« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng loài và phân bố rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang


Tóm tắt Xem thử

- Đa dạng loài, phân bố, quần đảo Nam Du, rong biển Keywords:.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng đa dạng loài và phân bố của các loài rong biển tại vùng biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
- Trong hai chuyến khảo sát từ ngày và sử dụng phương pháp điều tra thực địa lặn sâu có khí tài scuba, kết hợp với chụp ảnh, thu mẫu, định loại bằng phương pháp hình thái so sánh, kết quả nghiên cứu đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 35 họ, 20 bộ của 4 ngành rong.
- Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận được 43 loài rong biển kinh tế.
- 1 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ.
- Khu hệ rong biển quần đảo Nam Du có tính nhiệt đới (P = 3,0).
- Rong biển thường phân bố tạo thành các dải hẹp ven bờ các đảo, với loài rong cùi bắp cạnh (Tubinaria decurrens) chiếm ưu thế, có tần suất xuất hiện cao, trên 95% tại các trạm khảo sát và trên 50% sinh lượng nguồn lợi rong biển tại đây..
- Đa dạng loài và phân bố rong biển quần đảo Nam Du, Kiên Giang.
- Rong biển là nhóm thực vật bậc thấp sống ở biển, đây là một hợp phần quan trọng của tài nguyên biển..
- Các thảm rong biển có vai trò rất lớn đối với hệ sinh thái biển và với đời sống của con người.
- rong biển còn có giá trị rất lớn đối với các hoạt động sống của con người như cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến (chiết xuất keo agar, alginate, carrageenan.
- làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh,… Mặt khác, do có sinh lượng lớn nên rong biển đã tạo ra nguồn vật chất hữu cơ khá lớn cho hệ sinh thái biển.
- Rong biển không chỉ cung cấp sản phẩm sơ cấp trực tiếp vào môi trường biển mà còn cung cấp vật bám cho các loài tảo bám bì sinh, một quần thể có năng suất sinh học rất cao (Nguyễn Hữu Đại, 1999.
- Với giá trị quan trong như vậy, nên các quốc gia có biển đều chú trọng, quan tâm nghiên cứu về rong biển..
- Tuy vậy, những hiểu biết về nguồn lợi sinh vật biển nói chung, nguồn lợi rong biển nói riêng tại quần đảo này còn chưa nhiều, các kết quả nghiên cứu còn rải rác, chưa có tính hệ thống, ít được biết đến..
- Nếu có được thông tin đầy đủ về nguồn lợi rong biển tự nhiên tại quần đảo này, sẽ là cơ sở khoa học quan trọng để đưa ra được kế hoạch khai thác hợp lý, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn lợi, bảo vệ môi trường, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế biển của nước ta.
- Với mong muốn đó, để có các cơ sở khoa học ban đầu, bài viết này sẽ đề cập đến những kết quả nghiên cứu mới nhất về đa dạng loài và nguồn lợi rong biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang..
- Phạm vi không gian: Là vùng biển quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Du đến độ sâu khoảng 15 - 20 m nước trở vào, tập trung vào các khu vực rong biển phân bố..
- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu vào các loài rong biển có kích thước lớn (marine macroalgae) thuộc 4 ngành rong (Lam, Lục, Đỏ và Nâu)..
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan: Sử dụng phương pháp kéo Manta tow để xác định tổng quan khu vực nghiên cứu, đánh giá nhanh về khu vực phân bố, diện tích phân bố, độ phủ, lựa chọn các trạm điều tra, khảo sát rong biển..
- Hình 1: Sơ đồ các trạm điều tra, khảo sát rong biển Phương pháp điều tra, thu mẫu: Điều tra, thu.
- mẫu vùng triều dựa theo Quy phạm tạm thời điều tra tổng hợp biển, phần rong biển của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (1981).
- Hình 2: Thu mẫu rong biển vùng dưới triều.
- Phương pháp xác định các loài rong biển kinh tế:.
- Để xác định danh mục và nhóm công dụng của các loài rong biển kinh tế, bài viết dựa trên kết quả nghiên cứu về giá trị và công dụng sử dụng của các loài rong biển đã được công bố theo các tài liệu của Chapman and Chapman (1980).
- mục loài rong biển đã được xác định tại vùng biển quần đảo Nam Du..
- Nghiên cứu phân bố rong biển:.
