« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm mô bệnh học của bệnh gan thận mủ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.)


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC CỦA BỆNH GAN THẬN MỦ Ở CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) VÀ CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis SP.) Lê Ngọc Huyền và Đặng Thị Hoàng Oanh.
- Bệnh gan thận mủ, cá điêu hồng, cá tra, Edwardsiella ictaluri.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả và so sánh đặc điểm mô bệnh học ở cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ.
- Mẫu cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ được thu từ ao/bè nuôi và từ thí nghiệm cảm nhiễm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
- Cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ có dấu hiệu bệnh lý như nhau là bỏ ăn, bơi lờ đờ, có nhiều đốm trắng đường kính từ 0,5 - 3 mm trên các nội quan (gan, thận và tỳ tạng).
- Kết quả phân tích mô bệnh học ghi nhận những đặc điểm giống nhau ở hai loài cá bao gồm: (1) Nhiều vùng ở mô gan, thận và tỳ tạng cá bệnh có hiện tượng xung huyết, xuất huyết, hoại tử và biến đổi cấu trúc.
- (2) ở mô thận và tỳ tạng có các trung tâm đại thực bào sắc tố gia tăng về số lượng và kích thước.
- Ở cá điêu hồng bệnh gan thận mủ còn có nhiều không bào lipid ở gan và các u hạt ở thận và tỳ tạng..
- Đặc điểm mô bệnh học của bệnh gan thận mủ ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá điêu hồng (Oreochromis sp.
- Bệnh gan thận mủ có dấu hiện bệnh lý đặc trưng là ở các nội quan như gan, thận và tỳ tạng có nhiều đốm trắng.
- Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên nội quan cá lóc được xác định là vi khuẩn Aeromonas schubertii (Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Trọng Nghĩa, 2016) và đặc điểm mô bệnh học cá lóc bệnh gan thận mủ đã được mô tả bởi Nguyễn Thị Ngọc Huyền và Đặng Thị Hoàng Oanh (2016).
- Tác nhân gây bệnh đốm trắng trên nội quan cá tra và các điêu hồng được xác định là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (Crumlish et al., 2002;.
- Tuy nhiên, chưa có nhiều thông tin mô tả và so sánh về đặc điểm mô bệnh học cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ.
- Do vậy, nghiên cứu này góp phần cung cấp thêm thông tin về những biểu hiện bệnh ở mức độ tế bào trên các nội quan của cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ do vi khuẩn E..
- 2.1 Phương pháp thu mẫu cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ từ ao và bè nuôi.
- Cá điêu hồng: 10 mẫu cá điêu hồng có dấu hiệu bệnh gan thận mủ và 2 mẫu không có dấu hiệu bệnh gan thận mủ được thu từ bè nuôi thương phẩm ở huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long..
- Cá tra: 10 mẫu cá tra có dấu hiệu bệnh gan thận mủ và 2 mẫu cá không có dấu hiệu bệnh gan thận mủ được thu từ ao nuôi ở Gò Đàng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre..
- Các cơ quan gan, thận và tỳ tạng được lấy và cố định tại chỗ trong dung dịch NBF (formalin 10%) trong 24 – 48 giờ.
- 2.2 Phương pháp cảm nhiễm vi khuẩn E..
- Cá tra và điêu hồng có trọng lượng khoảng 5 - 7 g/con, đồng cỡ, khỏe mạnh và linh hoạt sau khi mua về từ trại ương cá giống ở Cần Thơ được thả vào bể nhựa nuôi dưỡng trong 1 tuần..
- được chọn ngẫu nhiên để kiểm tra vi khuẩn và kí sinh trùng.
- Hai chủng vi khuẩn E.
- ictaluri là chủng TE (phân lập từ cá tra bệnh gan thận mủ) và chủng DHE (phân lập từ cá điêu hồng bệnh gan thận mủ) được sử dụng để cảm nhiễm.
- Vi khuẩn được phục hồi bằng cách cấy lên môi trường TSA, để 36 giờ ở 28C, quan sát màu sắc và hình thái khuẩn lạc kết hợp với nhuộm Gram để xác định tính thuần.
- Vi khuẩn thuần được nuôi 36 giờ ở 28C trong môi trường TSB, ly tâm 5.000 vòng/phút trong 3 phút, rút bỏ môi trường nuôi và rửa 2 lần bằng dung dịch 0,85% NaCl.
- Mật độ vi khuẩn được xác định bằng máy so màu quang phổ (bước sóng 610 nm) kết hợp với đếm số khuẩn lạc trên môi trường TSA..
- Cá được tiêm vi khuẩn (0,1ml) vào gốc vi ngực với mật độ 10 7 CFU/ml (10 6 CFU/con).
- Cá được theo dõi trong 7 ngày sau cảm nhiễm.
- Những con cá lờ đờ được thu và giải phẫu để ghi nhận có đốm trắng ở gan, thận và tỳ tạng..
