« Home « Kết quả tìm kiếm

CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TIẾNG ANH SAU ĐẠI HỌC


Tóm tắt Xem thử

- 7-B3 Tap the Dai hoc Tong hop CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐÀO TẠO.
- TIẾNG ANH SAU ĐẠI HỌC.
- Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng Anh KHTN, Khoa Tiếng Anh,.
- Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN 1.
- Bài tham luận đề cập đến vấn đề tổ chức đào tạo tiếng Anh cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN)-Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).
- Nội dung bài viết bao gồm ba phần chính: phần một trọng tâm vào những thay đổi trong việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học tại Trường ĐHKHTN cũng như các hoạt động chuyên môn phục vụ giảng dạy.
- phần hai nêu lên một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học hiện nay.
- phần ba đề xuất kiến nghị nhằm giúp cho việc tổ chức và giảng dạy tốt hơn.
- Những thay đổi trong việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Kể từ khi ĐHQGHN cơ cấu lại tổ chức các trường thành viên từ năm 1994, Trường ĐHKHTN vẫn tiếp tục tiến hành giảng dạy nhiều khóa tiếng Anh cho học viên sau đại học.
- Trải qua 15 năm, những thay đổi trong việc giảng dạy ngoại ngữ đã phản ánh nhiều những thay đổi trong phương thức đạo tạo sau đại học tại Trường ĐHKHTN..
- Giai đoạn 1994-2000 Việc giảng dạy ngoại ngữ bao gồm tiếng Anh và tiếng Nga đều được thực hiện theo chương trình đạt trình độ C của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phòng Sau Đại học điều phối các môn học chung như ngoại ngữ, triết học, vv..
- Tuy nhiên việc thực thi giảng dạy diễn ra theo từng khoa trong trường.
- Các khoa lập thời gian biểu cho môn học, phòng Sau Đại học mời giáo viên tham gia giảng dạy và khi thi hết môn học, học viên thi theo đề thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đó đã lập nên một mạng lưới đội ngũ giảng viên tiếng Anh từ nhiều trường Đại học trong cả nước tham gia vào việc biên soạn đề thi để lập một ngân hàng đề C do Bộ quản lý..
- Với cách tổ chức và quản lý như vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiểm soát được trình độ đầu ra sau chương trình giảng dạy tiếng Anh C tại các trường đại học..
- Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng học viên này, Bộ môn Ngoại ngữ Trường ĐHKHTN đã quyết định chọn giáo trình Headway-Intermediate của John & Liz Soars.
- Đội ngũ giảng viên lúc đó hiếm người có trình độ thạc sỹ nên Bộ môn Ngoại ngữ mời giảng viên các trường khác tham gia giảng dạy: trường Đại học KHXH&NV, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN..
- Từ năm 1999, Bộ môn Ngoại ngữ cũng tiến hành một số hoạt động khoa học như: tổ chức hội nghị Khoa học (Tháng 10/1999.
- tháng 11/2000), tổ chức hội thảo do chuyên gia nước ngoài đến thuyết trình (Tháng 8/2000 –Tổ chức Appolo Vietnam)..
- Giai đoạn 2001-2007 Sang năm học việc giảng dạy tiếng Anh cho đối tượng là học viên cao học và nghiên cứu sinh tại Trường ĐHKHTN vẫn được tiến hành theo yêu cầu về chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tuy nhiên Trường ĐHKHTN đã quyết định đưa thêm phần tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy cho đối tượng học viên sau đại học.
- Đây là điểm mới và rất thiết thực vời học viên..
- Việc giảng dạy tiếng Anh cơ sở đã được tiến hành hoàn toàn bởi giáo viên Bộ môn Ngoại ngữ, vì lúc này Bộ môn Ngoại ngữ đã có thể đáp ứng được nguồn nhân lực – lực lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ và có đủ năng lực để giảng dạy.
- Việc giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành đều có sự kết hợp giữa giảng viên của Bộ môn Ngoại ngữ và các giảng viên giỏi tiếng Anh từ các khoa trong trường.
