« Home « Kết quả tìm kiếm

Có một nét riêng của văn hóa người Việt ở Nam Bộ


Tóm tắt Xem thử

- Có một nét riêng của văn hóa người Việt ở Nam Bộ.
- Phan An Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ Abstract.
- Chỉ có ở Nam Bộ.
- Còn ở Nam Bộ giọng nói, cách phát âm, từ vựng giữa các tỉnh, các địa phương không sai biệt mấy, ngoại trừ âm “R” có nơi thành “G”, “TH” thành “KH”.
- Trên lĩnh vực nghệ thuật, ca vọng cổ và sân khấu cải lương xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ.
- Đây là hai loại hình nghệ thuật do người Việt Nam Bộ sáng tạo và xuất hiện vào đầu thế kỷ XX.
- Năm 1918, ông sáng tác bài “Dạ cổ hoài lang”, từ đấy thành trào lưu ca vọng cổ ở Nam Bộ.
- Điều đáng lưu ý, là cải lương ra đời ở Nam Bộ, về sau đã truyền bá ra nhiều vùng miền của cả nước, còn vọng cổ hầu như chỉ đóng khung trong vùng đất Nam Bộ..
- Về phương diện văn hóa ẩm thực, có hai món ăn đáng chú ý, mang tính riêng biệt của người Việt Nam Bộ.
- Thứ nhất là việc sử dụng nước cốt dừa trong nhiều món ăn ở Nam Bộ không chỉ trong các món mặn như kho, canh… mà cả trong các món ngọt như chè, cháo… và cả trong món cari của người Chăm.
- Ở Việt Nam, không chỉ Nam Bộ có nhiều dừa mà các địa phương khác ở miền Trung và một vài nơi ở Bắc Bộ cũng có nhiều dừa.
- Tuy nhiên, việc sử dụng nước cốt dừa, được lấy từ cơm dừa trái nạo ra, chỉ có Nam Bộ.
- Đây là món đặc sản, và là kết quả của sự giao lưu văn hóa các tộc người Việt, Hoa, Khmer ở Nam Bộ.
- Lẩu mắm chế biến khá công phu với nhiều món như lươn, cá, thập cẩm… phải có mắm làm từ các loại cá đồng, đặc biệt là mắm prahoóc của người Khmer cùng rất nhiều loại rau tự nhiên như bông súng, kèo nèo, lục bình… Lẩu mắm, hiện nay đã được phổ biến ra nhiều địa phương trong cả nước, còn nước cốt dừa vẫn chỉ trong vùng đất Nam Bộ..
- Đạo Cao Đài, một tôn giáo được coi là bản địa, vì xuất hiện ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX.
- Đạo được truyền bá rộng rãi ở nhiều địa phương Nam Bộ và một vài nơi ở Trung Trung Bộ trở vào..
- Có thể xem đây là một tôn giáo mang tính bình dân và đại chúng ở Nam Bộ với những giáo lý, nghi lễ đơn giản phù hợp với tâm lý, nếp sống của người nông dân Nam Bộ.
- Trong thời gian gần đây, ở Nam Bộ xuất hiện những nhân vật gọi là “Hai Lúa” sáng chế, phát minh.
- Chẳng hạn như một nông dân Nam Bộ tên là Nguyễn Cẩm Lũy được mệnh danh là “Thần đèn”.
- Có thể kể thêm nhiều chuyện “chỉ có ở Nam Bộ”, như chuyện các ông Đạo, chuyện về sự xuất hiện kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa sớm nhất nước, chuyện tờ báo đầu tiên Việt Nam xuất bản ở Nam Bộ, chuyện những con người chống ngoại xâm Pháp, Mỹ và cả chuyện nơi đây đầu tiên đã “xé rào” trong thời ngăn sông cấm chợ….
- Không gian văn hóa người Việt Nam Bộ..
- Vùng đất Nam Bộ là kết quả bồi đắp phù sa của hai hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long trong nhiều thế kỷ.
- Phần lớn là đồng bằng, ít núi đồi, trừ vùng Tây-Tây Bắc của Đông Nam Bộ và Tây Nam của Tây Nam Bộ có một vài dãy núi, đồi thấp bị chia cắt bởi nhiều sông ngòi kênh rạch, nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long hay còn gọi là Tây Nam Bộ.
- Nam Bộ cũng là khu vực ít bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình khoảng hai cơn bão mỗi năm.
- Thổ nhưỡng và khí hậu Nam Bộ phù hợp với việc canh tác lúa và các sản phẩm nông ngư nghiệp..
