« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ - GIỚI TÍNH QUA TỤC NGỮ VIỆT


Tóm tắt Xem thử

- Vấn đề giới tính.
- Vấn đề giới tính gần đây được các nhà ngôn ngữ học xã hội đề cập đến khá nhiều.
- Trước hết, phải kể đến công trình Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Khang.
- Trong công trình của mình, ông đã dành hẳn chương 7 bàn về vấn đề Ngôn ngữ và giới tính.
- c) Khảo sát sự khác biệt về giới tính trong ngôn ngữ không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp.
- Vì thế không thể lấy một vài đặc điểm của lời nói có tính chất nữ tính để quy nạp thành sự khác biệt giới tính trong ngôn ngữ (3, tr.155- 158)..
- Bà đã đưa ra nhận xét về cách sử dụng tiếng Anh của giới phụ nữ trung lưu trong môi trường bà sống và làm việc có những khuynh hướng như sau: a) Âm: Lên giọng ở cuối câu khẳng định (như để trả lời câu hỏi What time is dinner ready.
- Tiếp sau công trình trên đây là một số bài viết nghiên cứu về giới tính ở từng phạm vi hẹp.
- Trần Xuân Điệp với bài Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xưng (1, tr.37-42).
- Theo tác giả, sự kỳ thị giới tính là sự đối xử không bình đẳng giữa nam giới và nữ giới thể hiện trong việc dùng ngôn ngữ”..
- Trong tiếng Việt có hiện tượng sử dụng ngôn ngữ thể hiện thái độ kỳ thị giới tính, thể hiện: a) Tập quán dán nhãn cho những phụ nữ đã có chồng hoặc còn độc thân là phục vụ những mục đích kỳ thị giới tính.
- b) Trong nhiều ngôn ngữ, sự kỳ thị giới tính được thể hiện bằng một tập quán rất phổ biến là sử dụng thiếu cân xứng những chức danh (danh hiệu chỉ nghề nghiệp chức vụ).
- Điều này cũng diễn ra cả trong tiếng Việt, như “bà trong bà bác sỹ, bà giám đốc, bà bộ trưởng dùng để đánh dấu giới tính nữ của những người mang chức danh ấy, trong khi đó nếu những chức danh ấy mà thuộc về đàn ông thì thường là không có hình thức đánh dấu giới tính gì cả” (1, tr.40)..
- Tác giả Nguyễn Hữu Thọ, trái lại, xem sự kỳ thị giới tính ở Việt Nam lại diễn ra đối với nam chứ không phải đối với nữ, hay nói đúng ra thì đối với nam mạnh hơn.
- Ý kiến này được thể hiện trong bài viết Thêm một cách nhìn về một số biểu hiện của sự kỳ thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt (Tài liệu tra trên mạng Internet)..
- Tác giả đã chứng minh hình ảnh người phụ nữ trong tâm thức người Việt: “Người Việt từ xưa đã nhìn người phụ nữ với con mắt đặc biệt ưu ái, đặt cho họ một vai trò hết sức quan trọng cả về gia đình cũng như xã hội.”.
- Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh không nghiên cứu biểu hiện sự phân biệt giới tính trong tiếng Việt mà trong tiếng Nhật, Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật (5, tr.56-62).
- Tuy tiếng Việt và tiếng Nhật là hai ngôn ngữ khác nhau nhưng lại có một số biểu hiện phân biệt giới tính gần nhau.
- Ở đây, tác giả cho rằng cần phân biệt hai vấn đề: thứ nhất, sự phân biệt (bao gồm cả sự kỳ thị) giới tính thể hiện qua nội dung của lời nói và thứ hai, sự phân biệt giới tính thể hiện trong cách sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới..
- Tóm lại, dù những ý kiến trên có khác nhau nhưng đều có điểm chung là vấn đề giới tính hiện nay là một vấn đề mới mẻ, cần được quan tâm nghiên cứu nhiều.
