« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng thành phần loài giáp xác (crustacea) trong hệ sinh thái rạn san hô của Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI GIÁP XÁC (CRUSTACEA) TRONG HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ CỦA VIỆT NAM.
- Giáp xác là nhóm loài có giá trị kinh tế trong hệ sinh thái rạn san hô, tuy nhiên, danh mục thành phần loài đến nay vẫn chưa được cập nhật đầy đủ.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá và cập nhật đa dạng thành phần loài giáp xác trong rạn san hô ven bờ và ven đảo Việt Nam.
- Dự án I.2 được thực hiện trong các năm 2010, 2011và 2015, dự án I.8 được thực hiện năm 2015 và 2016, hai dự án I.2 và I.8 đã khảo sát lặn SCUBA và thu thập mẫu vật giáp xác.
- Kết quả đã xác định được 106 loài giáp xác của 45 giống thuộc 23 họ trong 02 bộ của ngành phụ Crustacea.
- Trong đó, có 55 loài trong rạn san hô ven bờ và 92 loài trong rạn san hô ven đảo.
- Chỉ số tương đồng Sorensen giữa các vùng rạn san hô ven bờ dao động trong khoảng từ và vùng rạn san hô ven đảo trong khoảng 0,61- 0,93.
- Chỉ số đa dạng loài giáp xác (H’) của vùng rạn san hô ven bờ và ven đảo đạt mức trung bình lần lượt là 1,41 và 0,83.
- Đa dạng thành phần loài giáp xác (crustacea) trong hệ sinh thái rạn san hô của Việt Nam.
- Hiện nay nguồn lợi giáp xác ở vùng rạn san hô ven bờ và ven đảo trải dài từ Bắc vào Nam đang bị khai thác mang tính tận diệt như: ghẹ xanh Portunus pelagicus (Linnaeus, 1758), cua huỳnh đế Ranina ranina (Linnaeus, 1758), tôm hùm bông Penaeus semisulcatus (de Hann, 1850) là nhóm có giá trị kinh tế cao, chúng cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cung cấp trực tiếp cho con người, có giá trị thương mại, du lịch phục vụ cho chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu cao (Nguyễn Quang Hùng và ctv, 2016).
- Chúng đang bị mất môi trường sống bởi các hoạt động khai thác của con người tại các hệ sinh thái, làm ảnh hưởng và thu hẹp môi trường sống của nhóm loài giáp xác đang phân bố khắp các hệ sinh thái rạn san hô..
- Nhóm động vật giáp xác được tiến hành nghiên cứu ở nhiều quy mô khác nhau trên các đối tượng có giá trị kinh tế như: việc phục hồi rừng ngập mặn và nguồn lợi cua giống (Lê Văn Tuấn, 1999), Cấu trúc quần đàn các loài thủy sản di nhập vào đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế (Lê Văn Miên, 2000), nghiên cứu về giống ghẹ Charybdis (Portunidae) ở Việt Nam (Nguyễn Văn Chung, 2001), đánh giá nguồn lợi họ cua bơi (Portunidea) tại khu bảo tồn Phú Quốc, Kiên Giang (Phùng Văn Giỏi, 2018) và trên nhiều đối tượng khác nhau tại các hệ sinh thái như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái bãi bồi cửa sông, hệ sinh thái đầm phá… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về đa dạng thành phần loài nhóm giáp xác tại hệ sinh thái rạn san hô ven bờ và ven đảo trên phạm vi cả vùng biển Việt Nam vẫn chưa được công bố rộng rãi và chi tiết.
- Đặc điểm phân bố của nhóm loài giáp xác theo vùng địa lý và sinh cảnh nền đáy san hô cũng chưa được quan tâm nghiên cứu chi tiết.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Rạn san hô ven bờ: Nghiên cứu được tiến hành tại 06 rạn san hô đại diện cho vùng ven bờ biển Miền Trung bao gồm: Nghi Sơn (Thanh Hóa).
- (A) Địa điểm khảo sát rạn san hô ven bờ.
- (B) Địa điểm khảo sát rạn san hô ven đảo Hình 1: Địa điểm khảo sát thành phần loài giáp.
- xác tại các rạn san hô ven bờ (A) và rạn san hô ven đảo (B) của Việt Nam.
- Rạn san hô ven đảo:Nghiên cứu được thực hiện tại 19 rạn san hô đại diện cho vùng ven đảo Việt Nam bao gồm: Hòn Mê (Thanh Hoá).
