« Home « Kết quả tìm kiếm

Cội nguồn triết học của tinh thần thiền nhập thế Trần Nhân Tông


Tóm tắt Xem thử

- CỘI NGUỒN TRIẾT HỌC CỦA TINH THẦN THIỀN NHẬP THẾ CỘI NGUỒN TRIẾT HỌC CỦA TINH THẦN THIỀN NHẬP THẾ.
- Từ khóa: Phật tính.
- Tư tưởng Thiền của Trần Nhân Tông là tư tưởng Thiền nhập thế.
- Đây cũng là đặc điểm chung của tư tưởng các vị tiền bối của ông như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung.
- Tinh thần nhập thế đó thể hiện rõ ràng trong cả hành trạng, ứng xử, các lời thuyết giảng, thảo luận và trong thơ văn của Trần Nhân Tông.
- Người viết bài này tán thành với các nhận định về khuynh hướng nhập thế trong tư tưởng Thiền Trần Nhân Tông.
- Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây là, hầu như chưa có công trình nào tập trung lý giải một cách tường tận về nguồn gốc tư tưởng, những lý do thực tiễn, những căn nguyên hay nói theo cách của Phật học là những duyên khởi của tinh thần nhập thế trong tư tưởng Trần Nhân Tông.
- Cũng có một vài ý kiến động chạm tới vấn đề này, thì lại quá nhấn mạnh tới yếu tố tinh thần thời đại, khí thế dân tộc và cho đó là căn nguyên của tinh thần nhập thế.
- Theo quan điểm của người viết, tinh thần nhập thế, khuynh hướng nhập thế hay tư tưởng nhập thế của Thiền học Trần Nhân Tông cần được nhìn nhận từ hai phương diện, một là những căn cội triết học và hai là cơ sở thực tiễn, những lý do thực tiễn.
- Bài viết này tập trung thảo luận về những căn cội triết học, nền tảng triết học của tinh thần Thiền nhập thế Trần Nhân Tông..
- Có thể nhìn một cách tổng quan về căn cội triết học của tinh thần nhập thế, mà nói theo cách của chính Trần Nhân Tông, là “cư trần lạc đạo”, đó là một hệ thống với Phật tính luận, phương pháp tu luyện, con đường giác ngộ của Thiền Tông, đặc biệt là Thiền Huệ Năng làm trục tâm.
- Trên cơ sở đó, nó kết hợp với tư tưởng Hòa quang đồng trần trong triết học Lão tử, tư tưởng Vô sở đãi và tùy tục trong tư tưởng Trang tử, và đương nhiên không thể thiếu tư tưởng lạc đạo của Nho gia.
- Xét về cơ cấu nó là sự hội nhập triết học và phương pháp tu dưỡng, cảnh giới tinh thần của cả Tam giáo, lấy Thiền làm cơ sở để tiến hành hội nhập.
- Nhìn tư tưởng Thiền đời Trần trong thế hợp nhất của Tam giáo cũng không phải điều gì mới mẻ.
- Mặt khác, khi nói tới dung hợp Tam giáo, nhiền người nhìn thấy nó là một thực tế tư tưởng không thể nói khác, nhưng khi phân tích thì hoặc để cao Phật giáo, hoặc đề cao cực đoan tư tưởng dân tộc mà coi tư tưởng Nho, Đạo như những thứ làm giảm giá trị tư tưởng của Trần Nhân Tông.
- Họ đã bỏ qua một điêu, chính các tư tưởng gia đời Trần không hề coi nhẹ Nho gia và Đạo gia.
- Sự khái quát này không phải từ một đoán định mang tính tư biện mà xuất phát từ thao tác phân tích đối với chính những gì Trần Nhân Tông đã nói, đã thể hiện trong các tư liệu văn hiến có liên quan..
- Bụt ở trong nhà -trục tâm của tư tưởng.
