« Home « Kết quả tìm kiếm

CHUYỂN MÃ VỚI TƯ CÁCH LÀ MỘT PHƯƠNG CÁCH KHẲNG ĐỊNH CÁ TÍNH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở AUSTRALIA


Tóm tắt Xem thử

- “đặc điểm tiếng Việt trong cộng đồng gốc Việt ở hải ngoại” (diasporic Vietnamese) vào những năm tại Đại học Quốc gia Úc.
- Trong khuôn khổ của hội nghị lần này, người viết chủ định nêu bật những đặc trưng ngôn ngữ của tiếng Việt được sử dụng ở châu Úc để làm sáng tỏ các yếu tố xã hội, gắn liền với thực tế sử dụng trong từng nhóm cộng đồng.
- Cụ thể hơn, bài viết sẽ lần lượt đề cập đến các hiện tượng và phương thức chọn mã, chuyển mã và trộn mã của thế hệ thứ hai trong một số cộng đồng dân cư gốc Việt từ kết quả của điều tra thực tế..
- Trong thế giới đa ngữ và đa văn hoá, nơi mà tiếp xúc ngôn ngữ thường xuyên xảy ra và các thành viên trong cộng đồng thường có vốn ngữ năng không đồng nhất thì khái niệm cộng đồng ngôn ngữ (speech community) ngày càng biến đổi (Lo, 1999).
- Đến lượt mình, các nhóm ngôn ngữ hay cộng đồng ngôn ngữ này, kể cả các hộ gia đình, theo lập luận của một số nhà ngôn ngữ xã hội học, trong thực tế cũng không thể đồng nhất về mặt ngôn ngữ được (Barch, 1969.
- Tuy nhiên, chính sự khác biệt về vốn ngôn ngữ ở cấp độ cá nhân lẫn cộng đồng đã cho.
- phép các thành viên chấp nhận lẫn nhau và từ đó, có thể giả định được những chuẩn tắc mới trong một không gian giao tế khác với xã hội ngôn ngữ trước đây của họ.
- Do vậy, tương tác bằng chuyển mã cũng góp phần hình thành nên những giả định về nhóm (contingent validations), về bản thân và các thành viên khác trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ.
- Ở bình diện rộng lớn hơn, các cộng đồng ngôn ngữ sẽ hình thành nên cái gọi là hình thái bản sắc cộng đồng xã hội (communalistic form of social affiliation) trên nền tảng ý niệm về cộng đồng trong nhận thức của các thành viên (Ratcliffe, 1994.
- Điều này tương tự với ý niệm về nhóm, nhận thức đồng nhóm trong một cộng đồng ngôn ngữ..
- Cộng đồng gốc Việt sinh sống ở châu Úc với số dân hơn 200.000 người mà trong đó hơn 2/3 số người có quê hương cội nguồn là Việt Nam chủ yếu đến từ 3 làn sóng khác nhau, có thể tính từ mốc thời gian và sau 1985 (Thomas, 1997), không kể một số lượng nhỏ thuộc diện học bổng Columbo lưu lại Úc trước ngày 30/4/1975.
- Tuy có một bộ phận sống thiếu tập trung, ngoài các thành phố như đã liệt kê, các cộng đồng gốc Việt (dù khác nhau về khía cạnh nhân khẩu học) vẫn có điểm chung là tỷ lệ người nói tiếng Việt vẫn rất cao so với các cộng đồng di dân khác trên nước Úc, cho dù thái độ đối với ngôn ngữ cội nguồn của họ ít nhiều không đồng nhất..
- Trong thực tế sử dụng, việc chuyển đổi từ ngôn ngữ cội nguồn sang ngôn ngữ tiếp cư không còn là vấn đề bàn cãi nữa, do lực đẩy của các yêu cầu hội nhập xã hội như cơ hội việc làm, thăng tiến công việc, thuận tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
- Không như ở những cộng đồng sắc dân khác ở Úc, hiện tượng chuyển đổi ngôn ngữ sang tiếng Anh vẫn được ghi nhận là rất thấp trong cộng đồng người Việt (Clyne, 2003: 35).
