« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT PHIÊU SINH TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT PHIÊU SINH TRONG HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CÙ LAO DUNG, TỈNH SÓC TRĂNG.
- Động vật phiêu sinh, đa dạng sinh học, hệ sinh thái rừng ngập mặn, Cù Lao Dung Keywords:.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính đa dạng sinh học và phân vùng sinh thái của hệ động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung, Sóc Trăng.
- Có hai đợt thu mẫu trong mùa mưa và khô với tổng cộng 17 điểm/đợt thuộc ba sinh cảnh Bãi bồi, vùng cửa sông và rừng ngập mặn.
- Thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ sinh thái rừng ngập mặn đạt cao nhất trong mùa mưa.
- Trong đó, Rotifera chiếm ưu thế trong mùa mưa và Protozoa ưu thế nhất trong mùa khô.
- Ở sinh cảnh RNM, độ giàu loài d cao hơn các sinh cảnh khác ở cả hai mùa, trong khi đó chỉ số đa dạng H’ không có sự biến động lớn.
- Vùng bãi bồi có thành phần loài thấp nhất trong các sinh cảnh, chỉ số J’ đạt cao nhất trong mùa khô, tuy nhiên vùng cửa sông chỉ số J’ cao nhất trong mùa mưa.
- Nhìn chung, có mức độ tương đồng khá cao về thành loài và mật độ động vật phiêu sinh giữa các sinh cảnh (trên 35%) ở cả hai mùa..
- Ngoài ra, rừng ngập mặn còn bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thủy triều vùng ven biển, sự thay đổi của một lượng lớn phù sa từ trong nội địa đổ ra kết hợp với sự thay đổi độ mặn theo mùa đã tác động đến sự phân bố của quần thể động vật phiêu sinh theo từng mùa, đây là một trong những nhóm thủy sinh vật quan trọng góp phần tạo nên sự đa dạng của quần thể động thực vật trong hệ sinh thái.
- Động vật phiêu sinh là cơ sở khoa học để phân vùng sinh thái, đánh giá tính đa dạng và tiềm năng sinh học của thủy vực (Nguyễn Dương Thạo, 2007).
- Hơn nữa, động vật thủy sinh còn là sinh vật hữu ích để đánh giá chất lượng nước bởi vì chúng là nguồn thức ăn cho những sinh vật trong môi trường có mức độ dinh dưỡng cao hơn (Davies et al., 2008).
- Sinh khối, loài ưu thế và tính đa dạng của động vật phiêu sinh còn được sử dụng để xác định điều kiện của môi trường nước (MBO, 2007).
- Kết quả đã ghi nhận được 36 loài động vật nổi có nguồn gốc nước ngọt điển hình như: Rotifera, Cladocera và Copepoda (Phan Doãn Đăng và ctv., 2008).
- Đa dạng về thành phần loài động vật nổi ở hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cũng xác định được tổng cộng 36 loài động vật nổi (Hoàng Đình Trung và Phan Doãn Đăng, 2008)..
- Ngoài ra, thành phần phiêu sinh động vật tại vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh cũng đã tìm thấy 75 loài, trong đó Rotifera có số loài cao nhất (21 loài) (Dương Ngọc Dũng và ctv., 2008).
- Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh vùng ven biển hiện đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học rừng ngập mặn.
- nhiên, những dẫn liệu về thành phần loài và đa dạng sinh học của các loài động vật phiêu sinh trong các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái này còn rất hạn chế.
- Vì vậy, nghiên cứu được thực biện nhằm khảo sát sự đa dạng sinh học và sự phân vùng sinh thái động vật phiêu sinh trong các hệ sinh thái vùng cửa sông, làm cơ sở cho việc qui hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh đến năm 2020..
- Biến động thành phần loài và mật độ động vật nổi trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng..
- Đánh giá các chỉ số đa dạng sinh học và phân vùng sinh thái của quần thể động vật nổi trong hệ hệ sinh thái..
