« Home « Kết quả tìm kiếm

CÔNG TRÌNH “KỸ THUẬT CỦA DÂN TỘC AN NAM” CỦA HENRI OGER - BƯỚC KHỞI ĐẦU CỦA NHÂN HỌC KỸ THUẬT Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- C¤NG TR×NH “ Kü THUËT CñA D¢N TéC AN NAM ” CñA HENRI OGER – B¦íC KHëI §ÇU CñA NH¢N HäC Kü THUËT ë MIÒN B¾C VIÖT NAM.
- Bộ sách Kỹ thuật của dân tộc An Nam của Henri Oger là thành quả của một nghiên cứu mới lạ về nền văn minh vật chất của Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX..
- Cùng với một thợ vẽ người Việt, tác giả đã đi khắp các đường phố Hà Nội và các vùng ven đô để thống kê và ghi lại sự phong phú đa dạng tuyệt vời của các ngành nghề thủ công và các hoạt động buôn bán được dân tộc nhỏ bé này phát triển, đồng thời ông cũng không hề bỏ qua bất kỳ khía cạnh nào của đời sống riêng tư và công cộng ở thời kỳ này.
- Hơn 4.000 tư liệu nhờ vậy đã được thu thập dưới hình thức các hình vẽ và ký hoạ – nguồn tài liệu cho phép chúng ta thấy được vô vàn những cách thức, cử chỉ, công cụ và sản phẩm thủ công kèm theo những tên gọi dân gian dành cho chúng..
- Ngoài giá trị thẩm mỹ không thể phủ nhận của các bức vẽ – điều làm cho ấn phẩm này trở thành một cuốn sách nghệ thuật thực sự, thì bộ sách còn là chứng cứ duy nhất về tính chất đa dạng của các ngành nghề thủ công dân gian tồn tại ở miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ trước.
- Vì lẽ đó, đây là một tổng tập tư liệu hoàn chỉnh hữu dụng đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài khi họ muốn tiến hành việc tái dựng lịch sử hay thực hiện phân tích những động năng của hệ thống kỹ thuật thông qua một nghiên cứu đối sánh với các thông lệ ngày nay..
- Mục tiêu của bài viết là giới thiệu những nét đại cương của nghiên cứu độc đáo này trên cơ sở nhấn mạnh tầm vóc của công việc đã được Henri Orger thực hiện cũng như tính chất tiên khu của nó trong lĩnh vực nhân học kỹ thuật..
- Các hình vẽ, bối cảnh và tình bằng hữu: hành trình đặc biệt của chàng trai trẻ Henri Oger.
- Hai năm thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là khoảng thời gian Oger đã miệt mài theo đuổi nghiên cứu mô tả nền văn minh vật chất của Việt Nam..
- Bên cạnh họ là một số lượng nhỏ cư dân đô thị, được cấu thành từ những chủ buôn bán và thợ thủ công mà phần đông có gốc rễ nông dân, những người mà chúng ta thấy lại được hình ảnh lâu đời của họ được khắc hoạ trong tổng tập hình vẽ và ký hoạ của Henri Oger.
- Đó còn là mảnh đất nơi những kẻ mạnh áp chế những kẻ yếu thế của một xã hội thuộc địa khắc nghiệt mà có đến ba phần tư trong số đó là những viên chức kiêu kỳ, và bao quanh họ là những kẻ xu nịnh đang săn tìm một khu đất nhượng hay một vị thế độc quyền.
- Cái xã hội nhỏ bé với bốn ngàn người Âu này sống khép kín và để giải trí nó có một nhà hát, một câu lạc bộ, những sàn khiêu vũ và một trường đua ngựa.
- Chính thành phố Hà Nội với vẻ đờ đẫn tỉnh lẻ dễ đánh lừa ấy là nơi đã Henri Oger đặt chân năm 1908..
- Vị thầy hướng đạo mà Henri Oger đã tự chọn cho mình, “người bạn tâm tình trong thời buổi đầy hoài nghi” mà ông đã dành lời đề tặng trong cuốn sách của mình không phải ai khác hơn là nhà thơ, luật sư và nhà báo Jean Ajalbert .