- Điều đáng nói ở đây là trong bản thân cộng đồng Việt, tỷ lệ người nói trẻ tuổi (dưới 14 tuổi, sinh tại Úc) lại cao một cách vượt trội,.
- xếp hàng thứ hai sau cộng đồng Ý (mà lẽ ra, vẫn phải đứng hàng thứ năm theo tổng số cộng đồng có lượng người nói cao nhất), dù cho con số này tương quan rất ít với trình độ tiếng Anh và thời gian định cư của họ.
- Tuy vậy, hiện tượng này chỉ tồn tại trong khu vực giao tế gia đình mà thôi và tỏ ra thấp hơn ở khu vực giao tế trường học, cộng đồng hay ngoài xã hội (Thai, 2005b)..
- Trên bình diện giao tế cộng đồng, việc chọn mã cho quá trình giao tế ở những cộng đồng di dân nói chung thường không chỉ giới hạn trong bình diện ngôn ngữ mà còn ở những khái niệm thuộc ý thức hệ, tính chất của các tiếp xúc xuyên văn hoá và những quan niệm về bản sắc nữa (Barch, 1969.
- Irvine, 1987), cho dù các nhóm xã hội, hay nhỏ hơn là các gia đình di dân, thường không phải là những nhóm đồng nhất về ngôn ngữ (Lo, 1999).
- Nhưng qua tiếp xúc, giao tế giữa các thành viên có vốn ngôn ngữ khác biệt mà các nhóm đã dần dần hình thành và thậm chí chuyển đổi những chuẩn mực được thừa nhận trong cộng đồng.
- và như vậy, ở một bình diện rộng lớn hơn, các cộng đồng ngôn ngữ sẽ hình thành nên cái gọi là hình thái bản sắc cộng đồng xã hội (communalistic form of social affiliation) trên nền tảng ý niệm về cộng đồng trong nhận thức của các thành viên (Ratcliffe, 1994;.
- Xét theo ý niệm giao tế hạn hẹp, một số nhà ngôn ngữ - nhân học lại cho rằng ý niệm về nhóm không hình thành một cách tự phát, mà trái lại, nó là một hệ quả của các tương tác giáp ranh giữa các nhóm tộc ngữ có vị trí thắng thế và không thắng thế nữa (Bister-Broosnen, 1998.
- Do vậy, bản sắc xã hội nhóm cũng được phản ảnh qua việc lựa chọn ngôn ngữ và đến lượt mình, trong bản thân mỗi nhóm đều ngầm định cái gọi là phương thức tương tác dựa trên mã chọn trong một khung chuẩn mực nào đó.
- Hay nói khác đi, việc chọn mã (code-choice), chuyển mã (code-switching) và trộn mã (code-mixing) trong từng cộng đồng ngôn ngữ cần phải được xem xét trên nhiều cung bậc thuộc giới hạn vừa ngôn ngữ học, vừa xã hội học, chế ước bằng khu vực giao tế (Fishman, 1965.
- Milroy và Li, 1995), và mối tương liên với quá trình phát ngôn của các thành viên trong cộng đồng (Scotton và Wanjin, 1983.
- Dù việc miêu tả hiện thực ngôn ngữ trong các cộng đồng di dân thường chú trọng đến các tác tố xã hội dẫn đến hiện tượng song ngữ hay đa ngữ, nhưng sẽ rất thiếu sót nếu không đề cập đến thái độ đối với việc sử dụng mã như thế nào, nhất là những định kiến làm nên một “ốc đảo ngôn ngữ” ngay trong các cộng đồng di dân và, do vậy, dễ dàng dẫn đến hiện tượng rút lui khỏi tương tác xã hội của một số thành viên trong nhóm mỗi khi xuất hiện hiện tượng cọ xát, tiếp xúc giữa ngôn ngữ.
- cộng đồng và ngôn ngữ sử dụng ở chính quốc (Thai, 2005).
