« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC ỐC ĐĨA (NERITA BALTEATA REEVE, 1855) TẠI QUẢNG NINH


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC ỐC ĐĨA (Nerita balteata Reeve, 1855) TẠI QUẢNG NINH.
- Ốc đĩa (Nerita balteata) là đối tượng hải sản có thịt thơm ngọt, giá trị kinh tế cao nên đang được khai thác quá mức, vì vậy chúng đang đứng trước nguy cơ bị cạn kiệt nguồn lợi.
- Bằng phương pháp điều tra cho thấy, tại Quảng Ninh ốc đĩa phân bố chủ yếu ở ven các đảo xa bờ hoặc trong các rừng ngập mặn ở vùng triều.
- Ốc đĩa có trữ lượng cao nhất ở huyện Vân Đồn với sản lượng khai thác trung bình là kg/năm, mật độ trung bình 10,5 con/m 2 và sinh lượng 25 g/m 2 .
- Mùa vụ khai thác của ốc đĩa là từ tháng 4 tới tháng 11 hằng năm, người dân đi khai thác ốc đĩa theo con nước hằng tháng với phương tiện và kỹ thuật khai thác thủ công..
- Ốc đĩa (Nerita balteata) là loài động vật chân bụng có phân bố chính ở các vùng biển khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới (Frey và Vermeij, 2008)..
- Ở nước ta, ốc đĩa chỉ phân bố ở vùng bãi triều ven biển và đảo xa bờ của tỉnh Quảng Ninh và được xem là món ăn đặc sản đặc trưng tại đây do có thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao (Đặng Khánh Hùng, 2012).
- Tuy nhiên, do là đối tượng mới nên sản lượng ốc đĩa cung cấp cho thị trường hoàn toàn là khai thác từ tự nhiên.
- trạng khai thác quá mức đã làm cho nguồn lợi ốc đĩa ngoài tự nhiên đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt.
- Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm phân bố và hiện trạng khai thác ốc đĩa tại Quảng Ninh là rất cần thiết, nhằm xác định vùng phân bố chính và trữ lượng khai thác của đối tượng này.
- từ đó đề xuất được các giải pháp, định hướng để khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn lợi ốc đĩa ngoài tự nhiên..
- Đối tượng nghiên cứu là ốc đĩa (N.
- Tại mỗi địa phương, 3 loại phiếu điều tra đã được thực hiện, mỗi loại 30 phiếu tương ứng với các đối tượng khác nhau là cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản, người dân khai thác ốc đĩa và đại lý thu mua, buôn bán hải sản..
- Tiến hành điều tra thực địa tại các điểm nghiên cứu để xác định các chỉ tiêu về đặc điểm phân bố của ốc đĩa như: vị trí, số lượng các bãi có ốc đĩa phân bố, điều kiện môi trường và đặc điểm nền đáy (loại chất đáy, loại sinh vật đáy) của các bãi phân bố này..
- Sử dụng khung thu mẫu có diện tích 20 m 2 để xác định mật độ (con/m 2 ) và sinh lượng (g/m 2 ) của ốc đĩa tại các bãi phân bố..
- 3.1 Đặc điểm phân bố của ốc đĩa tại Quảng Ninh.
- Kết quả điều tra cho thấy ốc đĩa phân bố rải rác trong vùng triều, trong các hốc, rễ, gốc cây hoặc trên các thân cây trong các rừng ngập mặn ở các vùng ven biển của tỉnh Quảng Ninh, nhưng phân bố với trữ lượng cao tại các bãi rừng ngập mặn của các địa phương như Tiên Yên, Vân Đồn, Hạ Long, Quảng Yên hay tại các bãi đá của các đảo xa bờ ở Vân Đồn và Hạ Long.
- Tuy nhiên, tại các bãi rừng ngập mặn của Móng Cái và các đảo xa bờ của Cẩm Phả, mật độ phân bố của ốc đĩa rất thấp và đặc biệt là không tìm thấy có sự phân bố của ốc đĩa tại các bãi rừng ngập mặn của huyện Hoành Bồ.
- Nguyên nhân có thể do trong những năm gần đây một diện tích lớn rừng ngập mặn của huyện Hoành Bồ bị phá hủy và môi trường bị ô nhiễm do lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt của khu dân cư xung quanh thải ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của ốc đĩa giống..
- Kết quả điều tra thực địa tại 7 địa phương trong tỉnh Quảng Ninh cho thấy ốc đĩa phân bố với trữ lượng lớn ở huyện Vân Đồn với mật độ trung bình 10,5 con/m2 và sinh lượng 25 g/m2.