- Nghiên cứu phân bố rộng (phân bố tại các trạm khảo sát): Sử dụng chỉ số tương đồng (S) theo Sorensen (1948) để đánh giá:.
- Nghiên cứu phân bố sâu (phân bố thẳng đứng):.
- Phân bố sâu của rong biển được xác định theo các mức phân chia vùng triều gồm: vùng trên triều, vùng triều và vùng dưới triều.
- Dựa vào bảng thủy triều năm đối với cảng Hà Tiên) và đồng hồ đo độ sâu để xác định vị trí, độ sâu phân bố của rong biển..
- Nghiên cứu khu hệ rong biển: Áp dụng theo phương pháp đánh giá của Cheney (1977):.
- Tổng số loài rong Nâu.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đa dạng loài rong biển 3.1.1 Thành phần loài.
- Kết quả phân tích các mẫu vật thu thập từ hai chuyến điều tra, khảo sát năm đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 35 họ, 20 bộ của 4 ngành rong tại vùng biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
- Danh mục thành phần loài rong biển quần đảo Nam Du được thể hiện ở Bảng 1..
- Bảng 1: Danh mục thành phần loài rong biển quần đảo Nam Du.
- Loài rong biển kinh tế.
- Trong 20 bộ rong biển được xác định, bộ rong lông hồng (Ceramiales) có số loài được xác định nhiều nhất với 14 loài.
- Tính đa dạng các taxon rong biển phân bố tại vùng biển ven các đảo tại quần đảo Nam Du được thể hiện trung bình cứ 1 bộ có 1,75 họ và 4,8 loài rong biển..
- 3.1.3 Các loài rong biển kinh tế, quý, hiếm Kết quả điều tra thực địa, đối chiếu danh mục loài đã xác định và danh mục các loài rong biển kinh tế đã công bố, kết quả đã ghi nhận được 43 loài rong biển có giá trị kinh tế tại vùng biển quần đảo Nam Du.
- Từ giá trị kinh tế của các loài, bài viết sắp xếp các loài rong biển kinh tế tại quần đảo Nam Du theo các nhóm công dụng chủ yếu sau:.
- Các loài rong biển quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng: Đối chiếu với Sách Đỏ Việt Nam (2007);.
- Hiện nay tại quần đảo Nam Du, loài rong cùi bắp cạnh Turbinaria decurrens phát triển rất tốt, chúng tạo thành các thảm rong biển phân bố dày, có độ phủ cao dọc ven bờ các đảo nhỏ thuộc quần đảo Nam Du.
- Kết quả tính toán về sinh lượng nguồn lợi cũng cho thấy, loài rong này chiếm trên 50% sinh lượng nguồn lợi trung bình các loài rong biển tại các trạm khảo sát này (sinh lượng trung bình đạt g/m 2 , chiếm khoảng 54,2% so với sinh lượng trung bình nguồn lợi rong biển phân bố tại quần đảo Nam Du g/m 2.
- Nghiên cứu về rong biển tại quần đảo Nam Du từ trước đến nay chưa được thực hiện, vì vậy kết quả nghiên cứu và công bố này là hoàn toàn mới, giúp cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh về hiện trạng đa dạng thành phần loài rong biển tại quần đảo Nam Du mà từ trước đến nay còn ít được biết đến.
- Để đánh giá mức độ phong phú, đa dạng loài rong biển quần đảo Nam Du với các khu vực lân cận.
- Bảng 3: So sánh mức độ đa dạng loài rong biển quần đảo Nam Du với một số khu vực trong vịnh Thái Lan.
- Từ Bảng 3 cho thấy, so với Phú Quốc (bao gồm cả quần đảo An Thới) và quần đảo Thổ Chu, quần đảo Nam Du là khu vực có mức độ đa dạng loài rong biển ở mức trung bình.
- Tuy nhiên khi so sánh về mức độ đa dạng các taxon, quần đảo Nam Du cũng không thua kém so với Phú Quốc, mặc dù diện tích vùng triều cho rong biển phân bố tại Phú Quốc là tương đối lớn so với quần đảo Nam Du.
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, có đến 23 họ rong biển được xác định tại quần đảo Nam Du chỉ có từ 1 - 2 loài/họ..
- Chính sự đa dạng của các kiểu nền đáy này đã dẫn đến sự đa dạng của các loài rong biển phân bố tại quần đảo Nam Du..