- Bài viết này quả thực không đi tìm lời đáp cho câu hỏi nêu ra, là tiếng Việt ở quê nhà, với tư cách là ngôn ngữ đích trong quá trình giáo dục ngôn ngữ - nhìn từ góc độ sư phạm ngôn ngữ học, mà ngược lại, tiến hành khảo sát tiếng Việt đang sử dụng trong cộng đồng - đặc điểm vận hành của nó ngõ hầu xem xét trong chừng mực nào tiếng Việt cộng đồng (diasporic Vietnamese) được đưa vào giảng dạy..
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tiếng Việt sử dụng trong các cộng đồng gốc Việt, chủ yếu là khẩu ngữ của 28 người gốc Việt, ở độ tuổi từ 20 - 62, gồm 17 nam, 11 nữ có công việc khác nhau như: kỹ sư tin học, bác sỹ, nhà văn, giáo sư đại học, sinh viên, nhân viên bán hàng, phục vụ, thợ làm bánh, nội trợ v.v… Trong các đối tượng này, chỉ có 7 người được coi là thông thạo cả hai ngôn ngữ Anh và Việt (bilingual), tất cả những người này đều có thời gian định cư ở Úc ít nhất là 5 năm..
- Ngôn ngữ trao đổi là tiếng Việt.
- Với từng cuộc đối thoại, chúng tôi ghi âm và phiên âm tất cả những từ, ngữ sử dụng trong suốt quá trình trao đổi, bao gồm danh từ, tính từ, phó từ, động từ hay bất kỳ đơn vị ngôn ngữ nào được sử dụng.
- 52 bảng biển thông báo, 40 băng và CD-video ca nhạc lưu hành trong cộng đồng hay trên mạng cũng nằm trong đối tượng khảo sát này.
- Điểm trọng tâm nghiên cứu vẫn là đặc điểm từ vựng - cấu trúc và hiện tượng chuyển đổi ngôn ngữ trong tiếng Việt của cộng đồng..
- Đặc điểm xã hội của tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ cộng đồng.
- Nghiên cứu về các yếu tố và tính chất của quá trình duy trì ngôn ngữ ngoài tiếng Anh trong các cộng đồng di dân ở Úc cũng như ở các nước châu Âu, Mỹ đã không còn là đề tài mới mẻ.
- Một số trong các công trình này nhấn mạnh đến tính lành mạnh của môi trường nhân văn hỗ trợ cho việc duy trì ngôn ngữ cộng đồng lẫn sự phát triển tính đa văn hoá như tinh thần đề cao bản sắc hay.
- chính sách ngôn ngữ tích cực v.v… (Clyne, 1985.
- Một số khác lại chú trọng đến yếu tố miền như là môi trường tự nhiên khi các chủ thể phát lời cảm thấy thoải mái lựa chọn ngôn ngữ mà những biến số như: tình huống, chủ đề, phong cách, mối quan hệ liên nhân, địa điểm, phương thức và phương tiện đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn này (Fishman, 1965.
- Dù đối đầu hay không trước hai khuynh hướng nghịch chiều này - hoặc duy trì sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, hoặc tiếp ứng ngôn ngữ tiếp cư - hiện tượng vay mượn từ tiếng Anh vào ngôn ngữ nguồn cội được cho là phổ biến nhất, đặc biệt ở các cộng đồng di dân vùng đô thị (Haugen, 1950.
- Tuy nhiên, mức độ vay mượn từ tiếng Anh đối với ngôn ngữ nguồn tuỳ thuộc trước hết vào điều kiện sinh hoạt cá nhân, mạng lưới xã hội, phong cách sống lẫn vốn ngữ năng của người nói (ở cả hai ngôn ngữ).
- và theo thời gian, hiện tượng này hoạt động qua con đường cải biến, mở rộng, chuyển đổi và tái tạo nghĩa ngay trên ngôn ngữ nguồn.
