông thôn và đô thị, nhưng đáng tiếc là các kết quả nghiên cứu mới chỉ phản ánh quá trình chuyển đổi mô hình kết hôn ở khu vực đồng bằng sông Hồng Việt Nam..
- Bài viết dưới đây trình bày kết quả ban đầu của việc phân tích nguồn dữ liệu khảo sát định lượng gần đây nhằm cung cấp một vài bằng chứng thực nghiệm mới liên quan đến động thái chuyển đổi mô hình kết hôn ở khu vực nông thôn thuộc ba vùng của Việt Nam.
- Xu hướng cá nhân (con cái) tự chủ gặp gỡ và tìm hiểu bạn đời.
- Mô hình tìm hiểu trước kết hôn biểu hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
- Bảng 1 tìm hiểu diễn biến sự chuyển đổi mô hình tìm hiểu trước kết hôn qua ba thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới.
- Số liệu kết quả chung các hình thức tìm hiểu theo nhóm thế hệ kết hôn ba điểm khảo sát cho thấy một kết quả đáng chú ý, trong khi tỷ lệ tham gia tìm hiểu trước kết hôn theo mô hình truyền thống (qua giới thiệu bố mẹ, người mai mối) liên tục giảm ở các nhóm thế hệ kết hôn qua các thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới, thì tỷ lệ tìm hiểu trước kết hôn theo mô hình hiện đại (tự tìm hiểu, ở nơi vui chơi giải trí, cùng học một trường) tăng đáng kể qua từng nhóm thế hệ kết hôn từ giai đoạn trước đến 1987-2005..
- Bảng 2 trình bày tỷ lệ phần trăm các hình thức tìm hiểu trước kết hôn tại Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh.
- Cụ thể, đối với hình thức tìm hiểu qua người làm mối, Phước Thạnh có tỷ lệ cao gấp 4 lần Cát Thịnh và Phú Đa.
- Tuy nhiên, ở hình thức tìm hiểu cùng làng thì Cát Thịnh và Phú Đa lại là điểm khảo sát có tỷ lệ cao gấp khoảng 4 lần Phước Thạnh..
- Số liệu trong bảng cũng thể hiện có một tỷ lệ đáng kể người tham gia hình thức tìm hiểu cùng học một trường ở Cát Thịnh (12,1.
- Bảng 3 tiếp tục tìm hiểu tỷ lệ phần trăm các hình thức tìm hiểu trước kết hôn theo nhóm thế hệ kết hôn tại Cát Thịnh, Phú Đa và Phước Thạnh.
- Kết quả khảo sát một lần nữa chỉ ra rằng hình thức tìm hiểu trước kết hôn qua bố mẹ giới thiệu và qua người làm mối không ngừng giảm dần qua từng thế hệ kết hôn từ trước đến sau Đổi mới trên cả ba điểm nghiên cứu.
- trong khi đó, tỷ lệ những người tự tìm hiểu liên tục tăng qua từng nhóm thế hệ kết hôn từ những năm trước 1976, đến.
- Sự kiện này chứng tỏ thay đổi thể chế, luật pháp, kinh tế xã hội ở Việt Nam những thập niên vừa qua đã có tác động mạnh đến mô hình tìm hiểu trước kết hôn ở khu vực nông thôn Việt Nam trên cả ba vùng.
- trong khi ở Phú Đa, hình thức tìm hiểu qua bố mẹ giới thiệu, qua người làm mối có xu hướng giảm dần qua các thế hệ kết hôn từ thời kỳ trước và hình thức tự tìm hiểu liên tiếp tăng mạnh qua các thế hệ kết hôn từ trước đến sau Đổi mới, thì tại Cát Thịnh và Phước Thạnh, hai hình thức tìm hiểu này có mức độ giảm không mạnh và tăng không đáng kể qua các thời kỳ.
- Một lưu ý nữa là tỷ lệ tìm hiểu trước kết hôn cùng làng liên tục gia tăng ở cả ba điểm nghiên cứu.
- Số liệu hai điểm khảo sát này không ủng hộ mạnh cho luận điểm khẳng định cho rằng trước đó, ở đồng bằng sông Hồng, thay đổi xã hội đã dẫn tới việc mở rộng đường bán kính kết hôn vượt qua biên giới làng ngày càng tăng (Mai Văn Hai, 2004).
