« Home « Kết quả tìm kiếm

CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI NỮ TRÍ THỨC ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC NHÀ


Tóm tắt Xem thử

- Phụ nữ mới CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI NỮ TRÍ THỨC ĐÓNG GÓP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC NHÀ.
- Nguyễn Thị Trâm Đại học Nông nghiệp Hà Nội I.
- YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA.
- Việt Nam là nước nông nghiệp với trên 80% dân số làm nghề nông.
- Tuy là nước nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp không nhiều, dân số đông, trình độ dân trí thấp.
- Đất nước muốn phát triển đi lên từ nền kinh tế tiểu nông thì trước tiên phải phát triển công nghiệp và phải công nghiệp hóa nền nông nghiệp.
- Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến công tác chọn tạo giống lúa, một loại cây lương thực chính chiếm trên 90% tổng sản phẩm lương thực của đất nước và trên 80% nông dân tham gia sản xuất từ ngàn đời nay.
- Nông nghiệp từ xưa đến nay luôn coi trọng công tác giống.
- Mỗi yếu tố có những đặc điểm riêng, nông nghiệp hiện đại cần phải đầu tư nghiên cứu toàn diện, hoàn chỉnh để khai thác có hiệu quả nhất..
- Chọn tạo, sản xuất giống là việc làm thường xuyên, liên tục, không nghỉ ngơi, giống như nhu cầu ăn, uống, hít thở phải diễn ra thường xuyên đối với mỗi sinh vật sống.
- Nông nghiệp hiện đại cần nhiều nhà khoa học làm công tác chọn tạo giống để các giống mới ra sau tiến bộ hơn giống cũ ra trước.
- Khoa học hiện đại cần thu thập, đánh giá, lưu giữ lại để phát triển bằng những tác động gây tạo biến dị, tổng hợp các gen qúy vào một vật liệu để sử dụng ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Sau khi tạo biến dị, nhà chọn giống phải thực hiện gieo cấy đúng vào những mùa vụ cần thiết rồi chọn cá thể có những tính trạng ưu tú cần thiết cho nhu cầu của con người.
- Vai trò của nhà chọn giống trong giai đoạn này hết sức quan trọng, bởi vì mỗi lần gieo lại, vật liệu đều phân li tính trạng khác với lần trước.
- Vì vậy nhà chọn giống phải luôn rút kinh nghiệm, có “nghệ thuật” chọn giống phù hợp thì mới thu được hiệu quả cao..
- Từ kết quả đánh giá, các dòng được chuyển đi gieo trồng thử nghiệm rộng tại những nơi đã được khảo nghiệm và từng bước mở rộng diện tích sản xuất.
- Sau đó tổng kết số liệu theo dõi cả quá trình trên để xây dựng báo cáo khoa học xin công nhận giống cây trồng mới.
- Các bước công nhận giống được cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp & PTNT kiểm soát để khi đưa ra sản xuất, giống mới phát huy hiệu quả cao, nông dân không gặp rủi ro..
- Một lộ trình dài và chặt chẽ như vậy đòi hỏi nhà khoa học vừa phải hiểu biết sâu sắc đối tượng nghiên cứu của mình, cập nhật được thông tin trên thế giới, trong nước về phương pháp và thành tựu,vừa phải lao động kiên trì không mệt mỏi trong suốt quá trình dài mà ở mỗi công đoạn lại cần vận dụng những phương pháp riêng hay gọi là “nghệ thuật”chọn giống.
- ĐẾN VỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP – QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ PHẤN ĐẤU KHÔNG NGỪNG.
- Vào Đại học Nông nghiệp, được bố trí học ngành Cây lương thực, Khoa Trồng trọt tôi nhận ra rằng mình tự nhiên được sắp xếp vào một nghề phù hợp với khả năng và khát khao mơ ước học thành tài để trở thành Nhà chọn tạo giống mới, góp phần làm cho mọi người có bữa cơm no.
- Tình yêu nghề nông bắt đầu từ những bài thực vật học, di truyền, chọn giống cây trồng, những giờ thực hành ghép cây lai ngô, lai lúa.
- Tập sự xong, tôi được xếp làm việc tại bộ môn “Chọn tạo giống lúa” dưới sự hướng dẫn của Thầy Lương Định Của, Nhà Di truyền học, nhà chọn giống đã từng là giảng viên tại trường Đại học Kyushu có danh tiếng của Nhật Bản, vì tình yêu Tổ quốc mà Thầy đã từ bỏ nơi có đủ điều kiện nghiên cứu khoa học để trở về đóng góp trí tuệ xây dựng quê hương trong hoàn cảnh chiến tranh hết sức khốc liệt.
