« Home « Kết quả tìm kiếm

Công tác cố vấn học tập các ngành kỹ thuật tại Khoa Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP CÁC NGÀNH KỸ THUẬT TẠI KHOA CÔNG NGHỆ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.
- CVHT có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong đào tạo tín chỉ, là người có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập và sự thành công trong học tập, rèn luyện của sinh viên trong quá trình học tập (Nguyễn Nguyệt Minh, 2015).
- sinh viên - thị trường lao động.
- CVHT là một chuyên gia tư vấn về chương trình học, kế hoạch học tập, thị trường việc làm cho sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học.
- định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên, giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của quy chế, chương trình đào tạo (CTĐT), kế hoạch học tập, phương pháp học tập;.
- để từ đó sinh viên tự xây dựng cho mình một chương trình, một kế hoạch, một phương pháp học tập hiệu quả nhất đạt được mục tiêu học tập phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân.
- Nói cách khác, nhiệm vụ của cố vấn học tập là giúp cho quá trình cá nhân hóa học tập của sinh viên được diễn ra một cách tốt nhất (Trần Thị Minh Đức &.
- Theo quy định về công tác học vụ dành cho sinh viên trình độ đại học hệ chính quy của Trường Đại học Cần Thơ, lớp chuyên ngành là lớp được hình thành từ đầu khóa học cho đến cuối khóa học.
- Tổ chức lớp chuyên ngành để duy trì các hoạt động đoàn thể, lao động, xét kết quả rèn luyện, xét khen thưởng, phổ biến những thông tin của Trường, khoa đến sinh viên.
- Mỗi lớp chuyên ngành có mã số riêng và được bố trí một CVHT để giúp đỡ sinh viên (Trường Đại học Cần Thơ, 2020a).
- Các nhiệm vụ CVHT được quy định gồm: (1) học tập nghiên cứu nắm vững CTĐT, quy định công tác CVHT, chế độ chính sách đối với sinh viên để có thể tư vấn, hỗ trợ giúp đỡ cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện.
- (2) nắm danh sách lớp, thông tin cá nhân của sinh viên.
- (3) tư vấn cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa.
- hướng dẫn sinh viên đăng ký học phần ở từng học kỳ để hoàn thành kế hoạch học tập.
- theo dõi kết quả học tập của từng sinh viên ở mỗi học kỳ;.
- (5) nắm tình hình lớp mình phụ trách, tiếp nhận, xử lý hoặc tư vấn cho sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện, và các vấn đề khác có liên quan.
- (7) phối hợp với các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến sinh viên do lớp mình cố vấn.
- (8) ghi nhận tình hình sinh viên và báo cáo cho Trưởng khoa hoặc lãnh đạo khoa phụ trách..
- Khoa Công Nghệ hiện đang quản lý 14 ngành/chuyên ngành đào tạo bậc đại học, với tổng số sinh viên theo học trên 6.500 sinh viên.
- Hiện nay, trung bình trong mỗi học kỳ có 4 buổi họp CVHT với sinh viên được xếp cố định theo kế hoạch thời khóa biểu học tập của sinh viên.
- Trong các buổi họp này, ngoài việc nắm tình hình về tâm tư, tình cảm hoặc các kiến nghị của sinh viên.
- CVHT còn phải phổ biến hướng dẫn cho sinh viên về CTĐT, cách xây dựng kế hoạch học tập, các thông tin của Trường/Khoa, định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên.
- Bên cạnh các buổi họp CVHT trực tiếp, CVHT còn sử dụng các kênh thông tin khác thông qua điện thoại, email, group trên mạng xã hội để trao đổi và tư vấn cho sinh viên khi cần thiết..
- 43 giảng viên (65%) có thời gian công tác trên 15 năm;.
- Đặc biệt, có 06 giảng viên (9%) lần đầu tiên làm công tác CVHT..
- b.Các nội dung cần sinh hoạt với sinh viên trong các buổi họp CVHT;.
- c.Phương thức triển khai các công tác quản lý sinh viên (trao đổi và thu thập thông tin) của CVHT;.
- d.Những thuận lợi – khó khăn trong việc triển khai thực hiện công tác CVHT;.
- e.Những giải pháp đề xuất của giảng viên để tăng cường công tác CVHT..
- những tư vấn tốt nhất cho sinh viên (Trần Thị Minh Đức &.