- Trước hết, ta đọc kỹ lại chính những gì Trần Nhân Tông đã viết, tự nói về con đường tu hành của mình.
- Khi nói về Tuệ Trung, Trần Nhân Tông hầu như không tiếc lời nào để ca ngợi.
- Tuệ Trung Thượng Sĩ có cái đặc sắc trong tư tưởng để truyền thừa và nó là bí truyền của Thiền phái.
- Trong bài Thượng sĩ hành trạng, Trần Nhân Tông kể lại quá trình ông tiếp cận Tuệ Trung, sau nhiều lần thăm dò, đối thoại suy ngẫn, Trần Nhân Tông mới thực sự nhận thấy Tuệ Trung Thiền phong cao vọi.
- [3] của Tuệ Trung Thượng sĩ đem trao cho Trần Nhân Tông.
- [4]( trong nhà có của quý cần gì phải tìm kiếm ở đâu khác) theo cách nói của Trần Nhân Tông..
- Nhìn lại tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ và Trần Nhân Tông, ta thấy những biểu thị rất sinh động của tinh thần hướng nội vào bản tâm để truy cầu sự giải thoát.
- Của quý trong nhà mà Trần Nhân Tông kiên trì tìm kiếm và đã thấy, đã an lạc trong đó không gì khác chính là Phật tính.
- [5] (truy cầu ở nơi bản thân mình, không truy cầu ở nơi ngoài mình) theo quan niệm của Nho gia.
- Nó vẫn là bản thể Phật tính, nhưng trong cách cảm nhận và tư duy của người Trung Quốc, Phật tính chuyển dần từ bản thể trừu tượng, siêu việt sang vừa là bản thể siêu việt lại vừa là thực thể tinh thần nội tại.
- Điều này có thể giải thích được nguồn cội sâu xa của tinh thần tự tín, tự lập, tự cường cực mạnh mẽ ở Tuệ Trung Thượng sĩ cũng như ở Trần Nhân Tông..
- Chính đặc sắc này đã tạo ra cho Thiền Tông nói chung và Thiền Trần Nhân Tông tinh thần nhập thế, tinh thần “ cư trần lạc đạo”..
- Tuệ Trung Thượng sĩ và Trần Nhân Tông đều là Thiền sư, điều này tự Trần Nhân Tông cũng đã nói rõ, chúng ta không cần phải bàn thêm về điều này.
- Gốc rễ xa xôi tư tưởng của Trần Nhân Tông là Thiền Huệ Năng cũng là điều nhiều người công nhận.
- Cái đặc sắc của Trần Nhân Tông chính là sự đúc rút và thể ngộ của một thực tiễn tu hành.
- [10], hay như điều mà Trần Nhân Tông nói.
- Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”, thực chất là sự thể nghiệm và truyền thừa tư tưởng cốt lõi Thiền Tông.
- Cả chiều hướng nội về Tự tâm, kiến tính và đối cảnh vô tâm đều tạo cơ sở cho tinh thần nhập thế, có được lạc thú giữa đời thường.
- Đọc lại bài Cư trần lạc đạo phú, đúng như đầu đề của nó, toàn bài phú diễn tả một cách sinh động rất nhiều phương diện của đời sống tu hành, với những lạc thú tinh thần trong cõi tục, trong đó tư tưởng Phật tính tự tâm và phương pháp tu tâm là trục xuyên suốt và kết nối.
- Đó vẫn là tư tưởng Phật tại tâm, tức tâm tức Phật.
- Vẫn những tư tưởng quan trọng trên được diễn tả bằng nhiều những cách thức hình ảnh khác, nhưng tựu trung tâm là những vấn đề ấy:.
- Cái Phật tâm thanh tĩnh sáng láng được người nghệ sĩ Trần Nhân Tông thể hiện một cách hình tượng hơn, tươi tắn hơn trong những bài thơ khác, chẳng hạn bài Sơn phòng mạn hứng(I):.