- Mẫu gan, thận và tỳ tạng của 3 con cá tra và 3 con cá điêu hồng cảm nhiễm với vi khuẩn E.
- Cá tra bệnh thu ở ao nuôi có các dấu hiệu bệnh lý như là tách đàn, bỏ ăn, bơi lờ đờ và gầy.
- Các nội quan gan, thận và tỳ tạng sưng to và dấu hiệu đặc trưng là có nhiều đốm trắng với đường kính từ 0,5 - 3 mm (Hình 1A)..
- Hình 1: Dấu hiệu bệnh lý cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ với các đốm trắng (mũi tên) ở gan, thận và tỳ tạng.
- (A) Cá tra bệnh gan thận mủ thu từ ao nuôi.
- (B) Cá tra cảm nhiễm vi khuẩn E..
- (C) Cá điêu hồng bệnh thu từ bè nuôi.
- (D) Cá điêu hồng cảm nhiễm vi khuẩn E.
- Trong điều kiện phòng thí nghiệm, cá tra được gây cảm nhiễm với vi khuẩn E.
- ictaluri bắt đầu biểu hiện bệnh lý vào ngày thứ 2 sau cảm nhiễm.
- Những con cá bơi lờ đờ được thu để giải phẫu và ghi nhận có sự xuất hiện các đốm trắng trên gan, thận và tỳ tạng (Hình 1B) giống như mẫu cá bệnh thu từ ao nuôi.
- Dấu hiệu bệnh lý của cá tra bệnh gan thận mủ thu từ ao và từ thí nghiệm cảm nhiễm tương tự như dấu hiệu bệnh lý đã được một số nghiên cứu trước đây mô tả (Từ Thanh Dung và ctv., 2004.
- Cá điêu hồng bệnh thu từ bè nuôi cũng ghi nhận dấu hiệu bệnh lý là bơi lờ đờ, giảm ăn, da nhạt màu..
- Tuy nhiên, cá bệnh không có dấu hiệu xuất huyết trên da và các vây như cá tra bệnh thu từ ao nuôi..
- Quan sát bên trong thì thấy các đốm trắng trên thận trước và tỳ tạng, ít thấy trên gan và thận sau (Hình 1C).
- Cá điêu hồng được gây cảm nhiễm với chủng E.
- ictaluri thì quan sát thấy các đốm trắng trên gan, thận và tỳ tạng (Hình 1D)..
- 3.2 Mô bệnh học 3.2.1 Gan.
- Quan sát tiêu bản mô gan cá tra bệnh thu từ ao nuôi và từ thí nghiệm cảm nhiễm đều cho thấy các vùng mô bị thoái hóa hoặc hoại tử dạng hạt ở vị trí có đốm trắng (Hình 2C, 2E và 2G).
- Tại vị trí hoại tử, các tế bào bị biến dạng, cấu trúc rời rạc và tập trung nhiều tế bào máu đồng thời có hiện tượng xuất huyết ở các vùng mô xung quanh..
- Quan sát mô gan cá điêu hồng bệnh gan thận mủ thu từ bè nuôi ghi nhận một số vùng mô gan bị thoái hóa và biến đổi cấu trúc ở đó xuất hiện các không bào lipid và các trung tâm đại thực bào sắc tố (Hình 2D).
- Trên gan cá điêu hồng cảm nhiễm E.
- ictaluri tại vị trí các đốm trắng quan sát được dấu hiệu hoại tử dạng hạt, các tế bào gan nằm rời rạc hoặc biến mất, vùng mô thoái hóa và biến đổi cấu trúc.
- (Hình 3F và 3H), xung quanh vùng mô hoại tử còn có hiện tượng xung huyết và xuất huyết..
- Theo Chandrasoma và Taylor (2013), hiện tượng thoái hoá là phản ứng của tế bào khi gặp phải những yếu tố kích thích như độc tố do vi khuẩn tiết.
- Hình 2: Mô gan cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ (H&E).
- điêu hồng bệnh thu từ bè, mũi tên chỉ vùng mô gan thoái hóa ở đó xuất hiện các trung tâm đại thực bào sắc tố (40X).
- (E) Gan cá tra cảm nhiễm E.
- ictaluri với các vùng thoái hóa và hoại tử dạng hạt (40X).
- (F) Gan cá điêu hồng cảm nhiễm E.
- ictaluri, mũi tên chỉ vùng hoại tử dạng hạt và xuất huyết.
- (40X) Như vậy, cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ có những đặc điểm mô bệnh học ở gan tương tự nhau.
- Vùng mô bệnh có các biểu hiện thoái hóa, biến đổi cấu trúc hay hoại tử.
- Quan sát tiêu bản mô thận cá tra bệnh gan thận mủ thu từ ao và từ thí nghiệm cảm nhiễm thấy các biểu hiện giống nhau là thận trước có các vùng hoại tử hạt (tại đó các tế bào nằm rời rạc) tương ứng với các vị trí các đốm trắng (Hình 3C và 3E).