- Thực sự mà nói thì những chỉ dẫn được tập hợp trong mục “Nghiên cứu Đông Dương” này không cho thấy mấy giá trị xét từ góc nhìn khoa học.
- Một trong số những hình vẽ đơn giản nhất kèm theo một lời giải thích vắn tắt về các vật dụng và về bối cảnh không chứng tỏ được một tri thức dù còn là sơ lược về chủ đề nghiên cứu.
- Song các hình vẽ của ông không phải là nguồn nguyên liệu thô mà chủ yếu chỉ là một chút thú vị về mặt thị giác trong một bài viết có chiều sâu và là minh hoạ cho một phân tích đích thực.
- tranh minh hoạ cho cuốn sách Hiểu biết Việt Nam 3 của mình, bởi lẽ ông tìm thấy ở những hình vẽ của tác giả này một dấu ấn Việt Nam điển hình..
- Cảm nhận này được Henri Oger làm rõ hơn bằng vài từ trong phần lời nói đầu của bộ sách: “Tác giả hơn nữa đã buộc phải làm việc mà không nhận được sự trợ giúp của bất kỳ cơ sở khoa học nào đóng tại đây để hiểu rõ hơn về xứ An Nam”.
- Được tạo lập vững chắc tại xã hội thuộc địa, cơ quan học thuật này đã không thể hiện chút khoan dung nào và bày tỏ một thái độ coi thường ra mặt đối với những người tự học truy tầm hiểu biết.
- Nói thẳng ra là Oger đã bị đối xử như là một kẻ dối trá, bị buộc tội đạo văn và, nếu như việc xuất bản công trình Kỹ thuật của dân tộc An Nam của ông là một hành động tự nguyện cũng như là một sự thách thức, thì những kẻ gièm pha ông đã phản ứng lại bằng một sự coi thường ngấm ngầm mà số lượng bản in ít ỏi của lần xuất bản đầu tiên càng góp phần củng cố thêm: hệ quả là những thư mục lớn về Đông Dương đều không nhắc tới sự tồn tại của công trình này..
- Do vậy, việc các nhà nghiên cứu gần như chỉ chú tâm thực hiện những nghiên cứu về Ấn Độ và Trung Hoa vừa là do họ đam mê với những nền văn minh cổ xưa song cũng còn là do họ muốn tự bảo vệ mình.
- Chỉ về sau này và từng bước một thì EFEO mới bắt đầu có sự chuyển hướng để cuối cùng thì đặc biệt quan tâm tới các tầng lớp cư dân và các kỹ thuật của đời thường, điều đã được minh chứng bởi kho lưu trữ ảnh khổng lồ của cơ quan này – nguồn tư liệu cân xứng tuyệt hảo với những ký hoạ của Oger..
- Một cái nhìn mới lạ về nền văn hoá vật chất của Việt Nam đầu thế kỷ XX.
- Tiêu đề mà Pierre Huard đặt cho bản giới thiệu vắn tắt tiểu sử của Henri Oger năm 1970 mang tính chất đặt vấn đề: “Nhà tiên khu của nghiên cứu kỹ nghệ Việt.
- Nam, Henri Oger .
- Tuy vậy, cần phải đặt tiêu đề này trong bối cảnh cụ thể và làm rõ được tại sao tác giả này lại có thể được xem như là một nhà tiên khu..
- Vào đầu thế kỷ XX, nghiên cứu khoa học về văn hoá dân gian Việt Nam chủ yếu do Gustave Dumoutier tiến hành.
- Các kết quả nghiên cứu của ông được xuất bản sau khi ông qua đời trong một loạt các bài đăng trên tờ Tạp chí Đông Dương (từ 15/3/1907 đến dưới tiêu mục “Tiểu luận về người Bắc Kỳ”.
