« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ, HÓA VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY TẠI RẠCH MÁI DẦM ĐOẠN CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ HỮU A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC ĐIỂM THỦY LÝ, HÓA VÀ ĐỘNG VẬT ĐÁY TẠI RẠCH MÁI DẦM ĐOẠN CỤM CÔNG NGHIỆP PHÚ HỮU A, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường nước mặt tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm hữu cơ.
- Đã phát hiện được 14 loài động vật đáy thuộc 6 lớp Polychaeta, Oligochaeta, Bivalvia, Amphipoda, Gastropoda và Insecta.
- Số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy biến động lần lượt trong khoảng 20 - 370 cá thể/m 2 và 0,756 g/m g/m 2 .
- Những điểm thu mẫu có hàm lượng hữu cơ trong bùn đáy cao thì số lượng cá thể và sinh khối động vật đáy cao..
- Từ khóa: Ô nhiễm nước mặt, thành phần loài, số lượng cá thể, động vật đáy, bùn đáy 1 GIỚI THIỆU.
- Một trong những chỉ thị sinh học được sử dụng phổ biến nhất là chỉ thị sinh học dựa trên nhóm động vật đáy (Barbosa, 2001, Đặng Ngọc Thanh và ctv., 2002).
- Trên cơ sở đó, đề tài “Đặc điểm thủy lý, hóa và động vật đáy tại rạch Mái Dầm đoạn Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng nước mặt tại rạch Mái Dầm dựa vào QCVN 08:2008/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt).
- đánh giá mức độ ô nhiễm thủy vực dựa vào thành phần, số lượng và khối lượng động vật đáy và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại rạch Mái Dầm..
- Đợt 1 thu mẫu vào ngày 10 tháng 11 năm 2010;.
- Đợt 2 thu mẫu vào ngày 12 tháng 12 năm 2010;.
- Đợt 3 thu mẫu vào ngày 13 tháng 01 năm 2011..
- Thu mẫu động vật đáy bằng Gàu Ekman (inox) với diện tích miệng gàu là 0,02 m 2 .
- Dùng sàng (rây) có đường kính miệng 30cm, kích thước mắt lưới 0,5mm để sàng loại bỏ bùn sau khi thu mẫu động vật đáy..
- Kính hiển vi, kính lúp, lame, khay inox, Pel, kim mũi giáo, cân điện tử được dùng để phân tích định tính và định lượng động vật đáy..
- 2.2 Vị trí thu mẫu.
- Dựa vào các đặc điểm của rạch Mái Dầm, 9 vị trí được chọn để thu mẫu nước mặt, mẫu bùn đáy và động vật đáy được trình bày chi tiết trong hình 1..
- Trong đó vị trí X1 là khu vực tiếp giáp với sông Hậu, chịu ảnh hưởng của chợ Mái Dầm.
- vị trí X2, X3 bị nơi nhận chất thải sinh hoạt.
- vị trí X4, X5, X6, X7 nơi nhận chất thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp.
- vị trí X8 và X9 trên sông Hậu..
- 2.3.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu động vật đáy Phương pháp thu và bảo quản động vật đáy.
- Sử dụng gàu Ekman để thu mẫu động vật đáy, mỗi vị trí thu 5 gàu.
- Phương pháp phân tích mẫu động vật đáy.
- Mẫu được chọn lựa kỹ, loại bỏ hết vật chất hữu cơ, chọn lại động vật đáy và cố định trong dung dịch formol 4%.
- -Phân tích định lượng: Mẫu động vật đáy sau khi định tính sẽ được xác định số lượng và khối lượng theo từng nhóm riêng cho từng mẫu..
- Mật độ động vật đáy: được tính theo công thức N = 10 ∑Xi..
- N: mật độ động vật đáy (ct/m 2.
- Xi : số lượng từng nhóm động vật đáy trong mẫu + Sinh khối vật đáy: được tính theo công thức W=10 ∑Yi Trong đó:.
- W: sinh khối động vật đáy (g/m 2.
- Yi : khối lượng từng nhóm động vật đáy trong mẫu 2.3.3 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu bùn đáy.