- Cát Thịnh và Phú Đa có một tỷ lệ đáng kể người tham gia tìm hiểu trước kết hôn là người cùng hoạt động đoàn thể và cùng học một trường.
- tuy nhiên, ở Phước Thạnh, không có ai tham gia tìm hiểu trước kết hôn thông qua hai hình thức tìm hiểu này ở cả ba nhóm thế hệ kết hôn.
- Tại ba điểm khảo sát, số liệu cũng cho thấy có một tỷ lệ đáng kể người tham gia vào các hình thức tìm hiểu trước kết hôn cùng nơi làm việc, bạn bè giới thiệu, nơi vui chơi giải trí, cùng học một trường.
- Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa các điểm nghiên cứu ở các thế hệ kết hôn qua các thời kỳ là không đáng kể, ngoại trừ hai hình thức tìm hiểu cùng nơi làm việc và cùng học một trường..
- Tự tìm hiểu vợ chồng trước kết hôn, không thông qua một hình thức tìm hiểu nào khác là một chỉ báo rất quan trọng để kiểm chứng mức độ tự chủ cá nhân trong quá trình đi đến kết hôn.
- Kết quả ở ba điểm khảo sát trong nghiên cứu này cũng cho thấy hình thức tự tìm hiểu vợ chồng không thông qua cha mẹ hoặc người làm mối có xu hướng tăng mạnh qua từng thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới, tuy nhiên, mức độ tăng ở hai điểm Cát Thịnh và Phước Thạnh yếu hơn so với Phú Đa..
- Như vậy, những phân tích trên cho chúng ta thấy rằng, mô hình tìm hiểu trước kết hôn ở nông thôn hiện nay đang chuyển đổi theo chiều hướng sự tham gia của cha mẹ hay người làm mối vào quá trình tìm hiểu trước kết hôn của con cái ngày càng giảm, trong khi hình thức gặp gỡ tìm hiểu mang tính tự chủ cá nhân, con cái như cùng học một trường, ở nơi vui chơi giải trí và tự tìm hiểu của con cái có xu hướng tăng dần qua từng thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới.
- Như vậy, rõ ràng xu hướng con cái đã và đang có nhiều tự chủ trong việc gặp gỡ tìm hiểu bạn đời.
- Điều đó chứng tỏ rằng những thay đổi thể chế, luật pháp, kinh tế xã hội ở Việt Nam những thập niên qua đã tác động mạnh mẽ làm rung chuyển mô hình tìm hiểu trước kết hôn truyền thống ở khu vực nông thôn Việt Nam.
- Xu hướng con cái và cha mẹ thoả thuận/thoả hiệp quyền kết hôn.
- Cũng theo Các tài liệu nghiên cứu trước cho rằng, trong xã hội Việt Nam truyền thống, quyền quyết định kết hôn thường do cha mẹ (Đào Duy Anh, 1938;.
- Bảng 4, kết quả khảo sát chung ba điểm khảo sát cho thấy số người trả lời kết hôn con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất (64,1.
- bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con (17,7.
- tiếp đến là bố mẹ hoàn toàn quyết định (8,2.
- con cái quyết định hoàn toàn (9,0%) và khác (0,9.
- Khi so sánh mô hình quyết định kết hôn ba điểm Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh, kết quả trong bảng tiếp tục chỉ ra điểm tương đồng là cả ba điểm khảo sát, xu hướng kết hôn con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của bố mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là kết hôn bố mẹ quyết định nhưng có đồng ý của con, bố mẹ hoàn toàn và con cái tự quyết định hoàn toàn chiếm tỷ lệ rất thấp.
- Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy một thực tế là sự khác biệt diễn ra đối với tất cả các hình thức quyết định kết hôn và xu hướng giữa các vùng là khác nhau.
- Diễn biến ở hai hình thức: bố mẹ hoàn toàn quyết định và bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con, số liệu tăng dần theo chiều từ Bắc vào Nam (bố mẹ hoàn toàn quyết định: Phước Thạnh 10,7%.
- Bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con: Phước Thạnh 27,7%.
- Ngược lại, ở hình thức con cái quyết định nhưng có sự đồng ý của bố mẹ, diễn biến của số liệu lại giảm dần theo chiều từ Bắc vào Nam (Cát Thịnh 71,7%.
- Ở hình thức con cái tự quyết định hoàn toàn: Cát Thịnh 14,4%.