- Cũng để bắt kịp với xu thế thay đổi trong phương thức giảng dạy, Bộ môn Ngoại ngữ đã tiến hành nhiều các hoạt động chuyên môn để tăng cường năng lực chuyên môn cho giáo viên như tổ chức các hội thảo và mời chuyên gia nước ngoài đến thuyết trình.
- Các hội thảo này diễn ra hàng năm.
- Năm 2001: Hội thảo về “Giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ” do 2 chuyên gia Mỹ và Australia thuyết trình (Tháng 9/2001)..
- Năm 2002: Hội nghị Khoa học cấp trường –Tiểu ban Ngoại ngữ với tiêu đề “Giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành” (Tháng 11/2002)..
- Năm 2003: Hội thảo với tiêu đề “Tăng cường năng lực ngoại ngữ cho sinh viên” (Tháng 10/2003.
- Năm 2004: Hội nghị Khoa học cấp trường –Tiểu ban Ngoại ngữ với tiêu đề “Giảng dạy ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập” (Tháng 11/2004).
- Bộ môn Ngoại ngữ Trường ĐHKHTN đã kết hợp với Bộ môn Tiếng Nước ngoài , trường ĐH KHXH&NV tổ chức Hội nghị khoa học với 24 báo cáo.
- Năm 2005: Hội thảo với tiêu đề “Tâm lý trong vấn đề giảng dạy ngoại ngữ” (Tháng 10/2005.
- Năm 2006: Hội thảo với tiêu đề “Thay đổi giáo trình giảng dạy ngoại ngữ phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ” (Tháng 6/2006) và Hội nghị Khoa học cấp trường –Tiểu ban Ngoại ngữ với tiêu đề “Giảng dạy ngoại ngữ và biên soạn giáo trình chuyên ngành” (Tháng 11/2006.
- Năm 2007: Hội thảo: "Giảng dạy từ vựng và thành công trong học ngoại ngữ" BMNN chủ trì kết hợp với chuyên gia Mỹ - Bà Helen Shutley (Tháng 11/2007).
- Các hội thảo và hội nghị khoa học đã giúp tăng cường năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
- Nhờ đó mà việc giảng dạy tiếng Anh cho hệ sau đại học cũng nâng cao được hiệu quả rõ rệt.
- Ngoài những hội thảo và hội nghị khoa học mà Bộ môn Ngoại ngữ đã thực hiện được, Đơn vị cũng đã quyết định thay đổi giáo trình giảng dạy.
- Lúc này Bộ môn Ngoại ngữ đã lựa chọn giáo trình cơ sở LifeLines- Intermediate của Hutchinson.
- Còn tiếng Anh chuyên ngành thì dựa vào các giáo trình chuyên ngành do giảng viên của cả Bộ môn Ngoại ngữ và các khoa khác cùng biên soạn.
- Đặc biệt từ khóa 2005, các nghiên cứu sinh cần học một khóa học tiếng Anh 3 tín chỉ (45 tiết) và trọng tâm vào tiếng Anh thuyết trình.
- Như vậy ở giai đoạn từ năm việc tổ chức giảng dạy đã có một số thay đổi để bắt kịp với xu thế giảng dạy tiếng Anh trong bối cảnh hội nhập.
- Giai đoạn 2008-2009 Sang năm học 2008, ĐHQGHN đã thay đổi phương thức giảng dạy ngoại ngữ từ giảng theo niên chế sang giảng dạy theo tín chỉ và do đó Bộ môn Ngoại ngữ cũng tiến hành các bước thay đổi trong việc tổ chức và quản lý giảng dạy tiếng Anh.
- Việc đào tạo theo tín chỉ đã được bàn luận nhiều từ những năm 2007 và Bộ môn Ngoại ngữ đã có một số bước chuẩn bị ban đầu từ những năm 2007.
- Đây cũng là mốc quan trọng giúp cho chúng tôi khẩn trương tiến hành được 2 hội thảo:.