- Mỗi vị trí lấy 5 gàu.
- Thành phần, số lượng động vật đáy trong mỗi mẫu được cho điểm theo hệ thống BMWP VIETNAM để tính chỉ số sinh học ASPT..
- 3.1 Đặc điểm lý, hóa môi trường nước Rạch Mái Dầm 3.1.1 pH nước mặt.
- Giá trị pH nước mặt tại các vị trí thu mẫu dao động không đáng kể trong khoảng với pH thấp nhất là 6,96 tại điểm cuối CCN Phú Hữu A vào đợt 3 và pH cao nhất là 7,38 tại vị trí sông Hậu vào đợt 2.
- Vị trí thu m ẫu.
- Hình 2: Diễn biến pH nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm Ghi chú:.
- X1: đầu Rạch Mái Dầm, giáp với Sông Hậu X2: giữa CCN tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 1..
- Nồng độ oxy hòa tan trong nước mặt giữa các đợt thu mẫu có dao động đáng kể..
- Giá trị DO cao nhất ở lần thu mẫu đợt 2 là 5,65 mg/L tại vị trí tiếp giáp với sông Hậu và thấp nhất vào đợt 1 là 1,35 mg/L tại vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và.
- Giá trị DO nước mặt tại các vị trí khảo sát kể cả tại vị trí trên sông Hậu đều thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A1)..
- Vị trí thu mẫu.
- Hình 3: Diễn biến nồng độ DO nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm.
- Hàm lượng COD tại các vị trí khảo sát dao động trong khoảng từ mg/L, giá trị COD cao nhất xuất hiện vào đợt thu mẫu 1 là 17,55 mg/L tại các vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và kênh Ngã Bát và thấp nhất vào đợt khảo sát 3 là 5,58 mg/L tại vị trí sông Hậu..
- Hình 4: Diễn biến nồng độ COD nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm.
- Kết quả từ hình 5 cho thấy giá trị TSS thường cao ở các vị trí chịu ảnh hưởng nhiều của chất thải sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp.
- Nồng độ (mg/L).
- Hình 5: Diễn biến nồng độ TSS nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm.
- Nồng độ N-NH 4 + cao nhất thu được tại các vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và kênh Ngã Bát và thấp nhất được tìm thấy tại vị trí sông Hậu..
- Hình 6: Diễn biến nồng độ N-NH 4 + nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm.
- Nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm vi sinh với hàm lượng coliform cao ở hầu hết các vị trí khảo sát (Hình 7).
- Đặc biệt chỉ tiêu coliform cao nhất thu được vào lần thu mẫu đợt 1 với giá trị vượt QCVN 08:2008/BTNMT (loại A1) từ 3 đến 60 lần.
- Giá trị Coliform cao nhất là 150.000 MPN/100mL được tìm thấy tại vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và thấp nhất là 2.000 MPN/100mL thu được tại vị trí đầu rạch Mái Dầm nơi tiếp giáp với sông Hậu..
- Hình 7: Diễn biến giá trị Coliform nước mặt theo thời gian tại rạch Mái Dầm.
- 3.2 Thành phần cơ giới của bùn đáy rạch Mái Dầm.
- Qua kết quả khảo sát và phân tích thành phần cơ giới bùn đáy tại rạch Mái Dầm cho thấy đất tại khu vực này chủ yếu là đất thịt pha sét.
- Tỷ lệ thịt và sét tương đối cao ở tất cả các vị trí khảo sát, ngoại trừ vị trí cuối CCN, kết quả thể hiện ở bảng 1..
- Bảng 1: Đặc tính bùn đáy rạch Mái Dầm Vị trí thu mẫu Chất hữu cơ.
- 3.3 Đặc điểm động vật đáy tại vùng nghiên cứu 3.3.1 Thành phần động vật đáy ở các điểm khảo sát.
- Thành phần loài động vật đáy ở khu vực khảo sát được trình bày trong hình 8 cho thấy lớp giun ít tơ (Oligochaeta) và giun nhiều tơ (Polychaeta) có thành phần loài phong phú nhất với 8 loài.