- Mẫu được thu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn thuộc huyện Cù Lao Dung vào mùa mưa (từ ngày đến và mùa khô (từ đến ngày với tổng cộng 17 điểm thu mẫu (Bảng 1, Hình 1) thuộc các sinh cảnh khác nhau nhằm đảm bảo thu được các loài đại diện và đặc trưng..
- Bảng 1: Các điểm lấy mẫu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung.
- Sinh cảnh Kí hiệu mẫu Số mẫu Rừng ngập.
- Vùng bãi bồi phía ngoài rừng ngập mặn.
- Thu mẫu động vật phiêu sinh được tiến hành theo phương pháp của APHA et al.
- Định danh tên các giống loài động vật phiêu sinh theo Shirota (1966).
- Phương pháp phân tích định lượng động vật phiêu sinh được sử dụng theo phương pháp của Boy và Tucker (1992)..
- Các chỉ số đa dạng: Phân tích sự biến động về thành phần loài và số lượng động vật phiêu sinh trong hệ sinh thái thông qua các chỉ số đa dạng như chỉ số Margalef (d), chỉ số đồng đều J (Pielou's evenness) và chỉ số đa dạng Shannon-Wiener (H’)..
- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo từng sinh cảnh trong hệ sinh thái để đánh giá đa dạng sinh học thành phần động vật phiêu sinh thông qua các chỉ số đa dạng và sự phân vùng sinh thái.
- 3.1 Thành phần loài động vật phiêu sinh Có sự khác biệt tương đối lớn về thành phần loài động vật phiêu sinh ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa mưa (60 loài) so với mùa khô (36 loài).
- Các nhóm ngành đã ghi nhận được như động vật nguyên sinh (Protozoa), Bộ giáp xác râu ngành (Cladocera), luân trùng (Rotifera), lớp giáp xác chân chèo (Copepoda) và các nhóm khác như ấu trùng veliger, Mysidacae, ấu trùng giun nhiều tơ.
- sinh thích nghi với môi trường nước ngọt phát triển, ngành rotifera được tìm thấy có thành phần loài cao nhất với 20 loài (34.
- Vào mùa khô, độ mặn tăng cao hơn nên có sự gia tăng thành phần loài của Protozoa (18 loài, 50%) và Copepoda (9 loài, 25%) đồng thời.
- Hình 2: Cấu trúc thành phần loài động vật phiêu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa mưa và mùa khô.
- 3.2 Biến động thành phần loài động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh khác nhau thuộc HST rừng ngập mặn Cù Lao Dung.
- Thành phần loài động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh bãi bồi, sông Hậu và rừng ngập mặn (RNM) thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa mưa phong phú hơn so với mùa khô, trong đó sinh cảnh RNM luôn có số lượng loài cao hơn so với sinh cảnh bãi bồi và vùng cửa sông Hậu, với tổng số loài được ghi nhận là 42 loài và 29 loài lần lượt cho mùa mưa và mùa khô (Hình 3).
- Ở sinh cảnh bãi bồi, tổng số loài phiêu sinh động vật ghi nhận được qua 2 đợt khảo sát là 29 loài và có sự chênh lệch khá lớn về thành phần loài giữa mùa mưa (22 loài) và mùa khô (8 loài).
- Vào mùa mưa ngành Protozoa chiếm tỉ lệ cao nhất (36%, 8 loài), các nhóm khác có thành phần loài thấp hơn và dao động từ 2-5 loài.
- Ngoài các giống loài xuất hiện quanh năm, còn có sự khác biệt về sự phân bố của chúng theo mùa, trong khi vào mùa mưa thì có các giống Arcella, Centropyxis, Brachionus,.
- Tương tự, vùng cửa sông Hậu có tổng cộng 46 loài động vật phiêu sinh khảo sát được, trong đó số loài trong mùa mưa (33 loài) cao hơn mùa khô (19 loài).
- Vào mùa mưa môi trường bị ngọt hóa (độ mặn 0‰) nên thích hợp cho ngành Rotifera phát triển và chiếm tỉ lệ cao nhất (42%, 14 loài), trong khi đó vào mùa khô độ mặn tăng cao (8-18‰) thì số loài của Rotifera giảm đáng kể (4 loài, 21%)..