- Những cư dân người Việt tìm đến vùng đất Nam Bộ từ hơn ba thế kỷ về trước, khoảng cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII.
- từ duyên hải Nam Trung Hoa cũng tìm đến tham dự việc khai khẩn vùng đất Nam Bộ.
- Những cộng đồng di dân này tìm đến vùng đất Nam Bộ với mục đích quan trọng hàng đầu là tìm đất mưu sinh, lập nghiệp..
- Người Việt Nam Bộ, vốn là những lưu dân có gốc từ Bắc Bộ và Trung Bộ..
- Cùng đến đất Nam Bộ, thành phần của dân người Việt còn khá nhiều các lớp người khác như các binh lính được phái đi đồn trú, khẩn hoang, những quan lại bị “kỷ luật”, các nhà nho bất đắc chí, những thương nhân và cả những tội đồ bị đầy biệt xứ, những phần tử tội phạm của nhà nước phong kiến bị truy nã, trốn tránh phải thay tên đổi họ….
- Đến đất Nam Bộ định cư, những lưu dân người Việt đã tập hợp lại thành những nhóm, những cộng đồng, bắt tay vào công việc khai mở đất đai, lập ấp khẩn hoang.
- Thiên nhiên Nam Bộ vừa hào phóng nhưng cũng không ít những khó khăn thách đố.
- Người Việt đã đến Nam Bộ với những hành trang, với chiều dày lịch sử hàng ngàn năm, kinh nghiệm trồng lúa, trồng màu, với cách tổ chức đời sống cộng đồng là cái vốn quý nhất để họ đối diện và tồn tại trên vùng đất mới này.
- Thêm vào đó là sự cộng cư với người Khmer và người Hoa và các dân tộc bản địa anh em, người Việt đã có thêm những học hỏi văn hóa mới, tao nên sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên vùng đất Nam Bộ..
- Hơn ba thế kỷ qua, người Việt đã đạt được nhiều thành công, thành tựu lớn lao trong công cuộc định cư và khai mở vùng đất Nam Bộ.
- Hơn ba trăm năm trải nghiệm và thích ứng với môi trường tự nhiên và xã hội, người Việt Nam Bộ, đã hình thành một nét văn hóa riêng của mình trên vùng đất Nam Bộ..
- Trở lại với những dẫn liệu ở phần đầu bài viết này “chỉ có ở Nam Bộ”, tôi nghĩ rằng, ít nhiều điều đó đã minh họa cho những nét riêng của văn hóa người Việt Nam Bộ.
- hiểu về văn hóa người Việt Nam Bộ.
- Những lí giải từ nhiều góc cạnh khác nhau về văn hóa người Việt ở Nam Bộ.
- Trong trường hợp cái anh “Hai Lúa” ở Nam bộ bỏ ra hàng trăm triệu đồng để lắp ráp máy bay trực thăng, và để cuối cùng chẳng để làm gì cả, hơn là thỏa mãn một khát vọng riêng tư.
- Vậy ở đây cái bản sắc văn hóa của người Việt Nam Bộ là gì? Câu trả lời hãy còn bỏ ngỏ và còn những tìm tòi, suy nghĩ thêm.
- Theo tôi, người Việt Nam Bộ cũng giống như người Việt ở các vùng miền khác của đất nước, có cội nguồn văn hóa chung từ hàng nghìn năm, từ cái nôi văn minh Sông Hồng, văn minh trồng lúa nước ở Bắc Bộ.
- Người Việt Nam Bộ là một bộ phận của người Việt Việt Nam, đã chuyển dịch không gian sinh tồn vào vùng đất phương Nam.
- Ở đây, họ đã tái lập (hoặc tái cấu trúc) văn hóa Việt truyền thống trên một vùng đất mới, trong không gian văn hóa của vùng đất Nam Bộ.
- Nơi đó văn hóa Việt truyền thống đã tìm cách thích ứng và phát triển trong điều kiện tự nhiên và xã hội khác với vùng “đất Tổ” của mình..
- Chính điều đó đã tạo nên nét riêng của văn hóa của người Việt Nam Bộ..
- Văn hóa người Việt Nam Bộ hôm nay..
- Vùng đất Nam Bộ, hôm nay đã có nhiều thay đổi lớn lao so với những thế kỷ trước, so với buổi đầu khi người Việt đến đây khai hoang lập nghiệp.
- Giờ đây, Nam Bộ không còn là nơi hoang hóa, đất rộng người thưa như xưa nữa, đất đai, tài nguyên đã khai thác đến mức gần như không còn “khai mở” thêm được nữa.