- Cũng như tác giả nổi tiếng này, chàng trai trẻ Henri Oger không hề che giấu tham vọng của mình là đạt được một sự thông hiểu sâu sắc về xã hội thuộc địa và chính vì vậy mà ông đã chỉ trích thái độ coi thường của các học giả lúc đó đối với dân tộc nhỏ bé và những thực tiễn sinh hoạt của dân tộc này.
- Gustave Dumoutier phát triển một lối tiếp cận tổng thể đối với xã hội và các thiết chế của nó.
- Để làm việc này, ông đã thực hiện một loạt nghiên cứu chuyên đề nhằm phục nguyên những diện mạo khác nhau gồm cộng đồng làng xã An Nam, gia đình, đồ ăn thức uống, y học, những thói mê tín và tín ngưỡng, v.v… Ví dụ, trong bài viết về “Trò chơi, phong tục và nghề” 5 , ông đã giới thiệu một loạt nghề thủ công dưới hình thức những chuyên khảo ngắn thể hiện sự tra cứu tài liệu công phu và có kèm minh hoạ là các hình vẽ tái hiện một thao tác kỹ thuật, một công đoạn sản xuất, ví dụ như cảnh một xưởng làm đồ sơn mài.
- Đối với ông, hình vẽ trước hết mang giá trị minh hoạ chứ không mang giá trị nội tại là trụ đỡ cho một mô tả hoặc một phân tích cụ thể..
- Còn Henri Oger lại có cách tiếp cận khác.
- Như đã được ông nhấn mạnh trong phần lời nói đầu của bài đề dẫn, ông đi theo nguyên tắc “thực trạng của nghiên cứu Đông Dương và Hán học đặc biệt đòi hỏi việc xây dựng những tập hợp tư liệu và thống kê danh mục”.
- Với niềm tin vững chắc này, ông đã chuyên tâm vào việc xây dựng một tổng tập về những khía cạnh khác nhau của đời sống vật chất, các nghệ thuật và ngành nghề thủ công của dân tộc An Nam.
- được sự đầy đủ trong một lĩnh vực không thể rộng hơn nữa là một trong những nét độc đáo đáng chú ý của công việc mà Henri Oger đã tiến hành và chính điều này đã khiến ông trở thành một nhà tiên khu.
- Tham vọng của ông là phác ra một bức tranh đậm nét toàn thể nền văn minh vật chất của Việt Nam trong khi Gustave Dumoutier mới chỉ dừng lại ở những đường nét ban đầu là nghiên cứu một số hoạt động thủ công để làm cơ sở cho một sự suy tư về xã hội Việt Nam được xem xét trong tính tổng thể của nó..
- Ngoài sự thoả mãn hoàn toàn chính đáng mà Henri Oger biểu lộ do đã thành công trong việc một mình ông đã tiến hành một công việc quy mô lớn như vậy, tức là thực hiện mà không có sự hỗ trợ từ các cơ quan học thuật, tính độc đáo không thể phủ nhận trong công việc của ông còn thể hiện ở chỗ ông đã biết cách gắn kết thành công một công việc nghiên cứu mang tính kinh nghiệm trên thực địa với việc khai thác một lĩnh vực mà lúc đó hãy còn ở giai đoạn phác thảo sơ khai, đó là nghiên cứu kỹ nghệ văn hoá..
- Từ một quan điểm thuần tuý mang tính khảo tả dân tộc học, với một năng lực quan sát nhạy bén, Henri Oger đã cùng một thợ vẽ người Việt đi khắp các đường phố Hà Nội và các vùng ven đô để ghi lại sự phong phú đa dạng tuyệt vời của các ngành nghề thủ công, các hoạt động buôn bán và nghệ thuật dân gian của dân tộc nhỏ bé này, đồng thời lại không hề bỏ sót bất kỳ khía cạnh nào của cả đời sống riêng tư và đời sống công cộng khi đó.
- Cần phải nhắc lại rằng vào thời đó, các điều tra xã hội học và dân tộc học do các nhà khoa học tiến hành trực tiếp trên thực địa hãy còn khá hiếm hoi.
