« Home « Kết quả tìm kiếm

Đa văn bản trong tiểu thuyết Ruồng bỏ của John Maxwell Coetzee


Tóm tắt Xem thử

- ĐA VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT RUỒNG BỎ CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.
- Ruồng bỏ, đa văn bản, mảnh vỡ, văn học hậu hiện đại, Coetzee.
- Coetzee là một trong những nhà văn lớn của văn học hậu hiện đại.
- Nhắc đến ông, độc giả nghĩ ngay đến các tiểu thuyết nổi tiếng như “Đợi bọn mọi”, “Cuộc đời và thời đại của Michael K”, “Ruồng bỏ”… Trong đó,.
- “Ruồng bỏ” là tác phẩm mang đến cho ông rất nhiều vinh quang: đạt giải Booker (lần hai) và giải thưởng Nobel văn học (năm 2003).
- “Ruồng bỏ”, một lần nữa Coetzee đã khẳng định khả năng bậc thầy trong việc sử dụng các kĩ thuật của văn chương hậu hiện đại như kĩ thuật mảnh vỡ, thủ pháp để ngỏ… Đặc biệt, đặc thù đa văn bản của văn chương hậu hiện đại đã được nhà văn phát huy nhằm gửi gắm nhiều thông điệp đầy tính nhân văn..
- Coetzee sinh tại Cape Town (Nam Phi), là một trong những nhà văn bậc thầy của văn học hậu hiện đại.
- Sáng tác của ông thường tập trung vào các vấn đề của xã hội thực dân và hậu thực dân.
- Có thể kể đến một vài tác phẩm tiêu biểu như: Những miền đất tối, Giữa miền đất ấy, Đợi bọn mọi, Cuộc đời và thời đại của Michael K, Kẻ thù, Ruồng bỏ….
- Trong đó, Ruồng bỏ là tác phẩm mang đến cho ông rất nhiều vinh quang: đạt giải Booker (lần hai) và giải thưởng Nobel văn học (năm 2003).
- Với dung lượng vừa phải, tác phẩm mang đến nhiều thông điệp ý nghĩa, nhân văn với đầy sự bất tín, nỗi hoài.
- Và hơn hết, Coetzee còn phục dựng một thế giới rạn nứt, vỡ vụn, đầy sự bất lực của các giá trị nhân bản trong việc giải quyết các xung đột xã hội..
- Nghiên cứu Ruồng bỏ của Coetzee từ góc nhìn đa văn bản là hướng tiếp cận bám sát đặc trưng tác phẩm hậu hiện đại.
- Chúng tôi mong muốn khám phá tác phẩm với hướng tiếp cận tối ưu, đa chiều;.
- đồng thời, hiểu rõ hơn về các kĩ thuật của văn chương hậu hiện đại như thủ pháp để ngỏ, phân mảnh, đánh vắng nhân vật….
- 2 NHỮNG DẠNG THỨC VĂN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT RUỒNG BỎ CỦA JOHN MAXWELL COETZEE.
- Đa văn bản là một trong những đặc thù của văn học hậu hiện đại.
- Chủ nghĩa hậu hiện đại sáng tạo ra văn bản với sự giao thoa, kết hợp nhiều văn bản..
- “Đa văn bản khác với siêu văn bản (Hypertext) ở chỗ, siêu văn bản thiên về kĩ thuật sắp đặt, dựa trên những thành tựu công nghệ computer, trong khi đó, đa văn bản là sản phẩm của nghệ thuật bố trí các chi tiết sự kiện để tạo nên nhiều lớp văn bản ẩn trong một văn bản” (Lê Huy Bắc, 2013).
- Hiện tượng đa văn bản trong văn học hậu hiện đại là sự tiếp nối tinh tế, kế thừa sáng tạo từ hiện tượng đa cốt truyện trong văn học hiện đại.
- Nói cách khác, hiện tượng đa cốt truyện (dựa trên nhiều nhân vật) trong văn học hiện đại đã chuyển tiếp, phát triển thành đa văn bản (dựa trên một nhân vật) trong văn học hậu hiện đại.
- Mỗi nhân vật chứa đựng nhiều văn bản xoay quanh, đa dạng và trùng phức nhằm thể hiện các lớp văn bản ẩn kín bên trong, từ đó bộc lộ nhiều tầng nghĩa sâu sắc của tác phẩm..
- Trong Ruồng bỏ, đặc thù đa văn bản của văn chương hậu hiện được Coetzee vận dụng khá linh hoạt.
- Ruồng bỏ là câu chuyện kể về nhân vật chính - David Lurie - giáo sư ở Trường Đại học kĩ thuật Cape, trước kia là Trường Đại học tổng hợp Cape Town.
- Sự việc bị tố giác, David mất việc, bị mọi người xa lánh và ruồng bỏ.
- Một lần nữa, David rơi vào bi kịch và trở thành.
- “người thừa” của xã hội..
- 2.1 Văn bản về vấn đề tính dục.
- Tính dục là phần bản năng có ý nghĩa quan trọng ở nhân vật David.
- Mở đầu tác phẩm, Coetzee đã trực tiếp giới thiệu về vấn đề tính dục của David bằng cuộc ân ái của chính nhân vật với cô gái điếm Soraya: “Trong suy nghĩ của ông, một người đàn ông năm mươi hai tuổi, đã ly hôn như ông giải quyết vấn đề tình dục như thế là khá tốt… Ông.
- Ông “làm tình” với nhiều người: từ vợ của các đồng nghiệp, những du khách trong quán rượu hoặc ở bến cảng, đến cô gái điếm và người đàn bà phục phịch ở trại thú y… Với ông, cuộc sống nếu thiếu tính dục thì thật là vô nghĩa..
- Tính dục là vấn đề luôn hiện diện trong tâm trí ông, thậm chí còn làm ông đau khổ.
- Vì việc này mà ông bị sa thải, bị ruồng bỏ bởi đồng nghiệp và những người xung quanh..
- Mặc dù những ham muốn tình dục của David có mãnh liệt, mang tính bản năng nhưng nó vẫn chứa đựng các giá trị hiện sinh của con người.
- Khai thác mảnh vỡ tính dục của David, nhà văn Coetzee cũng thể hiện cái nhìn nhân văn sâu sắc bởi “nếu tình dục ổn định trong hệ giá trị tôn vinh con người, đánh thức năng lực tiềm ẩn của con người, truyền cho con người năng lực và ý nghĩa cuộc sống, đặc biệt nếu tình dục được bao bọc bởi những cảm xúc thiêng liêng thì đó là một thứ tình dục mang giá trị mĩ học và nhân văn” (Nguyễn Hòa, 2008).
- Có thể nhận thấy David ngủ với rất nhiều phụ nữ nhưng ông “không sưu tập đàn bà” (John Maxwell Coetzee, 2004, Ruồng bỏ, tr 42) và không chỉ đơn thuần là thỏa mãn nhu cầu ham muốn của bản thân.
- Ông đến với Melanie vừa bởi thân hình nhỏ nhắn và khiêu gợi của cô, đồng thời còn vì tình thương yêu, che chở thật lớn lao: “Ông liếc trộm Melanie.
- Tuy mảnh vỡ tính dục của David có phần trái với truyền thống văn hóa và bị lên án dưới góc nhìn đạo đức nhưng suy cho cùng thì mảnh vỡ tính dục ấy cũng bộc lộ nhiều vấn đề trong cuộc sống của con người: khát vọng sẻ chia và ước muốn có được những giây phút thăng hoa.
- Đó là những điều giản dị hiện sinh trong cuộc sống của con người với tính nhân bản và nhân văn sâu sắc..
- 2.2 Văn bản về sáng tạo nghệ thuật.
- Không chỉ là người có đời sống tính dục mạnh mẽ, David còn là người có khát vọng sáng tạo nghệ thuật mãnh liệt.
- Những tác phẩm đã xuất bản không tạo được tiếng vang nhưng ông vẫn không nguôi ý định sáng tạo nghệ thuật.
- David đam mê và yêu say đắm nghệ thuật.
- Cũng như bao người nghệ sĩ khác, ông muốn viết một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nổi trội và chân chính.
- Tuy nhiên, dù ông đã dành nhiều ngày “mê mẩn với Teresa và Byron, sống bằng cà phê đen và bánh ngô điểm tâm” (John Maxwell Coetzee, 2004, Ruồng bỏ, tr 241) nhưng tác phẩm của ông vẫn không mấy tiến triển.
- Do vậy, ông dần rơi vào bi kịch nội tâm, bi kịch giữa khát vọng, hoài bão sáng tạo nghệ thuật với khả năng thực hiện khát vọng, hoài bão đó.
- Tội nghiệp nàng Teresa hay tội nghiệp chính ông - người nghệ sĩ đang gánh chịu bi kịch trong tâm hồn mình? Thế là nhạc kịch, một mảnh nghệ thuật mà ông còn ôm ấp, hy vọng nay đã mờ nhạt, quay lưng lại với ông, thậm chí còn ruồng bỏ ông.
- Con người giờ đây không tròn vẹn, không đủ đầy mà là sự kết.
- 2.3 Văn bản về bi kịch bị ruồng bỏ.
- David là nhân vật hiện thân cho bi kịch bị ruồng bỏ của người trí thức.
- Nhân vật trở thành người thừa của xã hội, bị tách khỏi đồng loại, rơi tọt vào vực thẳm với đầy rẫy sự cô đơn, ám ảnh tuyệt vọng và hoài nghi.
- “Đã có thời ông là giáo sư của ngôn ngữ hiện đại, từ khi ngôn ngữ cổ điển và hiện đại bị cuộc hợp lý hóa vĩ đại bóp chết, ông là giáo sư phụ giảng môn Thông tin” (John Maxwell Coetzee, 2004, Ruồng bỏ, tr 8).
- Chuyên môn bị “bóp chết”, ông vẫn tiếp tục việc giảng dạy vì “nó cho ông một kế sinh nhai.
- Sau khi mối quan hệ giữa ông và Melanie bị tố giác, ông chính thức rơi vào bi kịch, với nỗi ám ảnh bị ruồng bỏ.
- Rõ ràng, Coetzee đã cố tình sử dụng thủ pháp đánh vắng nhân vật để cho câu chuyện thêm gay cấn, từ đó dẫn dụ người đọc vào văn bản.
- David và Melanie là hai nhân vật mảnh vỡ đặt cạnh nhau nhưng họ lại bất lực trong việc bù khuyết, làm tròn lẫn nhau.
- Bị ruồng bỏ ở Cape Town, David được nhà văn đặt vào môi trường mới: trang trại động vật (nơi con gái David sinh sống).
- Tại đây, ông lại bị ruồng bỏ, lại trở thành người thừa của xã hội và của chính con gái ông (khi ông bất lực chứng kiến con gái mình bị những người da đen cưỡng hiếp).
- Rõ ràng, David và con gái của ông đều là những nhân vật bị ruồng bỏ, phải gánh chịu nỗi ô nhục, đều là nạn nhân của xã hội Nam Phi hậu Apartheid..
- Bi kịch bị ruồng bỏ của David càng chua xót hơn khi Coetzee cố tình đặt nhân vật song hành với hình ảnh con chó ở cuối tác phẩm.
- Giờ đây, trong bi kịch bị ruồng bỏ, David thấm thía, chua xót mà thốt lên: “Thật là nhục… giống như một con chó” (John Maxwell Coetzee, 2004, Ruồng bỏ, tr 267).
- David từ bỏ con chó hay đang từ bỏ chính ông ? Có lẽ đều như nhau bởi cả hai cùng là những mảnh đời bị ruồng bỏ..
- Như vậy, thông qua các lớp văn bản trong tác phẩm, Coetzee đã phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, đặc biệt là bi kịch văn hóa – lịch sử ở Nam Phi.
- “Nếu dựa theo lớp kết cấu bề nổi, Ruồng bỏ chỉ là cuốn tiểu thuyết thuần túy về vấn đề tính dục… Nhưng sâu xa hơn, ẩn chứa trong văn bản là những thông điệp về thân phận người trí thức da trắng, họ đang đối mặt với sự tha hóa của xã hội hiện đại, sự báo thù lịch sử của người da đen” (Trần Huyền Sâm, 2007).
- Coetzee đặc biệt nhấn mạnh bi kịch bị ruồng bỏ của người trí thức da trắng trong xã hội Nam Phi thời kỳ hậu Apartheid - thời kỳ mà con người sống trong sự hỗn loạn, phi chính phủ và gánh chịu hậu quả trực tiếp của nạn phân biệt chủng tộc.
- Từ bi kịch cụ thể của người trí thức da trắng (David và con gái Lucy), Coetzee đã khái quát thành bi kịch chung của con người thời đại.
- Con người hoài nghi về sự tồn tại trong xã hội hậu hiện đại.
- Con người giờ đây thường không tròn vẹn mà luôn phân mảnh, bị.
- Với sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ thuật hậu hiện đại, Ruồng bỏ là quyển tiểu thuyết giàu tính tri nghiệm, rất có giá trị cho việc nghiên cứu, học thuật.
- Bằng tài năng và cảm quan tinh tế, Coetzee đã lột tả bản chất hiện thực cuộc sống của con người.
- Các nhân vật hậu hiện đại là bản thể của nhiều phiến đoạn, nhiều mảnh vỡ.
- Mỗi nhân vật có nhiều câu chuyện xoay quanh, đan xen tương hỗ với nhau, từ đó thể hiện tầng nghĩa sâu kín của tác phẩm.
- Do vậy, nghiên cứu Ruồng bỏ ở góc nhìn đa văn bản là hướng tiếp cận khả thi, hứa hẹn nhiều khám phá thú vị..
- Nhìn chung, tiểu thuyết của Coetzee thường nêu ra các vấn đề nhưng ít khi nhà văn giải quyết một cách triệt để.
- Điều này có thể lí giải được vì thủ pháp để ngỏ là một trong những đặc điểm quan trọng của văn học hậu hiện đại.
- Văn chương của Coetzee nói riêng và văn chương hậu hiện đại nói chung, vì thế cũng gợi cho độc giả suy ngẫm về nhiều vấn đề bất khả giải trong cuộc sống..
- Ruồng bỏ.
- Văn học hậu hiện đại, lí thuyết và tiếp nhận.
- Lịch sử văn hóa và sex trong văn chương.
- Hiện tượng đa văn bản trong tiểu thuyết “Người chậm” của John Maxwell Coetzee.
- Lí thuyết văn học hậu hiện đại.
- Bi kịch ruồng bỏ trong tiểu thuyết cùng tên của Coetzee.
- http://tapchisonghuong.com.vn/tap- chi/c123/n1094/Bi-kich-Ruong-bo-trong- tieu-thuyet-cung-ten-cua-Coetzee.html truy cập ngày 25/4/2015.