- Quá trình này thường diễn ra ở những mức độ khác nhau do yếu tố giới tính - chẳng hạn như, đối với thế hệ thứ nhất, hầu như việc chuyển đổi mã xảy ra ở tần suất cao hơn ở nam giới, trong khi nữ giới duy trì ngôn ngữ cộng đồng nhiều hơn (Clyne, 2003).
- Trong một nghiên cứu so sánh hiện tượng duy trì và chuyển đổi ngôn ngữ trong cộng đồng người Đức, Hy Lạp và Việt Nam ở Melbourne, Pauwels (1995) ghi nhận là phụ nữ ở cộng đồng Hy Lạp và Đức sử dụng ngôn ngữ LOTE nhiều hơn so với phụ nữ trong cộng đồng người Việt.
- Nhưng trong 3 nhóm đối tượng này thì nhóm người gốc Ý có khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ cội nguồn trong các miền khác nhau nhiều hơn 2 nhóm kia.
- Tuy vậy, trong miền chuyển di thì phụ nữ Đức và Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai lại sử dụng ngôn ngữ cội nguồn nhiều hơn nam giới (Winter và Pauwels, 2000)..
- Từ thực tế khảo sát, chúng tôi xin được bàn luận các hiện tượng vay mượn, chuyển di và chuyển đổi mã xảy ra ở cấp độ ngôn ngữ và dụng học của tiếng Việt cộng đồng ở Úc như sau:.
- Đặc điểm ngôn ngữ học của tiếng Việt cộng đồng 3.2.1.
- Theo Myers-Scotton (2006), vay mượn là khuynh hướng tất yếu trong buổi ban đầu của bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ.
- Đồng quy ngôn ngữ thường xảy ra ở cấp độ âm vị, hình thái âm vị, ngôn điệu cũng như cú pháp..
- Qua cứ liệu khảo sát, hiện tượng tạo từ mới xảy ra trong cộng đồng Việt dựa trên đơn vị từ vựng vốn có của ngôn ngữ tiếp cư..
- Tuy nhiên, nghĩa của các từ này được biến đổi quy theo nghĩa của bối cảnh trong ngôn ngữ nguồn.
- Có thể nói, việc tạo lập từ mới bằng con đường vay mượn từ ngôn ngữ của xã hội tiếp cư thường là những đơn vị từ vựng có nền tảng văn hoá - xã hội khác với xã hội xuất cư (cultural borrowings), nhưng phần nhiều trong số tạo lập mới đó có hiện tượng vay mượn thành phần nòng cốt (core borrowings) trùng âm với các đơn vị nguồn.
- Ngoài ra, trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của cộng đồng Việt có một lượng đơn vị từ vựng lẫn cấu trúc được ghi nhận là được lưu dụng từ trước năm 1975 và ít thấy sử dụng trong nước nữa.
- Từ ví dụ (5) đến ví dụ (8), các từ khởi đi, thương vụ, nhật trình có khuynh hướng ít sử dụng dần trong khẩu ngữ cũng như văn bản chính luận ở trong nước, nhưng lại được sử dụng với tần số khá cao trong khẩu ngữ (nhất là với các đối tượng trên 50 tuổi) và khá nhiều trong ngôn ngữ báo chí cộng đồng.
- Trái lại, tư liệu thu thập từ đối thoại lẫn phương tiện truyền thông cho thấy một lượng từ không nhỏ được xem là phổ biến ở quê nhà lại ít xuất hiện hay gần như không sử dụng ở cộng đồng, chẳng hạn, các từ như khẩn trương, phấn khởi, hồ hởi, mạnh dạn, nhận thức, đăng ký, quần chúng, bao cấp, hộ khẩu v.v… Lý do của hiện tượng này có thể xuất phát từ mối tương liên giữa nhu cầu và ý chí vốn là lực đẩy mang tính vừa bổ sung vừa loại bỏ, nhất là trong bối cảnh giao tế của những “người đơn ngữ” khi họ muốn lưu giữ những yếu tố nằm trong vốn ngữ năng của họ hoặc quyết tâm biến ngôn ngữ sử dụng thành “một phương tiện rất riêng” cho cộng đồng (Clyne .
