« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ chế tự vận động của chủ nghĩa tự do mới và khủng hoảng tài chính toàn cầu


Tóm tắt Xem thử

- CƠ CHẾ TỰ VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO MỚI VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU.
- “Trật tự tự phát” (spontaneous order.
- cơ chế tự vận động của chủ nghĩa tự do mới.
- Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo thiên niên kỷ ngày tại Hội Nghiên cứu Lịch sử Kinh tế học Hoa Kỳ (History of Economics Society), Bruce Caldwell - chủ tịch đương thời của Hội - đã nhận định: “có khả năng kinh tế học của thế kỷ XXI sẽ còn chịu ảnh hưởng của Hayek nhiều hơn cả trong thế kỷ XX.” 1 Trong khi đó, Milton Friedman – đạt giải Nobel Kinh tế học năm 1976 - thì coi Hayek là “triết gia tự do vĩ đại nhất thế kỉ XX.” 2 Có thể thấy, Friedrick von Hayek người từng đạt giải Nobel kinh tế năm 1974, là một nhà tư tưởng và nhà kinh tế học có ảnh hưởng khá lớn tới sự phát triển của kinh tế học nói riêng cũng như của chủ nghĩa tư bản phương Tây nói chung.
- “Trật tự tự phát”.
- Adam Smith trong cuốn Của cải của các quốc gia, đã từng nhận xét “…không phải là nhờ vào sự thiện chí của những người hàng thịt, người nấu rượu hay người làm bánh mì mà chúng ta có được bữa tối của mình, mà chính là từ lợi ích riêng của chính họ.” 4 Nhận xét này chính là xuất phát điểm của lý thuyết “bàn tay vô hình – the invisible hand” mà nhờ đó, sau này Adam Smith được coi như “ông tổ của kinh tế học hiện đại” hay “người cha của nền kinh tế mới.” 5 Theo Adam Smith, mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội chỉ nhằm phục vụ lợi ích của chính các cá nhân đó, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng.
- Tuy nhiên, thông qua phân công lao động (division of labor), thông qua thị trường và cơ chế giá cả, toàn bộ xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động riêng lẻ của các cá nhân, một “bàn tay vô hình".
- Đó chính là cuốn Hiến pháp về tự do (The Constitution of Liberty) của Friedrich von Hayek.
- Xuất phát từ lý thuyết “bàn tay vô hình” (do phân công lao động tạo ra) của Adam Smith, Hayek đã “phát minh” ra lý luận về sự phân công tri thức (division of knowledge), theo đó ông khẳng định: “tri thức về các vấn đề mà chúng ta phải sử dụng không bao giờ tồn tại một cách tập trung hay hợp nhất mà chỉ dưới dạng những mảnh phân tán, không hoàn chỉnh và thường xuyên mâu thuẫn, được sở hữu bởi tất cả các cá nhân riêng rẽ.
- Do vậy, vấn đề kinh tế của xã hội không chỉ đơn thuần là làm thế nào để phân bổ các nguồn lực “cho sẵn” mà chính là vấn đề làm sao để đảm bảo sử dụng tối ưu những nguồn lực được biết bởi một số cá nhân nào trong xã hội, vào những mục đích mà chỉ những cá nhân này biết rõ ý nghĩa tương đối của nó.
- Hoặc, nói ngắn gọn, đó là vấn đề về cách thức sử dụng tri thức mà không được cho sẵn ở dạng đầy đủ đối với bất kỳ người nào.” 9 Cách thức sử dụng tri thức này, theo Hayek, là phải thông qua một cơ chế chuyển tải (transmitting) để thông tin từ “một số cá nhân” này tới.
- “các cá nhân khác” trong xã hội.
- Thông qua việc giá cả tăng hay giảm, thị trường có thể biết một loại hàng hóa là quan trọng hay không và phải ứng xử như thế nào trong tình huống đó (ví dụ, chúng ta sẽ rất nhanh chóng để nhận ra rằng cần phải tiết kiệm năng lượng hơn nữa bởi thông tin được truyền tải dưới dạng thức của việc tăng giá xăng dầu).
- Và như vậy, khi các cá nhân tham gia vào thị trường, cạnh tranh trên thị trường, thực tế đó chính là một quá trình “chuyển tải thông tin” với nhau..
