« Home « Kết quả tìm kiếm

Cư dân đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An


Tóm tắt Xem thử

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.
- Hà Nội-2016.
- Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành nhân học Mã số .
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố..
- Những luận điểm mà luận văn kế thừa của những người đi trước đều ghi rõ xuất xứ và tên tác giả đã đưa ra luận điểm đó..
- Để hoàn thành luận văn này tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến nhân dân xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là gia đình chủ xưởng đóng tàu đã tạo điều kiện để tôi tham gia sinh hoạt tại địa phương và tại xưởng tàu giúp tôi thu thập các thông tin quan trọng cho luận văn.
- Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền xã Nghi Thiết đã luôn giúp đỡ tôi trong quá trình tiếp xúc với cư dân và cung cấp các tư liệu cần thiết cho luận văn.
- Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến những người đã cung cấp thông tin cho tôi về nghề đóng tàu tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này..
- Nghiên cứu của tôi sẽ không thể thành công nếu như không có sự hướng dẫn nghiêm túc và chỉ bảo tận tình của TS Vũ Trường Giang đã hướng dẫn khoa học cho tôi để tôi hoàn thành tốt luận văn này..
- Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã chỉ bảo tôi những kiến thức Nhân học quý báu trong 2 bậc học Cử nhân và Thạc sĩ..
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Chính vì vậy, nghề đan thuyền, đóng thuyền, đóng tàu bè ở nước ta phát triển rất sớm” [45, tr.
- Do đó, ngay từ rất sớm, người thợ thủ công làm nghề đóng tàu thuyền đã cư trú ven biển để sản xuất ra tàu, thuyền phục vụ nhu cầu đó.
- Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu về biển đang tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hoá lễ hội của ngư dân vùng biển để phục vụ phát triển du lịch của một số địa phương có hoạt động du lịch dựa vào điều kiện tự nhiên của vùng biển.
- nghiên cứu mô hình và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản của ngư dân vùng biển, các đề tài này được thực hiện chủ yếu do các nhà quản lý ở địa phương đặt hàng nghiên cứu.
- Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng cư dân đóng tàu thuyền hiện nay chưa được chú trọng..
- Đây là một bộ phận dân cư có nhiều điểm đặc biệt, người thợ đóng tàu thuyền, công việc thuộc vào họat động thủ công nghiệp tuy nhiên họ lại cư trú ven biển, vậy họ thuộc bộ phận cư dân làm nghề tiểu thủ công hay thuộc cộng.
- đồng cư dân sinh sống ven biển? Văn hóa của họ là văn hóa biển hay văn hóa của tầng lớp thợ tiểu thủ công nghiệp? Phải chăng có một tầng văn hóa mới của nhóm thợ thủ công cư trú ven biển? Vậy biển có vai trò như thế nào trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của những cư dân này? Họ đã sinh sống và thích nghi với biển như thế nào, có điều gì khác biệt so với ngư dân? Đây là những vấn đề chính mà nghiên cứu này đặt ra..
- Mặt khác, hiện nay, thông qua các nghiên cứu về các cộng đồng cư trú ven biển, chúng ta thấy ngư dân thường là bộ phận được nhắc tới với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cần sự hỗ trợ chính sách từ phía Nhà nước, vậy những bộ phận dân cư khác thì sao? Thợ đóng tàu, thuyền, còn những khó khăn nào trong cuộc sống còn đặt ra đối với họ? Họ cần hỗ trợ gì từ phía các cấp chính quyền? Trong cộng đồng cư trú họ gặp phải những rào cản nào?.
- Điều này chưa được quan tâm đúng mức trong các nghiên cứu hiện nay..
- Hiện nay, Nhà nước đang chú trọng đầu tư để ngư dân đóng mới tàu thuyền, cải tiến tàu thuyền ngày càng hiện đại hơn để bám biển, cải thiện điều kiện kinh tế và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhiều làng nghề đóng tàu thuyền từng bị bỏ quên, mai một đã được phục hồi và chú trọng đầu tư phát triển.
- Để các kế hoạch trên đạt được hiệu quả thì trước hết cần nghiên cứu từ những người dân làm nghề này, tìm hiểu tiếng nói, nguyện vọng và triển vọng nghề nghiệp của họ nhằm có sự đầu tư đúng hướng và hiệu quả.
- Trên đây là những cơ sở để tôi lựa chọn một nghiên cứu mới mẻ nhưng cũng đầy thú vị và thách thức này..
- Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực hiện nhằm ba mục đích chính:.
- Một là, tìm hiểu thực trạng cuộc sống của cộng đồng cư dân làm nghề đóng tàu thuyền ở ven biển Nghệ An thông qua nghiên cứu trường hợp xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc..
