« Home « Kết quả tìm kiếm

CÔNG NGHIỆP HÓA NÔNG THÔN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ Ở BẮC NINH VÀ HÀ TÂY


Tóm tắt Xem thử

- Công nghiệp nông thôn là một bộ phận của kết cấu ngành công nghiệp, bao gồm các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tồn tại ở nông thôn, gắn bó mật thiết với sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội ở nông thôn.
- Công nghiệp hoá (CNH) là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế, đồng thời tăng cường sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và trang thiết bị cơ khí trong các ngành sản xuất và kinh doanh.
- Phát triển Hệ thống Nông nghiệp (CASRAD), Viện Khoa học Nông nghiệp.
- ở nông thôn.
- Công nghiệp hoá nông thôn ở Việt Nam.
- Trong những năm qua, công nghiệp ở thành thị có sự phát triển nhưng không đủ sức thu hút hết lao động tăng thêm đến từ nông nghiệp và các vùng nông thôn.
- Để đạt được 3 mục tiêu quan trọng này, chiến lược CNH nông thôn được dựa trên cơ khí hoá sản xuất nông, công nghiệp và phát triển các ngành nghề chế biến theo hướng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu và các ngành nghề thủ công nghiệp ở nông thôn 5 .
- Thứ nhất là loại hình CNH nông thôn dựa vào việc phát triển các khu công nghiệp đa ngành ở các vùng nông thôn ven đô và dọc các trục đường quốc lộ chính để thu hút các doanh nghiệp từ thành phố và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
- Loại hình công nghiệp này bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990, đến nay nó vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đã hình thành hệ thống sản xuất có công nghệ và trang thiết bị hiện đại, chuyên làm gia công cho các doanh nghiệp của đô thị và nước ngoài..
- Thứ hai là loại hình CNH nông thôn thông qua phát triển các làng nghề 8 ở nông thôn dựa trên sự năng động của nhân dân và chính quyền địa phương.
- Các làng nghề thường sản xuất hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu hoặc là các làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm và nguyên vật liệu phục vụ cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến khác..
- Trong các làng nghề năng động cũng đã và đang có nhiều hộ gia đình chuyển thành các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển sản xuất kinh doanh ở quy mô lớn hơn và tham gia vào thị trường trong nước và quốc tế..
- Trong những năm vừa qua, mặc dù Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách nhằm khôi phục và phát triển các làng nghề.
- Hiện nay có nhiều làng nghề không phát triển được và có nguy cơ mất nghề.
- Nhưng cũng có một số làng nghề năng động đã đổi mới, hiện đại hoá sản xuất và đã trở thành các cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN), đó thường là những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều tiềm năng sáng tạo, đổi mới và là nơi để nuôi dưỡng và phát triển các doanh nghiệp chính thức (formel) vì thế các CCNLN này cần phải được quy hoạch và phát triển như một hệ thống sáng tạo và sự đổi mới ở nông thôn..
- Khái niệm cụm công nghiệp “district industriel” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 bởi Marshall 10 xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp ở miền bắc nước Anh.
- Sau đó, khái niệm này được phát triển theo 2 trường phái tiếp cận công nghiệp khác nhau.
- Các nhà nghiên cứu theo trường phái Pháp như Courlet et Pecqueur, Colletis,… gọi là các hệ thống sản xuất địa phương SPL.
- “Systèmes productifs localisés”, đó là hệ thống sản xuất đề cập nhiều đến khía cạnh lãnh thổ.
- Vậy cụm công nghiệp là gì?.
- Cụm công nghiệp theo G.
- Cụm công nghiệp theo M.
- Trong cụm công nghiệp, vấn đề mấu chốt là có sự hiệp đồng, sản xuất với quy mô lớn, có sự tác động qua lại, có sự tương trợ, có sự ganh đua và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi của thị trường để mang lại hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh..
- Ở Việt Nam, Cụm công nghiệp làng nghề là một hệ thống sản xuất địa phương, được đặc trưng bởi sự tập trung theo địa lý các doanh nghiệp 15 sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có sự chuyên môn hoá trong cùng một hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động bổ trợ cho nhau.
- Cá c kiểu cụm công nghiệp làng nghề ở vùng ĐBSH.
- Vốn đầu tư cho sản xuất rất cao (trung bình mỗi hộ sản xuất đầu tư trên 100 triệu đồng, mỗi doanh nghiệp đầu tư vốn trên 1 tỷ đồng)..
- Có nhiều sự đổi mới về trang thiết bị và cơ khí hoá trong sản xuất..