- Khi phân tích về thị trường và quy luật cạnh tranh vốn có của nó, Hayek nhận thấy cạnh tranh chính là quá trình mà các cá nhân tìm mọi cách để dành được cho mình lợi thế tốt nhất (tìm kiếm lợi ích cá nhân – “interest their self-love.
- Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ chỉ được thể hiện trong tương lai, và cạnh tranh, vì vậy có thể coi là một hành động cho tương lai.
- Trước và trong quá trình cạnh tranh, không cá nhân nào có thể nắm chắc được kết quả ra sao mà chỉ biết cạnh tranh “hết mình,” cạnh tranh “không mục đích”: “cạnh tranh là một quá trình khám phá một sự thật mà, ngoài bản thân nó, thì không ai có thể biết trước hoặc dự đoán được.” Cạnh tranh chính là để “chuyển tải thông tin” về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm như thế nào, mà trên thực tế, “hàng hóa nào là khan hiếm, hay cái gì là hàng hóa, hoặc khan hiếm như thế nào – đấy là những điều mà cạnh tranh sẽ phải khám phá.”.
- Trải qua quá trình “khám phá” như vậy, giá cả sẽ được hình thành và nó sẽ chuyển tải các thông tin khám phá được tới các cá nhân tham gia vào thị trường, đồng thời các nguồn lực cũng sẽ được chuyển giao tới tay những người sử dụng có hiệu quả nhất.
- Như vậy, có thể nói cạnh tranh là một quá trình khám phá thông tin về các nguồn lực, còn giá cả là cơ chế chuyển tải.
- Cả hai cơ chế cạnh tranh và giá cả đều là những cơ chế “tự động,” “tự phát” (spontaneous), có nghĩa là cạnh tranh tự nó diễn ra và giá cả tự nó sẽ chuyển tải thông tin tới các chủ thể thị trường.
- Theo đó, thị trường tự nó cũng sẽ phản ứng theo giá cả và cạnh tranh theo một “trật tự tự phát”: “thị trường sẽ điều chỉnh các hành vi của nó một cách tự động dựa trên những thực tế mà nó khám phá được.” 10.
- Từ đó, theo Hayek, “trật tự tự phát” là “một trật tự cho phép tối ưu hóa tri thức và kỹ năng của tất cả các cá nhân trong xã hội lên một mức độ cao hơn,” trong đó “các cá nhân được tự do sử dụng tri thức (về thị trường) của mình vào các mục đích cá nhân.” “Trật tự tự phát”.
- không được lập ra một cách có chủ đích (của con người) mà là kết quả tự phát của rất nhiều hoạt động tìm kiếm lợi ích của các cá nhân trong xã hội.
- Vì vậy, “trật tự của thị trường, nói một cách cụ thể, không phụ thuộc vào các mục tiêu chung mà là các mục tiêu có tính thỏa thuận, chúng được xác định dựa trên sự điều hòa các mục tiêu khác nhau vì những lợi ích riêng biệt của các cá nhân tham gia thị trường.” 11 Nhấn mạnh quan điểm này, Hayek cho rằng nếu thị trường tự nó có thể vận hành theo một “trật tự tự phát” dựa trên cạnh tranh (phân công tri thức) và cơ chế giá cả thì không có lý do gì để cho rằng bong bóng kinh tế có thể xảy ra, mà nếu bong bóng có diễn ra (do chính sự can thiệp của nhà nước và các tác nhân khác, chứ không do bản thân thị thường) thì thị trường cũng sẽ có khả năng tự điều chỉnh/sửa sai.
- Như vậy, vai trò lý tưởng của nhà nước chỉ đơn giản là đảm bảo quyền sở hữu tư nhân và đảm bảo các thỏa thuận giữa các cá nhân trên thị trường được thực hiện..
- “Làn sóng” tự do mới cuối thế kỷ XX.
- Vào những năm 1970, trong thế giới tư bản diễn ra một “làn sóng” tư tưởng với niềm tin rằng nền kinh tế hiện tại với lạm phát cao và tăng trưởng thấp là kết quả của việc các chính phủ can thiệp quá nhiều vào thị trường.
- Trong bối cảnh đó, lý thuyết “trật tự tự phát” của Hayek và chủ nghĩa tự do mới (neo-liberalism) đã giải quyết được vấn đề về sự can thiệp của nhà nước tới thị trường.