- Nam Bộ đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và tốc độ đô thị hóa trở nên nhanh chóng.
- Không gian sinh tồn đã thay đổi, và văn hóa người Việt Nam Bộ cũng có những chuyển đổi lớn lao.
- Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đã tác động đến đời sống văn hóa của người Việt Nam Bộ, nhất là thế hệ trẻ hôm nay.
- Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt Nam Bộ, nhìn chung có sự tăng cường, được nâng lên khá nhiều.
- Sự giao tiếp với thế giới bên ngoài rộng mở, người Việt Nam Bộ đã được tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại, với nhiều văn hóa trên thế giới.
- Vấn đề được đặt ra ở đây là sự bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam Bộ, trong hôm nay sẽ như thế nào.
- Và sự đối diện với những thách đố trong sự phát triển để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Việt Nam Bộ.
- Nhiều nếp sống cũ cách cư xử, và tư duy của người Việt Nam Bộ sẽ lùi dần vào quá khứ hoặc phải chuyển đổi để.
- Các nhận xét của Trịnh Hoài Đức về người Việt Nam Bộ cách đây gần hai thế kỷ và được nhiều người tán đồng là “trọng nghĩa, khinh tài”, có lẽ cũng cần xem lại.
- Theo tôi, thích ứng với sự phát triển hôm nay, người Việt Nam Bộ, cần “trọng nghĩa và trọng tài” (tài là tiền tài, vật chất)..
- Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa là cần thiết, khi đã quan niệm văn hóa là nguồn lực phát triển của đất nước hôm nay và sắp tới.
- Bảo tồn những giá trị tốt đẹp và tích cực của văn hóa người Việt Nam Bộ cũng nằm trong cái chung, là một phần của việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc văn hóa của người Việt của cả nước, và của các dân tộc anh em ở Việt Nam.
- Những nét riêng của văn hóa người Việt Nam Bộ như trọng nghĩa, trọng tài (tài năng), tính năng động, linh hoạt, tính dám làm dám chịu đến cùng… cho đến hôm nay vẫn còn những giá trị lớn lao và tích cực.
- Bên cạnh đó vẫn còn một vài nếp sống ứng xử quen thuộc trong một thời đã qua như sự hời hợt, tạm bợ, tùy tiện… cũng cần xem xét lại, khi mà ở Nam Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có đông người Việt sinh sống, hiện là nơi có mặt bằng dân trí, trình độ học vấn vào loại thấp so với nhiều vùng trong cả nước, là nơi tỉ lệ nghèo đói còn cao..
- Thực tế, không phải đợi đến hôm nay, chúng ta mới đặt vấn đề bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc, mà từ xưa, cha ông ta đã làm điều đó, khi các cụ khuyên con cháu “giấy rách phải giữ lấy lề”.
- Giữ gìn những cái hay cái đẹp của văn hóa dân tộc, tức cái bản sắc văn hóa, có lẽ là một trong những nguyên nhân giữ cho đất nước, dân tộc ta tồn tại, vững bền hàng ngàn năm qua.
- Vấn đề đươc đặt ra hôm nay, là bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của người Việt Nam Bộ, là làm việc đó trong bối cảnh hiện tại, những điều kiện lịch sử, xã hội có khác trước, và những dự báo cần lưu ý.
- Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều cố gắng để gìn giữ bản sắc văn hóa, tuy nhiên đôi khi cũng còn mang tính hình thức, chưa có sự chu đáo và căn cơ thấu hiểu bản sắc văn hóa là cái gì.
- Trên đất Nam Bộ người Việt đã mở mang, phát triển một vùng đất cho Tổ Quốc và cũng đã tạo dựng cho mình là người Việt nói chung và người Việt Nam Bộ nói riêng trong bức tranh đa dạng về văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam..
- Người Việt Nam Bộ (dưới góc nhiều tôn giáo).
- Tạp Chí Văn Hóa Nghệ Thuật, số .
- Ông Đạo – một hiện tượng tôn giáo Nam Bộ.
- Tạp chí Xưa và Nay, số 2 – 2010 và trong kỷ yếu Hội Nghị Quốc Tế Việt Nam học, lần thứ 3 – Hà Nội, 2009..
- Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa của người Việt Nam Bộ .
- Người Nam Bộ và Tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ Hương – Cao Đài – Hòa Hảo).
- Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ.
- Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX.
- Văn hóa – Thông tin, Hà Nội – 2006