- Ngoài ra, CVHT cần có kỹ năng giao tiếp tốt, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, nhiệt tình và hết lòng với sinh viên (Nguyễn Thị Út Sáu, 2013)..
- (3) hiểu biết về tâm lý sinh viên để có thể tư vấn cho sinh viên khi cần thiết (85.
- sinh viên (83.
- Đối với giảng viên thực hiện công tác CVHT.
- Các nội dung cần sinh hoạt cho sinh viên trong buổi họp CVHT.
- CVHT có hai nhiệm vụ và chức năng cơ bản là quản lý sinh viên và tư vấn học tập cho sinh viên..
- Trong đó, nội dung tư vấn học tập cho sinh viên là vấn đề khá phức tạp và bao gồm nhiều nội dung.
- Các nội dung tư vấn học tập cho sinh viên có thể phân làm 4 nhóm chính: (1) CTĐT và xây dựng kế hoạch học tập, (2) phương pháp học tập theo học chế tín chỉ, (3) hoạt động nghiên cứu khoa học và (4) tư vấn huớng nghiệp và việc làm (Nguyễn Thị Út Sáu, 2013).
- Khi được hỏi về những nội dung nào mà thường được CVHT tư vấn, sinh hoạt cho sinh viên, kết quả phản hồi của 66 CVHT cho thấy có 5 nhóm thông tin được CVHT truyền đạt đến sinh viên trong các buổi họp với tần suất cao trên 80% là: (1) tư vấn chuyên môn về ngành học (97.
- Đây chính là 5 nội dung được sinh viên quan tâm và được tư vấn trong các cuộc họp CVHT và qua các kênh thông tin khác.
- Các nội dung này được đánh giá là rất hữu ích cho sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường..
- Bên cạnh đó, các nội dung liên quan đến chính sách học bổng cho sinh viên, đánh giá và tư vấn các vấn đề liên quan đánh giá rèn luyện, điểm rèn luyện cũng được CVHT quan tâm nhắc nhở, tư vấn cho sinh viên nhưng với tần suất thấp hơn là 74% và 67%..
- Các nội dung liên quan đến cuộc sống đời thường, sinh hoạt xã hội, nề nếp ký túc xá,… được CVHT quan tâm tư vấn cho sinh viên với tỷ lệ 59%.
- Kế tiếp, nội dung tư vấn liên quan đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên chiếm tỷ lệ phản hồi 55%;.
- liên quan đến giải quyết khiếu nại cho sinh viên là 52%.
- Ngoài ra, các nội dung liên quan đến rèn luyện chính trị, đạo đức, tư tưởng lối sống, thái độ học tập và rèn luyện của sinh viên cũng được CVHT lồng ghép vào trong những buổi sinh hoạt thông qua các nội dung trên đây.
- Bên cạnh việc sinh hoạt của CVHT, Bộ phận văn phòng Khoa cũng thực hiện công tác thông tin đến sinh viên những nội dung liên quan đến thông báo, nội quy, quy định mới của Trường, Khoa một cách kịp thời, nhanh nhất..
- Những nội dung cần sinh hoạt cho sinh viên ngành kỹ thuật của CVHT 3.3.
- Các kênh giao tiếp giữa CVHT – sinh viên.
- Nếu như trước đây, hình thức liên lạc giữa CVHT với sinh viên được đánh giá ở mức thường xuyên là: gặp trực tiếp sinh viên, họp lớp và gọi điện thoại (Trần Thị Minh Đức &.
- Nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hệ thống hỗ trợ công tác CVHT trên điện thoại di động cũng đã được nghiên cứu triển khai, giúp cho CVHT có thể quản lý, truy xuất thông tin của sinh viên nhanh chóng và thuận lợi, nâng cao hiệu quả công tác CVHT (Trần Công Án và ctv., 2016).
- sinh viên theo kế hoạch thời khóa biểu được bố trí, CVHT còn sử dụng nhiều kênh thông tin khác nhau để liên lạc với sinh viên..
- Theo kết quả khảo sát giảng viên tại Khoa Công Nghệ, có 88% CVHT sử dụng hệ thống email của Trường Đại học Cần Thơ để trao đổi, liên lạc thông tin với sinh viên.
- Tất cả các sinh viên của Đại học Cần Thơ đều được Trường cung cấp một tài khoản email, đây là kênh thông tin chính thống được sử dụng trong việc trao đổi học thuật, liên lạc thông tin, thông báo của Trường.