- Một điều ghi nhận thêm về hiện tượng vay mượn ngược (reverse core borrowing) là: vay mượn ít khi xảy ra theo chiều ngược lại như đã đề cập, song nó vẫn tồn tại dưới dạng một số rất ít từ ngữ quen thuộc trong một số ngôn ngữ qua tiếp xúc, chẳng hạn như những chuyên gia nói tiếng Anh sống ở Trung Quốc thường dùng từ “Guan-xi” để chỉ quan hệ thay cho “relationship”, người Anh nói.
- Đối với các ngôn ngữ “di dân” (migrant languages), chuyển di từ vựng thường đa dạng, nhiều thành tố (multiple transference) và là đối tượng nghiên cứu sâu rộng của nhiều học giả, mà điển hình.
- Hiện tượng chuyển di nói chung có thể trùng lặp ở nhiều cấp độ khác nhau, đồng thời, chúng tác động lẫn nhau hoặc có thể làm nảy sinh những biến thể ngôn ngữ (Clyne .
- Trong tư liệu của mình, chúng tôi ghi nhận hiện tượng chuyển di từ vựng (lexical transference) xuất phát từ việc người nói không tìm thấy đơn vị tương đương trong ngôn ngữ mẹ đẻ để định danh những đối tượng, sự vật hay khái niệm tìm thấy ở xã hội mới, ngay từ những ngày đầu định cư.
- Mặt khác, trong một số trường hợp, nó còn biểu thị một phong cách nói năng mới, khu biệt với lối nói truyền thống trong ngôn ngữ xuất cư trước đây..
- Các phạm trù chuyển di từ vựng vào tiếng Việt trong cộng đồng thường rơi vào các miền giao tế ở gia đình, trường học, sinh hoạt thường nhật như mua sắm, làm vườn, giải trí và chiếm số phần trăm rất thấp ở miền giao tiếp công sở.
- Chẳng hạn, quan sát hiện tượng sau:.
- Về mặt hình thái, chuyển di này thường có hiện tượng vừa chuyển di nguyên dạng vào trong ngôn ngữ cộng đồng (transversion) và có thể tồn tại dưới hình thức là các lối nói khuôn thức ngang câu, các ngữ hay thành ngữ.
- Điều đặc biệt ghi nhận trong cứ liệu là hiện tượng chuyển di của hai đại từ nhân xưng “you” và “me” được sử dụng rộng rãi trong giao tế đối thoại, bỏ qua biến đổi ngữ pháp của ngôn ngữ cho.
- Điều này tương thích với nhận xét của Rayfiled (1970) và Clyne là trong khi chuyển di từ vựng, thường diễn ra từ ngôn ngữ tiếp cư đến ngôn ngữ cộng đồng, song chuyển di âm vị trong đối tượng thuộc thế hệ thứ nhất thường theo đường ngược lại..
- Trên cấp độ cú pháp, cứ liệu ghi nhận một số chuyển di từ tiếng Anh sang tiếng Việt mà ít tìm thấy trong khẩu ngữ thường đàm.
- Song, chuyển đổi ngôn điệu vào tiếng Việt là khuynh hướng thanh điệu hoá với hiện tượng xuống giọng ở cuối (tonalization with falling at end) được xem là nét đặc thù.
- Phương thức dụng mã của tiếng Việt cộng đồng và con đường hình thành bản sắc.
- Thích ứng hay hoà nhập (integration) là quá trình gắn liền đối với mọi hoạt động vay mượn trong bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ.
- thực tế khảo sát trên tiếng Việt, với tư cách là ngôn ngữ tiếp nhận, thích ứng ở cấp độ từ vựng và cú pháp không là điều gây chú ý do tính chất loại hình học của ngôn ngữ đơn lập này.