- Từ đó, chủ nghĩa tự do mới dần trở nên phổ biến và được áp dụng tại ngày càng nhiều nước trong thế giới tư bản..
- và cả trong lĩnh vực ngân hàng..
- Cùng với làn sóng tư nhân hóa, cắt giảm thuế, giảm can thiệp của nhà nước tới thị trường, tự do hóa thị trường lao động (chỉ bảo hộ người lao động về mặt thể chất chứ không phải bằng mức lương hay điều kiện làm việc tối thiểu.
- các chính phủ liên tục thông báo về sự thành công của họ trong việc giảm mức vay nợ, cải thiện tình hình kinh tế.
- Sự phát triển của một loạt các nền kinh tế mới nổi (NIEs) như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (sub-prime mortgage) ở Mỹ và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Tự do hóa trên thị trường tài chính – ngân hàng ở Mỹ.
- Cuộc Đại suy thoái 1929-1933 đã buộc chính quyền của Tổng thống Frank D.Roosevelt phải ban hành đạo luật Glass-Steagall vào năm 1933 16 nhằm làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng ở Mỹ thông qua việc tách biệt các ngân hàng đầu tư ra khỏi các ngân hàng thương mại..
- Đạo luật này đã làm chia nhỏ ngành công nghiệp ngân hàng, góp phần giảm tập trung trong ngành này và giảm quyền lực chính trị của nó bằng cách tạo ra các mức lãi suất khác nhau ở những nơi khác nhau trong lĩnh vực tài chính.
- Đây được coi là một giải pháp hiệu quả trong điều tiết hoạt động của các ngân hàng Mỹ, nhưng lại trở thành “rào cản” của “chủ nghĩa tự do mới” vốn kêu gọi tích cực tự do hóa và giảm thiểu can thiệp của nhà nước tới thị trường những năm thập niên 1970.
- Do đó, trong rất nhiều năm kể từ sau các chương trình cải cách kinh tế theo “trường phái Chicago,” giới ngân hàng Mỹ đã tìm mọi cách để gỡ bỏ đạo luật này.
- Sự ra đời của đạo luật Gramm-Leach-Bliley đã mở đường cho một sự bùng nổ của các “siêu ngân hàng” như CitiGroup, American Express, JP.
- Nhận xét về tình trạng này, trong bản cáo bạch trước Ủy ban Dịch vụ tài chính Hộ gia đình ngày nhà kinh tế học, nhà báo, biên tập viên của tờ The American Prospect, Robert Kuttner đã thừa nhận: “Kể từ sau khi gỡ bỏ đạo luật Glass-Steagall năm 1999, chỉ trong vòng một thập kỷ, các siêu ngân hàng đã lại có thể tái lập các rủi ro lợi ích mang tính cấu trúc đặc hữu của những năm 1920 – cho vay đầu cơ, đóng gói và bảo lãnh các khoản tín dụng rồi bán rẻ với số lượng lớn hoặc bán lẻ nhằm thu lợi từ các khoản phí..
- Đối với các nhà giám sát ngân hàng thì phần lớn các giấy tờ (tín dụng) này thậm chí còn mù mờ hơn cả ở những năm 1920.” 18 Kết quả của cuộc chạy đua này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn trên thị trường nhà đất ở Mỹ, tiền đề cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009..
- http://www.asianlii.org/apec/other/agrmt/adr2000usoa433/).
- 3, http://www.hoover.org/publications/digest/3492456.html.
- 2009, www.themonthly.com.au.
- 18 http://www.electionnews2008.com/glass-steagall-repeal-caused-subprime-disaster.htm.
- Khủng hoảng nợ dưới chuẩn (subprime mortgage crisis).
- Tại Mỹ, việc giá cả nhà đất leo thang trong những năm đầu thế kỷ XXI (và lên đến đỉnh vào giữa năm 2006) khiến cho việc cho vay để mua nhà đất trở thành một hoạt động có suất sinh lời cao của các ngân hàng.
- Bị cuốn vào cuộc đua này, các ngân hàng Mỹ bắt đầu tìm cách mở rộng cho vay cả với những đối tượng không đạt chuẩn vay vốn, dẫn tới sự gia tăng của các khoản nợ dưới chuẩn..
