« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng họ lan (Orchidaceae) ở nam bộ với ghi nhận mới một loài thuộc chi Dendrobium cho hệ thực vật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG HỌ LAN (ORCHIDACEAE) Ở NAM BỘ VỚI GHI NHẬN MỚI MỘT LOÀI THUỘC CHI Dendrobium CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM.
- 3 Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- 4 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- 5 Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Ghi nhận mới, họ Lan, Hoàng thảo indragiri, Nam Bộ.
- Nghiên cứu đa dạng họ Lan (Orchidaceae) ở Nam Bộ được thực hiện trong hai năm 2018 và 2019 nhằm mục tiêu đánh giá được thực trạng đa dạng thành phần loài lan ở vùng này.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp điều tra thực địa và thu mẫu, phương pháp so sánh hình thái kết hợp với tra cứu các tài liệu chuyên ngành về họ Lan.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được họ Lan ở vùng nghiên cứu có 324 loài thuộc 84 chi.
- Trong đó, tất cả các loài đều có giá trị làm cảnh, 22 loài làm thuốc và 10 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và 324 loài trong danh lục của CITES.
- Dạng sống của các loài lan cũng được ghi nhận, bao gồm: 247 loài Phong lan (Epi).
- Đặc biệt, ghi nhận mới 1 loài là Hoàng thảo indragiri (Dendrobium indragiriense Schltr.) cho hệ thực vật Việt Nam và bổ sung 64 loài cho hệ thực vật Nam Bộ..
- Nam Bộ là phần đất tận cùng ở phía nam Việt Nam, kéo dài từ phía nam của dãy Trường Sơn đến tận mũi của bán đảo Cà Mau, có tổng diện tích 63.487,85 km 2 , có đơn vị hành chính gồm 2 thành phố và 17 tỉnh là Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau (Sterling et al., 2007.
- Các sinh cảnh đặc trưng ở Nam Bộ là rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn, đồng cỏ, rừng thường xanh và rừng rụng lá, với hệ động thực vật khá đa dạng và phong phú, trong đó có các loài lan rừng.
- Các nghiên cứu và ghi nhận về lan ở Nam Bộ đã được thực hiện ở các Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn thiên nhiên như: Vườn Quốc gia Cát Tiên có 116 loài thuộc 43 chi (Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ [SubFIPI], 2010), Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có 46 loài thuộc 20 chi (Viện Sinh học nhiệt đới [ITB], 2010a), Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát có 28 loài thuộc 19 chi (ITB, 2010b), Vườn Quốc gia Côn Đảo có 18 loài thuộc 15 chi (Lê Xuân Ái &.
- Trần Định Huệ, 2013), Vườn Quốc gia Phú Quốc có 125 loài thuộc 59 chi (Đặng Văn Sơn và ctv., 2017), Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu có 60 loài thuộc 28 chi (SubFIPI, 2009), Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có 28 loài thuộc 22 chi (Lưu Hồng Trường và ctv., 2012), tuy nhiên các nghiên cứu này thiếu mẫu nghiên cứu, còn sai sót về danh pháp và nhiều loài chưa được cập nhật.
- Trong khi đó, Nam Bộ được xem là nơi bảo tồn các loài lan quý hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao cho khu vực phía nam Việt Nam.
- Do vậy, việc điều tra, cập nhật cơ sở dữ liệu về tính đa dạng các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) cho Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng, giúp các nhà quản lý có chiến lược bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và nguồn gene của các loài thuộc họ Lan nói riêng nhằm phục vụ công tác phát triển kinh tế xã hội ở Nam Bộ là cần thết..
- NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) được điều tra và thu thập ở Nam Bộ, Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Tiến hành điều tra và thu mẫu các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) ngoài thực địa, địa điểm điều tra được thiết lập dựa vào đặc điểm phân bố của họ Lan (Orchidaceae), trong đó ưu tiên điều tra ở các Vườn.
- Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và rừng đặc dụng như: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu và rừng đặc dụng Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và rừng đặc dụng Bù Đăng thuộc tỉnh Bình Phước, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh, Vườn Quốc gia Côn Đảo và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vườn Quốc gia Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, rừng đặc dụng Núi Cấm thuộc tỉnh An Giang.
- Bộ mẫu sống được lưu giữ ở Vườn sưu tập lan của Trường Đại học Thủ Dầu Một và bộ mẫu khô/ngâm được lưu giữ ở Bảo tàng động thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam..
- Tên khoa học và dạng sống của các loài thuộc họ Lan được xác định theo phương pháp hình thái so sánh trên cơ sở các tài liệu công bố của Averyanov et al.
- (2005) và Phạm Hoàng Hộ (2003), đồng thời đối chiếu so mẫu với bộ mẫu chuẩn được lưu giữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới.
- Việc chỉnh sửa và cập nhật tên khoa học các loài thuộc họ Lan được tiến hành theo các công bố của Kew science (https://wcsp.science.kew.org) và The Plant List (2013) (http://www.theplantlist.org/)..
- Giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) được xác định dựa theo phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) và các tài liệu có liên quan như: Võ Văn Chi (2012), Phạm Hoàng Hộ (2006), Trần Hợp (1998), Đỗ Tất Lợi (2009), Nguyễn Thiện Tịch (2001).
- Tình trạng bảo tồn của các loài thuộc họ Lan được đánh giá theo Sách đỏ Việt Nam - Phần thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), CITES (2019) và Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ Việt Nam, 2019)..
- Ghi nhận mới một loài thuộc chi Dendrobium cho hệ thực vật Việt Nam Tên Việt Nam: Hoàng thảo indragiri.
- Tên khoa học: Dendrobium indragiriense Schltr., Repert.
- Grastidium indragiriense (Schltr.) Rauschert, Feddes Repert.
- Dendrobium isomerum Schltr., Beibl.
- Grastidium isomerum (Schltr.) Rauschert, Feddes Repert.
- Sinh học và sinh thái: Cây mọc phụ sinh ở rừng thường xanh ven suối ở độ cao 450 m ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Phân bố: Mới chỉ tìm thấy ở Vườn Quốc gia Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, phía Nam Việt Nam..
- Mẫu nghiên cứu: Việt Nam, tỉnh Kiên Giang, Vườn Quốc gia Phú Quốc, độ cao 450 m, ngày 18 tháng 11 năm 2019, Lê Minh Dũng, Trương Bá Vương, PQ100 (VNM - Bảo tàng động thực vật, Viện Sinh học nhiệt đới)..
- Ghi chú: Hoàng thảo Indragiri là loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam và được phát hiện ở.
- Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Đa dạng thành phần loài.
- Kết quả phân tích số liệu thu được ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm, đã xác định được họ Lan (Orchidaceae) ở Nam Bộ có 324 loài thuộc 84 chi, trong đó bổ sung cho Nam Bộ 64 loài (bao gồm 1 ghi nhận mới cho Việt Nam) so với các nghiên cứu trước đó Bảng 1)..
- Danh sách các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) bổ sung.
- STT Tên Khoa học Tên Việt Nam Dạng sống.
- 3 Appendicula floribunda (Schltr.) Schltr.
- 25 Crepidium purpureum (Lindl.) Szlach.
- Hoàng thảo tích tụ Epi.
- F.T.Wang Hoàng thảo hương duyên Epi 32 Dendrobium indragiriense Schltr.
- Hoàng thảo indragiri Epi.
- Hoàng thảo hương lan Epi.
- Hoàng thảo simond Epi.
- Hoàng thảo nhất hoa Epi.
- Nỉ lan nam bộ Epi 53 Pinalia dongnaiensis (Gagnep.) S.C.Chen &.
- 57 Robiquetia succisa (Lindl.) Seidenf.