- Hiện tượng nổi trội này cũng là nguyên nhân làm nảy sinh sự chuyển đổi hay trộn mã trong bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ của người Việt ở các nơi nói chung và ở Úc nói riêng, đôi khi có phần tuỳ tiện, phi chuẩn mực.
- Mặt khác, cứ liệu cho thấy ở những miền giao tế chuyên biệt tồn tại khá nhiều hiện tượng thích ứng mang tính “gần-như-thay-thế” các đơn vị ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ do yêu cầu đòi hỏi và bắt buộc của bối cảnh xã hội.
- Chẳng hạn, trong quảng cáo sau (IG 33), dịch vụ kiểm tra xe để cấp phiếu kiểm tra (pink slip) là một trong những yêu cầu của đăng kiểm lưu hành xe cơ giới nhằm chuyển đổi giấy phép lưu hành hoặc chuyển đổi sở hữu phương tiện giao thông thường chỉ thực hiện ở một số ga-ra được uỷ thác - nơi có các dịch vụ bảo dưỡng khác như thay nhớt, thay các bộ phận xe như lọc khí, bình xăng phun điện tử (EFI service), làm máy (reconditioning engine), cân vành và tay lái (wheel alignment) hoặc dịch vụ bảo dưỡng theo nhật ký sử dụng của các xe đang trong thời gian bảo hành (service logbook under warranty) v.v… là những đơn vị từ vựng thích ứng toàn phần nói lên tính chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp dịch vụ, đồng thời, phản ánh một cách chính xác yêu cầu của cộng đồng vốn có những nhu cầu, sinh hoạt khác với môi trường xuất cư của họ trước đây..
- Chuyển đổi ngôn ngữ hay chuyển mã (code-switching) được xem là tiến trình thực hiện chức năng ngôn bản (Gumper, 1964.
- Từ kết quả khảo sát, đề tài ghi nhận là có sự trùng khớp với khuynh hướng chung đã nghiên cứu trước đây trong các cộng đồng, đó là hiện tượng chuyển mã từ ngôn ngữ cộng đồng sang tiếng Anh và khuynh hướng ngược lại (trong giới trẻ, nhất là khi có mặt hay vắng mặt thành viên người lớn).
- Phân tích hội thoại (CA), ghi nhận trong một băng video lưu hành trong cộng đồng như sau:.
- Ngoài đại từ xưng hô “you” và “me” thích ứng với hình thức ngữ pháp của tiếng Việt hơn là tiếng Anh, chúng ta ghi nhận việc chuyển di lớp từ cảm thán “Oh, oh.
- Chuyển mã không luôn luôn phân bố đều trong một cộng đồng ngôn ngữ (Gumpez, 1982.
- Bourdieu, 1982), mặc dù các thành phần trong cộng đồng/.
- Mẫu trích từ cứ liệu sau đây có thể minh hoạ cho nhận định này, biểu thị thái độ đối với ngôn ngữ cội nguồn ở miền giao tiếp gia đình khi đối tượng phải loại bỏ tiếng Anh vốn dễ dàng cho giao tiếp đồng nhóm..
- Ngược lại, việc lựa chọn ngôn ngữ cội nguồn ngay từ ban đầu cũng là hình thức biểu minh bản sắc nhóm.
- “Theo em, em nghĩ là bắt đầu tiếng Anh, nhưng nếu mà mình trở nên thân há, thì theo em, em sẽ dùng hai ngôn ngữ.
- Vì dùng hai ngôn ngữ như là khi mình nói you,.
- “Vì đất nước này có rất nhiều ngôn ngữ mà ai nếu muốn thì cũng nói giống như they speak their own languages.
- Cuối cùng, chuyển mã không những gắn liền với năng lực ngôn ngữ của từng cá nhân, với yếu tố bản sắc mà còn biểu minh cho thái độ và hệ giá trị của toàn nhóm đối với mã chọn.
- Khi tiếng Việt hành chức như một mã chọn trong cộng đồng sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện chức năng xã hội của mình là gắn kết, lưu giữ những giá trị ngoài ngôn ngữ.