- Tại địa phương này ốc đĩa phân bố chủ yếu ở các xã đảo xa bờ như Bản Sen, Ngọc Vừng, Quan Lạn và trong rừng ngập mặn ở các bãi triều của các xã Đài Xuyên, Đoàn Kết và Cộng Hòa..
- Ở huyện Tiên Yên, ốc đĩa phân bố nhiều và tập trung ở khu vực rừng ngập mặn xã Đồng Rui với mật độ là 6 con/m2 và sinh lượng 15 g/m2.
- Tương tự như huyện Tiên Yên, tại thị xã Quảng Yên ốc đĩa cũng có mật độ phân bố khá cao ở các bãi rừng ngập mặn của xã Hoàng Tân, phường Tân An, khu vực đầm nhà Mạc… với mật độ 4,5 con/m2 và sinh lượng 11 g/m2..
- Tại các thành phố Hạ Long, Móng Cái và Cẩm Phả, trữ lượng của ốc đĩa rất thấp với mật độ trung bình là 2 con/m 2 và sinh lượng là 4,5 g/m 2 .
- Tại các địa phương này ốc đĩa phân bố chủ yếu ở các đảo xa bờ, còn trong các bãi rừng ngập mặn gần bờ hầu như không tìm thấy sự phân bố của ốc đĩa.
- Trong khi đó, kết quả điều tra cho thấy tại huyện Hoành Bồ hoàn toàn không có sự phân bố của ốc đĩa tại các bãi rừng ngập mặn..
- Hình 2: Bãi phân bố của ốc đĩa 3.2 Điều kiện môi trường tại bãi phân bố ốc đĩa.
- bố của ốc đĩa được thể hiên qua Bảng 1:.
- Bảng 1: Các yếu tố môi trường tại bãi ốc phân bố.
- Trong khi đó, độ mặn và pH khá ổn định và phù hợp với sinh trưởng và phát triển của các loài động vật chân bụng nói chung và ốc đĩa nói riêng do thời điểm tiến hành thu mẫu rơi vào mùa khô..
- Tuy nhiên, ốc đĩa là loài có khả năng thích nghi rất tốt với sự thay đổi của điều kiện môi trường..
- Khi nhiệt độ hay độ mặn thay đổi đột ngột hoặc quá lớn thì ốc đĩa sẽ chuyển sang trạng thái “ngủ đông”, chúng sẽ thu mình vào trong vỏ và đóng kín nắp vỏ để tránh những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện môi trường.
- Hơn nữa ốc đĩa là loài xóa bỏ khoảng trống sinh vật phân bố đặc trưng ở vùng triều nên chúng có khả năng chịu đựng được sự.
- khô hạn rất cao, điều này được chứng minh trong quá trình điều tra thực địa đã bắt gặp một số con ốc đĩa bám trên các cành, thân cây trong rừng ngập mặn..
- So sánh với ốc nhảy Strombus canarium, các yếu tố môi trường thích hợp cho ốc nhảy sinh trưởng và phát triển như nhiệt độ: 26 - 30ºC, độ mặn 26 - 32‰, pH: 7,5 – 8 (Dương Văn Hiệp, 2009) hoặc đối với ốc hương Babylonia areolata nhiệt độ là 27 - 28ºC, độ mặn là 34 - 35‰, pH là 7,5 – 8 (Nguyễn Thị Xuân Thu và ctv., 2000), cho thấy điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của các loài động vật chân bụng là tương tự như nhau, tuy nhiên chúng vẫn có sự khác nhau do đặc điểm vùng phân bố..
- 3.3 Hiện trạng khai thác ốc đĩa tại Quảng Ninh Tại Quảng Ninh người dân khai thác ốc đĩa quanh năm nhưng mùa vụ khai thác chính là từ.
- tháng 4 đến tháng 11 vì trong thời gian này điều kiện thời tiết thuận lợi, ngư dân đi khai thác rất nhiều và sản lượng ốc bắt được cũng nhiều hơn khoảng thời gian còn lại trong năm là các tháng mùa đông.
- Trong thời gian mùa đông, do nhiệt độ xuống thấp nên ốc đĩa thường sống vùi sâu trong các hang hốc để trú đông nên rất khó để khai thác..
- Người dân thường khai thác ốc đĩa dựa theo con nước.
- Một tháng có 2 con nước và mỗi con nước kéo dài trong vòng từ 12 – 14 ngày, mỗi con nước người dân thu được từ 6 – 8 kg ốc đĩa tùy theo các.