- Thị trường phát triển mạnh ở cả trong nước và nước ngoài..
- Vốn đầu tư cho sản xuất ở mức cao (trung bình mỗi hộ sản xuất đầu tư trên 50 triệu đồng, mỗi doanh nghiệp đầu tư vốn trên 500 triệu đồng)..
- Có khả năng HĐH trang thiết bị sản xuất nhưng vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ truyền thống có cải tiến, ít đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại..
- Việc tái đầu tư cho sản xuất thấp..
- Khả năng HĐH sản xuất thấp, trong cụm ít đầu tư công nghệ và máy móc hiện đại trong sản xuất, sử dụng công cụ truyền thống được cải tiến với lao động chân tay là chính (nhiều cụm có phương tiện sản xuất rất thô sơ như cụm CCNLN thêu ren, mây tre đan)..
- Nhưng mỗi CCNLN đã phát triển theo hướng khai thác thế mạnh của mỗi vùng và tuỳ theo các kênh (niche) hàng hoá và dịch vụ mà CCNLN đó có khả năng sản xuất để đáp ứng nhu.
- Trải qua một thời gian dài phát triển sản xuất giấy thủ công, sau đó có sự đổi mới về công nghệ và trang thiết bị sản xuất, đến nay trong cụm CCNLN giấy Phong Khê đã có khả năng sản xuất được hầu hết các loại giấy cao cấp trên thị trường như giấy vệ sinh, giấy khăn ăn, giấy văn phòng, giấy vở học sinh, giấy in lịch, giấy bao gói, giấy kraf,… Hiện nay, nghề làm giấy ở CCNLN Phong Khê đã thu hút sự tham gia của 174 doanh nghiệp và khoảng 200 hộ trong xã sản xuất giấy thủ công.
- Trong CCNLN này đã xây dựng khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề trên diện tích 13ha để giải quyết vấn đề mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp trong cụm.
- B)- Cụm công nghiệp làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Quang.
- Vốn đầu tư cho sản xuất thường biến động từ hàng trăm triệu đồng/1hộ đến vài tỷ đồng/1doanh nghiệp tuỳ theo quy mô doanh nghiệp và chủng loại sản phẩm.
- Đến nay, trên địa bàn CCNLN Đồng Quang đã quy hoạch chuyển đổi 53 ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp để giải quyết nhu cầu v ề mặt bằng sản xuất và kinh doanh.
- C)- Cụm công nghiệp làng nghề dệt may La Phù.
- Sản xuất và kim doanh hàng dệt kim tại La Phù đã thu hút khoảng 12.000 lao động, trong đó có khoảng 5.000 lao động là người địa phương (chiếm 63% trong tổng số lao động của xã) và 7.000 lao động đến từ các xã lân cận.
- D)- Cụm công nghiệp làng nghề mây tre đan Phú Nghĩa.
- Hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan đã giải quyết việc làm cho 5700 lao động (chiếm 82%.
- Ngoài ra, ở các địa phương trong vùng ĐBSH đã có rất nhiều làng nghề HĐH sản xuất và đã hình thành lên các CCNLN.
- Các yếu tố chính quyết định sự thành công của các CCNLN Nghiên cứu và phát triển của thị trường.
- Vậy việc nghiên cứu và phát triển thị trường của các CCNLN ở ĐBSH như thế nào.
- Trước đây, thị trường nguyên liệu chủ yếu mua bán tại chỗ, nhất là nguyên liệu cho nghề chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất đồ tiêu dùng như đan lát, dệt vải, gốm sứ.
- Thời gian sau này, thị trường nguyên liệu phát triển ra các địa phương khác như Hoà Bình, Quảng Ninh, Yên Bái.
- Đồng thời một số doanh nghiệp đã nhập khẩu bột giấy từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất các loại sản phẩm giấy cao cấp..
- Còn ở CCNLN đồ gỗ Đồng Quang, các doanh nghiệp và hộ sản xuất luôn coi trọng việc nghiên cứu và phát triển thị trường nguyên liệu gỗ.
- từ Campuchia để phục vụ sản xuất.
- Trong CCNLN mây tre đan Phú Nghĩa, các thị trường nguyên liệu luôn được khai thác và phát triển để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất.
- Việc mở rộng thị trường nguyên liệu được phát triển mạnh mẽ thông qua chính sách cởi mở của nhà nước và sự năng động của các doanh nghiệp dệt kim ở La Phù..