- Thành phần loài nhóm giáp xác (Crustacea) được khảo sát và thu mẫu tại các rạn san hô ven đảo trong các năm và tại các rạn san hô ven bờ biển Miền Trung trong năm .
- Tiểu dự án I.2 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững”.
- Thu mẫu định lượng: Dọc theo dây mặt cắt 100m x 5m chiều rộng, tiến hành thu toàn bộ các loài giáp xác trong phạm vi khảo sát.
- Thu mẫu định tính: Thu mẫu đa dạng thành phần loài giáp xác được thực hiện dọc theo dây mặt cắt và mở rộng ngoài phạm vi 5m chiều rộng để đánh giá tối đa mức đa dạng thành phần loài.
- Tìm kiếm trong các hang, hố sâu hoặc trong các rạn đá và rạn san hô.
- Thành phần loài giáp xác được phân loại theo các tác giả Brusca and Brusca (1990), FAO (1998), Costello et al (2001), Davie (2002), Grave et al..
- Phương pháp hiệu chỉnh, cập nhật danh pháp Danh pháp các loài giáp xác được sắp xếp và phân loại theo tài liệu Luật quốc tế về danh pháp động vật - International Cod of Zoological Nomenclature (ICZN)..
- Danh pháp giáp xác của dự án được hiệu chỉnh và cập nhật theo WoRMS Website http://www.marinespecies.org - WoRMS).
- Chỉ số đa dạng loài.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đa dạng thành phần loài 3.1.1 Cấu trúc thành phần loài.
- Kết quả điều tra đánh giá trong các năm tại vùng ven bờ và ven đảo Việt Nam đã xác định tổng cộng 106 loài giáp xác của 45 giống.
- Trong tổng số 106 loài vùng biển Việt Nam đã xác định được 55 loài trong rạn san hô ven bờ chiếm 51,8%, trong rạn san hô ven đảo xác định được 92 loài chiếm 86,7%..
- Trong tổng số 45 giống cũng đã xác định được 29 giống trong rạn san hô ven bờ chiếm 40,8%, trong vùng rạn san hô ven đảo là 42 giống chiếm 59,2%..
- Trong tổng số 23 họ được xác định tại vùng biển Việt Nam có 14 họ chiếm 60,8% được bắt gặp tại vùng rạn san hô ven bờ và có đến 23 họ chiếm 100%.
- Bảng 1: Thành phần loài động vật giáp xác ghi nhận được trongcác rạn san hô vùng biển Việt Nam Địa điểm nghiên cứu Số lượng Rạn san hô ven bờ Tỷ lệ.
- Số lượng Rạn san hô ven đảo Tỷ lệ.
- Tổng số danh mục 106 loài giáp xác được xác định, danh mục 23 loài đã được cập nhật và hiệu chỉnh, trong đó 11 loài cập nhật lại tên khoa học (T);.
- Bảng 2: Danh mục các loài giáp xác đã được cập nhật, hiệu chỉnh STT.
- http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=514806.
- (Herbst, 1804) T http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=246257.
- T;CL http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=212922.
- (Bruce, 1979) T;CL http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=514491.
- T http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=584973.
- (Linnaeus, 1758) T http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=1061754 17.
- (Herbst, 1783) T http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=1061758 18.
- (Fabricius, 1798) T;CL http://www.marinespecies.org/aph ia.php?p=taxdetails&id=1061721.
- 3.2.1 Chỉ số tương đồng vùng rạn san hô ven bờ.
- Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài vùng rạn san hô giữa các điểm nghiên cứu biến động trong khoảng từ .
- đồng đạt giá trị cao nhất trong nhóm giáp xác giữa các điểm nghiên cứu ở Vũng Rô và Ghềnh Ráng (S.
- Ngoài ra còn có chỉ số tương đồng đạt giá trị trung bình giữa các điểm nghiên cứu ở Bán.
- Bảng 3: Chỉ số tương đồng loài vùng rạn san hô ven bờ.
- 3.2.2 Chỉ số tương đồng vùng rạn san hô ven đảo Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài giữa các khu vực nghiên cứu biến động trong khoảng từ 0,61- 0,93.
- Nhìn chung, theo thang phân loại thì mức độ tương đồng thành phần loài giáp xác tại 19 đảo đều thuộc bậc 2 và bậc 3 nghĩa là nằm trong mức tương đồng vừa và mức rất tương đồng (phần lớn là mức rất tương đồng) (Bảng 4)..