- Chính sự hoà mình trong một thời gian dài vào đời sống thường nhật của các tầng lớp cư dân đã khiến Henri Oger đi đến chỗ đặt lại câu hỏi về một loạt những quan điểm được xem như là những định đề mà ông đã từng tiếp thu, đặc biệt là quan điểm phổ biến trong giới thực dân cho rằng “kỹ nghệ ở xứ An Nam gần như là vắng bóng hoặc không đáng kể”.
- Phương pháp thu thập và điều tra mà Henri Oger đã thực hiện rõ ràng đã gợi nhớ tới sự bắt đầu của một phân tích xã hội về các hệ thống kỹ thuật, nhất là bởi vị trí trung tâm dành cho nghiên cứu động tác.
- Phương pháp phân đoạn một tiến trình như vậy, mà theo tên gọi của nó là cho phép “tổ chức các chuỗi tập hợp với nhau”, giúp cho việc xác định và nghiên cứu những chu trình thao tác trong chuyên ngành nhân học kỹ thuật.
- Hơn thế nữa, từ nguyên tắc cho rằng việc nghiên cứu nền văn minh kỹ thuật của một dân tộc chính là nghiên cứu nền văn minh vật chất của dân tộc đó, tác giả đã đi đến chỗ quan tâm tới những thao tác được tiến hành mà không cần đến bất kỳ công cụ nào bởi lẽ chính cơ thể người thợ lại được sử dụng như là công cụ.
- Cuối cùng, bốn yếu tố của mọi tiến trình kỹ thuật như vậy đã được làm nổi bật: một chất liệu để người thợ tác nghiệp.
- những biểu trưng riêng làm cơ sở cho các thao tác kỹ thuật 6.
- Đó chính là đề xuất của tác giả khi ông khu biệt bốn nhóm kỹ thuật: 1.
- những ngành nghề thủ công sử dụng nguồn nguyên liệu đã được chế biến (thương mại, chế tác đá, vẽ và làm đồ sơn mài, v.v.
- Cho dù những dạng thức phân loại này có thể bị coi là còn sơ lược, đặc biệt nhóm thứ tư là một tập hợp hỗn tạp những thông lệ và thái độ ứng xử xã hội và văn hoá, song chúng đã gợi đủ bốn lĩnh vực lớn của các hoạt động kỹ thuật đã được André Leroi-Gourhan xác định vào đầu những năm 1940 7 : các kỹ thuật tiếp nhận, sản xuất, lắp ráp và tiêu dùng, mà trong đó chiều kích văn hoá giữ vai trò quyết định đối với các thông lệ tiêu dùng..
- Tuy nhiên, trong khi Henri Oger nhấn mạnh trong bài viết đề dẫn của mình sự cấp thiết của việc sắp xếp theo bốn nhóm lớn và theo lôgíc biên niên của sự phân tích các tiến trình kỹ thuật thì kết quả đem lại của tập tranh khắc lại đối lập hoàn toàn: nó không hề thể hiện chút nào mối bận tâm sắp xếp theo trật tự những tư liệu thu thập được trên thực địa.
- hay hình vẽ một bà bán rong hoa quả bên cạnh một người chèo thuyền đang điều khiển con thuyền của mình.
- Thực tế là trong phần nói về phương pháp xuất bản, Henri Oger.
- hoàn toàn không đề cập gì tới bố cục của các tờ tranh.
- Giả thuyết có vẻ đúng hơn cả là người thợ khắc gỗ đã ghép các hình vẽ thành một tờ tranh trước khi tiến hành công đoạn in cuối cùng..
- Trong quá trình chuẩn bị cho lần tái bản này, chúng tôi đã nhiều lần lật giở tập tranh, thế nhưng mỗi lần xem lại đem đến cho chúng tôi cảm giác đang khám phá một khung cảnh phố phường mới mẻ, một công cụ hay một kỹ thuật nhà nông mà dường như trong những lần xem trước chúng tôi đã bỏ qua.