- Nhóm giun ít tơ được phát hiện với 8 loài hiện diện tại vị trí giáp.
- Như vậy qua nghiên cứu cho thấy ở những vị trí có số loài động vật đáy phong phú và sự xuất hiện thường xuyên của giun ít tơ với số lượng lớn nời nào chứng tỏ các vị trí đó bị ô nhiễm vừa với hàm lượng các chất hữu cơ và hàm lượng COD, đạm N-NO 3 - và TSS trong nước tương đối cao, hàm lượng DO thấp, kết quả này được tìm thấy ở các vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và kênh Ngã Bát.
- Tại vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng động vật đáy có số họ và số loài cao nhất trong khu vực khảo sát với 7/12 họ gồm 14 loài thuộc 6 lớp (Polychaeta, Oligochaeta, Bivalvia, Gastropoda, Amphipoda và Insecta).
- Vị trí này có nhiều thủy sinh vật (lục bình) và thực vật lớn (bần) tạo nơi sống cho các loài động vật đáy.
- Số loài được phát hiện ít nhất tại vị trí cuối CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1, với 2 loài thuộc lớp Bivalvia và Amphipoda và 2 loài này rất hiếm gặp trên các vị trí còn lại của khu vực khảo sát do sự khác biệt về cấu trúc nền đáy thủy vực và các hoạt động tại thủy vực đó.
- Theo kết quả phân tích cơ giới đất cho thấy vị trí này hàm lượng cát trong nền đáy chiếm tỷ lệ rất cao trong thành phần cơ giới, tỷ lệ thịt và chất hữu cơ thấp nên không thích hợp cho sự phát triển của nhiều loài động vật đáy..
- Hình 8: Phân bố thành phần loài động vật đáy tại rạch Mái Dầm.
- 3.3.2 Biến động về số lượng động vật đáy.
- Số lượng động vật đáy biến động rất lớn qua các vị trí khảo sát, biến động từ 20 đến 370 ct/m 2 (hình 9).
- Số lượng động vật đáy thuộc nhóm hai mãnh vỏ (Bivalvia), giun ít tơ (Oligochaeta) và giun nhiều tơ (Polychaeta) chiếm tỷ lệ cao trong cấu trúc thành phần loài động vật đáy ở khu vực khảo sát, đã cho thấy khu vực này có hàm lượng chất hữu cơ cao vì các loài thuộc nhóm giun ít tơ sống chui rút trong bùn đáy, thích hợp sống ở những nơi có dòng chảy, với thức ăn chủ yếu của nhóm này là mùn bả thực vật (Thái Trần Bái, 2001)..
- số lượng (cá thể/m2).
- Hình 9: Biến động số lượng động vật đáy theo vị trí tại rạch Mái Dầm.
- Số lượng động vật đáy cao nhất là 370 ct/m 2 tại vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng, với số lượng loài chủ yếu là nhóm Polychaeta và Oligochaeta.
- Ở vị trí giáp với kênh Ngã Bát tuy có số lượng cá thể động vật đáy cao nhưng thành phần loài kém phong phú và kém đa dạng hơn ở các vị trí khác trong khu vực khảo sát (trừ vị trí cuối CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1).
- Tại vị trí giữa CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1, khu vực này chịu ảnh hưởng của chất thải từ các hoạt động của chợ Mái Dầm có hàm lượng đất thịt chiếm tỷ lệ cao nhất (59,6%) trong bùn đáy, hàm lượng cát chiếm tỷ lệ rất thấp (6,83%) thích hợp cho sự phát triển của các loài hai mãnh vỏ ưa hữu cơ.
- Tuy nhiên, loài hai mãnh võ (Bivalvia) lại không thấy xuất hiện ở vị trí giáp với kênh Ngã Bát.
- Tại vị trí cuối CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1 số lượng cá thể thấp nhất là 20 ct/m 2 vì nền đáy ở vị trí này có hàm lượng cát cao trong thành phần cơ giới và bị ảnh hưởng của việc san lấp cát tại dự án đầu tư vào CCN tập trung Phú Hữu A..
- Ngoài ra số lượng động vật đáy trong thủy vực còn phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ trong thủy vực, số lượng cá ăn động vật, nguồn nước ô nhiễm cũng sẽ ảnh hưởng đến số lượng sinh vật đáy.
- Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện ở những vị trí có số lượng cá thể loài động vật đáy cao và xuất hiện thường xuyên của nhóm giun ít tơ (Oligochaeta) với họ Naididea chiếm ưu thế và Coliform trong nước với số lượng nhiều cho thấy các vị trí này có nồng độ các chất hữu cơ và hàm lượng COD, đạm N-NO 3 - và TSS trong nước tương đối cao, hàm lượng DO thấp (được tìm thấy ở các vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng và kênh Ngã Bát), điều này cũng phù hợp với Đặng Ngọc Thanh và ctv.
- 3.3.3 Biến động về khối lượng động vật đáy.
- Kết quả được thể hiện trong hình 10 cho thấy khối lượng động vật đáy biến động lớn qua các vị trí khảo sát, chúng biến động trong khoảng 2,399 g/m 2 đến 11,275 g/m 2 .
- Tại vị trí giáp với kênh Giáo Hoàng có sinh khối động vật đáy cao nhất (11,275 g/m 2 ) chiếm 25% tổng sinh khối của toàn khu vực khảo sát, thành.
- Sinh khối động vật đáy ở vị trí cuối CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 1 thấp hơn các vị trí khác trong khu vực khảo sát là do ở vị trí này số cá thể rất ít, khối lượng thấp và kém sự đa dạng.
- Sinh khối động vật đáy vùng nghiên cứu do nhóm hai mãnh võ (Bivalvia) và nhóm chân bụng (Gastropoda) quyết định..
- Hình 10: Biến động khối lượng động vật đáy theo vị trí tại rạch Mái Dầm.
- 3.3.4 Đánh giá chất lượng nước mặt dựa vào động vật đáy.
- Dựa vào số họ động vật đáy xuất hiện và theo bảng điểm theo hệ thống BMWP VIETNAM .
- Bảng 2: Điểm và chỉ số ASPT tại các vị trí thu mẫu tại rạch Mái Dầm Vị trí thu mẫu.
- Từ kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy rằng ở những vị trí có chỉ số sinh học ASPT thấp thì có nồng độ COD và TSS cao, ở những khu vực có chỉ số sinh học ASPT cao thì ở những vị trí đó có nồng độ COD và TSS thấp như vị trí cuối CCN tập trung Phú Hữu A – giai đoạn 2 và vị trí giáp với kênh Ngã Bát.
- Ngoại trừ vị trí sông Hậu có chỉ số ASPT thấp và nồng độ COD và TSS cũng thấp hơn các vị trí khác do tác động mạnh của dòng chảy..
- Bảng 3: Bảng đánh giá chất lượng nước theo chỉ tiêu thủy lý, hóa và sinh vật Vị trí thu mẫu pH DO.
- Chất lượng nước mặt tại rạch Mái Dầm đoạn Cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bị ô nhiễm hữu cơ.
- Thành phần loài động vật đáy ở khu vực khảo sát khá nghèo, với 14 loài thuộc 12 họ, 6 lớp, bao gồm lớp Polychaeta, Oligochaeta, Gastropoda, Bivalvia, Amphipoda và Insecta.
- Số lượng động vật đáy biến động từ 20 - 370 cá thể/m 2 , trong đó lớp giun ít tơ, giun nhiều tơ và hai mãnh vỏ có thành phần loài phong phú nhất..
- Khối lượng động vật đáy biến động từ g/m 2 chủ yếu do sự đóng góp của lớp nhuyển thể hai mãnh vỏ và lớp chân bụng..
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt..
- Sử dụng các chỉ số động vật đáy đánh giá sự ô nhiễm nước ở rạch Tầm Bót, Long Xuyên, tỉnh An Giang.
- Định loại động vật không xương sống nước ngọt bắc Việt nam.
- Xây dựng quy trình quan trắc và đánh giá chất lượng nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn ở Việt Nam.
- Động vật học không xương sống