« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển Tiên Yên, Đầm Hà, Quảng Ninh và vấn đề bảo tồn


Tóm tắt Xem thử

- Ngoài ra, RNM còn có giá trị to lớn về phòng hộ ven biển chắn sóng, gió bão và lũ lụt, xói mòn, bảo vệ nguồn hải sản vùng Đông Bắc của đất nước và cuộc sống của người dân ven biển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
- Tuy nhiên, RNM tại khu vực này đang chịu sức ép rất lớn từ các hoạt động phát triển và sự gia tăng dân số, quản lý và bảo tồn không hiệu quả..
- Vùng cửa sông ven biển Đông Hải - Tiên Yên và Đại Bình - Đầm Hà, Quảng Ninh có các hệ sinh thái đất ngập nước đặc thù với các cánh rừng ngập mặn còn khá tốt cùng với các bãi triều và bãi bùn ven sông.
- Bên cạnh đó, khu vực này còn có các đồi núi thấp cùng với những vườn nhà.
- Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu tổng thể nào về khu hệ động, thực vật cũng như các hệ sinh thái của khu vực.
- Báo cáo này là kết quả nghiên cứu được triển khai trong khuôn khổ Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì thực hiện từ năm 2008 đến 2009..
- ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI Đặc điểm tự nhiên của khu vực.
- Xã Đông Hải, huyện Tiên Yên là một xã miền núi ven biển nằm ở phía Đông, cách huyện lỵ Tiên Yên khoảng 17 km, có diện tích tự nhiên là 4.824,74 ha (số liệu kiểm kê đất đai năm 2005)..
- Xã Đại Bình, huyện Đầm Hà là một xã miền núi ven biển nằm về phía Nam, cách thị trấn Đầm Hà khoảng 5 km, với tổng diện tích tự nhiên đất nổi là 3.022,17 ha (Hình 1)..
- Nhìn chung cả Đông Hải và Đại Bình đều mang đặc điểm của địa hình vùng núi ven biển phía Đông Bắc Bắc Bộ có tính đa dạng khá cao.
- Vùng ven biển này được cải tạo thành đất canh tác nông nghiệp và người dân khai thác một phần cho nuôi trồng thủy hải sản, phần lớn còn lại là các bãi sú vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thủy triều.
- Khu vực nghiên cứu.
- Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm của khu vực là 22,4 o C, dao động từ 18-28 o C.
- l Mùa hè, gió thường thổi theo hướng Nam và Đông Nam từ biển vào từ tháng 5 đến tháng 9, mang theo nhiều hơi nước, dễ gây ra mưa lớn, nên lượng mưa hàng năm vào mùa này cao hơn các vùng khác, chính vì vậy, khu vực này cũng thường chịu ảnh hưởng của bão trong thời gian này..
- Về mùa mưa, từ các khu vực đồi núi phía Bắc và Tây Bắc, lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết, gây lũ lụt và sạt lở.
- Khu vực phía Nam và Đông Nam của xã Đông Hải cũng như của xã Đại Bình chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều thuần nhất (một lần nước lên và một lần nước xuống trong ngày).
- Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất.
- Trên cơ sở kiến tạo địa chất, địa hình, có thể chia xã Đông Hải và Đại Bình thành hai vùng chính là vùng đồi núi và vùng đất bằng ven biển..
- l Đất bằng ven biển: Bao gồm các cồn cát, bãi cát và đất mặn.
- Tài nguyên nước.
- l Nguồn nước mặt: Cả Đông Hải và Đại Bình đều có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú.
- Với lượng mưa trung bình hàng năm lớn, vào mùa mưa, nước mặt của khu vực là rất dồi dào, chất lượng khá tốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt.
- Tuy nhiên, nước mặt của khu vực phân bố không đều cả về thời gian và không gian, do đặc điểm thời tiết, khí hậu cũng như phân bố không đều của các sông suối bị địa hình chia cắt.
- Hiện tại, phần lớn cư dân của khu vực đều đang sử dụng nước giếng làm nước sinh hoạt và ăn uống hàng ngày.
- Tuy nhiên, một số khu vực ven biển có hiện tượng nhiễm mặn về mùa khô..
- l Tài nguyên nước mặn: Khu vực có diện tích mặt biển khá rộng với chất lượng nước biển được đánh giá là tương đối tốt, ít chịu ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo..
- Hàng năm, khu vực Tiên Yên và Đầm Hà chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão và khoảng tới 3-4 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp.
- Tháng có nhiều bão đổ bộ vào khu vực là tháng 7 và tháng 8, sớm hơn các khu vực khác ở miền Bắc.
- Hậu quả đi kèm với bão thường là mưa to gió lớn và gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực.
- Tốc độ gió lớn nhất khi có bão tới trên 20 m/s, thậm chí không hiếm những cơn bão tốc độ lớn hơn 40 m/s, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực nuôi trồng thủy sản.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội, nhân văn khu vực Đông Hải và Đại Bình Dân số và dân tộc.
- Xã Đại Bình.
- Xã Đại Bình có 5 dân tộc sinh sống.
- Xã Đông Hải.