- (2008), ngành Rotifera chiếm tỉ lệ khá cao (24-31%) ở các khu vực nước chảy như sông, suối, nhất là vào mùa mưa.
- Một số giống phân bố trong mùa mưa như: Arcella, Tintinnidium, Alona, Diaphanosoma, macrothrix, Brachionus, Keratella, Platyias, Polyarthra, Filinia, Eucyclops, Schmackeria, Thermocyclops và Mesocyclops.
- trong mùa khô là: Tintinnopsis,.
- Ở rừng ngập mặn, đây là sinh cảnh có thành phần loài động vật phiêu sinh phong phú nhất với sự hiện diện tổng cộng 58 loài qua 2 đợt khảo sát.
- Trong đó, Protozoa chiếm 38%, kế đến là Copepoda (28%) và thấp nhất là Cladocera (7%) nhưng chỉ xuất hiện trong mùa mưa.
- Vào mùa mưa thành phần loài động vật phiêu sinh đạt cao hơn so với mùa khô.
- Các giống loài Copepoda đạt cao nhất trong mùa mưa (13 loài, 31.
- ngược lại vào mùa khô Protozoa chiếm.
- ngành Rotifera có thành phần loài suy giảm rõ rệt trong mùa khô, chỉ tìm thấy 2 loài phân bố đặc trưng cho môi trường nước lợ-mặn (Brachionus plicatilis và Notholca sp.
- Hình 3: Thành phần loài động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung.
- 3.3 Mật độ động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh khác nhau thuộc HST rừng ngập mặn Cù lao Dung.
- Mật độ động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh thuộc HST rừng ngập mặn biến động từ cá thể/m 3 .
- Sinh cảnh bãi bồi và sông Hậu có mật độ ở mùa khô cao hơn mùa mưa, riêng sinh cảnh RNM thì ngược lại (Hình 4).
- Ở sinh cảnh bãi bồi, mật độ động vật phiêu sinh.
- Ấu trùng của động vật thân mềm cũng đạt khá cao, nhất là vào mùa khô.
- Đối với các điểm thu ở vùng cửa sông Hậu, mật độ động vật phiêu sinh đạt cao hơn trong mùa khô (27.139 cá thể/m 3.
- còn vào mùa mưa thì Copepoda và Rotifera chiếm tỉ lệ cao lần lượt là 43% và 25%.
- Ở sinh cảnh RNM sự biến động về mật độ động vật phiêu sinh cũng.
- Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô Mùa mưa Mùa khô.
- Protozoa biến động từ 765-3.723 cá thể/m 3 , cao nhất là sinh cảnh RNM cả về thành phần loài và mật độ (17 loài, 3.723 cá thể/m 3 , 22%) trong.
- mùa khô.
- Kết quả một lần nữa cho thấy môi trường nước ở sinh cảnh RNM bị ô nhiễm hữu cơ..
- Hình 4: Mật độ động vật phiêu sinh trong các sinh cảnh thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung 3.4 Tính đa dạng động vật phiêu sinh ở các.
- sinh cảnh.
- Nhìn chung có sự biến động về tính đa dạng thành phần loài động vật phiêu sinh giữa các điểm thu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.
- Ở sinh cảnh rừng ngập mặn, thành phần loài ĐVPS phong phú nhất với 42 loài và 29 loài, đồng thời độ giàu loài (d) cũng đạt cao nhất là 4,04 và 2,87 trong các sinh cảnh lần lượt cho mùa mưa và mùa khô.
- Xét về chỉ số đa dạng Shannon - Wiener (H’) thì ở sinh cảnh này ít có sự thay đổi về chỉ số H’ giữa hai mùa mưa và khô (H.
- Ở RNM vào mùa mưa, loài ưu thế thấp hơn sinh cảnh bãi bồi nhưng cao hơn ở vùng cửa sông với sự ưu thế của luân trùng B.
- vào mùa khô thì RNM loài ưu thế thấp nhất trong các sinh cảnh (Hình 5 A&B)..