- Rõ ràng chính Phật tính luận và phương pháp tu Thiền theo cách minh tâm kiến tính, đốn ngộ thành Phật là cơ sở triết học quan trọng nhất của tinh thần cư trần lạc đạo, tinh thần nhập thế của Thiền học Trần Nhân Tông..
- Như trên đã trình bày, thái độ nhập thế, cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông cần được nhìn nhận là một thể phức hợp tư tưởng, nó có yếu tố trục tâm và các phương quy chiếu, hội tụ khác.
- Triết học nhân sinh của Đạo gia có mặt một cách khá đậm nét và là một cách “ nói hộ” cho nhiều tư tưởng Thiền..
- Cũng trong bài Thượng sĩ hành trạng, Trần Nhân Tông viết về người thầy của mình.
- Có thể diễn đạt lại những thông tin mà Trần Nhân Tông nói ở trên về sự nghiệp tu hành của Thượng sĩ là: hòa quang đồng trần, tiêu dao tề vật, không phân biệt ta và vật, ngày ngày tràn ngập lạc thú trong việc tu Thiền, và cũng chính bằng cách đó ông phù trì mở mang được Phật pháp.
- Nhận xét đó là Trần Nhân Tông nói về sư phụ, nhưng nó cũng là đắc pháp của chính ông.
- Một vài tinh thần quan trọng của Đạo gia được vận dụng, vừa là sự bổ sung tư tưởng, vừa là một cách nói cho Thiền..
- [12] là một đặc sắc tư tưởng của Lão tử.
- Trong cách nói của Trần Nhân Tông- Hỗn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngỗ, cố năng thiệu long pháp chủng, ta có thể nhận thấy nó vừa mang nghĩa tùy tục tùy thời hành xử, đồng thời ở tầng thừ triết học, nó cũng để chỉ cả tinh thần bình đẳng, bất nhị, tề vật, một tư tưởng quan trọng ở Thượng sĩ.
- Những tư tưởng ấy của Thượng sĩ cũng ảnh hưởng và thể hiện sinh động trong tư tưởng của Trần Nhân Tông..
- Tinh thần Hòa quang đồng trần vừa giải thích rõ thêm phương pháp minh tâm, nhưng cũng là gợi ý về con đường nhập thế, cách sống nổi chìm cùng thế gian.
- Cư trần lạc đạo phú có nhưng đoạn đầy ắp tinh thần Đạo gia:.
- Đây chính là nhắc tới tinh thần tọa vong và tâm trai để đạt tới tề vật, vô sở đãi của Trang tử.
- Con người sở dĩ bị trói buộc tinh thần chính do thái độ phân biệt tốt xấu, thiện ác, bỉ thử, nhân ngã, giàu nghèo, tâm vật…tức là : Đãi.
- Trần Nhân Tông nói Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.
- Đó chính là đem tư tưởng tùy tục an thời xử thuận của Trang tử để diễn tả triết lý nhậm vận tùy duyên.
- Trần Nhân Tông cũng nói rõ ông chẳng khác nào dật sĩ tiêu dao:.
- Cư trần lạc đạo phú- Hội thứ Mười).
- Có rất nhiều cách nói, điển cố trong sách Trang tử được Trần Nhân Tông dùng, hoặc tái tạo để diễn tả những trạng thái tinh thần và hành động của đời sống tu Thiền, chẳng hạn:.
- Cư trần lạc đạo phú- Hội thứ 5).
- Còn trong Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Trần Nhân Tông thể hiện tinh thần phóng khoáng, tự do tiêu dao không khác gì dật sĩ tu đạo, dưỡng chân..
- Chính tư tưởng hòa quang đồng trần, vô đãi, bất nhị vật, tiêu dao tùy tục an nhiên tự đắc của tư tưởng Lão Trang đã góp phần tạo nên căn cơ triết học cho tư tưởng phàm thánh bất nhị, nhậm vận tùy duyên, cư trần lạc đạo của cả dòng Thiền đời Trần nói chung và Thiền học của Trần Nhân Tông nói riêng.