- Trong phần giới thiệu đề dẫn dành cho nghiên cứu về tranh dân gian Việt Nam của mình, Maurice Durand đã nhận xét rất chính xác rằng: “Dù rằng đây là một cách nói đầy khuôn sáo, nhưng trong bối cảnh hiện tại thì lối nói này vẫn còn nguyên giá trị, tranh dân gian Việt Nam hé lộ cho chúng ta thấy tâm hồn của dân tộc Việt Nam như là nó đã được nhào nặn từ những tín ngưỡng, văn thơ, những lý tưởng, lịch sử cũng như cả những mô thức độc đáo của đời sống thường nhật của dân tộc này”.
- Để tránh sa vào việc diễn đạt lại lời của tác giả, có thể nói rằng toàn bộ các hình vẽ và ký hoạ được giới thiệu trong tập sách đã được xuất bản cách đây cả một thế kỷ này không chỉ cho chúng ta thấy sự phong phú của kho tàng kỹ thuật và tri thức dân gian Việt Nam mà còn là một kho bảo tồn di sản độc nhất vô nhị ở thể loại này..
- Nếu đem ra so sánh thì tập hợp chuyên khảo về các phường nghề thủ công được Henri Oger giới thiệu trong phần đề dẫn có vẻ nhạt nhẽo và mang dấu ấn của quan điểm thực dân thời đó.
- Tuy vậy, mối thiện cảm rõ ràng là rất chân thành này lại không thoát khỏi ảnh hưởng của quan điểm tiến hoá luận vốn độc tôn ngự trị trong lĩnh vực khoa học xã hội lúc đó.
- Thế nhưng, Henri Oger đơn giản chỉ là một con người thuộc về thời đại của mình, mang trong mình niềm tin vào tính ưu việt nội tại của mô hình văn minh tư sản phương Tây so với mọi xã hội ngoại lai, thứ lược đồ tư tưởng hệ khiến cho ông tin vào tính hợp thức của công cuộc thực dân và sứ mệnh khai hoá văn minh của nước Pháp.
- Nói cách khác, ông đã áp đặt vào xã hội Việt Nam một cách nhìn nhận tự coi là mang tính phổ quát và do vậy là không thể sai lầm bởi lẽ nó thuộc về trật tự mang tính tự nhiên của mọi sự vật.
- Để cho nó có thể nảy nở và trở thành một nguồn thu nhập quan trọng cho xứ thuộc địa, Henri Oger kêu gọi thành lập các trường nghề hướng tới sự phát triển của một hình thức tư bản bản xứ là nơi mà nền kỹ nghệ được tổ chức dưới hình thức xưởng sản xuất tập thể sẽ dần dần thay thế cho hình thức ngành nghề thủ công gia đình mà ông thường xem là mang tính sơ khai, trì trệ vì không có khả năng đổi mới..
- Vấn đề còn lại đối với Henri Oger là công bố công trình thống kê đáng khâm phục của mình.
- Ngoài vấn đề tài chính, công việc này còn vấp phải một thách thức kỹ thuật rõ ràng.
- Thực tế là 4.000 hình vẽ kèm thuyết minh bằng chữ Hán – Nôm đã được khắc lên các tấm ván gỗ bởi một nhóm thợ khắc thủ công trú tại chùa Vũ Thạch ròng rã hai tháng trời không thể đưa vào dưới trục lăn của máy in.
- Chính vì lẽ đó mà ông đã phải sử dụng đến kỹ thuật in dập bằng cách dập các tờ giấy dó lên các tấm ván khắc.
- Đó chính là cách thức mà 60 bản in của Đại cương Nghiên cứu về kỹ thuật của dân tộc An Nam trong khuôn khổ tuyển tập Lưu trữ tư liệu nghệ thuật học, dân tộc học, xã hội học của Trung Quốc và Đông Dương đã được tạo ra.
- Công việc này có lẽ đã được hoàn tất vào năm 1909 và không hề nộp lưu chiểu bởi được in tại Việt Nam..