- Đông Hải có 7 dân tộc sinh sống.
- Tại khu vực nghiên cứu, người dân canh tác 2 vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa.
- Bờ biển dài, diện tích bãi triều lớn, chất đáy tại các vùng bãi triều ven biển trong khu vực rất phù hợp cho việc phát triển nuôi các loài nhuyễn thể có giá trị như ngao, sò.
- Khu vực nghiên cứu có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thủy sản nước lợ..
- Trước năm 1993, từ bờ ngăn đất làm nông nghiệp của các xã ra phía biển đều là các bãi triều, phong trào nuôi trồng thủy sản đã được bắt đầu tại khu vực từ năm 1994.
- Vùng nuôi trong bãi được sử dụng để nuôi ngao, nghêu, sò theo hình thức quây lưới quanh khu vực nuôi.
- Đây là những số liệu tương đối đầy đủ đầu tiên về các loài sinh vật đã được xác định tại vùng cửa sông ven biển Đông Hải - Tiên Yên và Đại Bình - Đầm Hà, Quảng Ninh (Bảng 1)..
- Danh mục đa dạng sinh học của khu vực nghiên cứu.
- Xã Đại Bình có 1.105,68 ha đất rừng (tính năm 2005), chiếm 36,59% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 77,8 ha rừng sản xuất và rừng trồng, 1.027,88 ha rừng phòng hộ - chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) (UBND xã Đại Bình, 2007)..
- Kết quả điều tra khu vực nghiên cứu đã xác định được 228 loài thực vật, trong đó 64 loài thuộc 35 họ thực vật được phát hiện trong khu vực hoặc liền kề với các khu rừng ngập mặn (Hoàng Văn Thắng và cs., 2009).
- l Nhóm cây tham gia rừng ngập mặn có 43 loài thuộc 25 họ thực vật, các loài có số lượng cá thể lớn và phân bố rộng trong khu vực nghiên cứu như: lức (Pluchea indica), rau mui (Wedelia biflora), cóc kèn (Derris trifolia), sậy (Phragmites vallatoria)....
- Kết quả điều tra thực địa của Đặng Anh Tuấn (2008) và Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2009) đã phân loại và sắp xếp các quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu thành 7 quần xã..
- Kết quả phân tích mẫu thực vật nổi tại các trạm khảo sát khu vực ven biển cửa sông hai xã Đại Bình và Đông Hải xác định được 69 loài thực vật nổi nằm trong 3 ngành tảo là tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lam (Cyanophyta) và tảo Giáp (Pyrrophyta).
- Các trạm gần cửa sông, thành phần loài ít hơn khu vực xã của sông.
- Thành phần động vật nổi khu vực ven biển cửa sông Đại Bình và Đông Hải xác định được với 58 loài và nhóm loài thuộc nhóm Chân mái chèo (Copepoda), nhóm Râu ngành (Cladocera) và các nhóm khác như Giáp xác (Crustacea), Thân mềm (Mollusca), Vỏ bao (Ostracoda), Giun nhiều tơ (Polychaeta)....
- Ngược với thành phần loài TVN, thành phần loài ĐVN lại cao nhất thuộc khu vực trong cửa sông và giảm dần ra phía ngoài ven biển.
- Các nhóm ĐVN đa phần là những loài phổ biến, thường gặp tại khu vực cửa sông ven biển trên toàn khu vực.
- Không thấy có biểu hiện sai khác nhiều so vơí thành phần ĐVN lân cận và khu vực..
- Dựa vào các nguồn tài liệu hiện có và kết quả thu thập các mẫu động vật đáy sống ở rừng ngập mặn, ven biển hai xã Đại Bình và Đông Hải (Tiên Yên) đã thống kê được 240 loài và phân loài động vật đáy thuộc 61 họ, 131 giống và được phân bố trong 9 nhóm: Giun nhiều tơ (Polychaeta), Sâu đất (Sipunculida), Chân bụng (Gastropoda), Hai mảnh vỏ (Bivalvia), Cua (Brachyura), Tôm (Macruna), Chân miệng (Stomatopoda), Chân rễ (Cirripedia) và Chân đầu (Cephalopoda).
- làm cho tính chất biến động của các nhóm Động vật đáy thay đổi theo không gian và thời gian ở khu vực nghiên cứu, làm cho sự thống kê chưa được đầy đủ.
- Các loài động vật đáy có giá trị kinh tế.
- Hai đối tượng này chỉ gặp ở ven biển và hải đảo vùng Quảng Ninh..
- Hầu hết các loài Giáp xác được sử dụng làm thức ăn ở ven biển Đầm Hà và Tiên Yên.
- Côn trùng điều tra thu thập được ở khu vực cửa sông ven biển Đông Hải và Đại Bình gồm 112 loài, trong đó đã định loại được 8 loài, còn 18 dạng loài chưa được định loại (chỉ đến giống hay đến họ)..
- Các loài cá có giá trị kinh tế.
- Kết quả điều tra, nghiên cứu tại khu vực này cho thấy, ít nhất có 12 loài thú đã được ghi nhận ở khu vực cửa sông Tiên Yên - Đầm Hà.
- Ngoài các loài thú sống ở cạn, khu vực này còn có loài Cá heo lưng bươu Thái Bình Dương (Sousa chinensis) là loài thường được ghi nhận ở phía Bắc của Vịnh Bắc Bộ..
- Khu vực nghiên cứu nhìn chung khá đa dạng, có các cảnh quan vùng cửa sông (cửa sông hình phễu) ven biển, vịnh biển, các vụng nhỏ giữa các đảo.
- Vùng triều các đảo ở khu vực có thể được phân chia thành 3 vùng triều như sau:.
- Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tiên Yên - Đầm Hà Ý nghĩa xuyên quốc gia.
- Các sinh cảnh như bãi triều, RNM, hệ thống lạch triều, vùng nước cửa sông trong khu vực ĐNN cửa sông Tiên Yên - Đầm Hà là nơi quần cư của các loài sinh vật, nhiều loài trong chúng có giá trị như cua, ghẹ, ngao, sâu đất.
- Quản lý bảo tồn.
- Trong thời gian qua, chính quyền và nhân dân Tiên Yên và Đầm Hà đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển của cả hai xã Đông Hải và Đại Bình.
- đã làm suy giảm và thậm chí hủy diệt các loài và hệ sinh thái tại khu vực.
- Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng.
- Một trong những mô hình quản lý bảo tồn tài nguyên ven biển đang được nghiên cứu áp dụng thử nghiệm tại khu vực và tỏ ra có hiệu quả bước đầu, được nhân dân và chính quyền địa phương hết sức ủng hộ và hưởng ứng là “quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng”..
- Như nhiều tài nguyên thiên nhiên khác, việc quản lý tài nguyên ven biển thông qua các cơ quan, chính quyền trung ương đã bị thất bại trong việc hạn chế khai thác tài nguyên quá mức và những tác động hủy diệt.
- Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xướng.
- Vì vậy, ngày càng có nhiều người sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển và trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phương.
- Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là hoạt động nhằm định hướng các vấn đề thông qua kiểm soát, quản lý tài nguyên mang tính địa phương hơn.
- Khi quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trở nên tiến bộ hơn, nó sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng ven biển một cách toàn diện hơn.
- Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một nỗ lực làm cho cộng đồng “được kiểm soát hơn”..
- Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt, ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng ven biển.
- Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi hỏi và giành được quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ.
- Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản dưới đây:.
- Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng có các nội dung chính là:.
- Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên;.
- Kết quả điều tra, khảo sát đa dạng sinh học tại khu vực Tiên Yên và Đầm Hà đã xác định được tại khu vực có: 69 loài thực vật nổi, 58 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 228 loài thực vật bậc cao (trong đó có 18 loài ngập mặn chính thức, 43 loài tham gia rừng ngập mặn), 240 loài động vật đáy, 112 loài côn trùng, 152 loài cá, 57 loài lưỡng cư và bò sát, 77 loài chim và 13 loài thú, trong đó, có 5 loài đặc hữu, 30 loài hiếm và 5 loài bị nguy cấp..
- Có 7 quần xã thực vật rừng ngập mặn ở khu vực nghiên cứu được phân loại và tính toán các đặc trưng của quần xã.
- Quần xã sú chiếm diện tích lớn nhất và Đâng là loài có các trị số giá trị của loài cao nhất, chúng quyết định cấu trúc của 4 quần xã trong tổng số 7 quần xã ở khu vực nghiên cứu.
- Những nỗ lực của công tác quản lý bảo tồn tại khu vực còn nhiều hạn chế..
- Mô hình quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng được thử nghiệm tại khu vực đang tỏ ra có hiệu quả, cần được hoàn thiện và nhân rộng..
- Khu hệ cá vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn.
- Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03.
- Báo cáo kết quả điều tra thực vật nổi vùng ven biển Cửa Lục Hòn Gai - Quảng Ninh.
- Môi trường và sinh vật nổi khu vực ven biển xã Đại Bình, huyện Đầm Hà và xã Đông Hải, huyện Tiên Yên - tỉnh Quảng Ninh.
- Kết quả khảo sát lưỡng cư, bò sát ở vùng ven biển Tiên Yên, Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Hiện trạng về nguồn lợi, tình hình khai thác và quản lý động vật đáy trong hệ sinh thái rừng ngập mặn xã Đại Binh - huyện Đầm Hà và xã Đồng Rui - huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Khu hệ thực vật vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn.
- Kinh tế-xã hội và hiện trạng năng lực quản lý bảo tồn trong vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải, huyện Tiên Yên và xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về Bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.08.03..
- Khu hệ côn trùng vùng cửa sông ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, đánh giá những giá trị bảo tồn.
- Báo cáo chuyên đề Nhiệm vụ Nhà nước về bảo vệ môi trường “Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh” QMT.
- Đánh giá tổng quan về tài nguyên Đa dạng sinh học vùng cửa sông Tiên Yên - Ba Chẽ, Quảng Ninh.
- Triển khai áp dụng và hoàn thiện mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển xã Đông Hải - huyện Tiên Yên và xã Đại Bình - huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.
- Quảng Ninh.