- Sau khi đánh bắt ốc đĩa được bán trực tiếp cho các nhà hàng, các đầu mối buôn bán hải sản tươi sống với giá từ 300 – 500 ngàn đồng/kg tùy vào kích cỡ của ốc.
- Trên thị trường ốc đĩa được phân thành 3 cỡ, ốc loại 1 có kích cỡ nhỏ (trên 250 con/kg), ốc loại 2 (khoảng 150 – 220 con/kg), và ốc loại con/kg).
- Ốc loại 2 và 3 thường chiếm đa số trong số lượng ốc người dân khai thác).
- Kết quả điều tra sản lượng ốc đĩa khai thác ở các địa phương được trình bày ở Bảng 2:.
- Bảng 2: Sản lượng và kích cỡ ốc đĩa khai thác.
- Hình 3: Tỷ lệ khai thác ốc đĩa ở Quảng Ninh Bảng 2 và Hình 6 cho thấy huyện Vân Đồn là địa phương có sản lượng ốc đĩa khai thác lớn nhất (2.842 kg/năm, chiếm tỷ lệ 32,63.
- Đối với các thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả sản lượng ốc đĩa khai thác được rất ít (Hạ Long: 850 kg/năm, 9,76%;.
- Trong khi đó, người dân khai thác.
- thủy sản tại huyện Hoành Bồ cho biết trong vài năm trở lại đây họ không còn bắt được ốc đĩa trong các đợt đi khai thác thủy sản.
- Kết quả này phù hợp với kết quả điều tra thực địa về mật độ và sinh lượng của ốc đĩa đã được trình bày ở phần trên..
- So với các nghề khai thác hải sản khác, khai thác ốc đĩa là một nghề phụ của người dân ven biển Quảng Ninh.
- Phương tiện khai thác thô sơ (móc sắt), kỹ thuật khai thác đơn giản thường là lội trong các bãi rừng ngập mặn, ghềnh đá để tìm ốc đĩa..
- Chính vì đầu tư cho khai thác ốc đĩa không cao nhưng giá trị lại cao hơn rất nhiều so với các loại ốc khác nên vào mùa vụ khai thác nhiều ngư dân hoạt động trong các nghề khác như lặn, câu, lưới kéo… cũng chuyển sang khai thác ốc đĩa.
- Sự tăng nhanh về số lượng người khai thác trong những năm gần đây chính là nguyên nhân làm cho sản lượng ốc đĩa giảm sút một cách nghiêm trọng..
- Chính vì vậy, trong những năm gần đây, tuy giá thành của ốc đĩa trên thị trường rất cao nhưng số lượng người dân tham gia khai thác ốc đĩa đã giảm đi nhiều vì sản lượng ốc đĩa khai thác được rất ít và kích cỡ của ốc cũng nhỏ đi nhiều..
- Kết quả điều tra cũng cho thấy, khoảng 5 năm trở lại đây sản lượng ốc đĩa trên toàn tỉnh Quảng Ninh đã suy giảm một cách nghiêm trọng, kể cả các địa phương có trữ lượng ốc nhiều như Vân Đồn, Tiên Yên, Quảng Yên thì sản lượng ốc đĩa khai thác được cũng giảm đáng kể và hầu như không phát hiện được ốc giống tại các bãi phân bố..
- Vì vậy, nếu không có biện pháp bảo vệ một cách hợp lý thì nguồn lợi ốc đĩa trong tỉnh sẽ có nguy cơ bị cạn kiệt..
- Tại Quảng Ninh, ốc đĩa phân bố ở ven các đảo xa bờ hoặc trong các rừng ngập mặn ở vùng triều.
- Các yếu tố môi trường nơi bãi phân bố:.
- Ốc đĩa phân bố nhiều nhất ở huyện Vân Đồn với sản lượng khai thác trung bình là kg/năm, mật độ trung bình 10,5 con/m 2 và sinh lượng 25 g/m 2 .
- Các bãi phân bố chủ yếu là Bản Sen, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Đài Xuyên, Đoàn Kết và Cộng Hòa..
- Mùa vụ khai thác của ốc đĩa là từ tháng 4 tới tháng 11 hằng năm, khi điều kiện môi trường thuận lợi.
- Người dân đi khai thác ốc đĩa theo con nước hằng tháng với phương tiện và kỹ thuật khai thác thủ công..
- Cần nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo ốc đĩa để chủ động nguồn cung cấp giống cho nuôi thương phẩm, từ đó giảm áp lực lên khai thác ốc ngoài tự nhiên, góp phần duy trì và bảo tồn nguồn lợi đối tượng này..
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc đĩa (Nerita balteata Reeve, 1855)