- Do được xuất bản với một số lượng rất hạn chế, không quá 60 bản, công trình của Henri Oger thực sự là hiếm hoi.
- Ngay cả tại Việt Nam cũng chỉ xác định được 2 bản: bản thứ nhất không hoàn chỉnh, hiện được giữ tại Thư viện Quốc gia, bản còn lại thuộc về Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ở ngoài Việt Nam cũng có một số bản được lưu giữ tại các thư viện của các cơ sở đại học như Johns Hopkins Baltimore, Southern Illinois University Carbondale, University of California Berkeley, Cornell University dưới dạng vi phim, và tại Thư viện Nghệ thuật và Khảo cổ học, Paris IV Sorbonne.
- Nhờ vào những tiếp xúc của các đồng nghiệp người Việt Nam của chúng tôi, đặc biệt là thông qua GS.
- Phan Huy Lê, với các đồng nghiệp người Nhật Bản mà chúng tôi được biết là thư viện của nhà trường đã mua lại các tranh này từ bộ sưu tập cá nhân của Henri Oger trong những năm 1950, và vì thế mà bản lưu của họ có thêm những hình vẽ chưa từng được công bố..
- Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý rằng tổng tập do Henri Oger xây dựng đã được khai thác cho trưng bày hoặc xuất bản một số lần, trong đó đáng kể có hai dịp.
- Thứ nhất là theo sáng kiến của Viện Từ điển Bách khoa thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội.
- Việt Nam.
- Viện này dự kiến xuất bản một loạt sổ tay giới thiệu theo chủ đề các hình vẽ từ cuốn sách của Oger.
- Sáng kiến thứ hai thuộc về ông Nguyễn Mạnh Hùng là người đã cho xuất bản một tuyển tập hình vẽ của Henri Oger, mà một số hình trong đó được tô màu, kèm theo một bản văn song ngữ (chữ quốc ngữ và tiếng Anh) lời bình cho từng hình vẽ được chọn 9 .
- Cũng chính tác giả này đã bảo vệ luận án Phó Tiến sỹ 10 với nội dung là phân tích xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX qua nghiên cứu công trình của Henri Oger..
- Trong bối cảnh này, do tính chất độc nhất vô nhị của bộ sách tư liệu do Henri Oger tập hợp cũng như giá trị khoa học và thẩm mỹ của nó, Trung tâm EFEO tại Hà Nội đã quyết định tiến hành tái bản bộ sách trọn bộ.
- Tập thứ nhất là văn bản của Henri Oger trình bày bằng ba ngôn ngữ (Pháp, Việt và Anh) mang tiêu đề Đại cương về nghiên cứu kỹ thuật của người An Nam có kèm theo tiểu sử về ông do Pierre Huard viết và lời nói đầu của Philippe Le Failler và Olivier Tessier (EFEO), trong đó làm rõ tầm mức của công việc mà.
- Henri Oger đã thực hiện, bối cảnh lịch sử đặc thù mà trong đó ông đã tiến hành công việc này cũng như tính chất tiên khu của công trình trong lĩnh vực nhân học kỹ thuật thông qua một nghiên cứu trường hợp là nghề làm giấy dó thủ công..
- Bản số hoá được thiết kế với một hệ thống nhận dạng hình ảnh cho phép độc giả khi nhấp chuột vào một hình vẽ thì sẽ xem được một “hộp thoại” giới thiệu chú giải của Henri Oger (bảng phân tích) bằng ba thứ tiếng.
- Vấn đề giờ đây là khai thác kho tàng thông tin lịch sử, xã hội và văn hoá mà 700 tờ tranh chứa đựng những hình vẽ và ký hoạ này đem lại.
- Nó còn cần phải là nguồn tư liệu giúp cho các nghiên cứu khoa học mới thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau..