- Ngoài đánh giá về đa dạng thành phần loài, việc xác định danh mục loài và giá trị sử dụng của các các loài/nhóm loài rong biển kinh tế cũng sẽ góp phần cho việc lựa chọn đối tượng, xây dựng kế hoạch cho khai thác, nuôi trồng, định hướng quản lý và phát triển nguồn lợi rong biển tại quần đảo Nam Du..
- Kết quả nghiên cứu về các loài rong biển kinh tế, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cho việc quyết định đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục các loài rong biển quý, hiếm, cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi và phát triển ở Việt.
- Nếu vẫn tiếp tục duy trì và phát triển ổn định nguồn lợi rong biển này, có thể trong một tương lai gần, nếu loài này vẫn phát triển tốt, thì đây sẽ là một trong những cơ sở khoa học quan trọng để có thể đề xuất đưa loài này ra khỏi danh mục các loài rong biển quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cần ưu tiên bảo vệ, phục hồi và phát triển ở Việt Nam..
- 3.2 Phân bố rong biển 3.2.1 Phân bố rộng.
- Kết quả nghiên cứu phân bố rộng của rong biển tại 24 trạm khảo sát quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Du cho thấy, về số loài xác định tại các trạm nghiên cứu dao động từ 9 đến 30 loài.
- Hình 5: Phân tích không gian hai chiều MDS Rong biển phân bố liên quan mật thiết đến các kiểu thể nền, các nền đáy cứng như rạn đá, rạn san hô chết rất thích hợp cho sự phân bố của rong biển;.
- các kiểu nền đáy đá sỏi, đáy mềm (cát, bùn), đáy bị huyền phù bao phủ sẽ ít rong biển phân bố.
- Mức độ tương đồng loài không cao giữa các trạm nghiên cứu cũng đã thể hiện được sự đa dạng của các kiểu nền đáy cũng như mức độ đa dạng loài rong biển phân bố tại quần đảo Nam Du..
- Kết quả nghiên cứu phân bố rộng cũng cho thấy, tại quần đảo Nam Du, đặc trưng phân bố của rong biển là dạng phân bố sát ven bờ.
- Do nền đáy xung quanh đảo phần lớn đặc trưng bởi dạng nền đáy cứng (đá tảng lớn), một số khu vực nền đáy tương đối dốc, do đó các thảm rong biển chủ yếu phân bố từ bờ ra đến khoảng 100 m, nhiều khu vực chỉ phân bố từ bờ ra đến khoảng 10 - 15 m.
- Càng ra xa, độ sâu lớn hơn, rong biển phân bố càng ít, bởi bề mặt nền đáy nhiều khu vực bị huyền phù phủ kín, vì vậy rong biển rất khó phát triển.
- Nhóm loài đặc trưng phân bố tại quần đảo Nam Du là loài rong cùi bắp cạnh (Turbinaria decurrens), phân bố trên nền đáy đá tảng và đá rạn san hô, tạo thành các thảm rong biển hẹp phân bố ở hầu khắp xung quanh các đảo thuộc quần đảo Nam Du.
- Một số nhóm rong biển có sinh lượng đáng kể khác như rong mơ (Sargassum), rong mào gà.
- 3.2.2 Phân bố sâu.
- Phân bố sâu của rong biển được xác định phân bố theo các mức triều bao gồm: vùng trên triều, vùng triều và vùng dưới triều.
- Kết quả điều tra, đánh giá phân bố sâu của rong biển tại vùng biển quần đảo Nam Du cho thấy:.
- Khu vực vùng trên triều: Là vùng thường xuyên phơi bãi, không bao giờ ngập nước, kết quả nghiên cứu không thấy xuất hiện rong biển phân bố..
- Do biên độ triều trong vịnh Thái Lan là tương đối thấp, vì vậy trong vùng triều, việc xác định ranh giới giữa các đới triều: triều cao, triều giữa và triều thấp là rất khó khăn, do đó bài viết chỉ đánh giá chung cho các loài rong biển phân bố tại khu vực vùng triều.
- Rong biển phân bố đặc trưng tại khu vực này chủ yếu là các nhóm loài: Lyngbya, Phormidium, Ulva, Chaetomorpha, Caulerpa, Gelidiella, Boodlea, Lobophora, Amphiroa, Colpomenia, Sargassum, Tubinaria,….
- Khu vực vùng dưới triều: Đây là vùng thường xuyên ngập nước, rong biển phân bố chính tại phần trên của vùng dưới triều (từ 0 m hải đồ đến độ sâu 15 m nước).