- Nguồn: FED Nợ dưới chuẩn là một loại vay nợ mua nhà đất nhằm vào các đối tượng vay nợ không hội đủ điều kiện như mới bắt đầu công việc hay chỉ có việc làm tạm thời.
- người có thành tích quỵt nợ, hoặc đã từng bị các ngân hàng từ chối đơn vay nợ.
- Bernanke, tính đến hết quý 4/2007, tỉ lệ cho vay dưới chuẩn đã tăng mạnh trên toàn nước Mỹ và đạt tới 25% thị trường vay nợ nhà đất vào tháng 5/2008 19..
- Với một loại hình cho vay không quan tâm đến khả năng trả nợ của người đi vay như vậy, tính rủi ro của việc thu hồi vốn là rất cao, nhất là sau khi “bong bóng” nhà đất đã “nổ” (burst)..
- Sau một thời gian ngắn ban đầu được hưởng lãi suất cố định và thấp, lãi suất sẽ được điều chỉnh lại (adjustable-rate) và số tiền trả nợ hàng tháng sẽ vọt lên cao trong khi giá nhà đất thì lại bắt đầu xuống thấp.
- Kết quả là, càng có nhiều người chậm/ngừng trả nợ cho các khoản vay nhà đất của mình thì lại càng có nhiều nhà đất được bán ra, khiến cho giá nhà đất càng rẻ hơn (giảm khoảng 25% so với đỉnh điểm vào giữa năm 2006 – có nơi lên tới 40%) 20 , và lại có nhiều người không có khả năng trả nợ hơn.
- Tính chung trên thị trường tài sản Mỹ (bất động sản, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư, lương hưu.
- Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn trên thị trường nhà đất đã kéo theo sự phá sản của nhiều công ty cho vay nợ, và cuối cùng, là sự sụp đổ của các ngân hàng lớn hơn, kể cả các.
- “siêu ngân hàng.” Hơn 100 công ty cho vay nợ đã phải đóng cửa trong khoảng thời gian 2 năm 2007-2008.
- Dân chúng đổ xô đi rút tiền tiết kiệm do tâm lý lo ngại tình hình kinh tế sẽ tiếp tục xấu đi, khiến cho kể cả các ngân hàng lớn cũng rơi vào tình trạng mất thanh khoản.
- 23 Đến tháng 9 và 10/2008, một số ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn cũng bị cuốn vào “vòng xoáy”.
- Khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- “Vòng xoáy” phá sản tiếp tục lan rộng ra khắp các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ, Anh, EU và nhiều quốc gia khác.
- Tại Anh, đầu tiên là ngân hàng Northen Rock bị mua lại.
- 20 http://www.cbc.ca/money/story us-housing-prices-.html.
- 23 Vào hồi 11h sáng ngày Thứ Năm FED nhận thấy có một động thái rút tiền khỏi ngân hàng từ phía dân chúng với một khối lượng khổng lồ, khoảng 550 tỉ đô-la Mỹ, và trong một khoảng thời gian ngắn, chỉ từ 1-2 giờ đồng hồ.
- (http://www.liveleak.com/view?i=ab .
- ngày tiếp đó là Công ty nhà đất Catholic Building Society Alliance &.
- Leicester Công ty nhà đất Derbyshire Building Society và Cheshire Building Society (8/9/2008.
- và mới đây nhất là Công ty nhà đất Dunfermline Building Society (9/3/2009).
- Tại Đan Mạch, ngày ngân hàng Roskilde cũng phải chấp nhận sáp nhập vào Ngân hàng Trung ương Đan Mạch.
- Các chi nhánh của công ty tài chính Fortis tại Đức, Hà Lan và Luxembourg cũng bị bán lại cho Chính phủ Hà Lan và Bỉ.
- Tại Iceland, liên tục trong các ngày 7, 8 và Cơ quan giám sát tài chính (Icelandic Financial Supervisory Authority) đã tiến hành quốc hữu hóa ngân hàng Landsbanki, Glitnir và Kaupthing.
- Tại Australlia, ngân hàng BankWest (một chi nhánh của HBOS) cũng bị ngân hàng Quỹ thịnh vượng chung Australlia (Commonwealth Bank of Australlia) “thanh toán .
- Tại Kazakhstan, các ngân hàng BTA Bank và Alliance Bank cũng bị chính phủ nước này mua lại vào ngày 3/2/2009.
