« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc điểm tầng cuội kết núi lửa vùng Ba Vì và giá trị địa di sản của chúng


Tóm tắt Xem thử

- Đặc điểm tầng cuội kết núi lửa vùng Ba Vì và giá trị địa di sản của chúng.
- Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Địa chất Luận văn ThS Chuyên ngành: Địa chất học.
- đặc điểm địa chất.
- Nghiên cửu đặc điểm tầng đá chứa “cuội” trên đỉnh núi Ba Vì..
- Giới thiệu ý nghĩa tầng Aglomerat trong quần thể di sản vùng Ba Vì Keywords: Địa chất học.
- Ba vì Content.
- Du lịch Địa chất là một lĩnh vực đang ngày càng phát triển trên Thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Ngoài tham quan, thưởng ngoạn những cảnh quan, sinh thái, du khách còn quan tâm đến những giá trị di sản Địa chất..
- Tầng đá chứa nhiều “cuội” phân bố chủ yếu ở phần cao của các quả núi thuộc dãy Ba Vì.
- Cho đến nay, tầng “cuội” tương tự chưa tìm thấy ở nơi nào khác ở Việt Nam.
- Trong tổng thể các di sản văn hóa, tâm linh, truyền thuyết của vùng đất mang hồn thiêng sông núi, tầng “cuội” kết là một danh thắng địa chất nổi bật.
- Xác định thành phần và nguồn gốc thành tạo tầng đá chứa “cuội”.
- Đặc điểm địa chất vùng Ba Vì 1.2.1.
- Tầng đá chứa “cuội” phủ trực tiếp nên các đá phun trào của hệ tầng Viên Nam, do vậy nguồn gốc hình thành tầng đá chứa “cuội” này ít nhiều cũng liên quan chúng..
- Phức hệ Ba Vì (σνP 3 bv).
- Đây là vùng có cấu trúc địa chất rất phức tạp, các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất, trầm tích phun trào phát triển không liên tục từ Paleoproterozoi đến Đệ tứ.
- Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng nghiên cứu.
- Aglomerat (agglomerate) là một thể địa chất phức tạp, sự hình thành của chúng thường liên quan đến sự phun nổ của núi lửa.
- Trong nghiên cứu này học viên sử dụng quan niệm về aglomerat được đề xuất bởi Tiểu ban về hệ thống học các đá magma - Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (2002): Aglomerat là đá vụn núi lửa (pyroclastics rock) có thành phần chiếm trên 75% là các mảnh vụn núi lửa dạng bom có đường kính >64 mm..
- Với mục tiêu xác định nguồn gốc và danh pháp tầng đá chứa nhiều “cuội” vùng Ba Vì, học viên đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu thành phần khoáng vật, thạch học của các mảnh “cuội” và xi măng gắn kết trong tầng đá nói trên, gồm khảo sát thực địa, phân tích lát mỏng thạch học và nhiễu xạ Rơngen (XRD)..
- “cuội”, phân tích các yếu tố cấu trúc, quan hệ giữa “cuội” với “cuội” và “cuội” với xi măng gắn kết gắn kết, quan hệ của tầng “cuội” kết với đá vây quanh (đá phun trào hệ tầng Viên Nam).
- Đợt 1: Tháng 3/2011, khảo sát khu vực Ba Vì - Sơn Tây nhằm xác định vị trí và diện tích phân bố của tầng đá chứa nhiều “cuội”..
- Đợt 2: Tháng 5/2011, khảo sát chi tiết và lấy mẫu phân tích tại những điểm lộ của tầng đá chứa nhiều “cuội” ở khu vực Đỉnh Tản Viên, Đỉnh Vua, Đền Trung và mỏ pyrit Minh Quang và quan hệ của chúng với các thành tạo xung quanh..
- Số lượng lát mỏng phân tích gồm có 50 mẫu “cuội.
- “cuội” và xi măng gắn kết dựa vào các thông số nhiễu xạ (vị trí các đỉnh phản xạ) đo được do tương tác tia X với các nút mạng tinh thể của khoáng vật..
- ĐẶC ĐIỂM TẦNG ĐÁ CHỨA “CUỘI” TRÊN ĐỈNH NÚI BA VÌ 3.1.
- Tập đá chứa nhiều “cuội” lộ chủ yếu ở phần cao nhất dãy Ba Vì: khu vực Đỉnh Vua (đỉnh có Đỉnh Vua), khu vực Đỉnh Tản Viên (nơi có Đền thờ thánh Tản Viên - Đỉnh Tản Viên).