- Một sự xử lý bước đầu các nguồn dữ liệu thô cần phải cho phép tái dựng những chu trình tác nghiệp và những lĩnh vực kỹ thuật dựa vào việc đặt riêng và sắp xếp theo nhóm các hình vẽ giới thiệu cùng một hoạt động thủ công, cùng một cách thức tiêu dùng, cùng một khía cạnh của đời sống thường nhật (trò chơi trẻ con, sinh hoạt văn hoá, biểu đạt nghệ thuật, v.v.
- Giai đoạn bước đầu cần thiết này có thể được bổ sung bằng một phân tích năng động về tiến trình phát triển của các kỹ thuật sản xuất và tiêu dùng trong thế kỷ đã qua.
- Việc một số nghề hay một số ngành kỹ thuật vẫn còn được duy trì y nguyên trong khi một số khác đã biến đổi cùng với thời gian hay đơn giản là đã biến mất đòi hỏi một sự suy tư về các hiện tượng vay mượn, phổ biến và sáng tạo cũng như cải tiến kỹ thuật và, tựa hồ như một tấm gương, điều này giúp chúng ta biết về tiến trình phát triển của các phương thức tiêu dùng.
- Ví dụ, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu đối sánh tổng hợp về những giai đoạn khác nhau trong chu trình sản xuất giấy dó hồi đầu thế kỷ XX và như là đang được thực hiện ngày nay..
- Nghiên cứu này cho thấy có một sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các thao tác và những công cụ được sử dụng, đó chính là tính liên tục của tiến trình sản xuất như là cái đảm bảo cho một sự trao truyền thành công những tri thức kỹ thuật..
- Còn có một địa hạt nghiên cứu khả dĩ nữa nếu chúng ta xuất phát từ định đề cho rằng bất kỳ kỹ thuật nào cũng đều là một sản phẩm xã hội mới mẻ, theo nghĩa là nó phục vụ cho xã hội chứ không phải là ngược lại.
- Nghiên cứu chiều kích thứ hai này cần phải giúp vén lộ một tổng thể những chuẩn mực xã hội và văn hoá vốn giao thoa với sự hình thành và diễn biến của chính quá trình kỹ thuật (tư thế, quan hệ với công cụ và những kiêng kỵ, phân chia lao động theo giới tính, thực hành tôn giáo và tín ngưỡng gắn với việc sử dụng một số công cụ hay chất liệu, v.v.
- Chúng ta cũng có thể tính đến một tiếp cận ngữ nghĩa học đối với những kỹ thuật và tri thức dân gian từ những tên gọi và những thuật ngữ mang đặc trưng phương ngữ sử dụng trong phần thuyết minh, hay cả việc thực hiện một phân tích về các phường nghề và những nguyên tắc tổ chức xã hội và địa lý của các làng nghề chuyển tới Hà Nội theo một lôgíc chuyên môn hoá theo phố hay theo khu phố, v.v….
- Tựu trung, chúng tôi không có tham vọng dựng lại một danh mục hoàn chỉnh những đường hướng nghiên cứu tiềm năng chờ được khai phá và cũng không định phác ra những nét đại cương của một chương trình nghiên cứu tới đây.
- Chúng tôi chỉ đơn giản muốn chứng minh giá trị và tính hữu dụng của công trình mang tính tiên khu của Henri Oger đối với các nghiên cứu về Việt Nam cả trong lịch sử cũng như đương đại..
- 2 Bên cạnh nhiều dự án khác, Henri Oger đã thông báo về việc xuất bản (N°7) công trình Jean Ajalbert, cuộc đời và tác phẩm kèm một tiểu sử hoàn chỉnh..
- 8 Bách khoa thư bằng tranh, Việt Nam đầu thế kỷ XX, Viện Từ điển Bách Khoa - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, 1985, 32 tr..
- 9 Nguyễn Mạnh Hùng, 1989, Ký hoạ Việt Nam đầu thế kỷ XX - Vietnamese woodcuts at the beginning of the 20 th century, NXB Trẻ, TP.
- 10 Nguyễn Mạnh Hùng, 1996, Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua bộ tư liệu kỹ thuật người An Nam của Henri Oger, Luận án Phó Tiến sỹ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 179 tr.