« Home « Kết quả tìm kiếm

Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Làm rõ vị trí, vai trò, khái niệm, đặc điểm của công chức cấp xã, hệ thống chức danh, chức trách, cơ cấu, trình độ năng lực của đội ngũ công chức cấp xã..
- Đánh giá thực trạng đội ngũ Công chức cấp xã của tỉnh Thanh hóa với những kết quả bước đầu về nâng cao chất lượng đội ngũ Công chức cấp xã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm kiện toàn đội ngũ Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh hóa trong giai đoạn hiện nay..
- Công chức cấp xã.
- Thanh Hóa.
- Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chính quyền cơ sở là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống..
- Tuy nhiên, chính quyền cơ sở không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách hiệu lực và hiệu quả nếu thiếu một đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở có đủ trình độ để đảm nhận công việc được giao.
- Công chức cấp cơ sở là những người gần dân nhất, sát dân nhất.
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, công chức cấp cơ sở chính là những người trực tiếp truyền tải pháp luật đến với nhân dân thông qua giải quyết các công việc liên quan tới quyền và lợi ích của nhân dân, đồng thời cũng là người thấu hiểu nhất những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, những vướng mắc bất cập của chính sách, pháp luật khi áp dụng chúng trong thực tế..
- Chủ trương, chính sách, pháp luật dù có đúng đắn nhưng sẽ khó có được hiệu lực, hiệu quả cao nếu như không được triển khai thực hiện bởi một đội ngũ công chức xã..
- Chính vì đội ngũ công chức cấp xã có vai trò quan trọng như vậy nên việc xây dựng đội ngũ công chức cấp xã vững vàng về chính trị, có đạo đức trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và trình độ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
- Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hệ thống chính trị và đội ngũ công chức cấp xã đối với sự nghiệp CNH-HĐH phát triển đất nước.
- "Đầu tư xây dựng đội ngũ công chức cấp xã.
- Do vậy, nâng cao năng lực cho công chức cấp xã là một yêu cầu bức thiết nhằm góp phần xây dựng đội ngũ công chức cấp xã trong sạch, vững mạnh, đủ khả năng thực thi hành chức năng, nhiệm vụ theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, để thực hiện trọng trách là "công bộc".
- Thanh Hóa là tỉnh lớn với hơn 3,4 triệu dân.
- Trước yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, Công chức ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, Thanh Hóa đang thực hiện nhiều giải pháp để tạo bước chuyển mới trong việc xây dựng đội ngũ công chức gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”[6].
- Tháng 3-2012, Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết 04 về “Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu Thanh Hóa thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020” với mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm chất lượng, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn, có sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ.
- Tuy nhiên, một thực tế khách quan đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh hiện nay chất lượng còn thấp (đặc biệt đối với các vùng núi, vùng cao) không tương xứng với vai trò, vị trí của họ cũng như chức trách của các chức danh do Nhà nước quy định.
- Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở nói riêng và của Đảng và nhà nước nói chung.
- tình trạng bất ổn cục bộ ở một số địa phương, làm suy giảm niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước..
- Để có một đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh có chất lượng, đảm bảo "vừa hồng, vừa chuyên".
- hết lòng phụng sự nhân dân, giữ gìn đoàn kết ở cơ sở, tăng uy tín của Đảng và Nhà nước với nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã đặt ra nhiều vấn đề lí luận, pháp lí cần phải giải đáp thấu đáo, có căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay".
- Mục tiêu nghiên cứu 2.1.
- Luận văn hướng tới làm sáng tỏa cơ sở lí luận và thực trạng của đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thanh hóa để đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện đội ngũ công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay..
- Nghiên cứu các mặt lý luận về công chức cấp xã, liên hệ tới thực tiễn về công chức tại tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện đội ngũ công chức cấp xã tại tỉnh..
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của công chức cấp xã, hệ thống chức danh, chức trách, cơ cấu, trình độ năng lực của đội ngũ công chức cấp xã.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ công chức cấp xã của tỉnh Thanh hóa với những kết quả bước đầu về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm kiện toàn đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh hóa trong giai đoạn hiện nay, góp phần vào công cuộc cải cách hành chính của tỉnh..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu đội ngũ công chức cấp xã bao gồm các chức danh thuộc công chức cấp xã.