- Nhãn ngư răng Epi 59 Smitinandia micrantha (Lindl.) Holttum Lan smitinan hoa nhỏ Epi 60 Taeniophyllum daroussinii Tixier &.
- Loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam..
- Họ Lan (Orchidaceae) ở Nam Bộ khá đa dạng và phong phú với 324 loài, chiếm 36,1% tổng số loài lan hiện có ở Việt Nam (897 loài) (Averyanov &.
- Các chi có số lượng loài nhiều nhất ở vùng nghiên cứu gồm: chi Hoàng thảo (Dendrobium) có 60 loài, chiếm 18,5% tổng số loài của họ Lan hiện có ở vùng nghiên cứu.
- Đặc biệt trong đó có một số loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam từ Nam Bộ trong thời gian gần đây như: Lan hoại sinh (Didymoplexis pallens Griff.) được phát hiện từ Vườn Quốc gia Cát Tiên và các loài Vệ lan nhiều hoa (Appendicula floribunda (Schltr.) Schltr.
- Móng rùa Griffith (Oberonia griffithiana Lindl.) được phát hiện từ Vườn Quốc gia Phú Quốc (Vuong et al a, 2019b)..
- Đa dạng về dạng sống.
- Dạng sống của các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) ở Nam Bộ rất đa dạng, phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, một loài có thể có một hoặc hai dạng sống khác nhau (Bảng 2).
- kém đa dạng nhất là nhóm vừa Phong lan (Epi) và Địa lan (Ter) chỉ có 2 loài, chiếm 0,6%.
- Như vậy, nhóm Phong lan (Epi) chiếm tỷ lệ cao nhất (76,2%) tổng số loài trong số các dạng sống hiện có của họ Lan ở vùng nghiên cứu, góp phần làm tăng tính đa dạng cho hệ thực vật ở Nam Bộ nói riêng và cả Việt Nam nói chung..
- Thống kê số lượng loài thuộc các nhóm dạng sống của họ Lan (Orchidaceae).
- Đa dạng về nguồn gen quý hiếm.
- Việc xác định các loài lan nguy cấp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo tồn nguồn gen và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đặc biệt có giá trị này.
- Từ kết quả nghiên cứu, có 10 loài lan (chiếm 3,1% tổng số loài) ở Nam Bộ có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), trong đó có 8 loài được xếp ở thứ hạng Nguy cấp (EN) là Xích hủ thân mập (Agrostophyllum planicaule), Kim điệp (Dendrobium chrysotoxum), Ngọc vạn pha lê (Dendrobium crystallinum), Thủy tiên tua (Dendrobium harveyanum), Nhất điển hoàng (Dendrobium heterocarpum), Thạch mộc.
- Theo Nghị định 06 của Chính phủ, vùng nghiên cứu có 1 loài là Vân hài (Paphiopedilum callosum) được xếp trong nhóm IA- nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, và các loài còn lại thuộc nhóm IIA theo Nghị định này.
- Một số loài lan quý hiếm trong vùng nghiên cứu.
- Đa dạng về giá trị sử dụng.
- Đa số các loài trong họ Lan ở Nam Bộ đều có giá trị kinh tế và thương mại, được sử dụng làm cảnh, chúng thường cho màu sắc đẹp và hương thơm.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 22 loài (chiếm 6,8% tổng số loài) có giá trị dược liệu gồm: A cam sóng (Acampe carinata), A cam cứng (Acampe rigida), Tổ yến Java (Acriopsis liliifolia), Giáng hương (Aerides falcata), Vệ lan móng (Appendicula cornuta), Lan sậy (Arundina graminifolia), Cầu diệp thơm (Bulbophyllum odoratissimum), Kiều lan xếp ba (Calanthe triplicata), Đoạn kiếm lô hội (Cymbidium aloifolium), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium), Thạch hộc lá gươm (Dendrobium acinaciforme), Hồng cầu (Dendrobium aduncum), Tuyết mai (Dendrobium crumenatum), Lan ý thảo (Dendrobium gratiosissimum), Hoàng thảo (Dendrobium nobile), Hà biện lưỡi đỏ (Habenaria rhodocheila), Lan một lá (Nervilia fordii), Bạch phượng (Pecteilis susannae), Tục đoạn kế (Pholidota articulata), Tục đoạn kết hợp (Pholidota imbricata), Ngọc điểm đuôi cáo (Rhynchostylis retusa) và Lan đất bông ngắn (Tropidia curculigoides).