- Một chữ Lạc của Trần Nhân Tông có sự góp mặt của cả Tam gia- Nho, Phật, Đạo..
- Sự dung hợp tư tưởng Nho Phật đã diễn ra mạnh mẽ trong giai đoạn hình thành Thiền Tông Trung Hoa.
- Nho gia không hướng tới thế giới siêu việt, không có cõi giải thoát chung cục, nhưng lại cũng có một thế giới tinh thần tự lạc phong phú đủ làm thỏa mãn tinh thần con người.
- Trần Nhân Tông còn tiến thêm một bước so với các vị tiền bối của Thiền tông, ông cho rằng nhân nghĩa đạo đức cũng chính là Phật, so với giữ giới hạnh, bỏ tham sân si cũng không có gì khác:.
- Cư trần lạc đạo phú- Hội thứ Tư).
- Cái đích của tu hành là giải thoát, thành Phật, nhưng thành Phật bằng cả con đường tích nhân nghĩa, tu đạo đức thì rất độc đáo, độc đáo theo con mắt dung hợp Nho Phật của Trần Nhân Tông.
- Cư trần lạc đạo phú – Hội thứ Sáu).
- Đọc những dòng này của Trần Nhân Tông, ta mới thấy hết tinh thần khoan dung, phóng khoáng của ông.
- Nó khác hẳn tinh thần của một số người muốn đề cao tư tưởng Phật giáo của ông nên có phần coi nhẹ sự dung hợp tư tưởng.
- Đó vừa không đúng tinh thần của ông, vừa làm nghèo nàn chúng..
- Trần Nhân Tông khuyên đệ tử, đồng thời cũng là tự khuyến tự miễn:.
- Nó là sự triển khai của tinh thần nhập thế, là hiện thực hóa của cư trần lạc đạo.
- Những vấn đề của Nho gia được nói tới trong các trước tác của Trần Nhân Tông hoặc là những vấn đề của thực tiễn đạo đức rất gần gũi, thường nhật mà không phải là những vấn đề lý luận cao siêu.
- Ở một góc độ nào đó có thể coi Trần Nhân Tông là người đầu tiên chuyển dịch Nôm những khái niệm đạo đức căn bản của Nho gia, chẳng hạn: Trung- ngay.
- Có một vài chỗ Trần Nhân Tông đã dùng ngôn từ và cách nói của Nho gia để chuyển tải nội dung tư tưởng của Thiền, chẳng hạn trong bài tán Tuệ Trung Thượng sĩ:.
- Thượng sĩ chi Thiền..
- Bậc Thượng sĩ Thiền).
- Nó đã được Trần Nhân Tông vận dụng và đã “ hoán cốt đột thai” cho nó để ca ngợi thầy của mình.
- Điều đó cũng thuyết minh thêm về sự gần gũi và sự vận dụng tư tưởng và những vấn đề của Nho gia để khế hợp, hỗ trợ cho tư tưởng Thiền, và đương nhiên nó không hề mâu thuẫn trong tư tưởng của ông..
- Về sự vận dụng tư tưởng của Nho gia để dẫn tải tư tưởng Thiền nhập thế, có những lý do khác thuộc về nhu cầu thực tiễn, hoạt động thực tiễn mà chúng tôi sẽ trình bày trong phần tiếp sau của bài viết.
- Trần Nhân Tông hòa nhập Thiền cùng nhân thế, ông đem giải thoát và hành động thực tiễn hòa làm một.
- Cả khi còn ngồi trên ngai vàng lẫn khi đã xuất gia sống đời sống tu hành, Trần Nhân Tông luôn quan tâm tới chính trị, tới lợi ích dân tộc, lợi ích của hoàng tộc.