- Bài viết của chúng tôi đi vào tìm hiểu biểu hiện văn hoá giới tính trong tục ngữ..
- Vấn đề văn hoá - giới tính trong tục ngữ 2.1.
- Theo quan niệm này thì giá trị tinh thần bao gồm cả ngôn ngữ.
- Giới tính trong tục ngữ.
- Trong tục ngữ có những phát ngôn phản ánh giới tính nam - nữ chiếm số lượng không ít.
- Trong số 16.311 phát ngôn tục ngữ trong tập Kho tàng ca dao người Việt, chúng tôi bắt gặp 1124 phát ngôn phản ánh giới tính, chiếm 14,51%.
- Nội dung của những phát ngôn này cung cấp cho ta những căn cứ xác thực về văn hoá - giới tính của người Việt từ rất sớm cũng như cách nhìn nhận về mối quan hệ nam nữ khác nhau trong xã hội..
- Biểu hiện văn hoá - giới tính trong tục ngữ.
- Trong kho tàng tục ngữ, chúng tôi gặp lớp từ chỉ giới tính nam, nữ xuất hiện thành trường nghĩa với số lượng lớn, tuy vậy, cách sử dụng chúng có khác nhau..
- Tục ngữ phản ánh các quan niệm, cách nhìn nhận, cách đánh giá của nam giới, của cộng đồng về người phụ nữ chứ không phải của người phụ nữ về chính họ.
- Đây không phải là biểu hiện ngôn ngữ của nữ giới mà là cách nhìn nhận của xã hội về nữ giới.
- Phần lớn các câu tục ngữ đều đề cập đến giới nữ ở tuổi trưởng thành, được tính từ mốc thời con gái, tức là thời kỳ trưởng thành.
- Trong tục ngữ có chứa các từ ngữ xuất hiện thành trường để phân biệt nam và nữ, trước hết là lớp từ gọi tên các loại con gái cũng như sự phân chia các giai đoạn khác nhau trong đời người con gái hết sức chi tiết, tỷ mỉ: gái dậy thì, gái mười bảy, gái tơ, gái vừa đương tơ, gái chưa chồng, gái muộn chồng, gái chậm chồng, gái một con, nạ dòng, gái chính chuyên, gái ngoan, gái chửa hoang, gái goá, gái đĩ, gái lẳng lơ, gái hư.
- Tục ngữ đề cập đến hình thức bên ngoài người phụ nữ qua các giai đoạn phân chia giới tính: con gái, gái có chồng (gái không chồng), gái có con, gái goá..
- Về giai đoạn con gái, các câu tục ngữ miêu tả con gái ở giai đoạn này phần lớn thiên về hình dáng bên ngoài với vẻ đẹp đạt đến độ rực rỡ nhất trong đời người: Hoa tươi trong độ gió đông, Gái xinh xinh đến có chồng thời thôi.
- Vẻ đẹp của người con gái còn biểu hiện qua sự ý tứ, kín đáo, khác với vẻ đẹp của người đàn ông: Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ, Những người chưa nói đã cười, chưa đi đã chạy là người vô duyên.
- cũng như cách trang phục: Đàn ông đóng khố đuôi lươn, Đàn bà mặc yếm hở lườn mới xinh.
- Trong khi đó, tục ngữ đề cập đến hình thức của nam giới, phần lớn lại khác với nữ giới.
- Người xưa không đánh giá cao hình thức người đàn ông lắm nhưng vẫn có sự quan tâm đánh giá nhất định.
- Việc đánh giá này chủ yếu đặt trong quan hệ so sánh với người con gái: Đàn ông rộng miệng thì sang, Đàn bà rộng miệng tan.
- Đàn ông rộng miệng thì tài, Đàn bà rộng miệng điếc tai láng giềng.
- Đàn bà tốt tóc thì sang, Đàn ông tốt tóc thì mang nặng đầu.
- Đàn ông không râu bất nghì, Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
- Đàn ông cười hoa, đàn bà cười nụ.