- làm rõ hệ thống các chức danh, chức trách, trình độ năng lực, khả năng công tác trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống cơ cấu, chất lượng, chức trách chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với công chức cấp xã của tỉnh Thanh Hóa từ năm 2010 đến năm 2013..
- Vấn đề công chức đã được nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều gốc độ khác nhau.
- Hồ Văn Thông: Tình hình các tổ chức chính trị ở nông thôn nước ta được in trong cuốn sách Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập 2, Nxb Tư tưởng văn hóa, Hà Nội 2008;.
- Nguyễn Thị Hải: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, Hà Nội, 2009..
- Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề công chức chính quyền cấp xã được đặc biệt quan tâm.
- PGS, TS Bùi Tiến Quý: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2009;.
- TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban Tổ chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;.
- TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2010;.
- TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;.
- Th.S Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2009;.
- Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Thông tin Chính trị học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Nhà nước pháp luật như:.
- TS Lê Văn Hòe: Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi, Đề tài độc lập cấp nhà nước: Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi, Hà Nội, 2009;.
- Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đối với những người đã và đang nghiên cứu về công chức.
- Tuy nhiên, đến nay đề tài: "Công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay".
- là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn diện đối với công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa..
- Phương pháp nghiên cứu:.
- Phương pháp lịch sử: Xem xét công chức cấp xã và pháp luật về công chức cấp xã qua từng giai đoạn, từng quá trình.
- Từ đó tìm ra quy luật của sự phát triển cũng như vai trò, vị trí của công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay..
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn kế thừa, tổng kết lại những kết quả của các công trình nghiên cứu về công chức cấp xã.
- Phương pháp thống kê: Từ những kết quả thống kê, điều tra, khảo sát về thực trạng công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa để đưa ra những giải pháp hợp lý..
- Vị trí, vai trò của công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện.
- Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa và phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, kiện toàn đội ngũ công chức cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay..
- Bộ Nội vụ (2012), Thông tư 06/2012/TT-BNV về việc hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nghĩa vụ và tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn, Hà Nội..
- Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2010) Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn, thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội..
- C.Mác- Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 29/2013/NĐ-CP sữa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nội..
- Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2011), Nghị quyết số 04-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Thanh Hóa..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam (1991), Nghị định 169/HĐBT ngày 25/5/1991 về công chức Nhà nước, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Văn Mạnh năm xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (đồng chủ biên) (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức HĐND và UBND, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Pháp lệnh Cán bộ, Công chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Mạc Minh Sản (2008), Hoàn thiện pháp luật về cán bộ chính quyền cấp cơ sở theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học.
- viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hoá (2013): Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Quyết định số 798/2010/QĐ-UBND ngày 11/3/2010 của UBND tỉnh về chính sách thu hút người có trình độ đại học hệ chính quy trở lên về công tác tại xã, phường, thị trấn và các chính sách hỗ trợ đối với công chức cấp xã chưa đạt chuẩn, Thanh Hóa..
- Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức cấp xã năm Thanh Hóa..
- Dương Hương Sơn (2008), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Nam Định hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Trần Hậu Thành (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội..
- Nguyễn Văn Tâm (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về công chức nhà nước ở nước ta, Luận án tiến sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Hoàng Trang- Nguyễn Khánh Bật (đồng chủ biên) (1999), Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh (hỏi và đáp-in lần thứ 2), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Tỉnh uỷ Thanh Hóa (2013), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2014, Thanh Hóa..
- Trịnh Xuân Toản Đổi mới, hoàn thiện pháp luật về cán bộ, công chức nhà nước", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5)..
- Nguyễn Anh Tuấn (chủ biên) (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Phạm Minh Triết (2003), Hoàn thiện pháp luật về công chức hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (chủ biên) (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2010), Quyết định 619/2010/QĐ-UBND về chức danh, số lượng chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012), Báo cáo số 61/BC - UBND, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2012, Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2012), Quyết định số 17 ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc quy định một số chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức đi học..
- Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý xuất bản (2008), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật..
- Phạm Thị Thu Vinh (2009), Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ Quản lý nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.