- Tháng 1/2008: Hội thảo với tiêu đề "Triển khai thực hiện các đề tài NCKH phục vụ giảng dạy ngoại ngữ"..
- Tháng 3/2008: Hội thảo với tiêu đề "Những yếu tố tích cực của đào tạo ngoại ngữ theo tín chỉ".
- Trên cơ sở của các hội thảo này, Bộ môn Ngoại ngữ lại một lần nữa quyết định thay đổi giáo trình giảng dạy.
- Với việc đào tạo theo tín chỉ, phương thức giảng dạy và học trên lớp cũng thay đổi: giảng viên phải làm việc với cường độ tăng lên.
- học viên cũng phải hoạt động tích cực hơn và hoàn thành các khối lượng bài tập nhiều hơn.
- Bộ môn Ngoại ngữ đã kết hợp với Phòng Sau Đại học đưa việc giảng dạy tiếng Anh vào nề nếp và kiểm soát tốt chương trình giảng dạy để đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Lực lượng giảng dạy vẫn là giảng viên của Bộ môn Ngoại ngữ.
- Sang tháng 7 năm 2009, ĐHQGHN có sự cơ cấu lại tổ chức.
- Theo đó thì Bộ môn Ngoại ngữ đã được điều chuyển sang Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN.
- Mặc dù có sự thay đổi đó, việc giảng dạy tiếng Anh cũng vẫn do Bộ môn Tiếng Anh KHTN, khoa Tiếng Anh (trước 1/7/2009 là Bộ môn Ngoại ngữ) đảm nhận..
- Khóa học viên cao học và nghiên cứu sinh đợt 2 năm 2009 sẽ vẫn tiếp tục học tiếng Anh theo phương thức đào tạo tín chỉ.
- Như vậy việc giảng dạy đang dần hướng tới chuẩn chung cho kết quả của một khóa học và với định hướng hướng tới tới chuẩn quốc tế thì chương trình học trong toàn ĐHQGHN cho học viên sau đại học sẽ có được tính liên thông liên kết cao.
- Điều này thể hiện ở chỗ người học viên sẽ có quyền đăng ký và lựa chọn lớp học cho phù hợp với thời gian thu xếp của cá nhân cũng như địa điểm học thuận tiện với nơi ở của mình.
- Ví dụ học viên ở Trường ĐHKHTN có thể đăng ký học tại Trường ĐHKHXH&NV, hoặc tại Trường Đại học Công nghệ theo thời gian biểu của các cơ sở đào tạo đó.
- Đây cũng là một điểm mới của ĐHQGHN trong việc thay đổi cách thức tổ chức và quản lý giảng dạy tiếng Anh.
- Nếu chúng ta thực hiện được theo đúng tinh thần đó thì trong tương lai nhà trường sẽ có được các thế hệ cao học viên và nghiên cứu sinh ra trường đạt được trình độ tiếng Anh tốt để phục vụ cho mục đích công việc và nghiên cứu của họ.
- Một số khó khăn trong việc giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học tại Trường ĐHKHTN Qua nhiều năm giảng dạy, chúng ta gặp khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý giảng dạy.
- Mặc dù tất cả học viên hệ sau đại học đều đã trải qua kỳ thi tuyển cho đầu vào và một trong những môn họ phải thi là ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung) nhưng trình độ của họ rất khác biệt.
- Vì họ còn phải học các môn chuyên môn của mình nên các học viên này đều xếp theo lớp học của từng khoa.
- Khi học môn ngoại ngữ thì họ chỉ có một lựa chọn là học tiếng Anh.
- Điều này gây khó khăn cho giảng dạy và làm ảnh hưởng đến các hoạt động ngôn ngữ trên lớp.
- Số lượng học viên trong lớp vẫn còn đông.
- Cũng xuất phát từ việc học theo khoa chuyên môn nên hầu như số lượng học viên trong một lớp đông (thường 30 hoặc trên 30 học viên).