- Tại đây tầng đá chứa nhiều “cuội” có ranh giới rõ ràng với các đá phun trào nằm dưới.
- “cuội” với kích thước từ 0,5 cm đến 60 cm.
- các tảng, “cuội” lớn thường có hình dạng bầu dục, kéo dài, sắp xếp định hướng rõ rệt, trong khi đó các loại “cuội” kích thước nhỏ hơn thường có dạng đẳng thước và không định hướng rõ..
- Tại khu vực đền Trung và mỏ pyrit Minh Quang có thể gặp những “tảng”, “cuội”.
- Chúng là những tảng lăn có nguồn gốc từ tầng đá chứa nhiều “cuội” ở đỉnh Vua và đỉnh Tản Viên..
- Phân tích lát mỏng thạch học cho thấy thành phần “cuội” cũng như của xi măng gắn kết khá đa dạng:.
- Thành phần “cuội”.
- “Cuội” chiếm khoảng 80% thể tích, có thành phần rất khác nhau: trachyt, trachydacit, dacit, trachyandesit v.v….
- Mảnh “cuội” dacit (mẫu CH01, CH02, CH03, CH05, CTr03, CTr05, CQ08, CQ10) đặc trưng bởi khoáng vật plagiocla.
- Mảnh “cuội” trachyt (mẫu CH06, CH08, CH09, CH10, CH12, CH15, CQ07, CQ09, CTr09) đặc trưng bởi các khoáng vật felspat kali, plagiocla.
- Tóm lại, qua nghiên cứu lát mỏng thạch học dưới kính hiển vi quang học và bằng phương pháp nhiễu xạ Rơngen, thành phần của “cuội” trong tầng đá nghiên cứu được xác định là trachyt, trachydacit, dacit với các khoáng vật đặc trưng là feldspat (microclin, albit, plagiocla), thạch anh.
- Gắn kết các tảng, “cuội” là tuf hạt vụn (cát kết tuf, bột kết tuf, sạn kết tuf) chiếm khoảng 20% thể tích, màu xám phớt xanh, phong hoá chuyển thành màu nâu - đỏ, xám nâu, thành phần hạt vụn chủ yếu là vụn đá, vụn tinh thể, đôi khi có thủy tinh núi lửa (mẫu XH01, XH02, XH04, XH05, XH09, XTr04, XTr08, XQ06).
- Mẫu có thành phần các khoáng vật nhóm feldspat chiếm chủ yếu nhưng so với kết quả phân tích XRD đại diện cho mẫu mảnh “cuội” thì thành phần thạch anh chiếm tỉ lệ lớn hơn thể hiện qua cường độ đỉnh nhiễu xạ.
- Sericit cũng chiếm tỉ lệ trong mẫu lớn hơn so với tỉ lệ sericit trong mẫu mảnh “cuội” với 3 đỉnh nhiễu xạ rõ ràng.
- Khoáng vật calcit không xuất hiện ở mẫu mảnh “cuội” đã được tìm thấy trong kết quả phân tích XRD mẫu xi măng gắn kết..
- Điều này cho thấy thành phần khoáng vật của xi măng gắn kết có khác biệt chút ít so với thành phần khoáng vật mảnh “cuội”, do bị biến đổi thứ sinh về sau..
- Từ kết quả phân tích lát mỏng thạch học và tài liệu tham khảo, có thể kết luận rằng thành phần thạch học của các “cuội” và xi măng gắn kết gắn kết tương đương các đá magma phun trào.
- Thành phần “cuội” chiếm khoảng 80% thể tích, chủ yếu là các đá phun trào trachyt, trachydacit, dacit, trachyandesit có kiến trúc porphyr nền fenzit, trachyt..
- Cho đến nay còn có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và tên gọi của tầng đá chứa “cuội” trên đỉnh Ba Vì.
- Trong tầng đá chứa “cuội” Ba Vì, phần xi măng gắn kết là tuf hạt vụn rõ ràng có nguồn gốc phun trào.
- Do vậy, tên của tầng đá sẽ được xác định khi xác định được nguồn gốc các “tảng” và “cuội”..
- Về mặt hình thái hòn “cuội”, “cuội” của tầng aglomerat và cuội kết đều có thể có hình dạng tròn, elip.