- Đàn bà mắt trắng hai chồng, Đàn ông mắt diều hai vợ.
- Cua thâm còng, đàn ông thâm môi.
- Vẻ đẹp của người đàn ông trong con mắt của người phụ nữ: Xấu mặt dễ sai, đẹp trai khó khiến.
- Như vậy, hình thức của người con trai được tục ngữ đề cập tới chủ yếu là liên quan đến tướng số, chứ không phải để thưởng thức như đối với người phụ nữ..
- Đối với người phụ nữ, trước hết đó là thiên chức sinh nở.
- Người xưa có cách nhìn nhận về chức năng sinh nở của người phụ nữ như một thang giá trị.
- Nếu người phụ nữ không có con là có tội với cả dòng tộc, đặc biệt là không có con trai:.
- Trách nhiệm của người đàn bà là sinh nở cũng như người đàn ông là đi đánh giặc: Đàn ông chiến tranh, đàn bà sanh đẻ hoặc đàn ông là người lao động chính trong gia đình: Đàn ông cắp chà, đàn bà làm tổ..
- Trách nhiệm trong gia đình của người phụ nữ không chỉ sinh con mà còn nuôi dạy con khôn lớn, trưởng thành: Con khôn nở mặt mẹ cha.
- Tục ngữ không chỉ đề cập đến chức năng nuôi dạy con cái của người phụ nữ mà còn phản ánh tính chất khác biệt trong lời khuyên răn, giáo dục con cái giữa mẹ và bố..
- Người phụ nữ xưa thường phụ thuộc gia đình nhà chồng, khi về nhà chồng, họ thường giữ vai trò lo việc bếp núc, khâu vá, chăm sóc cho cả gia đình: Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp;.
- Đàn ông quyện nhà, đàn bà quyện bếp.
- Trái lại, đối với người đàn ông, tục ngữ lại đề cập đến trách nhiệm khác với người đàn bà..
- Bất kỳ người đàn ông nào đến tuổi, theo phong tục tập quán xưa là phải lấy vợ, đẻ con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
- Tục ngữ thường phản ánh sự ảnh hưởng này cả chiều tốt lẫn chiều hướng xấu: Cha làm sao, con bào hao làm vậy.
- Thứ ba là trách nhiệm rèn luyện, tu dưỡng ý chí, nghị lực chứ ít đòi hỏi cao nhân tố này đối với người phụ nữ.
- Tục ngữ coi trọng những người đàn ông biết rèn luyện ý chí, nghị lực: Làm trai có chí lập thân, rồi ra gặp hội phong vân có ngày.
- Tục ngữ đề cao những người đàn ông có tài: Làm trai đã đáng nên trai, đánh đông đông tĩnh đánh đoài đoài yên.
- Tục ngữ đề cao những người đàn ông có trí, biết suy xét trước sau: Làm trai mà chẳng biết suy, đến khi nghĩ lại còn gì là xuân;.
- Tục ngữ đề cao những người nam giới có sự hiểu biết do đi lại: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng.
- Trong xã hội xưa, nghề nghiệp mà đa số người phụ nữ phải làm chủ yếu là làm ruộng: Làm ruộng hỏi đàn bà, làm nhà hỏi đàn ông.
- Ngoài ra người phụ nữ còn phải chăn nuôi gà lợn, chăn tằm, dệt vải: Đàn bà không biết nuôi heo là đàn bà nhác, đàn ông không biết buộc lạt là đàn ông hư.
- Một số người phụ nữ làm các nghề khác cũng được tục ngữ nhắc đến như bà đồng, bà vãi, gái đĩ: Miệng bà đồng như lồng chim khiếu.
- Khác với người phụ nữ, người đàn ông xưa được đánh giá cao ở các điểm:.
- Người xưa quan niệm người con trai phải là trụ cột trong gia đình, là người kiếm tiền, là người lao động chính để nuôi sống cả gia đình: Đàn ông làm ra đàn bà cất lại..