- Mặc dù đây cũng là cố gắng rất lớn nhưng nó chưa phải là con số lý tưởng cho một lớp học tiếng Anh.
- Nguồn nhân lực cho giảng dạy còn thiếu.
- Đội ngũ giảng viên đều từ Bộ môn Ngoại ngữ.
- Tuy nhiên họ đều đã phải đảm nhận khối lượng công việc quá nhiều khi giảng dạy cho hệ đại học chính quy nên khó khuyến khích giảng viên tham gia giảng dạy khi thù lao còn thấp..
- Thời gian biểu cho giảng dạy không bố trí được theo giờ hành chính.
- Đối tượng học viên sau đại học hầu hết đều là người đang đi làm nên họ không thể tham gia học theo giờ hành chính.
- Hầu như các lớp học ngoại ngữ đều bố trí vào thứ bảy chủ nhật và buổi tối.
- Đây cũng là một khó khăn khi yêu cầu giảng viên tham gia vào chương trình giảng dạy cho đối tượng này.
- Một số kiến nghị Để giúp cho việc giảng dạy tốt hơn, đặc biệt trong bối cảnh mới như hiện nay chúng ta cần có những biện pháp thích ứng tích cực.
- Cho học viên đăng ký hoặc Phòng Sau đại học xếp lớp theo trình độ tương đương nhau.
- Chương trình giảng dạy ngoại ngữ không nên chỉ có tiếng Anh.
- Nếu học viên thi các thứ tiếng khác thì nhà trường tổ chức các lớp học dạy cho họ ngoại ngữ mà họ đã đăng ký khi thi tuyển đàu vào.
- Trong trường hợp không tổ chức được các lớp học ấy vì do số lượng học viên quá it thì chúng ta có thể yêu cầu họ kéo dài thời lượng học tiếng Anh .
- Điều này sẽ giúp họ học và bắt kịp với trình độ tiếng Anh chung.
- Kinh phí sẽ do học viên đóng góp vì nó nằm ngoài chương trình đã được ấn định.
- Thực ra sĩ số lý tưởng cho một lớp học ngoại ngữ là 10-15 học viên.
- Nhà trường nghiên cứu hỗ trợ chi trả thù lao giảng dạy cao hơn để có thể khuyến khích và động viên tinh thần giảng viên khi tham gia giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học.
- Hàng năm nên hỗ trợ cho giảng viên một khoản tiền nào đó dành cho việc mua tài liệu giáo trình gốc phục vụ giảng dạy.
- Để tránh tình trạng tất cả các lớp học đều dồn vào buổi tối, thứ bảy và chủ nhật, chúng ta có thể bố trí những lớp học trong giờ hành chính theo nhu cầu của học viên.
- Sẽ có những học viên từ các tỉnh, thành phố khác có thể theo học được vào giờ hành chính.
- Trong bài viết này chúng tôi đã trình bày vấn đề tổ chức đào tạo tiếng Anh cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tại Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN.
- Nội dung bài viết đã xem xét những thay đổi trong việc tổ chức giảng dạy tiếng Anh cho học viên sau đại học tại Trường ĐHKHTN.
- Nhiều hoạt động chuyên môn phục vụ giảng dạy cũng đã được đề cập đến.
- Ngoài ra chúng tôi đã nêu lên một số khó khăn trong việc giảng dạy và đề xuất kiến nghị nhằm giúp cho việc tổ chức và giảng dạy tốt hơn..
- Hy vọng trong tương lai, với quyết tâm phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN sẽ có được một lộ trình thích hợp và những quyết sách phù hợp trong việc thực thi đào tạo ngoại ngữ cho học viên hệ sau đại học, đặc biệt trong giai đoạn mới này nhằm từng bước phấn đấu có được đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ sau khi hoàn thành khóa học trong trường sẽ đạt được trình độ tiếng Anh theo chuẩn quốc tế góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà trường cũng như của xã hội..
- Dạy tiếng Anh sau đại học ở trường Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Tạp chí Khoa học ĐHQGHN –Ngoại ngữ 23 (2S): 192-197