- Tấm gương yêu Tổ quốc, lao động miệt mài của Thầy làm tôi cảm phục tận đáy lòng, Thầy chỉ bảo chúng tôi cách lai, cách gieo trồng, chọn lọc ở các thể hệ, cách đánh giá xác định giống tốt và mở rộng sản xuất hết sức tận tình, tiếc rằng Thầy ra đi quá sớm khi chúng tôi còn chưa thành đạt..
- Năm 1980, đi làm nghiên cứu sinh tại Liên xô (cũ), tôi lại chọn đề tài nghiên cứu giống lúa nên có cơ hội học được nhiều vấn đề lý thuyết cơ bản làm cơ sở cho công tác chuyên môn sau này.
- Ngoài giờ giảng, tôi giành khá nhiều thời gian để nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống lúa.
- Năm 1985 tôi bắt đầu làm giảng viên dậy môn “Chọn giống cây trồng” tại Bộ môn Di truyền-chọn giống, Khoa Trồng trọt, ĐHNN.
- Vốn ham mê nghiên cứu, tôi đã đem về nhiều mẫu hạt giống lúa từ Liên xô, về nước đã thu thập thêm nhiều vật liệu tại Việt Nam, bố trí lai vừa để dậy cho sinh viên, vừa để chọn tạo giống mới.
- Với kinh nghiệm sẵn có từ trước nên chỉ sau 5 năm vừa giảng dậy vừa nghiên cứu tại trường, tôi đã chọn được giống lúa mới: nếp thơm 44, lúa tẻ 256, được công nhận.
- Khi đó điều kiện nghiên cứu khó khăn, thiếu thốn, ruộng thí nghiệm xuống cấp, không được bảo vệ, phòng thí nghiệm không có trang thiết bị, kinh phí rất hạn hẹp.
- Tôi đã viết và trình lên ban giám hiệu Nhà trường một dự án xây dựng lại khu thí nghiệm đồng ruộng của Khoa để triển khai nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, bà Hiệu trưởng đồng ý trình lên Ủy ban khoa học Nhà nước.
- Hai là tập trung sức lực khắc phục khó khăn tiếp tục chọn tạo giống trong điều kiện thiếu thốn để phục vụ sản xuất.
- Cuối cùng tôi phải chọn cách thứ 2, tuy rất vất vả trong quá trình nghiên cứu nhưng không trái ý người lãnh đạo trực tiếp của mình nên không bị gây thêm khó khăn khác.
- Năm 1993, tôi được dự một lớp huấn luyện kỹ thuật lúa lai tại Trung Quốc, thời gian học không nhiều (3 tháng) nhưng quan sát thực tế chọn tạo giống lúa lai tại Trung tâm, trao đổi trực tiếp với các nhà chọn giống giầu kinh nghiệm đã gợi mở trong tôi những ý tưởng mới vể chọn tạo giống lúa lai.
- Sau đợt học, tôi thu thập được nhiều kiến thức khoa học, tài liệu, phương pháp để bước vào một hướng nghiên cứu mới: chọn tạo, tìm kiếm, xác định những vật liệu di truyền chuyên dụng để tạo giống lúa lai và củng cố niềm tin rằng mình sẽ làm được việc gì đó phục vụ thiết thực cho nông dân.
- Lúc này niềm đam mê chọn tạo giống lúa lai đã cuốn hút mọi suy nghĩ của tôi.
- Kinh phí hạn hẹp, tôi tìm cách khắc phục, tranh thủ mọi sự giúp đỡ để triển khai các thí nghiệm cần thiết đánh giá vật liệu chọn giống của mình.
- Bộ Nông nghiệp đã biết nên ông Bộ trưởng lúc đó đã dùng quĩ riêng của Bộ cấp trực tiếp cho tôi 9.000 USD để xây dựng, mua sắm một số phương tiện tối thiểu phục vụ nghiên cứu chọn tạo bố mẹ lúa lai.
- Năm 1996, tôi đã lai thử được 15 kg hạt lai F1 gửi lên Bộ Nông nghiệp để Cục Khuyến nông tổ chức trình diễn tại Hà Tây cùng với giống của các cơ quan khác của Bộ Nông nghiệp.
- Các đại biểu tham dự đều khen ngợi và hy vọng là đã có lúa lai do Việt Nam tự chọn tạo.