- B)- Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Hiện nay, trong CCNLN đã sản xuất được hầu hết các loại giấy cao cấp trên thị trường nên thị trường tiêu thụ giấy của cụm đã mở rộng ra phạm vi toàn quốc và đã có các sản phẩm giấy thủ công xuất khẩu sang một số nước như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Lào, Campuchia,….
- Các cơ sở sản xuất kinh doanh ở trong cụm CCNLN đồ gỗ Đồng Kỵ đã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá sản phẩm.
- Năm 1991, một số cơ sở sản xuất trong làng nghề đã ký hợp đồng và làm hàng mây tre đan cho Đài Loan.
- Tiếp theo đó, đến năm 1993, các tổ hợp tác sản xuất ở Phú Nghĩa đã ký được hợp đồng sản xuất hàng mây tre đan cho Nhật Bản.
- Mặt khác, hiện nay có một số lượng lớn người tiêu dùng ở các nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Á đang hướng đến những sản phẩm mang tính dân tộc, tính truyền thống, tính chất dân gian và những sản phẩm thủ công, đó là các sản phẩm có thể sản xuất với số lượng lớn trong các CCNLN ở vùng ĐBSH..
- Đổi mới công nghệ và cơ giới hoá các công đoạn sản xuất.
- Trong các CCNLN, những người thợ đã luôn tìm cách để đổi mới công nghệ và chuyên môn hoá , hiện đại hoá sản xuất.
- Ngày nay, dưới sự tác động mạnh của khoa học kỹ thuật và hội nhập quốc tế, các cơ sở sản xuất trong nhiều CCNLN đã HĐH các trang thiết bị và công nghệ thủ công truyền thống, thay thế công nghệ thủ công, lạc hậu bằng công nghệ cải tiến, hiện đại để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh..
- Cụ thể như ở CCNLN giấy Phong Khê, sau 1986, trong làng nghề đã có sự đổi mới quan trọng về công nghệ và trang thiết bị sản xuất.
- Do thấy năng suất và hiệu quả của việc sử dụng máy móc nên nhiều cơ sở sản xuất đã bắt đầu “cơ khí hoá” nghề giấy với sự tăng thêm 5 máy seo.
- Tiếp đó, năm 1992, 1 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp đầu tiên được mua về làng nghề.
- Đến năm 2004, trong làng nghề đã có các dây chuyền sản xuất giấy tự động, trị giá hàng triệu USD.
- Hiện nay, trong CCNLN Phong Khê đã có trên 200 dây chuyền sản xuất giấy công nghiệp và có 4 dây truyền hiện đại sản xuất được giấy viết (giấy học sinh, tương đương chất lượng giấy của công ty giấy Bãi Bằng).
- Trong CCNLN đồ gỗ Đồng Quang để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất trong CCNLN đã đi sâu vào khâu chuyên môn hoá sản xuất (chuyên pha gỗ, chuyên đục, chuyên chạm, khảm, đánh bóng, hoàn thiện sản phẩm.
- Sử dụng nhiều loại máy móc để cơ giới hoá trong sản xuất như cưa, dọc gỗ, tiện, bào, khoan, đánh bóng và dùng cưa tranh để cắt các họa tiết của loại mặt hàng sản xuất với số lượng lớn.
- Việc đổi mới một số công nghệ và chuyên môn hoá sản xuất đã đem đến năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn và có khả năng thực hiện được những hợp đồng lớn trong thời gian ngắn.
- Đây chính là điều mà nhiều làng nghề khác nếu sản xuất theo phương pháp thủ công không làm được..
- Các loại máy móc này đều được sản xuất từ các nước Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc do các công ty tư nhân hoặc hộ sản xuất mua về.
- Trong CCNLN mây tre đan Phú Vinh, năm từ năm 1999 đã có máy chẻ mây và máy đánh bóng sản phẩm đưa vào sản xuất.
- Hiện nay, trong việc sản xuất và hoàn thiện sản phẩm của CCNLN này đã sử dụng nhiều loại máy móc như máy phun sơn (có 10 chiếc), máy bắn đinh (10 máy), các loại máy sấy, đánh bóng sản phẩm.
- Việc đưa máy móc vào sản xuất đã làm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là công đoạn phun màu sản phẩm, tạo cho sản phẩm bền và đẹp..
- Như CCNLN giấy Phong Khê đã kế thừa và phát triển ngành nghề truyền thống của địa phương để phát triển từ làng nghề sản xuất giấy thủ công sang sản xuất các loại giấy có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Khai thác và phát triển các kiến thức nghề nghiệp và các mối quan hệ của làng nghề làm giấy dó trước đây với các làng nghề khác để mở rộng các mối quan hệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Đó cũng chính là nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển thị trường, phát triển sản xuất của CCNLN đồ gỗ ở Đồng Quang 19.