- Ở sinh cảnh bãi bồi, tính đa dạng thành phần loài đạt thấp nhất trong các sinh cảnh và có sự biến động tương đối lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
- Độ đồng đều (J’) đạt thấp nhất trong mùa mưa là 0,59 với sự xuất hiện loài ưu thế đó là ấu trùng nauplius của Copepoda với mật độ 11.625 cá thể/m 3 (57.
- sự tích lũy loài ưu thế cũng cao hơn các sinh cảnh khác vào mùa mưa (Hình 5A&B).
- Riêng ở vùng cửa sông Hậu, do có sự tác động lớn về điều kiện thủy văn trong năm nên có sự chênh lệch khá cao về thành phần loài cũng như tính đa dạng của động vật phiêu sinh.
- Vào mùa mưa thành phần loài động vật phiêu sinh đa dạng hơn (33 loài, H’= 2,85) so với mùa khô (19 loài, H’=1,76).
- Bảng 2: Độ giàu loài và chỉ số đa dạng ở các sinh cảnh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung Điểm thu.
- khô mùa mưa mùa.
- mưa mùa khô Rừng ngập.
- Khi đánh giá mức độ tương đồng về thành phần loài động vật phiêu sinh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn vào mùa mưa cho thấy ở sinh cảnh rừng ngập mặn mức độ tương đồng khá cao so với Bãi bồi (59,8%) (Hình 6).
- Vùng cửa sông Hậu tương đồng với 2 sinh cảnh còn lại ở mức 40%.
- Ngược lại, vào mùa khô sinh cảnh rừng ngập mặn và vùng cửa sông Hậu có mức độ tương đồng về tính đa dạng của động vật.
- phiêu sinh ở mức khoảng 50%, nhưng nếu ở mức 35% thì sinh cảnh bãi bồi tương đồng với hai sinh cảnh còn lại (Hình 7).
- Tóm lại, các sinh cảnh trong cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn có độ tương đồng khá cao (trên 35%) cả trong mùa mưa và mùa khô.
- Do đây là các thủy vực nước chảy và có sự liên thông về chất lượng nước, dòng chảy giữa các sinh cảnh nên sự tương đồng khá cao..
- Hình 5: Tích lũy loài ưu thế của động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa mưa (A) và mùa khô (B).
- Hình 6: Độ tương đồng về thành phần loài động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa mưa.
- Hình 7: Độ tương đồng về thành phần loài động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung vào mùa khô.
- Thành phần động vật phiêu sinh ở hệ sinh thái rừng ngập mặn Cù Lao Dung có sự biến động tương đối lớn giữa mùa mưa (60 loài) và mùa khô (36 loài).
- trong đó Rotifera chiếm tỉ lệ cao trong mùa mưa, và Protozoa có thành phần loài phong phú nhất trong mùa khô..
- Sinh cảnh RNM luôn có thành phần loài cao hơn so với sinh cảnh bãi bồi và vùng cửa sông Hậu cả trong mùa mưa và mùa khô.
- Độ giàu loài d đạt cao nhất trong các sinh cảnh ở cả hai mùa.
- chỉ số H’ không có sự biến động lớn giữa mùa mưa và mùa khô..
- Mật độ động vật phiêu sinh ở các sinh cảnh thuộc HST rừng ngập mặn tương đối thấp, trong đó sinh cảnh bãi bồi và vùng cửa sông Hậu có mật độ ở mùa khô cao hơn mùa mưa, riêng sinh cảnh RNM thì ngược lại..
- Ở sinh cảnh bãi bồi, tính đa dạng thành phần loài đạt thấp nhất trong các sinh cảnh và có sự biến động tương đối lớn giữa mùa mưa và mùa khô..
- Vùng cửa sông Hậu có sự chênh lệch khá cao về thành phần loài cũng như tính đa dạng của động vật phiêu sinh giữa mùa mưa so với mùa khô..
- Các sinh cảnh trong hệ sinh thái rừng ngập mặn có độ tương đồng về thành phần loài khá cao (trên 35%) trong hai mùa mưa và khô..
- Thành phần phiêu sinh động vật tại vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh.
- Động vật phù du và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây Nam Bộ Việt Nam.
- Đa dạng thành phần loài động vật nổi (Zooplankton) ở Hồ Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam