« Home « Kết quả tìm kiếm

Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000


Tóm tắt Xem thử

- Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia.
- đình Việt Nam năm 2000.
- Abstract: Khái quát chung về quan hệ tài sản của vợ chồng.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay.
- Hôn nhân gia đình.
- Tài sản.
- Pháp luật Việt Nam Content.
- Khi hai người nam nữ quyết định kết hôn với nhau, tức là họ đã lựa chọn cho mình một con đường mới với rất nhiều bổn phận, nghĩa vụ và quyền lợi, trong đó có quyền lợi và nghĩa vụ về tài sản.
- Quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc thù, theo đó, quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng cũng là một loại quan hệ đặc biệt.
- Chính vì vậy, pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng đã giành được nhiều sự quan tâm và không ngừng được hoàn thiện qua các thời kỳ..
- Luật HN&GĐ năm 2000 đã thực hiện vai trò điều chỉnh quan hệ HN&GĐ, trong đó có quan hệ tài sản của vợ chồng được gần 10 năm.
- Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, diện mạo của gia đình đã thay đổi đáng kể, chức năng kinh tế của gia đình đã chuyển từ sản xuất sang tiêu dùng.
- Kinh tế xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, mối quan hệ trong gia đình vì thế cũng gặp những thuận lợi và thách thức.
- Việc hiểu rõ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời những quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết nhằm tìm ra những căn nguyên để hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng.
- Qua đó, góp phần tích cực hướng tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và bền vững..
- Do đó, tác giả đã chọn đề tài "Cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000".
- Hiện nay, việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng được nhiều tác giả đề cập đến trong nhiều công trình, bài viết.
- Ví dụ: sách chuyên khảo của tác giả Nguyễn Văn Cừ về “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” được Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2008.
- hoặc Luận văn thạc sĩ năm 2002 của tác giả Nguyễn Hồng Hải về “Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
- “Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh”..
- Tuy nhiên, các tác giả này chỉ đề cập tới việc xác định cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng như một phần của một vấn đề khác hoặc là chỉ đề cập tới một phần của nó (và thường được đề cập khi gắn nó với chế độ tài sản của vợ chồng).
- Luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, vì vậy, nó không bị trùng lắp với bất kỳ một đề tài nào trước đó..
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu những khái niệm liên quan đến quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản vợ chồng cũng như lịch sử phát triển quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng để tìm ra cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, trên cơ sở đó, nhận thức rõ hiệu quả, tác dụng cũng như những điểm hạn chế, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó góp phần tích cực trong việc xây dựng và phát triển gia đình hạnh phúc, xã hội ổn định..
- Nghiên cứu khái niệm quan hệ tài sản của vợ chồng, đặc điểm quan hệ tài sản của vợ chồng, ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng;.
- Sơ lược lịch sử quan hệ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam qua các thời kỳ, cũng như nội dung quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000;.
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000;.
- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản vợ chồng và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng trong giai đoạn hiện nay trên các cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng..
- Quan hệ tài sản của vợ chồng có thể hiểu với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng (nghĩa hẹp) hoặc với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng (nghĩa rộng)..
- Vì quan hệ tài sản của vợ chồng theo nghĩa rộng sẽ không chỉ bao hàm quan hệ sở hữu giữa vợ chồng mà còn những quan hệ khác liên quan đến tài sản vợ chồng như quan hệ thừa kế, cấp dưỡng, nên quan hệ tài sản hiểu theo nghĩa này sẽ bao trùm lên các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng, và vì vậy, nó sẽ mang tính khái quát, hệ thống nhất..
- Do đó, Luận văn sẽ phân tích trong phạm vi cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng với ý nghĩa là quan hệ sở hữu tài sản, quan hệ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng..
- Đồng thời, vận dụng các tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm của ĐCS Việt Nam và Chính phủ Việt Nam về xây dựng và phát triển gia đình..
- Hệ thống hóa khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ tài sản của vợ chồng;.
- Xây dựng một cách tổng thể những cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam;.
- Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ pháp luật về tài sản của vợ chồng để đưa ra hướng giải quyết triệt để, toàn diện, đồng bộ và tích cực nhất quan hệ tài sản của vợ chồng, đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về quan hệ tài sản của vợ chồng, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của vợ, chồng, của nhà nước và xã hội, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc..
- Khái quát chung về quan hệ tài sản của vợ chồng.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000.
- Chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 9/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước..
- Nguyễn Văn Cừ (2003), Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000¸Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2003.
- Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp.
- Đoàn Thị Phương Diệp, Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp.
- Lê Thu Hà (2002), Những vướng mắc phát sinh từ các hướng dẫn áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7/2002.
- Nguyễn Hồng Hải (2003), Bàn thêm về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 5/2003.
- Nguyễn Hồng Hải (2009), Quyền con người về hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam hiện hành, Chuyên đề hội thảo khoa học quốc tế.
- Nguyễn Hồng Hải (2002), Xác định tài sản của vợ chồng, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học.
- Bùi Minh Hồng, Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng liên hệ từ pháp luật nước ngoài đến pháp luật Việt Nam.
- Bùi Minh Hồng (2004), Về quy định ghi tên của vợ chồng trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Tạp chí Luật học số 1/2004.
- Lan Hương, Xuất hiện nhiều hình thái gia đình mới, Dân trí điện tử.
- Ngô Thị Hường (2006), Chế định cấp dưỡng trong Luật Hôn nhân và Gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ.
- Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Nguyễn Phương Lan, Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Luật học số 3/2003.
- Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam các năm và 2000.
- Chu Xuân Minh (2004), Phạm vi hiệu lực của Luật Hôn nhân và Gia đình theo thời gian.
- Trần Quang Minh (2009), Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay của vợ chồng, Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm.
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Phạm Linh Nhâm, Từ chia tài sản chung đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2008.
- Nguyễn Văn Phương, Sổ tiết kiệm: Tài sản chung hay riêng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 1 năm 2002.
- Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chiến lược gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010.
- Lê Thảo, Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, Tạp chí Cộng sản số 4 năm 2009.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTTL-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/01/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Giải quyết vấn đề hôn nhân thực tế theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Đề tài khoa học cấp trường, Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Hội thảo khoa học cấp Khoa, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
- Nguyễn Quang Tuyến, Tuyên truyền chính sách, pháp luật về công tác cấp, đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên một người sang ghi tên vợ và chồng, website thongtinphapluatdansu.wordpress.com, ngày 20/5/2010.
- Viện Khoa học pháp lý (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia