« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa dạng thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã vọng đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- Biến động theo mùa, chỉ số đa dạng H', đê bao khép kín, thực vật nổi.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi trong và ngoài đê bao khép kín xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được số loài trong đê (42 loài) thấp hơn ngoài đê (74 loài) ở mùa khô, nhưng vào mùa mưa thì số loài trong đê (113 loài) cao hơn ngoài đê (101 loài).
- Trong đê thì ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế và ngoài đê thì tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế.
- Mật độ thực vật nổi trong đê thấp hơn ngoài đê, mật độ ghi nhận được trong đê mùa khô 4.980 ct/L và ngoài đê 13.943 ct/L.
- Chỉ số Shannon-Weiner (H') trong đê dao động từ 1,22-3,55 và ngoài đê dao động từ 1,27-3,58.
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng của thực vật nổi ở khu vực trong và ngoài đê bao khép kín..
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại hai khu vực: (1) Vùng trong đê bao khép kín (ấp Sơn Lập) và (2) Vùng ngoài đê bao khép kín (ấp Sơn Hòa).
- Dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã, nhóm đã chọn ngẫu nhiên 15 vị trí trong đê bao khép kín và 15 vị trí ngoài đê khép kín (ngập lũ bắt đầu từ tháng 08) để thu mẫu (Bảng 1, Hình 1).
- Đặc điểm thủy vực thu mẫu thực vật nổi.
- Vị trí Tọa độ (X/Y) Đặc điểm thủy vực thu mẫu Khu vực trong đê bao khép kín (vị trí N.
- Khu vực ngoài đê bao khép kín (vị trí N.
- Mật độ thực vật nổi được tính toán theo công thức (1):.
- Trong đó: Y là số cá thể thực vật nổi trong 1 L (cá thể/L), X là số lượng cá thể thực vật nổi của loài y trong các ô đã đếm, V cd là thể tích mẫu cô đặc (mL), N là số ô đếm, A là diện tích ô đếm (1 mm 2 ) và V tt là thể tích thu thực tế (100 L)..
- Các vị trí thu mẫu khu vực trong đê (1-15) và khu vực ngoài đê (16-30).
- Chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Weiner (H') của thực vật nổi được tính theo công thức:.
- S là số loài thực vật nổi.
- Thành phần loài thực vật nổi trong và ngoài đê khép kín.
- Kết quả phân tích thành phần loài thực vật nổi ở khu vực trong đê và ngoài đê vào mùa khô đã phát hiện được 42 loài trong đê và 74 loài ngoài đê thuộc 4 nhóm ngành tảo (Bảng 2) bao gồm tảo khuê (Bacillariophyta), tảo lục (Chlorophyta), tảo mắt (Euglenophyta) và tảo lam (Cyanophyta) (Hình 2)..
- Trong đó, ngành tảo khuê ở khu vực trong đê chiếm ưu thế với 19 loài, chiếm 45,2% và thấp nhất là.
- Khu vực ngoài đê, ngành tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế với tổng số loài được phát hiện là 24 loài (chiếm 32,4%) và 23 loài (chiếm 31,1.
- Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận được một số loài tảo xuất hiện thường xuyên vào mùa khô ở khu vực trong đê bao gồm:.
- và khu vực ngoài đê bao gồm:.
- Nhìn chung, vào mùa khô khu vực trong đê có ngành tảo khuê cao hơn so với ngoài đê, tuy nhiên ngành tảo lục, tảo lam và tảo mắt thì ngoài đê cao hơn so với trong đê, nguyên nhân là do việc sử dụng nhiều phân bón trong canh tác lúa 3 vụ đã làm gia tăng nồng độ đạm (N), lân (P) trong môi trường đất, và điều này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Bùi Thị Mai Phụng và ctv.
- (2017) với hàm lượng tổng N và tổng P khu vực trong đê huyện Thoại Sơn cao hơn ngoài đê.
- Tucker, 1992), điều này cho thấy hàm lượng Fe có khả năng cao ở trong đê..
- Tổng số loài thực vật nổi trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa khô Bảng 2.
- Danh sách các loài thực vật nổi trong và ngoài đê trong 2 mùa.
- Trong đê Ngoài đê Trong đê Ngoài đê Ngành tảo khuê (Bacillariophyta).
- TT Tên loài Mùa khô Mùa mưa Trong đê Ngoài đê Trong đê Ngoài đê.
- Ngành tảo lục (Chlorophyta).
- Ngành tảo lam (Cyanophyta).
- Ngành tảo mắt (Euglenophyta).
- Kết quả phân tích cho thấy thành phần loài thực vật nổi trong mùa mưa đã phát hiện được 113 loài trong đê (cao hơn mùa khô 71 loài) và 101 loài ngoài đê (cao hơn mùa khô 27 loài) (Hình 3), với số loài.
- dao động từ 9 đến 40 loài ở khu vực trong đê và từ 9 đến 44 loài ở khu vực ngoài đê.
- Trong đó, ngành tảo khuê chiếm ưu thế ở khu vực trong đê với 46 loài (chiếm 40,7.
- Khu vực ngoài đê thì ngành tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế với số loài tương ứng là 32 loài và 30 loài, cao hơn so với loài tảo khuê (23 loài) và tảo lam (16 loài).
- Nguyễn Thanh Tùng, 2013), điều này cho thấy cả 2 khu vực đều có hiện tượng giàu dinh dưỡng hữu cơ..
- Nhìn chung, số loài thực vật nổi trong đê và ngoài đê ở mùa mưa có xu hướng cao hơn so với mùa khô và nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đặng Hữu Thắng (2013)..
- Tổng số loài thực vật nổi trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa mưa Nhìn chung, ở khu vực ngoài đê, sự trao đổi.
- nước giữa các thủy vực được diễn ra tốt hơn ở khu vực trong đê và điều đó có thể dẫn đến thành phần loài ở ngoài đê đa dạng hơn trong đê.
- Bên cạnh đó, trong mùa mưa, số loài của 04 ngành tảo cao hơn so với mùa khô, cụ thể ngành tảo lam và tảo mắt trong đê có xu hướng tăng lên và cao hơn so với ngoài đê, nguyên nhân là do trong mùa mưa quá trình trao đổi nước giữa các thủy vực trong đê được diễn ra thường xuyên, điều đó đã làm gia tăng số loài cũng như sự đa dạng thành phần loài của các ngành tảo..
- Thành phần loài và mật độ thực vật nổi trong và ngoài đê khép kín.
- Tổng số loài thực vật nổi ghi nhận được trong mùa khô ở ngoài đê cao hơn so với trong đê (Hình 4).
- Số loài trong đê tại các vị trí thu mẫu không có sự chênh lệch lớn, với số loài dao động từ 9 – 24.
- Trong khi đó, ở khu vực ngoài đê, số loài có sự dao động khá lớn giữa các vị trí thu mẫu, với số loài dao động từ 8 – 36 loài.
- Trong 04 ngành tảo phát hiện, nhóm ngành tảo khuê và tảo mắt luôn chiếm ưu thế ở các vị trí thu mẫu trong đê, và nhóm ngành tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế ở khu vực ngoài đê..
- Nhìn chung, tảo mắt luôn hiện diện trong cả 2 khu vực nghiên cứu với số loài chiếm ưu thế hơn các ngành tảo còn lại, nghiên cứu đã phát hiện một số loài tảo mắt thường xuất hiện trong mùa khô ở 2 khu vực là Euglene, Phacus và Trachelomonas.
- Số loài thực vật nổi (loài).
- Vị trí thu mẫu trong đê Tảo khuê Tảo mắt Tảo lam Tảo lục (A).
- Vị trí thu mẫu ngoài đê.
- Thành phần loài tại các điểm thu mẫu trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa khô.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng thực vật nổi mùa khô tại 15 điểm thu mẫu trong đê thấp hơn so với ngoài đê, với mật độ trong đê dao động từ ct/L và ngoài đê dao động từ ct/L (Hình 5).
- Mật độ thực vật nổi trung bình trong đê đạt 4.980 ct/L thấp hơn ngoài đê gấp 3 lần với mật độ đạt được là 13.943 cá thể/L, điều đó cho thấy việc bao đê đã làm giảm sự phong phú cũng như mật độ của các ngành tảo ở trong đê.
- Ở khu vực trong đê, ngành tảo mắt chiếm ưu thế với 33,5%.
- Bên cạnh đó, ở khu vực ngoài đê, tảo lam chiếm tỷ lệ cao nhất 29,9% trong tổng số mật độ, tiếp theo là tảo lục 29,5%, tảo mắt 22,1% và tảo khuê 18,5%.
- Nhìn chung, khu vực ngoài đê có mật độ thực vật nổi cao hơn so với trong đê và điều này cũng phù hợp với kết quả phân tích hàm lượng đạm N-NH 4 + tại 15 vị trí thu mẫu, khu vực trong đê có giá trị dao động từ 0,14 đến 4,30 mg/L và ngoài đê dao động từ 0,56 đến 4,94 mg/L.
- Điều đó cho thấy hàm lượng N trong nước ở các thủy vực ngoài đê cao hơn so với trong đê và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mật độ của 04 ngành tảo ngoài đê cao hơn so với trong đê..
- Mật độ thực vật nổi (cá thể/L).
- Vị trí thu mẫu trong đê.
- Mật độ thực vật nổi trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa khô.
- Thành phần loài thực vật nổi trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa mưa Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số loài trong.
- mùa mưa ở khu vực trong đê dao động từ 9-40 loài, với các loài thường xuất hiện tại các điểm nghiên cứu là Oscillatoria limosa, Navicula gracilis và.
- Khu vực ngoài đê có số loài dao động từ 9-44 loài, với số loài có tần suất xuất hiện nhiều tại các vị trí là Oscillatoria limosa và Anabaena circinalis.
- trong đê và ngoài đê.
- Trong đó, nhóm ngành tảo khuê và tảo mắt cũng chiếm ưu thế ở khu vực trong đê và ngành tảo mắt và tảo lam cũng chiếm ưu thế trong khu vực ngoài đê.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy trong mùa mưa số lượng thực vật nổi trong đê cũng thấp hơn so với ngoài đê, với các giá trị trong đê dao động từ 1.300 đến 31.400 ct/L, với giá trị trung bình 11.540 ct/L và khu vực ngoài đê dao động từ 3.750 đến 28.900 ct/L, với giá trị trung bình là 13.550 ct/L (Hình 7)..
- Số lượng trung bình của 04 ngành tảo trong mùa mưa không có sự chênh lệch lớn giữa trong đê và ngoài đê, trong khi đó vào mùa khô ở ngoài đê cao gấp 3 lần so với trong đê (Hình 5).
- Điều đó cho thấy trong mùa mưa, các thủy vực trong đê bao có sự lưu thông nước thường xuyên thông qua quá trình bơm.
- Mật độ thực vật nổi trong mùa mưa (Hình 6) ở khu vực trong đê có ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế với 32,3% (tảo khuê) và 31,8% (tảo mắt), tiếp theo là tảo lam chiếm 26,7% và thấp nhất tảo lục chiếm 9,2%.
- Khu vực ngoài đê có mật độ tảo lam đạt giá trị cao nhất (chiếm 47,4.
- Như vậy, trong mùa mưa, mật độ tảo ngoài đê cao hơn trong đê nhưng không có sự chênh lệch rõ rệt như trong mùa khô, điều này cho thấy mật độ thực vật nổi ở khu vực trong đê vào mùa mưa đã gia tăng đáng kể.
- Kết quả này phù hợp với kết quả phân tích hàm lượng đạm N-NH 4 + trong nước tại 15 địa điểm ở khu vực ngoài đê cũng có xu hướng cao hơn trong đê với các giá trị dao động từ 0,28 đến 2,52 mg/L và trong đê dao động từ 0,28 đến 1,82 mg/L..
- Mật độ thực vật nổi trong đê (A) và ngoài đê (B) ở mùa mưa Khi so sánh số lượng thực vật nổi theo mùa (mùa.
- Như vậy, số lượng thực vật nổi ở khu vực trong đê thấp hơn so với ngoài đê và điều này cũng cho thấy việc bao đê đã làm giảm đi sự phong phú về thành phần loài thực vật nổi cũng như giảm đi năng suất sinh học sơ cấp của thủy vực.
- Bên cạnh đó, số lượng của ngành tảo lục trong đê luôn thấp hơn so với các ngành tảo khác ở cả 2 mùa.
- phân tích hàm lượng đạm N-NH 4 + tại 15 điểm thu mẫu cho thấy mùa khô có hàm lượng đạm cao hơn so với mùa mưa, với giá trị trong mùa khô dao động từ 0,14-4,94 mg/L và mùa mưa có giá trị thấp hơn dao động từ 0,28-2,52 mg/L, điều đó cho thấy hàm lượng NH 4 trong nước ở khu vực trong đê không phù hợp cho sự phát triển của tảo lục và hàm lượng NH 4.
- ngoài đê thấp hơn đã giúp gia tăng số loài, số lượng cũng như thành phần loài của các nhóm ngành tảo ở khu vực trong và ngoài đê vào mùa mưa..
- Chỉ số đa dạng sinh học và độ đồng đều thực vật nổi trong và ngoài đê.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số H' (Hình 8A) khu vực trong đê mùa khô dao động từ 1,22 đến 3,01 và ngoài đê dao động từ 1,52 đến 3,45.
- mùa mưa dao động từ 1,39 đến 3,55 ở khu vực trong đê và từ 1,27.
- đến 3,58 ở khu vực ngoài đê.
- Điều đó cho thấy khu vực ngoài đê có chỉ số H' cao hơn khu vực trong đê nhưng không có sự chênh lệch lớn về chỉ số H' trong mùa mưa.
- Tính đa dạng của thành phần thực vật nổi của vùng trong và ngoài đê bao được thể hiện thông qua chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Weiner (H.
- Như vậy, dựa vào kết quả chỉ số H' cho thấy chất lượng môi trường nước ở khu vực trong đê có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng trong cả 2 mùa, khu vực ngoài đê cũng ghi nhận kết quả tương tự, với mức độ ô nhiễm cả 2 mùa từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng.
- (2002) thì chất lượng nước ở trong và ngoài đê có mức độ ô nhiễm đến hơi ô nhiễm..
- Chỉ số Shannon-Weiner (A) và độ đồng đều (B) trong đê và ngoài đê giữa 2 mùa Kết quả cho thấy chỉ số đồng đều J' ở 2 khu vực.
- nghiên cứu không có sự chênh lệch lớn giữa các vị trí thu mẫu với khu vực trong đê biến động từ 0,56 đến 0,98 (mùa khô) và từ 0,46 đến 1,27 (mùa mưa), giá trị trung bình mùa khô và mùa mưa lần lượt là 0,79 và 0,88.
- Khu vực ngoài đê có chỉ số J' biến động từ 0,69 đến 0,96 (mùa khô) và từ 0,51 đến 0,96 (mùa mưa) với các giá trị trung bình là 0,88 và 0,81 (Hình 8B).
- Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực trong đê và ngoài đê có chỉ số đồng đều gần như nhau và không có sự chênh lệch lớn..
- Tổng số loài thực vật nổi của các vị trí thu mẫu trong đê thấp hơn so với ngoài đê ở cả 2 mùa..
- Nghiên cứu đã phát hiện được 4 ngành tảo xuất hiện trong cả 2 khu vực, trong đó ngành tảo khuê và tảo mắt chiếm ưu thế trong khu vực đê bao khép kín và ngoài đê bao thì ngành tảo lục và tảo mắt chiếm ưu thế.
- Trong mùa khô, mật độ thực vật nổi trong đê.
- thấp hơn gần 3 lần so với ngoài đê, nhưng trong mùa mưa thì mật độ thực vật nổi trong đê và ngoài đê không có sự chênh lệch lớn.
- Chỉ số H' cho thấy chất lượng nước trong cả 2 khu vực nghiên cứu được ghi nhận từ ô nhiễm nhẹ đến ô nhiễm nặng (ngoài đê) và ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng (trong đê)..
- Chỉ số đồng đều cũng cho thấy cả 2 khu vực đều có chỉ số đồng đều gần như nhau và không có sự chênh lệch lớn.
- Như vậy, việc xây dựng hệ thống đê bao khép kín để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở khu vực nghiên cứu đã làm cho sự đa dạng của thực vật nổi (số loài, thành phần loài, mật độ) ở khu vực trong đê thấp hơn so với ngoài đê..
- Đánh giá khối lượng bồi tích và thành phần dinh dưỡng của phù sa trong và ngoài đê bao khép kín ở tỉnh An Giang.
- Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang.
- Thực vật thủy sinh