- Kết quả này cho thấy sự tham gia và quyền quyết định kết hôn của cha.
- và con cái ở Cát Thịnh, vùng miền núi Tây Bắc có quyền quyết định cao hơn so với đồng bằng sông Cửu Long.
- Câu hỏi được đặt ra là: Vì sao đồng bằng sông Cửu Long là nơi xã hội tiếp xúc với văn hoá phương Tây sớm hơn miền núi phía Bắc, văn hoá “thông thoáng hơn” nhưng cha mẹ lại can thiệp mạnh hơn vào kết hôn của con cái?.
- Bảng 5 trình bày diễn biến mô hình các hình thức quyết định kết hôn chung ba điểm nghiên cứu qua các thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới.
- Một lần nữa, số liệu chỉ ra hai hình thức bố mẹ tham gia và can thiệp mạnh là: bố mẹ hoàn toàn quyết định và bố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý của con cái liên tục giảm mạnh qua các thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới, trong khi đó, hình thức con cái hoàn toàn quyết định không tăng, nhưng hình thức con cái quyết định có sự đồng ý của bố mẹ liên tục tăng qua các thế hệ kết hôn từ thời kỳ trước đến sau Đổi mới.
- tuy nhiên, tác động đó vẫn chưa đủ làm mô hình quyết định kết hôn ở nông thôn tiến triển theo xu hướng con cái tự chủ hoàn toàn hôn nhân của mình.
- Mô hình quyết định kết hôn phổ biến ở nông thôn Việt Nam hiện nay từ số liệu cuộc khảo sát này cho thấy vẫn dựa trên sự thoả thuận giữa cha mẹ và con cái.
- Trong mô hình này, quyền quyết định có xu hướng nghiêng về con cái nhiều hơn..
- Bảng 6 trình bày mô hình quyết định kết hôn qua các thời kỳ ở Cát Thịnh, Phước Thạnh và Phú Đa.
- Kết quả so sánh một lần nữa cho thấy sự tương đồng ở ba điểm nghiên cứu, xu hướng cha mẹ quyết định hoàn toàn kết hôn của con cái giảm dần theo các thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới.
- Một khác biệt nữa là kết hôn con cái quyết định có đồng ý của bố mẹ ở Cát Thịnh và Phú Đa có xu hướng tăng mạnh hơn so với Phước Thạnh (Cát Thịnh: trước 1976 là 50,7% tăng lên:.
- 82,7% thế hệ kết hôn 1987-2005.
- Phú Đa: trước 1976 là 29,3% tăng lên 90,6% đối với thế hệ kết hôn 1987-2005.
- Phước Thạnh: trước 1976 là 43,4% tăng lên 59,4% đối với thế hệ kết hôn 1987-2005).
- Điều ngạc nhiên là phân tích chuyển biến mô hình quyết định kết hôn qua các thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới ở ba điểm khảo sát cho thấy hình thức con cái tự quyết định có xu hướng giảm hoặc tăng ít.
- Kết quả này tiếp tục là bằng chứng mạnh khẳng định mô hình quyết định kết hôn ở nông thôn Việt Nam trong nghiên cứu này, con cái chưa tự chủ trong việc quyết định kết hôn..
- Như vậy, những phân tích về chuyển đổi mô hình quyết định kết hôn trên chỉ ra rằng những thay đổi xã hội đã và đang làm cho hình thức kết hôn do bố mẹ hoàn toàn quyết định, hay nói cách khác là quyền lực mạnh của cha mẹ đã giảm thiểu.
- tuy vậy, con cái vẫn chưa thể tự quyết định hoàn toàn hôn nhân của mình..
- Mô hình quyết định kết hôn phổ biến ở nông thôn hiện nay tại ba điểm khảo sát trong nghiên cứu này theo chúng tôi khẳng định là con cái và cha mẹ cùng tham gia quyết định, sự tham gia này theo hình thức có “sự thoả thuận, thoả hiệp để đi đến sự nhất trí giữa cha mẹ và con cái”.
- trong đó, quyền quyết định có xu hướng nghiêng về con cái.
- Các số liệu phân tích trên góp phần phác hoạ bức tranh về chuyển đổi mô hình tìm hiểu và quyết định kết hôn ở nông thôn Việt Nam.
- Điều quan trọng là bức tranh này phản ánh động thái chuyển đổi mô hình kết hôn qua ba thời kỳ xã hội khác nhau: thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế kế hoạch và thời kỳ Đổi mới.