- Ngày Ngân hành Trung ương Tây Ban Nha cũng đã phải mua lại ngân hàng tiết kiệm Caja de Ahorros Castilla La Mancha (CCM) 25.
- Các chỉ số thị trường chứng khoán lớn của thế giới liên tục bị mất điểm trong các năm và chỉ phục hồi được chút ít trong thời gian gần đây.
- Tháng 6-2009, Brooking Institution, một trong hai “think tank” lớn của chính phủ Mỹ, tiếp tục tái khẳng định nhận định về một cuộc “đại suy thoái toàn cầu” khi đưa ra báo cáo về sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong năm 2009.
- Mặc cho các chính sách “hỗ trợ kinh tế” hay các gói “kích cầu” trị giá hàng trăm tỉ đôla Mỹ đã và đang được các chính phủ của nhiều quốc gia tung ra nhằm “cứu vãn” tình thế, các chuyên gia kinh tế vẫn phải thừa nhận “đây là một quá trình hồi phục chậm chạp vì phải tính đến việc (đồng thời - TG) cân bằng bảng quyết toán của cả các hộ gia đình, doanh nghiệp và thị trường tài chính.” Tuy nhiên, cũng theo Jorgen Elmeskov, nhà kinh tế trưởng của OECD nhận định, thì.
- (Như vậy), đây chính là lúc để hoạch định các chính sách thoát khỏi khủng hoảng.” 30.
- 26 http://www.mdleasing.com/djia.htm.
- 27 http://www.chinesestock.org/show.aspx?id=36315&cid=21.
- 28 http://www.marketwatch.com/story/nikkei-marks-lowest-close-26-years.
- 3 (http://www.cowryasset.com/uploads/reports/2009%2520HALFYEAR%2520FINANCIAL%2520MARKET%2520R EPORT.pdf).
- 30 http://www.bloomberg.com/apps/news?pid=20601103&sid=axLRIVF3w3Ns.
- Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tới tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu .
- Những nước bị suy giảm kinh tế hơn 1,0%.
- Những nước bị suy giảm kinh tế hơn 0,5%.
- Những nước bị suy giảm kinh tế hơn 0,1%.
- Những nước tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Những nước không bị ảnh hưởng.
- Chủ nghĩa tự do mới, cùng với lý thuyết về “trật tự tự phát” của mình, đã “thống lĩnh”.
- Trong khoảng thời gian này, thông qua các phong trào tự do hóa, tư nhân hóa và phi can thiệp hóa (từ chính phủ tới thị trường), chủ nghĩa tự do mới đã tạo nên một “làn sóng” phát triển trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa, đưa một số nước thoát khỏi trì trệ (Mỹ, Anh.
- Tuy nhiên, do quá “sa đà” vào việc tự do hóa mà quên mất vai trò điều tiết và quản lý thị trường của “bàn tay hữu hình” là nhà nước, nên cũng chính chủ nghĩa tự do mới đã tự bộc lộ những bất ổn của mình: tính vô kỷ luật, tính bầy đàn, tâm lý chạy theo lợi nhuận và thị phần, rủi ro đạo đức.
- Chính những bất ổn này đã là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn trên thị trường nhà đất Mỹ và sau đó lan ra khắp hệ thống tài chính thế giới..
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tuy không nghiêm trọng bằng cuộc “Đại suy thoái nhưng cũng đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế toàn cầu.
- Hàng loạt các quốc gia rơi vào tình trạng suy giảm kinh tế.
- Hàng loạt các tập đoàn tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, bị mua lại hoặc hoạt động cầm chừng.
- của thị trường, đẩy tốc độ đi xuống của nền kinh tế các nước ngày càng trầm trọng hơn..
- Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện “ánh sáng cuối đường hầm” cho sự hồi phục kinh tế.
- Sự hồi phục tuy rằng còn yếu và chậm chạp, nhưng cũng đã đến lúc phải có một kế hoạch cho thời kỳ “hậu khủng hoảng.” Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn về chủ nghĩa tự do mới và “trật tự tự phát,” đánh giá lại một cách chính xác vai trò của nó trước và trong khủng hoảng, để từ đó có thể đưa ra được các chính sách phù hợp (và linh hoạt) để đưa nền kinh tế (của quốc gia mình) thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .
- Culture (www.themonthly.com.au).