- Ngoài ra, ở thận sau có ống thận hoại tử và biến đổi cấu trúc (Hình 3E)..
- Mô thận cá điêu hồng bệnh gan thận mủ thu từ bè nuôi cũng ghi nhận các vùng thoái hóa biến đổi cấu trúc và hoại tử dạng hạt (Hình 3D).
- Ở thận sau có hiện tượng xung huyết, xuất huyết và các u hạt tương ứng với vị trí các đốm trắng (Hình 3F).
- (2017), các u hạt được hình thành gồm lớp các tế bào bạch cầu như đại thực bào hay tế bào lympho bao bọc xung quanh vùng mô bị hoại tử và các tế bào bị tổn thương.
- trên nội quan do nhiễm một số loài vi khuẩn như Mycobacteria, Nocardiae, Franciellae, E.
- Mô thận cá điêu hồng cảm nhiễm với E.
- ictaluri cũng có biến đổi tương tự như cá điêu hồng bệnh thu từ bè nuôi là xung huyết, xuất huyết và xuất hiện nhiều vùng hoại tử tại vị trí các đốm trắng, đồng thời xuất hiện nhiều trung tâm đại thực bào sắc tố (Hình 3H)..
- Hình 3: Mô thận cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ (H&E).
- (E) Thận trước cá tra cảm nhiễm.
- ictaluri với các vùng mô hoại tử hạt (40X).
- (G) Thận cá tra cảm nhiễm E.
- ictaluri với các vùng mô hoại tử hạt, ống thận hoại tử và biến đổi cấu trúc (40X).
- (H) Thận cá điêu hồng cảm nhiễm E.
- 3.2.3 Tỳ tạng bởi một lớp tế bào biểu mô, cấu trúc gồm tủy đỏ và tủy trắng có nhiều hồng cầu và các trung tâm đại.
- Những biến đổi ở mô tỳ tạng cá tra bệnh gan thận mủ thu từ ao và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ thu từ bè tương tự nhau là hoại tử và xuất huyết với nhiều mức độ và có hắc tố nằm rải rác trên vùng mô bị hoại tử (Hình 4C và 4D)..
- Mô tỳ tạng cá tra cảm nhiễm E.
- ictaluri có các vùng thoái hóa dạng hạt và các trung tâm đại thực bào sắc tố gia tăng về kích thước và số lượng (Hình 4E và 4G).
- tăng về kích thước và số lượng của các trung tâm đại thực bào sắc tố (Wolke et al., 1985.
- Ngoài hiện tượng thoái hóa và hoại tử, ở mô tỳ tạng cá điêu hồng cảm nhiễm vi khuẩn E.
- ictaluri còn ghi nhận có hiện tượng xuất huyết, sự viêm nhiễm dạng u hạt làm biến đổi cấu trúc vùng mô (Hình 4F và 4H) giống như ở mô thận cá bệnh.
- Viêm dạng u hạt cũng là hiện tượng đặc trưng ở cá lóc bệnh gan thận mủ do A.
- Hình 4: Mô tỳ tạng cá điêu hồng và cá tra bệnh gan thận mủ (H&E).
- (E và G) Tỳ tạng cá tra cảm nhiễm E.
- ictaluri có vùng hoại tử hạt và trung tâm đại thực bào sắc tố (mũi tên) (20X và 40X).
- (F và H) Tỳ tạng cá điêu hồng cảm nhiễm E.
- xuất huyết và hình thành các u hạt làm biến đổi cấu trúc vùng mô (20X và 40X) 4 KẾT LUẬN.
- Cá tra và cá điêu hồng bệnh gan thận mủ thu từ ao/bè nuôi và cảm nhiễm vi khuẩn E.
- Nhiều vùng ở mô gan, thận và tỳ tạng cá bệnh có hiện tượng xung huyết, xuất huyết, hoại tử dạng hạt và biến đổi cấu trúc.
- (2) ở mô thận và tỳ tạng có các trung tâm đại thực bào sắc tố gia tăng về số lượng.
- Ở cá điêu hồng bệnh gan thận mủ còn có xuất hiện nhiều không bào lipid ở gan và các u hạt ở thận và tỳ tạng.
- Ở mô cá tra bệnh không quan sát thấy sự xuất hiện các u hạt..
- Xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá lóc (Channa striata) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Độc lực của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập từ cá tra (Pangasianodon.
- Đặc điểm mô bệnh học cá rô (Anabas testudineus) nhiễm vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Streptococcus sp..
- Đặc điểm mô bệnh của cá lóc (Channa striata) bệnh xuất huyết và bệnh gan thận mủ..
- Khả năng gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri trên cá điêu hồng (Oreochromis sp.
- Xác định vi khuẩn gây bệnh trắng gan trên cá tra (Pangasius hypophthalmus)