- Hai là, tìm hiểu quá trình thích nghi với địa bàn cư trú của cộng đồng cư dân này thông qua các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng..
- Ba là, chỉ ra những biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân đóng tàu thuyền..
- Câu hỏi nghiên cứu.
- Cư dân đóng tàu thuyền sống và thích nghi với biển như thế nào (các hoạt động sinh kế, tổ chức xã hội, đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, ảnh hưởng từ các cộng đồng cư trú xung quanh)?.
- Để gìn giữ và phát huy nghề nghiệp truyền thống mà cha ông để lại, cư dân đóng tàu thuyền có được những thuận lợi nào và gặp phải những khó khăn ra sao?.
- Trong bối cảnh tình hình chung của đất nước hiện nay, cư dân đóng tàu thuyền đã có những động thái như thế nào để gìn giữ những giá trị truyền thống do cha ông truyền lại và hội nhập với bối cảnh xã hội đương đại?.
- Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu.
- Luận văn nghiên cứu về một số khía cạnh trong đời sống của cư dân đóng tàu thuyền (các hoạt động sinh kế, sinh hoạt văn hóa và tổ chức xã hội)..
- Địa bàn nghiên cứu là xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An..
- Nghề đóng tàu, thuyền là hoạt động kinh tế chính của cư dân tại đây.
- Tại địa bàn nghiên cứu nghề đóng tàu thuyền đã có lịch sử hơn 700 năm, trải qua nhiều thế hệ lao động, nghề được duy trì đến ngày nay, với 13 xưởng sản xuất, có hàng trăm lao động đang làm việc đều cư trú tại địa bàn..
- Về phạm vi nghiên cứu, luận văn nghiên cứu cuộc sống hiện nay của người làm nghề đóng tàu.
- Năm 1991 là thời kỳ hợp tác xã đóng tàu theo cơ chế bao cấp nhà nước giải tán, sau đó các xưởng sản xuất tư nhân lần lượt được thành lập và triển khai mô hình sản xuất đến nay, vì vậy, nghiên cứu tập trung nghiên cứu từ giai đoạn này..
- Để thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng nguồn tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau.
- Trước hết, là các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan cư dân ven biển nói chung và cư dân làm nghề đóng tàu thuyền nói riêng của các học giả trong nước và ngoài nước được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, bài báo khoa học.
- Hai là, nguồn thông tin quan trọng nhất và chủ yếu là nguồn tài liệu chúng tôi thu thập được qua quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu là xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Đóng góp của luận văn.
- Luận văn là nghiên cứu chuyên sâu về cư dân đóng tàu thuyền ở xã Nghi Thiết nhằm đưa ra các đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn.
- Về mặt khoa học, luận văn cung cấp cho ngành Nhân học và các bộ môn liên quan tư liệu mới, phong phú và có hệ thống về cư dân đóng tàu thuyền ở Nghệ An..
- Thứ hai, áp dụng các lý thuyết sinh kế, sinh thái học văn hóa và biến đổi văn hóa vào thực tế nghiên cứu người làm nghề đóng tàu ở xã Nghi Thiết, luận văn không chỉ làm rõ rằng cư dân đóng tàu không phải là một bộ phận dân cư mờ nhạt ở ven biển mà họ đã hình thành nên một cộng đồng nghề nghiệp rõ ràng, có đời sống kinh tế văn hóa mang dấu ấn của riêng họ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đóng tàu, thuyền, sự thích nghi với môi trường cư trú của cư dân.
- Về mặt thực tiễn, luận văn chia sẻ mong muốn của cư dân đóng tàu về những trăn trở, suy nghĩ của họ trong việc theo đuổi nghề nghiệp và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.
- luận văn đề xuất một số kiến nghị để các cấp chính quyền có sự quan tâm, tạo điều kiện để cư dân đóng tàu gìn giữ và phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội..
- Bố cục của luận văn.
- Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương:.
- Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu..
- Đời sống kinh tế của cư dân đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết..
- Đời sống tinh thần và các vấn đề xã hội của cư dân đóng tàu, thuyền ở xã Nghi Thiết.
- Belik (2000), Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội..
- Trần Thị Mai An (2010), “Phác thảo yếu tố biển trong văn hóa Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 6, tr 90 - 95..
- Vũ Minh Chi (2004), Nhân học văn hóa con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới siêu nhiên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lê Duy Đại (2013), Cư dân mặt nước ở sông Hương và đàm phá Tam Giang- Cầu Hai tỉnh Thừa Thiên Huế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Lê Cao Đoàn (1999), Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Phạm Thị Hương Giang (2012), Khảo sát và nghiên cứu văn học dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam Bộ, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian, trường Đại học KHXH và nhân văn Hà Nội..