- Tuy nhiên, do thiếu vắng điều kiện tương tác liên quốc, mà nói đúng hơn, là mối liên hệ với xã hội xuất cư, tiếng nói của cộng đồng di dân vẫn có ít nhiều những khác biệt với tiếng Việt ở quê nhà.
- Điều này dễ tạo ra hiện tượng ít thông hiểu hay thái độ xa lạ đối với ngôn ngữ đang sử dụng ở quê nhà.
- “Em nghĩ cái tiếng Việt ở đây khác hẳn với bên Việt Nam chứ.
- Từ thực tế khảo sát này, có thể nói, tiếng Việt sử dụng ở cộng đồng gốc Việt có những đặc điểm khác với tiếng Việt sử dụng ở quê nhà do sự có mặt của các yếu tố vay mượn, chuyển di và thích ứng với ngôn ngữ của xã hội tiếp cư..
- Những hiện tượng này thường xuất phát từ nền tảng văn hoá - xã hội khu biệt và cho phép tiếng Việt cộng đồng vận hành một cách tự nhiên, đa dạng và linh hoạt trong sinh hoạt hằng ngày của cộng đồng.
- Nền tảng văn hoá - xã hội ở từng địa phương, đến lượt mình, cùng với mạng lưới xã hội của cá nhân, nhóm cộng đồng đã làm cho tiếng Việt ở từng vùng địa lý ít nhiều bổ sung thêm những biến thể;.
- Do tính chất loại hình, so với các ngôn ngữ cộng đồng khác, tiếng Việt cộng đồng mở rộng một cách đáng kể cho hiện tượng vay mượn, thích ứng cũng như chuyển mã và trộn mã.
- Vì lẽ đó, tiếng Việt cộng đồng nói chung thường có những biến thể từ hoàn cảnh kinh tế - xã hội (practice-based variations) khác biệt với tiếng Việt đang sử dụng ở quê nhà.
- Khi hành chức, tiếng Việt trong từng cộng đồng cũng có mang những yếu tố đặc thù, do vốn ngữ năng cá nhân, thời gian định cư, bề dày trải nghiệm và thái độ đối với việc hội nhập xã hội của bản thân các thành viên sử dụng.
- Kết quả cứ liệu cho thấy, mức thông thạo ngôn ngữ tiếp cư càng cao thì hiện tượng thích ứng ngữ âm trong tiếng Việt càng thấp, mà thay vào đó, xảy ra hiện tượng chuyển di, chuyển mã hoặc trộn mã với tiếng của xã hội tiếp nhận.
- Các hiện tượng ngôn ngữ này đích thực là tấm gương phản chiếu bản sắc của người sử dụng, nói lên thái độ của người nói đối với hiện thực xã hội (cộng đồng), đối với ngôn ngữ của xã hội tiếp cư lẫn ngôn ngữ cội nguồn..
- Điều không loại trừ là tình hình khu biệt giữa tiếng Việt cộng đồng (diasporic Vietnamese) và tiếng Việt ở quê nhà (Vietnamese in the homeland) có thể thu ngắn được tuỳ thuộc vào các yếu tố ngoài ngôn ngữ như mối quan hệ liên quốc gia (transnational links) của các cá nhân, nhóm cộng đồng và mối quan hệ.
- giữa các cộng đồng hải ngoại với nhau và giữa các cộng đồng hải ngoại với các cộng đồng trong nước.
- Do vậy, duy trì, gìn giữ và phát triển bản sắc tiếng Việt (trong bối cảnh song ngữ hay đa ngữ) như một phương thức để duy trì văn hoá Việt ở cộng đồng là quá trình chia sẻ không chỉ ở trong nội bộ cộng đồng mà còn ở toàn xã hội ngôn ngữ Việt nói chung, diễn ra dưới nhiều hình thức và tầng bậc khác nhau, từ cấp quốc gia đến cộng đồng, có sự tiếp sức của các cấp chính phủ ở xã hội tiếp cư lẫn xã hội xuất cư.