- Đáng chú ý, là các loài Tổ yến Java (Acriopsis liliifolia), Vệ lan móng (Appendicula cornuta), Tuyết mai (Dendrobium crumenatum) và Lan đất bông ngắn (Tropidia curculigoides) bị người dân thu hái nhiều cho mục đích làm thuốc để chữa các bệnh như sốt, đau tai, dịch tả và sốt rét;.
- còn các loài Giáng hương (Aerides falcata), Đoạn kiếm lô hội (Cymbidium aloifolium), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium), Lan ý thảo (Dendrobium gratiosissimum), Hoàng thảo (Dendrobium nobile) và Ngọc điểm đuôi cáo (Rhynchostylis retusa) bị khai thác cho mục đích thương mại do có hoa đẹp, thơm, to và cụm hoa dài mang nhiều hoa.
- Do đó, cần có chính sách ưu tiên bảo tồn và phát triển bềnh vững để tránh mất đi nguồn tài nguyên quí giá này ở hiện tại và trong tương lai..
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được họ Lan (Orchidaceae) ở Nam Bộ có 324 loài thuộc 84 chi..
- Trong đó, tất cả các loài đều có giá trị làm cảnh, 22 loài có giá trị dược liệu, 10 loài trong Sách đỏ Việt Nam – Phần Thực vật (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007), 1 loài trong phụ lục IA và 323 loài trong phụ lục IIA của Nghị định 06/2019/NĐ-CP (Chính phủ Việt Nam, 2019), 1 loài trong phụ lục I và 323 loài trong phụ lục II của CITES..
- Dạng sống của các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) được chia làm 6 nhóm gồm: Phong.
- Ghi nhận mới 1 loài là Hoàng thảo indragiri (Dendrobium indragiriense Schltr.) cho hệ thực vật Việt Nam, và bổ sung 64 loài cho họ Lan trong hệ thực vật Nam Bộ..
- Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Thủ Dầu Một với đề tài có mã số 536/HĐ- NCKHPTCN tháng 12/2019.
- Sách Đỏ Việt Nam - Phần thực vật.
- Chính phủ Việt Nam (2019).
- Nghị định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Số 06/2019/NĐ-CP)..
- Thực vật chí Việt Nam (Họ Lan – Orchidaceae).
- 1789) trong hệ thực vật Nam bộ Việt Nam.
- Đa dạng họ Lan (Orchidaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam .
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
- Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học cho sự phát triển bền vững Côn Đảo.
- Điều tra, giám sát các loài Thực vật (Dầu cát, Sến, Gõ đỏ), khảo sát và giám sát vùng phân bố của 3 kiểu sinh cảnh quan trọng và xây dựng bộ tiêu bản thực vật của Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu.
- 1789 – Họ Lan..
- Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3 (trang 512- 666).
- Cây có vị thuốc ở Việt Nam..
- Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (SubFIPI) (2009).
- Điều tra xây dựng danh lục và.
- tiêu bản thực vật rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
- Phân Viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (SubFIPI) (2010).
- Điều tra bổ sung danh lục thực vật và thảm thực vật rừng VQG Cát Tiên - Chương trình Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Vườn quốc gia Cát Tiên, giai đoạn 2011–2020.
- Lịch sử tự nhiên của Việt Nam.
- Phong lan Việt Nam.
- Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên động thực vật Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát