« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang


Tóm tắt Xem thử

- Channa gachua (Hamilton,1822), tương quan chiều dài và khối lượng thân, hình thái Keywords:.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về hình thái của cá chành dục phân bố tại tỉnh Hậu Giang.
- Kết quả phân tích trên 226 mẫu cá chành dục cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài cơ thể dao động từ 6,2 – 17 cm.
- Đầu to, rộng, dẹp bằng, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu.
- Miệng có hình cung rộng, chiều dài xương hàm ngắn hơn chiều rộng của miệng.
- Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên.
- Kết quả giải trình tự gen cho thấy loài cá chành dục thu ở Đồng bằng sông Cửu Long có tên khoa học là Channa gachua (Hamilton,1822).
- Kết quả nghiên cứu 226 mẫu cá chành dục thu được cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá (L=6,2-17 cm.
- Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng về các loại hình thủy vực với hơn 1.700 loài cá đã được định danh, chỉ riêng cá nội địa đã có 173 loài thuộc 13 bộ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
- Đa số các loài cá thuộc bộ cá vược được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm do chúng có kích thước lớn, thịt ngon, sức sống cao.
- Trong đó, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào họ cá lóc Channidae (Ng and Lim, 1999).
- Từ rất lâu, chúng đã trở thành đối tượng quan trọng trong nghề đánh bắt cá và trong những thập kỷ niên gần đây, một số loài đã được đưa vào nuôi phổ biến như cá lóc đen (Channa striata), cá lóc bông (Channa micropeltes) ở Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, cá chành dục (C..
- Tại ĐBSCL, hai đối tượng là cá chành dục (Channa gachua) và cá dầy (Channa lucia) do kích thước nhỏ nên chưa được nuôi phổ biến, chủ yếu được khai thác ngoài tự nhiên.
- Tuy nhiên, ở các quốc gia Châu Mỹ, cá chành dục (Channa gachua) là đối tượng cá cảnh đắt tiền do khi còn nhỏ chúng có màu sắc đặc biệt trên cơ thể (Ng and Lim, 1999).
- Trong xu thế đa dạng hóa các loài vật nuôi, gia tăng lợi nhuận kinh tế và nhu cầu bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, thì việc nghiên cứu và đưa đối tượng này vào sản xuất là rất cần thiết.
- Những chỉ tiêu đặc điểm hình thái rất quan trọng trong việc nhận dạng các loài cá thuộc họ Channidae này, giúp cho các nhà nghiên cứu dễ dàng phân loại chúng theo loài và các hộ nuôi cá dễ dàng nhận biết đối tượng nuôi nhằm đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
- Vì vậy, nghiên cứu “Đặc điểm hình thái phân loại và định danh cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang”.
- được thực hiện nhằm cung cấp những thông tin về hình thái của loài cá này tại ĐBSCL.
- Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu trên cũng đã góp phần làm phong phú thêm các dẫn liệu khoa học phục vụ cho việc học tập và giảng dạy..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu.
- Mẫu cá chành dục được thu trực tiếp hoặc mua từ ngư dân đánh bắt ở các thuỷ vực tự nhiên.
- Tổng cộng có 226 mẫu cá chành dục được khảo sát..
- 2.2 Phương pháp nghiên cứu.
- 2.2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2013..
- Các mẫu cá chành dục của đề tài được thu tại xã Vĩnh Viễn A, Long Mỹ, quanh thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Các mẫu cá chành dục dùng cho nghiên cứu được phân tích tại phòng thực hành, bộ môn Thủy sản, trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật Cần Thơ..
- 2.2.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu Mẫu cá chành dục tươi sống, không bị dị hình và còn đủ các vây được thu trực tiếp ở các thủy vực tự nhiên và các chợ địa phương định kỳ mỗi tháng một lần.
- Hình dạng cơ thể, hình dạng đầu, các vây, vị trí và kích cỡ miệng của 226 mẫu cá được nghiên cứu theo phương pháp của Pravdin (1973).
- Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá.
- Quan hệ giữa chiều dài và khối lượng thân của 226 mẫu cá chành dục được xác định theo King (1995) dựa theo phương trình hồi qui có dạng:.
- 2.5 Phương pháp giải trình tự.
- Trong nghiên cứu này, sản phẩm khuếch là vùng 16S rRNA trên mtDNA.
- Phương pháp so sánh các trình tự: Trình tự vùng 16S rRNA của cá chành dục sau khi giải trình tự được so sánh bằng chương trình BLAST (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/blast)..
- Số liệu về đặc điểm hình thái và tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá được tính toán và vẽ biểu bảng bằng phần mềm Microsoft Excel 2010..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm hình thái phân loại.
- Những nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái là những bước đi đầu tiên trong quá trình hoàn thiện dữ liệu khoa học về các loài cá.
- Đo các chỉ tiêu: chiều dài tổng cộng (L), chiều dài chuẩn (Lo), chiều cao thân (H), chiều dài đầu (Lđ), độ cao đầu (Hđ).
- Các chỉ tiêu hình thái phân loại của loài cá chành dục ở Hậu Giang được trình bày trong Bảng 1..
- Bảng 1: Các chỉ tiêu hình thái phân loại của cá chành dục.
- Kết quả khảo sát 226 mẫu cá chành dục được thu ở tỉnh Hậu Giang cho thấy, cá chành dục là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài tổng dao động từ 6,2 – 17 cm.
- Loài cá này toàn thân phủ vẩy lược to, có 5 hàng vẩy từ ổ mắt đến gốc dưới của xương trước mang và 3 hàng vẩy trên nắp mang..
- Các mẫu cá chành dục có các đặc điểm hình.
- thái như sau: Đầu to, rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu.
- Ngoài ra, cá chành dục cũng không có râu, lỗ mũi trước mở ra bằng một ống ngắn.
- Hình 1: Hình dạng ngoài của cá chành dục Cá chành dục có miệng hình cung rộng, chiều.
- Rạch miệng xiên ít, hàm dưới nhô ra hơn hàm trên nhiều và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên.
- Miệng cá chành dục khá rộng đặc trưng cho nhóm cá ăn mồi động vật..
- Ngoài ra, cá chành dục có môi dầy và nối nhau ở góc miệng..
- Ở tất cả các mẫu cá chành dục thu được đều có răng phân bố trên 2 hàm, xương lá mía và xương khẩu cái.
- Với cấu tạo và hình dạng răng trên 2 hàm cho thấy, cá chành dục có thể bắt và ăn các loại mồi là động vật kích thước nhỏ..
- Hình 2: Răng (A) và miệng (B) của cá chành dục.
- Cuống đuôi cao và ngắn, chiều dài cuống đuôi lớn hơn chiều cao cuống đuôi..
- Loài cá này có màu đỏ đến cam ở vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn có màu xanh óng ánh với phần rìa màu đỏ tươi hoặc màu cam.
- Ngoài ra, màu sắc của loài cá này cũng có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi chất lượng của nước..
- Các chỉ tiêu hình thái thu được của nghiên cứu này khá tương đồng với những mô tả của các tác giả trước đây về loài các chành dục C.
- (1992) cũng cho thấy, cá chành dục C.
- Theo mô tả của tác giả thì cá chành dục C.
- Bên cạnh đó, Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) ghi nhận, loài cá chành dục C..
- gachua ở Đồng bằng sông Cửu Long là loài cá có kích thước nhỏ, kích thước trong khoảng mm, thân trước tròn, thân sau dẹp bên.
- gachua thu ở Cao Bằng với loài cá chành dục của đề tài nghiên cứu.
- 3.2 Định danh loài cá chành dục phân bố ở tỉnh Hậu Giang.
- Các mẫu cá chành dục thu ở tỉnh Hậu Giang được định danh bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA.
- Kết quả giải trình tự trên đoạn gen 16S rRNA của cá chành dục như sau:.
- rRNA của loài cá chành dục có độ tương đồng lên.
- Từ kết quả giải trình tự gen và các điểm tương đồng khi so sánh về hình thái phân loại loài cá chành dục của các tác giả trước đây cho thấy loài cá chành dục thu ở tỉnh Hậu Giang có tên khoa học là Channa gachua..
- Trên họ cá lóc Channidae, nhiều tác giả phân loại đã dựa trên việc phân tích trình tự gen để định danh và nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cá trong khu vực.
- Nghiên cứu của Bùi Minh Tâm (2006) phân tích trình tự gen cytochrome b trên cá lóc ở Malaysia bằng cặp mồi L14841 và H15149, đã xác định các loài cá lóc ở Malaysia chia làm 2 nhóm: nhóm 1 gồm Channa micropeltes và C..
- Nghiên cứu của Abol-Munafi et al.
- Tiếp theo đó, năm 2010, nghiên cứu của Lakra et al.
- Ngoài ra, nghiên cứu còn ghi nhận mối quan hệ về gen của 8 loài cá lóc nói trên..
- Gần đây nhất, nhiều công trình nghiên cứu sử dụng kỹ thuật mtDNA để phân loại và nghiên cứu đa dạng di truyền trên nhóm cá lóc đã được công bố.
- Nghiên cứu của Jamaluddin et al.
- Bên cạnh đó, loài cá lóc C.
- Kết quả ghi nhận chắc chắn mối quan hệ chặt chẽ về nguồn gốc của các nhánh có chứa tất cả các loài cá Perciformes (Wang and Yang, 2011)..
- Nghiên cứu của Muchlisin et al.
- (2013) cũng dựa trên các kỹ thuật giải trình tự gen để phân loại 1 số loài cá lóc Channidae ở Indonesia.
- Theo đó, tổng cộng có đến 14 loài cá lóc đã được định danh khoa học thông qua kết quả so sánh trình tự gen từ ngân hàng gen của thế giới.
- 3.3 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá.
- Kết quả nghiên cứu 226 mẫu cá chành dục thu được trên các tuyến sông cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá (L=6,2-17 cm.
- Chiều dài tổng (cm).
- Hình 4: Tương quan chiều dài và khối lượng thân của cá chành dục n=226.
- Từ kết quả tổng hợp ở Hình 4 cho thấy tương quan giữa chiều dài toàn thân (L) và khối lượng thân (W) của các mẫu cá khảo sát rất chặt chẽ, thể hiện ở hệ số tương quan rất cao (R .
- Bởi vì, ở giai đoạn này sự tăng trưởng về chiều dài diễn ra song song với tăng trưởng của khối lượng cơ thể cá chành dục.
- Khi cá gia tăng chiều dài lớn hơn 16 cm thì tăng trưởng về khối lượng không gia tăng đồng đều nữa..
- Các kết quả phân tích trên 226 mẫu cá chành dục của đề tài khá tương đồng với các kết quả thu được từ các nghiên cứu trước đây.
- Điển hình là nghiên cứu của Datta et al.
- Ngoài ra, sự gia tăng chiều dài và khối lượng thân cá luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau.
- Nghiên cứu thực hiện trong 3 năm với 1940 mẫu cá C.
- gachua ở Ấn Độ cho thấy, tương tự như ghi nhận chung của đề tài, sự gia tăng chiều dài và khối lượng thân cá luôn có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau.
- Bên cạnh đó, phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá có những điểm khác biệt.
- Từ các kết quả trên cho thấy, mặc dù cùng thuộc 1 loài cá lóc C.
- gachua, nhưng tương quan giữa chiều dài và trọng lượng của quần thể cá sống ở những môi trường khác nhau thì giá trị của hệ số a và mũ b cũng không hoàn toàn giống nhau..
- Cá chành dục phân bố ở Hậu Giang là loài cá có kích thước nhỏ, chiều dài tổng dao động từ 6,2 – 17 cm.
- Đầu to, rộng, dẹp bằng, mõm ngắn, chiều dài đầu lớn hơn chiều cao đầu.
- Hàm dưới nhô ra hơn hàm trên nhiều và chiều dài xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên.
- Kết quả giải trình tự gen cho thấy loài cá chành dục thu ở tỉnh Hậu Giang có tên khoa học là Channa gachua (Hamilton, 1822)..
- Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ.
- hai loài trong nhóm cá chành dục thuộc giống Channa (Channidae, Perciformes) ở Việt Nam.
- Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I..
- Hướng dẫn nghiên cứu cá