- Nhìn chung, trên cả ba điểm nghiên cứu, tiến trình chuyển đổi mô hình tìm hiểu trước kết hôn đang diễn ra theo thiên hướng nghiêng về cá nhân, con cái tự chủ gặp gỡ, tìm hiểu bạn đời.
- Điều này cho thấy là hình thức tìm hiểu thông qua giới thiệu của cha mẹ và người mai mối suy yếu và hình thức tìm hiểu cùng học một trường, ở nơi vui chơi giải trí và tự tìm hiểu gia tăng.
- Mô hình quyết định kết hôn cũng đang tiến triển theo hướng quyền lực của cha mẹ quyết định hoàn toàn hôn nhân của con cái giảm dần, cùng với nó là tính tự chủ của con cái ngày càng gia tăng.
- Mô hình quyết định kết hôn điển hình hiện nay dựa trên “sự thoả thuận, thoả hiệp để đi đến nhất trí giữa cha mẹ và con cái”.
- Tại sao mô hình phổ biến hiện nay là quyết định kết hôn dựa trên sự thoả thuận, thoả hiệp để đi đến nhất trí giữa cha mẹ và con cái?.
- Phải chăng quá trình chuyển đổi kinh tế-xã hội ở nông thôn Việt Nam những thập kỷ vừa qua chưa đủ thay đổi mạnh mẽ mô hình kết hôn đi theo hướng con cái hoàn toàn tự chủ?.
- Phải chăng kết hôn ở nông thôn Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ chuyển đổi từ mô hình kết hôn do cha mẹ quyết định là chính sang mô hình kết hôn có sự trao đổi và thoả thuận của cha mẹ và con cái, trước khi đi đến mô hình kết hôn do con cái hoàn toàn quyết định theo kiểu phương Tây?.
- Có thể nói rằng những bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu này đã góp phần hoàn thiện bức tranh về sự chuyển đổi mô hình kết hôn phạm vi ba vùng nông thôn Việt Nam qua ba thời kỳ từ trước đến sau Đổi mới.
- lần đầu tiên những bằng chứng thực nghiệm của cuộc khảo sát này chỉ ra quá trình chuyển đổi mô hình kết hôn mạnh yếu là khác nhau do khác biệt văn hoá, và sự tác động của các yếu tố kinh tế, xã hội lên từng địa phương, vùng miền.
- Ở Việt Nam, rất khó có mô hình kết hôn đồng nhất theo quan điểm của Goode..
- [8] Mai Văn Hai, “Sự mở rộng đường bán kính kết hôn trong hơn nửa thế kỷ qua ở một làng châu thổ sông Hồng”, trong Hội thảo khoa học gia đình Việt Nam hiện nay, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, 2004, 9 tr..
- Tỷ lệ phần trăm kết quả chung ba điểm khảo sát theo nhóm thế hệ kết hôn Th ế hệ kết hôn/.
- T ự tìm hiểu .
- Tỷ lệ phần trăm các hình thức tìm hiểu trước kết hôn t ại xã Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh.
- T ự tìm hiểu Có .
- Tỷ lệ phần trăm các hình thức tìm hiểu trước kết hôn theo th ế hệ kết hôn tại Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh Xã.
- T ự tìm hiểu.
- Tỷ lệ phần trăm các hình thức quyết định kết hôn t ại Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh.
- B ố mẹ quyết định hoàn toàn .
- B ố mẹ quyết định nhưng có sự đồng ý.
- Con cái quy ết định nhưng có sự đồng ý.
- Con cái quy ết định hoàn toàn .
- Người khác quyết định .
- Tỷ lệ phần trăm các hình thức quyết định kết hôn theo nhóm th ế hệ kết hôn chung ba điểm khảo sát Nhóm th ế hệ kết hôn.
- B ố mẹ quyết định nhưng có sự đồng.
- Con cái quy ết định nhưng có sự.
- Tỷ lệ phần trăm các hình thức quyết định kết hôn theo nhóm th ế hệ kết hôn tại Cát Thịnh, Phú Đa, Phước Thạnh Xã.
- B ố mẹ quyết định nhưng có s ự đồng ý c ủa con.
- Con cái quy ết định nhưng có sự đồng ý của b ố mẹ.
- Con cái quy ết định hoàn toàn