- Trong CCNLN này, các doanh nghiệp thường hợp tác với nhau trong việc trao đổi vật tư, mua nguyên liệu, tổ chức sản xuất và chia sẻ thị trường tiêu thụ sản phẩm..
- Còn trong CCNLN mây tre đan Phú Vinh, người dân đã gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.
- Về vốn con người: Người dân trong các làng nghề ở vùng ĐBSH từ xưa đã phát triển nghề thủ công nghiệp, buôn bán và gần đây đã cơ giới hoá một số công đoạn trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động thủ công.
- người lao động trong các làng nghề.
- Bên cạnh đó cũng có những doanh nhân chuyên đi nghiên cứu và phát triển thị trường cho làng nghề.
- Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất trong các CCNLN đã khai thác sự gần kề về địa lý với thủ đô Hà Nội, nơi được xem như là một thị trường rộng lớn để tiêu thụ các sản phẩm và cung cấp nguyên liệu, các dịch vụ về khoa học và công nghệ.
- Thực tế cho thấy trong những năm gần đây luôn có 1 lực lượng lao động ở những xã, làng thuần nông sang làm thuê cho các cơ sở sản xuất ở những CCNLN..
- Những lao động này từ chỗ học nghề, sau đó làm thuê cho các cơ sở dạy nghề và dần dần tách ra khỏi cơ sở làm thuê để đầu tư xây dựng một cơ sở sản xuất độc lập.
- Bên cạnh đó trong các CCNLN còn có sự gần kề về hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh giữa các doanh nghiệp, hộ sản xuất.
- Đó cũng là trường hợp phát triển nhanh về số lượng hộ sản xuất và không gian của CCNLN đồ gỗ Đồng Quang..
- Trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các tỉnh và thành phố cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ về đất, về vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu tiểu thủ công nghiệp làng nghề trong các CCNLN.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong CCNLN còn được thừa hưởng kiến thức và kỹ năng làm nghề tại gia đình hoặc tại các cơ sở sản xuất khác của làng nghề.
- Chính vì vậy, các hộ sản xuất và doanh nghiệp trong các CCNLN này đã được thừa hưởng và khai thác được các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng và các nguồn lực chung để phát triển sản xuất..
- D)- Có các thể chế điều tiết và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Trước đây, trong hầu hết các làng nghề thủ công lâu đời, nổi tiếng ở Việt Nam đều có quy chế về nghề thủ công, hoặc thành văn bản riêng hoặc trong một số điều của hương ước, lệ làng.
- Đó là các mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các cá nhân trên cơ sở các mạng lưới xã hội như gia đình, dòng họ, bạn bè, nghề nghiệp và thương mại để tổ chức và điều phối các hoạt động sản xuất và kinh doanh..
- Chính họ là người có thông tin và biết được các khó khăn trong sản xuất và kinh doanh để có những kiến nghị kịp thời với các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho sản xuất phát triển sản xuất kinh doanh trong CCNLN..
- Hiện nay ở khu vực nông thôn đang hình thành các CCNLN, đây là mô hình tổ chức sản xuất năng động, có khả năng đổi mới, hiện đại hoá sản xuất và tham gia tích cực vào quá trình CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn.
- Chính vì vậy, mô hình CCNLN cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và cần có các chính sách hỗ trợ việc quy hoạch và phát triển các CCNLN này thành các hệ thống sáng tạo ở các vùng nông thôn, thành nơi nuôi dưỡng và phát triển sự chuyển đổi từ các hộ sản xuất phi hinh thức thành các doanh nghiệp hình thức, góp phần đẩy nhanh sự CNH và HĐH trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam..
- 5 Yumio Sakurai, Công nghiệp hoá nông thôn ở Việt Nam.
- 8 Làng ngh ề là m ột hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương t ự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản ph ẩm khác nhau..
- 9 Tiêu chi để xác định làng nghề là làng có các hoạt động liên quan đến nghề nào đó thu hút ít nhất 20% tổng số h ộ làm nghề và tạo ra ít nhất 20% tổng giá trị sản xuất tạo ra trên địa bàn của làng đó..
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2004, Hà Nội..
- 15 Doanh nghi ệp ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh và các doanh nghi ệp chính thức có đăng ký thành lập theo luật doanh nghiệp của Việt Nam.