- Grant Evans (chủ biên) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á tiếp cận nhân học, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội..
- Đinh Văn Hạnh - Phan An (2004), Lễ hội dân gian của người ngư dân Bà Rịa - Vũng Tàu, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh..
- Vũ Thị Hạnh (2014), Lối sống người dân làng chài hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy và phường Ngọc Sơn, quận Kiến An, Hải Phòng), luận án tiến sỹ nhân học, viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội..
- H.Russel Bernard (2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học tiếp cận định tính và định lượng, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Trần Hoàng (2010), Sinh hoạt văn hoá dân gian cổ truyền làng biển Cảnh Dương, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội..
- Jean Pierre Olivier De Sardan (2008), Nhân học phát triển lý thuyết, phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu điền dã, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Phạm Thanh Khiết (2005), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm cho ngư dân ven biển Miền Trung”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 6, tr 57 - 66..
- Nguyễn Văn Kim (chủ biên) (2011), Người Việt với biển, Nxb Thế giới, Hà Nội..
- Khiếu Thị Mai Lan (2014), Bảo tồn và phát triển nghề đóng tàu, thuyền làng Cống Mương (khu 8, phường Long Hải, đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội..
- Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6, tr 40 - 45..
- Trần Hồng Liên (2004), Cộng đồng ngư dân Việt ở Nam Bộ, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Dương Hoàng Lộc 2013), “Diện mạo văn học dân gian của cộng đồng ngư dân vùng ven biển Bến Tre”, trên trang http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn..
- Nguyễn Xuân Mai - Nguyễn Duy Thắng (2011), “Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Xã hội học, số 4, tr 54 - 66..
- Giang Nam (2014), “Nghệ An: Phát triển bền vững làng nghề ven biển”, trên trang http://thuysanvietnam.com.vn..
- Ngân hàng Thế giới - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Báo cáo đánh giá xã hội Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững, Hà Nội..
- Koos Neefjes (2003), Môi trường và sinh kế- các chiến lược phát triển bền vững, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nhiều tác giả (2006), Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh..
- Nhiều tác giả (2008), Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội..
- Trịnh Đình Niên (2013), “Tín ngưỡng, phong tục ở làng biển Khai Dương Hạ”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, tr 22 - 26..
- Nguyễn Văn Sửu (2014), Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La (chủ biên) (1999), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Phương Thảo (2009), “Lễ hội Quan Lạn nét văn hoá độc đáo của ngư dân biển đảo Vân Đồn”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6, tr 20 - 24..
- Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Nguyễn Duy Thiệu (2007), “Suy ngẫm về văn hóa biển ở Việt Nam”, Tạp chí Di sản văn hóa, số 1, tr 53 - 56..
- Ngô Đức Thịnh (2004), “Tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr 12 - 25..
- Ngô Đức Thịnh (2010), “Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt”, trên trang http://vhnt.org.vn..
- Phạm Thanh Thôi (2007), “Nhận diện mấy đặc trưng về văn hóa biển”, trên trang http://anthdep.edu.vn..
- Hà Xuân Thông (2003), Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam, Báo cáo tại khóa tập huấn Quốc gia về quản lý khu bảo tồn biển, Nha Trang..
- Lê Minh Thông (2012), Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội..
- Vũ Thị Hoài Thu (2013), Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội..
- Vũ Từ Trang (2007), Nghề cổ đất Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội..
- Phạm Văn Tuấn (2007), Các loại hình làng ven biển ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, in trong Kỷ yếu hội nghị “Thông báo dân tộc học năm 2006”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Lê Thanh Tùng (2012), Lễ hội cổ truyền của cư dân ven biển Hải Phòng và sự biến đổi trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội..
- Đàm Thị Uyên - Nguyễn Thanh Thủy (2009), “Tục thờ cúng trong đời sống của ngư dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr 49 - 55..
- Phan Thị Yến Tuyết (2013), “Kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng biển Nam Bộ và vấn đề phát triển bề vững”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 16, số X3, tr 119 - 130..
- Viện nghiên cứu Văn hóa dân gian (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội..
- Bùi Quang Vinh (2014), Phát triển kinh tế làng nghề ở huyện Nghi Lộc- tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lê Thế Vịnh, Nguyễn Hoài Sơn (2012), Phong tục - tín ngưỡng dân gian làng biển Đông Tác, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Vũ (2003), Văn hoá dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử văn hóa và nghệ thuật, Viện Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.