- Theo kết quả khảo sát này, một CVHT có thể sử dụng đồng thời một vài phương tiện trong giao tiếp với sinh viên.
- Trong khi đó, CVHT có độ tuổi từ 50 trở lên, ít khi sử dụng mạng xã hội để trao đổi thông tin với sinh viên.
- Những kênh giao tiếp được CVHT sử dụng trong quản lý và giao tiếp với sinh viên Khi được hỏi kênh thông tin nào hiệu quả nhất.
- Thời lượng này có thể không đủ để CVHT trao đổi thông tin với sinh viên năm thứ nhất, do cần phải tư vấn rất nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa, CTĐT, phương pháp học tập, và các vấn đề khác để tân sinh viên hòa nhập tốt với cuộc sống giảng đường đại học.
- Đối với sinh viên các năm kế tiếp, thời lượng này đảm bảo đủ để sinh hoạt các nội dung liên quan.
- Tuy nhiên, với sinh viên năm cuối đang cần rất nhiều sự tư vấn của CVHT về LVTN, cơ hội việc làm, định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường, và nhiều thông tin khác.
- Bên cạnh đó, đôi khi CVHT cần giải quyết trả lời thắc mắc của sinh viên ngay lúc cần thiết, không nhất thiết phải chờ đến buổi họp CVHT, nên thời lượng làm việc với sinh viên của CVHT nhìn chung là nhiều hơn so với thời lượng đã được bố trí theo kế hoạch thời khóa biểu..
- Theo kết quả khảo sát tại Khoa Công Nghệ, có ý kiến CVHT cho rằng việc bố trí lịch họp với sinh viên là chưa phù hợp, có những buổi họp chưa có nội dung quan trọng để chia sẻ, vì các nội dung đã được CVHT tư vấn và trả lời cho sinh viên trước đó..
- Tuy nhiên, việc duy trì các buổi họp CVHT theo thời khóa biểu sẽ đạt được các mục tiêu khác như: sự quan tâm của nhà trường đến sinh viên, sự quan tâm của giảng viên đến sinh viên, đặc biệt là sự đoàn kết gắn bó giữa các sinh viên trong lớp học – điều này sẽ thúc đẩy quá trình học tập, rèn luyện, phấn đấu của sinh viên một cách tốt hơn.
- Các CVHT đề xuất xem xét tăng thời lượng sinh hoạt CVHT đối với sinh viên năm thứ nhất, vì có nhiều vấn đề liên quan cần phải hướng dẫn cho sinh viên trong giai đoạn này..
- Tần suất sinh viên cần được tư vấn từ CVHT.
- Tần suất sinh viên cần được tư vấn trong khoảng 4 tuần thường từ 1 đến 5 câu hỏi/lần họp được đặt ra cho CVHT, chiếm tỷ lệ là CVHT được khảo sát).
- Trong thời gian học, ngoài việc được tư vấn bởi CVHT, sinh viên còn được tư vấn bởi giảng viên, Bộ môn, Ban chủ nhiệm Khoa bất kỳ lúc nào cần thiết, khi mà các thắc mắc.
- của sinh viên không được CVHT giải quyết thỏa đáng.
- Bên cạnh đó, số nhu cầu cần tư vấn của sinh viên nhiều hơn 5 câu hỏi/lần họp xảy ra ở tần suất thấp hơn, thuộc vào nhóm sinh viên năm thứ 1 và năm cuối, số câu hỏi này cũng phụ thuộc vào sự nhiệt tình, gần gũi của CVHT.
- Điều này cho thấy đối với sinh viên năm 1 và năm cuối cần có nhu cầu tư vấn nhiều hơn..
- Ngoài các kết quả trên, thông tin phản hồi cho thấy 91% CVHT quan tâm, theo dõi và nắm rõ kết quả học tập của sinh viên.
- 18% CVHT theo dõi và biết được hoàn cảnh, điều kiện gia đình của sinh viên lớp CVHT phụ trách.
- 5% biết được điều kiện hoàn cảnh, điều kiện gia đình đối với một số sinh viên đặc biệt.
- Kết quả này cho thấy rằng CVHT chỉ quan tâm đến hoạt động học tập của sinh viên tại Trường, chưa quan tâm nhiều đến hoàn cảnh, điều kiện gia đình của sinh viên để có thể nắm bắt được tâm lý sinh viên cũng như hỗ trợ, tư vấn kịp thời trong quá trình học..
- Thuận lợi – khó khăn trong công tác CVHT.