- Các nhà quý tộc từ Đông tới Tây đều là những người vừa nắm quyền lực chính trị, vừa thực hành các lễ nghi tôn giáo, vừa đảm nhiệm chỉ huy quân đội, lo việc võ bị với tinh thần tự nhiệm, tự trọng sâu sắc.
- Thể chế quý tộc và tinh thần thượng võ, tự trọng, tự nhiệm của các vua, các lãnh chúa đời Trần cần nhìn nhận trong một cơ chế thống nhất.
- Điều này cũng có thể dùng để giải thích nhiều điều về tư tưởng và hành động của Trần Nhân Tông.
- Trần Nhân Tông trong thực tế đã rất tích cực trong việc hoằng dương Phật pháp, súc tiến sự ra đời của một dòng Thiền Việt và một tổ chức có dáng dấp một giáo hội Phật giáo trong cả nước.Ông hành động vừa vì lý tưởng tu hành, nó được giáo lý Phật giáo khuyến khích, nhưng đồng thời nó lại phục vụ đắc lực cho việc củng cố khối đoàn kết dân tộc, cố kết nhân tâm.
- Khi Trần Nhân Tông khuyên sĩ dân bỏ tham dục, tránh sát sinh, trau dồi thiện tâm, điều đó là đương nhiên của nhà tu hành.
- Đem tư tưởng Phật giáo để củng cố triều đại, kiến tạo khối đoàn kết dân tộc, chăm lo nhân tâm, Trần Nhân Tông thực chất đã phải làm công việc giáo hóa dân, giáo hóa bằng tư tưởng Phật giáo chứ không phải gì khác.
- Để giải quyết điều đó tư tưởng Nho gia là hướng bù đắp tốt nhất.
- Loại tri thức này đã từng được dạy cho các hoàng tử từ thời còn trẻ, nó đã thành tư tưởng chính trị, công cụ để các thiền sư đời Lý đời Trần đi vào triều đình, vào cuộc đời.
- Tư tưởng Nho gia là một sự bổ sung và cũng là một con đường tạo ra tinh thần tự lạc giữa cuộc đời của Thiền đời Trần.
- Lợi ích dân tộc và hoàng tộc là sự thúc ép thiền sư Trần Nhân Tông hành động, vừa hoằng pháp vừa, giác ngã, giác tha, vừa lo toan viễn kế cho dân tộc..
- Tinh thần nhập thế và cư trần lạc đạo của Thiền học Trần Nhân Tông tuy gần nhau và có nhiều điểm giao thoa, xuất nhập, nhưng thực chất không phải là một.
- Tinh thần nhập thế chỉ tính khuynh hướng của cả tư tưởng và hành động, nó vừa thuộc tư tưởng Thiền vừa là hoạt động thực tiễn của con người trước những yêu cầu đa dạng của cuộc sống.
- Trần Nhân Tông nói nhiều tới cái lạc thú ở cõi trần, vẫn vui với đạo, nhưng cư trần ở đây là phân biệt với cõi siêu việt.
- Trần Nhân Tông nói tới cư trần lạc đạo trên cơ sở nền tảng Phật học vững chắc, một quá trình tu luyện công phu, nội lực mạnh mẽ và trí huệ thượng thặng.
- Ta còn nhớ lời Tuệ Trung Thượng sĩ dặn dò kín đáo Trần Nhân Tông rằng, tự pháp mà ông trao không thể nói cho kẻ phàm nhân được.
- TS Nguyễn Kim Sơn, công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội [2] Thượng sĩ hành trạng [3] Thượng sĩ hành trạng- Kệ tán Tuệ Trung Thượng Sĩ [4] Cư trần lạc đạo phú- Kệ yết hậu [5] Khổng tử- Luận ngữ [6] Đàn kinh… [7] Đàn kinh [8] Chúng ta thấy trong tư tưởng của Tuệ Trung Thượng sĩ và Trần Nhân Tông đều nhấn mạnh, tư tưởng: Tâm sinh vạn pháp sinh