- Bảng 4: Chỉ số tương đồng loài vùng rạn san hô ven đảo.
- 3.2.3 Chỉ số đa dạng sinh học Shannon – Wiener (H’) vùng rạn san hô ven bờ.
- Chỉ số đa dạng sinh học của nhóm giáp xác qua các điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ đạt mức trung bình 1,41, dao động trong khoảng từ .
- Bảng 5: Chỉ số đa dạng loài động vật giáp xác tại các rạn san hôven bờ.
- STT Điểm nghiên cứu H'.
- 3.2.4 Chỉ số đa dạng sinh học (H’) vùng rạn san hô ven đảo.
- Bảng 6: Chỉ số đa dạng loài động vật giáp xác tại các rạn san hô ven đảo.
- STT Điểm nghiên cứu Chỉ số H'.
- Kết quả đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cho giáp xác được thể hiện ở Bảng 6.
- Như vậy, chỉ số đa dạng sinh học giáp xác có sự chênh lêch lớn giữa các địa điểm nghiên cứu, dao động trong khoảng đạt giá trị trung bình 0,83.
- 3.3.1 Phân bố thành phần loài theo vùng rạn san hô ven bờ.
- Phân bố thành phần loài tại 06 điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ có biến động không cao dao động từ 18 đến 38 loài.
- Hình 2: Phân bố thành phần loài giáp xác tại các rạn san hô ven bờ 3.3.2 Phân bố thành phần loài theo vùng rạn.
- san hô ven đảo.
- Hình 3: Phân bố thành phần loài động vật giáp xác tại các rạn san hô ven đảo Việt Nam 3.3.3 Phân bố theo sinh cảnh nền đáy.
- Địa hình nền đáy tại các điểm nghiên cứu rất đa dạng.
- Vùng triều phía trên các rạn san hô thường có hai kiểu bãi với chất đáy khác nhau: kiểu thứ nhất là bãi có đáy là đá tảng chiếm toàn bộ mặt bãi.
- kiểu thứ hai có cấu tạo phân đới, vùng cao triều là bãi đá hoặc vách đá dựng đứng, vùng trung triều và thấp triều là bãi cát thô lẫn mảnh vỏ sinh vật và mảnh vụn san hô chết, dưới nữa là bãi cuội rồi đá tảng trên có san hô sống..
- Trên toàn bộ mặt cắt điều tra đều bắt gặp động vật giáp xác phân bố từ cao triều tới vùng chân rạn..
- Dựa theo sinh cảnh nền đáy có thể chia giáp xác thành 5 nhóm theo Bảng 7..
- Bảng 7: Phân bố nền đáy đặc trưng theo nhóm giáp xác STT Kiểu nền đáy đặc trưng Loài ưu thế.
- 3 Nền đá san hô chết tập trung nhiều nhất trong họ (Xanthidae), họ (Alpheidae) các loài này có kích thước nhỏ xong mật độ lại tương đối cao..
- 4 Nền san hô sống.
- Chủ yếu là các đại diện của họ Hapalocarcinidae, Alpheidae chúng bám, di chuyển trên các tập đoàn san hô sống.
- Ngoài ra còn có thể gặp đại diện của họ cua bơi (Portunidae) ẩn nấp dưới các bụi san hô cành.
- 3.4 Các loài có giá trị kinh tế.
- Phân tích trong tổng số 106 loài động vật động giáp xác sống phân bố trên các HST rạn san hô ven bờ và rạn san hô ven đảo xác định được 09 loài có giá trị kinh tế cao (Bảng 8).
- TP: Thành phẩm Các loài giáp xác có thể chia thành các nhóm sau:.
- Theo điều tra nghiên cứu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn có thành phần loài giáp xác (119 loài) cao nhất trong các hệ sinh thái khác, do hệ sinh thái rừng ngập mặn có nhiều nơi trú ẩn tại các gốc cây bần, vẹt sú… nhóm chiếm ưu tại hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiều nhất như họ cua vuông (Grapsidae) và họ cua cát (Ocypodidae)…tiếp đến hệ sinh thái đầm phá ven biển có 95 loài giáp xác nơi đây có nền đáy bùn lầy thích hợp cho các loài giáp xác trú ẩn như họ tôm he (Penaeidae), họ cua vuông (Grapsidae), tiếp đến hệ sinh thái rạn san hô ven đảo có 92 loài giáp xác trú ẩn chủ yếu họ cua bơi (Portunidae).
- Ngoài ra, có hệ sinh thái bãi bồi cửa sông và rạn san hô ven bờ lần lượt 72 loài và 55 loài, đặc biệt hệ sinh thái rạn san hô ven bờ có mức độ đa dạng loài giáp xác thấp có thể do giới hạn về thời gian và tần suất thu mẫu của các dự án nên chắc chắn sẽ còn nhiều loài giáp xác chưa được bắt gặp và ghi nhận trong các rạn san hô Việt Nam.
- Vì vậy, trong các chương trình điều tra khảo sát tiếp theo, cần đẩy mạnh thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên để ghi nhận thêm đa dạng thành phần loài giáp xác ở vùng rạn san hô ven bờ Việt Nam..
- Bảng 9: So sánh mức độ đa dạng loài giáp xác trong hệ sinh thái rạn san hô ven bờ và ven đảo với các hệ sinh thái khác.
- STT Tên hệ sinh thái Năm nghiên cứu Số loài Nguồn tài liệu.
- 4 Rạn san hô ven đảo Nghiên cứu này.
- 5 Rạn san hô ven bờ Nghiên cứu này.
- Hiệu chỉnh danh pháp loài: Trong nghiên cứu này, danh pháp các loài giáp xác đã kiểm tra, hiệu chỉnh cập nhật lại 23 loài giáp xác tại hệ sinh thái rạn san hô theo danh pháp mới nhất trên thế giới hiện nay.
- Tuy thành phần loài giáp xác bắt gặp ở vùng rạn san hô ven đảo nhiều hơn vùng rạn san hô ven bờ biển, nhưng chỉ.
- số đa dạng sinh học của vùng rạn san hô ven bờ lại cao hơn nhiều (trung bình H.
- Điều này thể hiện số lượng cá thể và mật độ các loài giáp xác ở vùng rạn san hô ven bờ là cao hơn so với vùng rạn san hô ven đảo.
- Tuy nhiên, vùng rạn san hô ven bờ là khu vực thường xuyên có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động kinh tế - xã hội vùng ven biển.
- Các loài có giá trị kinh tế cao: Kết quả đã đưa ra 09 loài giáp xác có giá trị kinh tế, thực phẩm và xuất khẩu.
- Trong đó, vùng rạn san hô ven bờ có nhiều loài giáp xác có giá trị kinh tế hơn.
- Đã xác định tổng cộng 106 loài giáp xác ở vùng rạn san hô Việt Nam.
- Trong đó, đã xác định được 92 loài trong rạn san hô ven đảo và 55 loài trong rạn san hô ven bờ, cần khoanh vùng bảo vệ, ương nuôi những khu vực có bắt gặp loài giá trị kinh tế cao nhằm phát triển kinh tế biển đảo..
- Trong tổng số các loài giáp xác được ghi nhận tại rạn san hô ven bờ và ven đảo, có 23 loài đã được cập nhật và hiệu chỉnh theo danh pháp mới nhất để phục vụ cho việc chuẩn hóa phân tích, định loại..
- Chỉ số tương đồng Sorensen về thành phần loài vùng rạn san hô ven bờ giữa các điểm nghiên cứu biến động trong khoảng từ và vùng rạn san hô ven đảo biến động trong khoảng .
- Chỉ số đa dạng (H’) của nhóm giáp xác qua các điểm nghiên cứu vùng rạn san hô ven bờ đạt mức trung bình 1,41, dao động trong khoảng từ và vùng rạn san hô ven đảo dao động trong khoảng với mức trung bình 0,83..
- Phân tích trong tổng số 106 loài động vật động giáp xác sống phân bố trên các hệ sinh thái rạn san hô ven bờ và rạn san hô ven đảo xác định được 09 loài có giá trị kinh tế caolàm cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và phát triển nuôi trồng thủy sản ở các đia phương ven biển..
- Để hoàn thành bài báo này, thay mặt nhóm tác giả tôi xin gửi lời cảm ơn đến tiểu dự án I.2 “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam, phục vụ phát triển bền vững” thuộc đề án 47 của Chính Phủ – Chủ nhiệm PGS.TS Đỗ Văn Khương và tiểu dự án I.8 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi thủy sản ven biển Việt Nam” thuộc đề án 47 của Chính Phủ - Chủ nhiệm PGS.TS Nguyễn Quang Hùng đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho chúng tôi trong chuyến khảo sát thực địa để thu mẫu vật, số liệu cho bài báo này..
- http://www.marinespecies.org