- Tuy nhiên tầng aglomerat thường có các “cuội” có kích cỡ, độ tròn khác nhau do quá trình phun nổ với lực phun nổ không giống nhau ở tâm núi lửa, rìa núi lửa mà khó có thể tạo được tầng “cuội” hoàn toàn đồng nhất về hình dạng, kích thước..
- Do vậy, dựa vào thành phần thạch học sơ lược và hình thái “cuội”, chưa thể kết luận tầng “cuội” là aglomerat hay cuội kết..
- Tuy nhiên, khi nghiên cứu kĩ hơn về hình thái, cấu tạo “cuội” trong tầng đá chứa.
- “cuội” vùng Ba Vì cho thấy rằng:.
- Thành phần thạch học của “cuội” và xi măng gắn kết tương đồng nhau, là trachyt, dacit.
- Thành phần “cuội” có kích thước lớn, độ chọn lọc kém..
- Điểm đặc biệt là có thể tìm thầy các hòn “cuội” bị biến dạng do quá trình nén ép, điều này chứng tỏ khi đó “cuội” vẫn còn nóng dẻo.
- “Cuội” hình thành do quá trình trầm tích không thể có đặc điểm này, trong quá trình nén ép thành đá, nếu một tầng cuội kết có các hòn “cuội” kích thước khác nhau thì giữa khe trống của “cuội” lớn sẽ chèn vào các.
- “cuội” nhỏ hoặc xi măng gắn kết mà “cuội” không thể biến đổi hình dạng..
- Dựa vào nghiên cứu hình thái “cuội”, thành phần “cuội” và xi măng gắn kết của tầng đá chứa “cuội” vùng Ba vì cho thấy rằng thành phần “cuội” và xi măng gắn kết chủ yếu là vật liệu núi lửa, chúng bao gồm các mảnh vụn bom núi lửa, trong đó thành phần bom chiếm khoảng 80% thể tích của tầng đá..
- Dựa vào nguồn gốc của các mảnh vụn là phun trào núi lửa đã được chứng minh trên và theo phân loại của tiểu ban về hệ thống học các đá magma - Liên hiệp Khoa học Địa chất Quốc tế (2002), nghiên cứu đi đến kết luận, tầng đá chứa “cuội” trên đỉnh Ba Vì là tầng aglomerat.
- Ý NGHĨA TẦNG AGLOMERAT TRONG QUẦN THỂ DI SẢN VÙNG BA VÌ 4.1.
- Ba Vì – vùng đất huyền thoại.
- Một vùng đất nhiều di sản địa chất.
- Theo cách hiểu thông thường, di sản địa chất trước hết là các tạo vật tự nhiên kỳ thú, là sản phẩm độc đáo của các quá trình địa chất, có giá trị di sản và cần được bảo vệ..
- Di sản địa chất biểu hiện ở những quy mô và nội dung khác nhau, có thể là Danh thắng địa chất (Geotope/Geosite.
- Có thể kể một số di sản địa chất chính trong vùng Ba Vì sau đây:.
- Đó cũng là tiêu chí để một vùng cảnh quan có thể xây dựng thành một công viên địa chất (Geopark)..
- Đồi Đá Xanh tuy nhỏ, nhưng xứng đáng là một Danh thắng địa chất cần được bảo vệ..
- Đây cũng là một điểm lý thú về đa dạng địa chất khu vực..
- Ý nghĩa di sản địa chất của tầng aglomerat trên đỉnh Ba Vì.
- Tầng aglomerat kể trên có thể coi là một danh thắng địa chất độc đáo của Việt nam.
- Vì tính phức tạp của tầng đá này nên cho đến nay nó vẫn tiếp tục là đối tượng nghiên cứu của các nhà địa chất về nhiều phương diện: thạch học, cấu trúc, kiến tạo v.v..
- Chính vì thế, đường đến với các ngôi đền thiêng cũng là đường đến với một di sản địa chất độc đáo, kết tụ từ nhiều “tảng”,.
- “cuội” có tuổi hàng trăm triệu năm, gắn với một truyền thuyết vào loại cổ nhất, hào hùng nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc..
- Tầng đá chứa “cuội” phân bố trên đỉnh các quả núi Ba Vì từ lâu đã thu hút sự chú ý của các nhà địa chất do vị trí phân bố cũng như vẻ độc đáo của nó.
- Do Ba Vì là một địa danh du lịch, cũng là địa bàn thực tập hàng năm của sinh viên địa chất trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, nên việc xác định chính xác tên gọi của tầng đá kể trên được học viên đặt làm mục tiêu nghiên cứu của luận.
- Sau nhiều chuyến đi thực địa quan sát tầng đá, lấy mẫu “cuội” và xi măng gắn kết nhằm xác định tên đá bằng phương pháp phân tích lát mỏng thạch học và nhiễu xạ rơnghen, cũng như tổng hợp tài liệu từ các bài báo khoa học, các đề tài đã hoàn thành, học viên đã đi đến những kết luận sau đây:.
- Tầng đá chứa “cuội” trên các đỉnh núi Ba Vì là một tầng aglomerat.
- Kết luận trên căn cứ vào thành phần thạch học của xi măng gắn kết và “cuội” (chủ yếu là đá phun trào có thành phần tương tự), đặc biệt dựa vào hình thái của nhiều viên “cuội” thể hiện rõ sự biến dạng do nén ép khi còn ở trạng thái nóng dẻo tại tất cả những nơi có sự hiện diện của tầng đá này.
- Đây chính là một danh thắng địa chất độc nhất vô nhị của Việt Nam, với bề dày hàng chục mét, bao gồm vô vàn bom do núi lửa tung ra, rồi chất chồng tại vị trí không xa họng núi lửa cổ..
- Việc xác định rõ tên gọi, nguồn gốc của tầng đá chứa “cuội” trên đỉnh Ba Vì không chỉ mang ý nghĩa khoa học, đào tạo, mà còn góp phần xây dựng hồ sơ di sản cho vùng núi Ba Vì – một vùng đất mang hồn thiêng sông núi, giàu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và tâm linh của thủ đô Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Bao và nnk, (1969), Bản đồ địa chất tờ Vạn Yên tỷ lệ Tổng cục Địa chất, Hà Nội..
- Nguyễn Xuân Bao, Trần Đức Lương và nnk (1985), Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000.
- Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc..
- (1965), Bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ Tổng cục Địa chất, Hà Nội..
- Thành phần vật chất và điều kiện địa động lực hình thành”, Tạp chí Địa chất A/244, tr.1-15..
- Thạch luận và địa hóa”, TC Địa chất (282), tr.19-32..
- Nguyễn Văn Hoành và nnk (2001), Hiệu đính loạt Bản đồ địa chất và khoáng sản Tây Bắc tỷ lệ 1:200.000.
- Vũ Khúc (2005), Từ điển Địa chất Anh - Việt, NXB.
- Hoàng Ngọc Kỷ, Nguyễn Văn Hoành và nnk (1973), Bản đồ địa chất tờ Hà Nội tỷ lệ Tổng cục Địa chất, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Khôi (2006), Chuẩn hóa vùng thực tập Địa chất đại cương vùng Ba Vì - Đồ Sơn, trường Đại học KHTN, Đại học QGHN..
- Nguyễn Công Lượng và nnk Báo cáo địa chất và khoáng sản các nhóm tờ Hoà Bình - Suối Rút và Vạn Yên tỷ lệ Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Bắc..
- Bùi Phú Mỹ và nnk (1978), Bản đồ địa chất CHXHCN Việt Nam tỷ lệ Tờ Lào Cai và Kim Bình – Hà Nội, Tổng Cục Địa chất..
- Nguyễn Đức Thắng, Phạm Văn Mẫn, Đinh Công Hùng (1994), “Các thành tạo phun trào tuổi Trias sớm hệ tầng Viên Nam và khoáng sản liên quan với chúng” TC Bản đồ địa chất số chào mừng 35 năm chuyên ngành BĐĐC tr.168- 185, Liên Đoàn Bản đồ Địa chất..
- (1977), Những vấn đề địa chất tây bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội..
- Phan Cự Tiến và nnk Bản đồ địa chất Cam Pu Chia - Lào - Việt Nam tỷ lệ Tổng Cục Mỏ và địa chất.
- Phan Cự Tiến và nnk (2002), Từ điển giải thích khoa học địa chất Anh - Việt và Việt - Anh, NXB Văn hóa thông tin..
- Trần Văn Trị (1977), Địa chất Việt Nam.
- Trần Văn Trị, Vũ Khúc (2009), Địa chất và tài Nguyên Việt Nam, NXB.
- Trần Xuyên và nnk (1984), Bản đồ địa chất nhóm tờ Hoà Bình - Tân Lạc tỷ lệ 1:50.000, Trung tâm Lưu trữ Địa chất Hà Nội