- Tại vùng này, độ sâu từ 0,5 m đến 5 - 6 m nước, rong biển phân bố tập trung hơn cả với các nhóm loài như: Sargassum, Tubinaria, Caulerpa, Codium, Peyssonnelia, Halimeda, Titanophora, Padina, Lobophora, Bryopsis, Caulerpa, Gracilaria, Colpomenia, Hypnea, Dictyosphaeria, Amphiroa, Laurencia, Dictyota, Wurdemannia,....
- Càng xuống sâu phân bố của rong biển càng ít, đặc biệt ở phần dưới của vùng dưới triều (từ 15 m nước trở xuống), rất ít bắt gặp rong biển phân bố.
- Rong biển phân bố tại khu vực này rất rải rác, ít sinh lượng, mật độ thấp với một số nhóm loài như:.
- Việc xác định phân bố của rong biển theo mặt rộng, theo độ sâu sẽ hỗ trợ cho việc xác định các vùng phân bố tập trung cũng như xác định các giới hạn độ sâu phân bố của rong biển.
- Kết hợp với phương pháp điều tra tổng quan (phương pháp kéo Malta tow) và điều tra khảo sát chi tiết, nhập dữ liệu, giải đoán trên bản đồ, sẽ xác định được diện tích phân bố, sinh lượng của rong biển tại từng khu vực..
- Trên cơ sở đó sẽ tính toán được trữ lượng nguồn lợi rong biển tự nhiên tại quần đảo này..
- 3.3 Khu hệ rong biển.
- Khi nghiên cứu về tính chất một khu hệ rong biển, một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó là kết quả tương tác lâu dài và tổng hợp của các yếu tố môi trường và tính thích nghi của các loài rong biển tại khu vực đó.
- Các yếu tố môi trường có liên quan mật thiết đến phân bố của rong biển như: nhiệt độ, độ muối, độ pH, hàm lượng dinh dưỡng hòa tan, dòng chảy, chất đáy.
- trong đó yếu tố nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng và ngưỡng nhiệt độ của mỗi loài thường được sử dụng làm chỉ tiêu để xác định tính chất khu hệ rong biển.
- Từ các nghiên cứu, Cheney (1977) đã đưa ra phương pháp để xác định tính chất của một khu hệ rong biển dựa theo số lượng các loài rong biển phân bố tại khu vực đó.
- Dựa trên phương pháp này, tính chất khu hệ rong biển quần đảo Nam Du được đánh giá như sau:.
- Như vậy, với P = 3, khu hệ rong biển quần đảo Nam Du có tính nhiệt đới (hay tính hỗn hợp), giới hạn nhiệt độ nước trung bình cho các loài rong biển phân bố tại khu vực này >.
- Đã xác định được 96 loài rong biển thuộc 35 họ, 20 bộ của 4 ngành rong tại vùng biển quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang.
- Rong biển kinh tế ghi nhận được 43 loài, trong đó ngành rong Lục có 10 loài, ngành rong Đỏ 15 loài và ngành rong Nâu 18 loài.
- Rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ ghi nhận được 01 loài: rong cùi bắp cạnh.
- Hiện loài rong này đang phát triển rất tốt, chiếm trên 50% sinh lượng nguồn lợi rong biển tại đây..
- Rong biển phân bố tập trung ở độ sâu từ 0,5 m đến 5 - 6 m, tạo thành các dải hẹp ven bờ các đảo..
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi, khả năng khai thác, nuôi trồng, bảo tồn và phát triển nguồn lợi rong biển kinh tế, quý, hiếm tại quần đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang..
- Xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Hải sản và Ban chủ nhiệm đề tài KC Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng nguồn lợi và khả năng khai thác, nuôi trồng các loài rong biển kinh tế tại các đảo tiền tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” đã hỗ trợ về kinh phí và cho phép chúng tôi sử dụng số liệu để hoàn thành bài báo này..
- Hiện trạng về đa dạng thành phần loài rong biển ở các đảo đã khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam.
- Rong biển Việt Nam: Phần phía Bắc.
- Quy phạm điều tra rong biển (QPVN 17-79).
- Nguồn lợi rong biển.
- Rong biển Việt Nam: Phần phía Nam.
- Rong biển dược liệu Việt Nam.
- Chế biến rong biển..
- Hội rong biển Nhật Bản