- Suy nghĩ kỹ lại chỉ còn một cách giải quyết duy nhất là kiên trì, lặng lẽ nghiên cứu lại cẩn thận nghiêm túc, không sai sót tất cả các vật liệu bố mẹ và con lai trước khi đưa ra sản xuất.
- và cuối cùng đã chọn được giống lúa lai hai dòng mới TH3-3 cùng với các dòng bố mẹ, qui trình nhân hạt giống bố mẹ và qui trình sản xuất hạt lai F1 và một số giống mới khác..
- Song song với nghiên cứu chọn tạo giống, tôi đã nghiên cứu, khảo sát xây dựng các vùng nhân dòng mẹ bất dục đực và vùng sản xuất hạt lai có năng suất cao, giúp cho việc mở rộng diện tích sản xuất hạt F1 và gieo cấy lúa lai thương phẩm của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
- Trước yêu cầu lớn của sản xuất, tôi đã quyết định chuyển nhượng bản quyền sản xuất kinh doanh 2 giống lúa lai mới cho 2 công ty giống cây trồng.
- Các Công ty có điều kiện tốt hơn về tài chính, có kinh nghiệm kinh doanh nên có thể mở rộng sản xuất hạt lai rất nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nông dân.
- Việc chuyển nhượng bản quyền đã tạo ra một bước đột phá mới trong nghiên cứu khoa học, đồng thời chứng minh rằng nếu chỉ có ý tưởng đúng trong nghiên cứu khoa học thì chưa đủ mà còn cần phải có một niềm đam mê và khát vọng thì nhất định sẽ đạt tới đích thành công.
- Trước mỗi tình huống khó khăn chủ quan hoặc khách quan, nhà khoa học phải bình tĩnh kiềm chế bản thân để tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của những sự việc đã xảy ra với công việc của mình, hoặc với cá nhân mình.
- Nếu khó khăn thuộc về vấn đề khoa học đang nghiên cứu (chủ quan) thì phải tiếp tục nghiên cứu lại kỹ càng, thận trọng tìm ra nguyên nhân chính xác để xác định biện pháp khắc phục hiệu quả.
- Người phụ nữ làm khoa học thường hay gặp đố kỵ, vì vậy cần lựa chọn biện pháp “mềm” để ứng xử, giúp ta vượt qua những khó khăn một cách nhẹ nhàng và sẽ được nhiều người ủng hộ..
- Nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng là một ngành ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn biến nhanh, phức tạp và vô cùng khốc liệt.
- Các nước trên thế giới đều xây dựng cho mình một chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.
- Để phát triển nông nghiệp bền vững cần đội ngũ đông đảo các nhà khoa học (sinh học, nông nghiệp, môi trường.
- yêu nghề, dám hy sinh suốt cuộc đời cho việc nghiên cứu khoa học.
- Trong khi đó thì khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư thời gian dài để vừa nghiên cứu vừa thâm nhập thực tế sản xuất, vừa phải kiên trì, tỉ mỉ trong suốt quá trình dài.
- Người làm nghiên cứu khoa học nông nghiệp không những cần có kiến thức mà còn phải có sức khỏe tốt mới có thể theo đuổi sự nghiệp được lâu dài và mới có kết quả.
- Tôi cho rằng, phụ nữ thích hợp với một số công việc như nghiên cứu khoa học Nông nghiệp, giảng dạy, triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
- Vì vậy các nhà quản lý nên có cơ chế khuyến khích các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy nhận sinh viên nữ mới ra trường, đào tạo họ theo định hướng ngay từ khi tập sự chắc chắn sẽ có nhiều em sau này trở thành nhà khoa học chân chính có đóng góp cho tổ quốc.
- Trong các nhà trường, các cơ sở đào tạo cần bồi dưỡng, phát hiện tài năng sớm thông qua việc tổ chức các nhóm nghiên cứu khoa học cho sinh viên.
- Có chính sách khuyến khích các nhà giáo giầu kinh nghiệm, nhà giáo nữ truyền đạt kinh nghiệm nghiên cứu của mình cho thế hệ trẻ.
- Thời gian qua Bộ giáo dục đã hô hào làm việc này nhưng cần có chính sách phù hợp với cán bộ thì chất lượng nghiên cứu mới tốt.
- Lập những nhóm nghiên cứu mạnh theo các hướng khác nhau phục vụ sự phát triển của ngành.
- Người đứng đầu sẽ đào tạo, huấn luyện đội ngũ của mình theo hướng nghiên cứu được xác định dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế của ngành.
- Các thành viên thực hiện từng đề tài nhỏ, sau một số năm họ sẽ tích lũy được số liệu, kinh nghiệm, sẽ công bố công trình nghiên cứu và trưởng thành.
- Những em tuyển trước thành thạo công việc thì cho học thạc sĩ, rồi tiến sĩ, cứ như vậy đến nay (sau 10 năm) nhóm chúng tôi đã đào tạo xong 1 tiến sĩ, 1 đang làm đề tài tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 3 kỹ sư.
- Các đề tài nhỏ trong hướng nghiên cứu chung của Phòng nghiên cứu được thực hiện rất tốt, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.
- Một số đề xuất tạo điều kiện cho khoa học chọn giống phát triển Những năm gần đây số lượng đề tài dự án khoa học không ngừng tăng lên.
- Cơ chế quản lý đề tài dự án có nhiều thay đổi ngày càng hợp lý hơn nên đã thúc đẩy khoa học phát triển.
- Luật sở hữu trí tuệ ra đời và đưa vào thực tế cuộc sống đã động viên các nhà khoa học làm việc hết sức mình để cống hiến cho đất nước và sẽ được ghi nhận thỏa đáng..
- Tuy nhiên cơ chế quản lý cần thường xuyên soát xét để chỉnh lý bổ sung tạo thuận lợi cho nhà chọn giống đồng thời phải mang lại kết quả tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tôi có một số đề xuất sau.
- Nên cải tiến cách “đấu thầu ” đề tài, qua thời gian thực hiện tôi nhận thấy cơ chế “đấu thầu” đề tài chọn giống còn một số điểm cần điều chỉnh: Ưu điểm của “đấu thầu” là công khai minh bạch, thế nhưng nếu nghĩ rằng tạo ra 1 giống mới giống như xây 1 cái nhà hay làm một cây cầu.
- Nhà quản lý khoa học không thể định hình một giống lúa mới tốt nhất giống như vẽ thiết kế cái nhà cây cầu mà nhà chọn giống mới là người vừa vẽ thiết kế, vừa tìm vật liệu lại vừa khéo léo tạo ra giống lúa mới.
- Cụ thể là: Nhà chọn giống viết thuyết minh đề tài căn cứ vào vật liệu đã có của mình, đề ra các tiêu chí cho 1 giống mới và gửi lên để “đấu thầu”.
- Hội đồng chỉ được phép chọn 1 đề tài trúng thầu nên sẽ chọn đề tài viết tốt nhất, nghĩa là chỉ 1 người (hoặc 1 đơn vị) được thực hiên mà thôi.
- Khi làm xong, Hội đồng xét nghiệm thu trên kết quả thực hiện của người đã trúng thầu từ 2 hoặc 3 năm trước, khi đó không có giống nào khác do người khác làm ra để so sánh nên phải công nhận giống của đề tài này thôi.
- Nếu có nhà chọn giống khác cùng nghiên cứu chọn tạo thì sẽ ra một giống khác biết đâu sẽ tốt hơn thì sao? Trong khi đó nông dân lại cần nhiều giống khác nhau để bố trí sản xuất, đảm bảo đa dạng và an toàn sinh học.
- Vậy có nên chăng một đề tài chọn giống cần chọn một số nhà chọn giống, cấp tiền cho họ làm rồi so sánh kết quả chọn giống để trước hết nông dân sẽ chọn được giống tốt nhất để sản xuất, nhà quản lý tìm ra người làm tốt nhất, hiệu quả cao nhất ? Cách “đấu thầu” đó mất nhiều thời gian nhưng chắc rằng hiệu quả cao, hợp lý và khách quan hơn.
- Về qui định thời hạn thực hiện đề tài nghiên cứu: Trong thực tế các nhà quản lý cấp trên không thể nắm vững hết trình tự chọn tạo giống và cũng không thông cảm hết nỗi vất vả của nhà chọn giống nên đã qui định thời gian nghiên cứu của 1 đề tài quá ngắn: 3 năm, 2 năm là không thể thực hiện được, không phù hợp vì.
- Nhà chọn giống chủ trì đề tài nếu bị thời hạn khống chế thì khi viết thuyết minh đề tài sẽ phải cắt đoạn công việc để được duyêt mới có kinh phí triển khai.
- Khi triển khai nghiên cứu không thể hoàn thành công việc trọn vẹn đến nơi đến chốn thì đã đến kỳ phải nghiệm thu.
- Vì vậy sản phẩm không thể nào có chất lượng cao vì không được kiểm chứng cẩn thận trong thực tế sản xuất.
- Do trình tự chọn giống bị cắt đoạn nên sản phẩm của đề tài có thể chỉ là dòng có triển vọng hoặc giống công nhận sản xuất thử làm cho nhà nghiên cứu không phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình làm ra đến cùng.
- Vì vậy sẽ có một số người chỉ chú ý đến việc làm đề tài để nghiệm thu mà không chú ý đến chất lượng giống tạo ra sẽ thế nào.
- Khi Hội đồng nghiệm thu xong đề tài là xong, hết trách nhiệm không cần biết sản phẩm của mình ra sản xuất có tồn tại được không, tồn tại thế nào? Rồi chờ đến kỳ sau lại tiếp tục viết để xin đề tài mới và sẽ lại có kinh phí.
- Trong thực tế, một đề tài chọn giống cần cho thời hạn tối thiểu là 5 năm đối với cây hàng năm (lúa, ngô.
- và dài hơn (5-10 năm) đối với cây lâu năm để có thể chủ động thực hiện kế hoạch nghiên cứu của mình và chịu trách nhiệm đến khi sản phẩm được mở rộng sản xuất.
- Về thanh quyết toán kinh phí nghiên cứu: Hiện nay việc quản lý thị trường, hóa đơn tài chính, thuế.
- của Nhà nước khá yếu kém nhất là quản lý việc mua bán hàng hóa vật tư nông nghiệp và cấp hóa đơn chứng từ.
- Rất nhiều cá nhân kinh doanh không cấp hóa đơn tài chính nhưng lại tồn tại ở những vị trí thuận lợi và bản thân họ cũng tạo thuận lợi cho người mua nên khi làm đề tài nhất định phải mua vật tư của họ.
- Nếu Nhà nước quản lý được họ về hóa đơn chứng từ thì việc chi tiêu tài chính của người làm đề tài sẽ thuận lợi và chính xác.
- Thế nhưng Nhà nước không quản được làm cho người làm để tài cứ phải mua hàng hóa, vật tư một giá, mua hóa đơn để thanh toán một giá khác làm cho kinh phí chi thực cho nghiên cứu bị mất đi 15-20% có khi nhiều hơn.
- Và còn nhiều thứ “tế nhị” khác buộc nhà nghiên cứu phải thanh toán nhưng lại không có trong danh mục chi.
- Những thứ này làm cho Nhà khoa học rất đau lòng vì phải “nói dối để lấy tiền làm việc thật”, hơn nữa họ còn mắc tội là “dậy” cho các cán bộ trẻ dưới quyền mình “nói dối”.
- Điều đó nguy hiểm lắm nhưng không làm thì không thể hoàn thành nhiệm vụ chọn tạo giống mà nông dân đang đợi chờ.
- khi nghiệm thu thì mỗi bội có tới 10 quyển, còn phải nộp cả số liệu thô theo dõi thí nghiệm trong suốt quá trình thực hiện, thế nhưng sản phẩm đưa ra sản xuất thì không thấy ai theo dõi tiếp.
- Thay cho lời kết Nông nghiệp nói chung và nông nghiệp Việt Nam nói riêng là một ngành ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro vì biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng, vô cùng khốc liệt, không thể dự đóan trước được.
- Để phát triển nông nghiệp bền vững cần đội ngũ các nhà khoa học (sinh học, nông nghiệp, môi trường.
- yêu nghề nghiệp, dám hy sinh suốt cuộc đời cho việc nghiên cứu khoa học.
- Nhưng nhu cầu cuộc sống hiện đại ngày càng cao hơn, cơ hội thành đạt đối với thế hệ trẻ ngày càng nhiều hơn và dễ lựa chọn hơn, trong khi khoa học nông nghiệp là khoa học ứng dụng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, phải thâm nhập thực tế sản xuất, phải kiên trì vượt qua khó khăn và khi thành đạt thì tuổi đã quá cao.
- Mặc dù chúng ta đều biết rằng lớp trẻ ngày nay rất năng động, thông minh, nhanh nhậy và có nhiều điều kiện thuận lợi để bước vào nghiên cứu khoa học.
- Rất nhiều bạn trẻ tự xác định hướng đi rất sớm, rất táo bạo, cần có chính sách thông thoáng, phù hợp để động viên khích lệ và hỗ trợ thỏa đáng mới có thể ươm mầm cho khoa học nông nghiệp tương lai.