- Kết quả khảo sát ý kiến của CVHT tại Khoa Công Nghệ cho thấy công tác CVHT có những thuận lợi và những khó khăn nhất định.
- Các kết quả phân tích này chỉ dựa trên các ý kiến phản hồi của giảng viên, chưa đề cập đến kết quả phân tích ý kiến phản hồi từ phía sinh viên..
- Kết quả phản hồi từ CVHT cho thấy có 4 yếu tố thuận lợi trong công tác quản lý và tư vấn sinh viên của CVHT.
- lựa chọn, đó là sinh viên tham gia họp CVHT như lịch học của thời khóa biểu (Hình 5).
- Kết quả này cho thấy rằng mức độ hài lòng của giảng viên về kế hoạch tổ chức họp CVHT được hoạch định rõ ràng là hết sức quan trọng, giúp cho giảng viên và sinh viên sắp xếp thời gian và tuân thủ theo kế hoạch chung một các hiệu quả nhất.
- Ngoài các nội dung trên, một số ít CVHT (3%) cho rằng ứng dụng các mạng xã hội để liên lạc nhanh với sinh viên là một thuận lợi trong công tác CVHT hiện nay.
- nhờ đó, CVHT có thể tư vấn thường xuyên và kịp thời cho sinh viên ngay khi có sự việc cần thiết..
- Những thuận lợi chính trong công tác CVHT với các ngành kỹ thuật Kết quả nghiên cứu tại Khoa Công Nghệ.
- giảng viên thực hiện công tác CVHT như là một nhiệm vụ của mình.
- sinh viên nhận thức được sự quan trọng và hữu ích khi được CVHT tư vấn và hỗ trợ..
- Trong đó, sinh viên không tham gia họp lớp với CVHT theo thời khóa biểu (TKB) chiếm tỷ lệ phản hồi cao nhất (55.
- mặc dù số lượng sinh viên này là không nhiều và tập trung vào các sinh viên cá biệt, cần được tư vấn hỗ trợ.
- Những khó khăn chính trong công tác CVHT với các ngành kỹ thuật.
- Sau cùng, yếu tố thời gian họp không đủ, số lượng sinh viên đông cũng được các CVHT phản hồi với tỷ lệ thấp (9.
- Ngoài ra, một số ít ý kiến CVHT cho rằng một số sinh viên còn không tập trung trong giờ họp, không xem trọng việc lập KHHT, chưa năng động trong việc tìm hiểu các quy định, quy chế của Trường/Khoa.
- CVHT không có đủ chuyên môn về tâm lý học để tư vấn cho sinh viên.
- Nếu so sánh với những nghiên cứu trước đây, số sinh viên lớp CVHT quá đông, thù lao cho CVHT chưa hợp lý là 2 khó khăn đã được chỉ ra (Trần Thị Minh Đức &.
- chưa nắm được rõ cụ thể nội dung sinh hoạt CVHT, nên sinh viên còn có những thắc mắc cần được các bộ phận chuyên trách giải đáp.
- (1)Cần phải xây dựng đội ngũ CVHT nhiệt tình, năng động, có kinh nghiệm trong giảng dạy, am hiểu chuyên môn ngành nghề, nắm vững chương trình đào tạo, nội dung các học phần, nắm vững các quy định của Trường/Khoa để có thể tư vấn và định hướng cho sinh viên..
- (2)Cần phải xây dựng được sổ tay CVHT, trong đó quy định các “nội dung sinh hoạt cứng” cho sinh viên tương ứng với từng năm, từng học kỳ để CVHT dựa vào đó triển khai, bổ sung những “nội dung mềm” tùy thuộc vào điều kiện và tình hình thực tế xã hội, ngành nghề tương ứng..
- Giảng viên thực hiện công tác CVHT như một vai trò cầu nối không thể thiếu được trong mối quan hệ nhà trường - sinh viên - thị trường lao động.
- hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên rất nhiều vấn đề liên quan trong suốt quá trình học tập tại Trường.
- Một số vấn đề lý luận về hoạt động tư vấn học tập cho sinh viên của cố vấn học tập ở các trường đại học.
- Quyết định ban hành quy định về công tác học vụ dành cho sinh viên trình độ đại học hệ chính quy của Trường Đại học Cần Thơ (Số 2093/QĐ-ĐHCT)..
- Quyết định ban hành quy định về công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Cần Thơ (Số 3873/QĐ-ĐHCT).