- Vì vậy, trước hết, người đàn ông phải có một nghề trong xã hội: Của rề rề không bằng nghề trong tay.
- Nghề nghiệp mà người đàn ông xưa thường làm được chia thành hai nhóm:.
- Một số tên chức tước trong xã hội trước đây nhưng ngày nay không tồn tại được ghi lại trong tục ngữ: ông chánh, ông phó, ông trương, ông cai, ông xã, ông huyện: Biếu ông chánh ông phó chớ bỏ ông trương.
- Tục ngữ phản ánh cách quan niệm này là nói đến sự từng trải, hiểu biết rộng là hết sức cần thiết của người con trai nhưng tục ngữ cũng có cách nhìn nhận hết sức biện chứng: Một nghề cho chín hơn chín mười nghề.
- Ngay cả khi một người không nghề nghiệp thì tục ngữ thể hiện nghề mạt hạng nhất vẫn là nghề của đàn ông: Cùng nghề đan thúng, túng nghề đan nia.
- Gắn với phong tục tập quán, đối với người phụ nữ, tục ngữ không phản ánh nhiều về quyền mà chủ yếu là Phận.
- Tục ngữ phản ánh Phận người con gái có hai giai đoạn: trước lúc lấy chồng và sau khi lấy chồng..
- Có khá nhiều câu tục ngữ phản ánh điều này: Phận gái bến nước mười hai, gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ.
- Người phụ nữ dưới chế độ xưa thường phụ thuộc rất nhiều vào thế lực nhà chồng.
- Khi người phụ nữ lấy chồng thì họ không thể tự quyết định cuộc đời riêng của mình mà phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình nhà chồng: Lấy chồng bắt thói nhà chồng, đừng giữ thói cũ ở cùng mẹ cha.
- Trái lại, người đàn ông dưới chế độ xưa luôn chịu sự ràng buộc của mọi phong tục, tập quán.
- Người đàn ông xưa muốn lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng, điều này đã trở thành một nhận thức hiển nhiên như bèo dùng để nuôi lợn: Nuôi lợn thì phải vớt bèo, Lấy vợ thì phải nạp cheo cho làng..
- Có khá nhiều câu tục ngữ ghi lại điều này: Cưới vợ có cheo như leo cầu gỗ lim mỡ;.
- Thứ hai, đó là phong tục người đàn ông rất kiêng lấy người phụ nữ đã có một đời chồng: Gái khôn tránh khỏi đò đưa, trai khôn tránh khỏi vợ thừa người ta.
- Tuy nhiên tục ngữ cũng có những câu phản ánh sự không tốt của hủ tục đa thê này: Một vợ lo ken kèn, hai vợ đốt đèn mà lo.
- Người đàn ông thì mạnh mẽ, quyết liệt qua hai hành động đi liền:.
- mài gươm và dạy, còn người phụ nữ lại nhẹ nhàng, gián tiếp: giết chó và khuyên chồng.
- Tục ngữ đã phản ánh phong tục này: Giai kính thờ chăm việc thắp hương.
- Từ quan niệm khác nhau về văn hoá - giới tính đến một số cách ứng xử hiện nay Khảo sát vốn tục ngữ Việt nói về sự khác nhau về văn hoá giới tính của cha ông ta từ trước, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề cần quan tâm như sau:.
- Trước đây người phụ nữ bị xem là món hàng để đàn ông thưởng thức, đó là một quan niệm lạc hậu do chế độ phong kiến tạo nên nhưng ngày nay chưa hẳn đã kết thúc, ở một số nơi chúng ta cần phải tiếp tục đấu tranh với tệ nạn này..
- Trong truyền thống và thực tế, người phụ nữ có thiên chức, trách nhiệm và nghề nghiệp khác với nam giới.
- Phụ nữ Việt thường chịu khó chịu khổ, hy sinh tất cả cho chồng con.
- Cần nhận thức đúng điều này để trong định hướng nghề nghiệp của người phụ nữ ở giai đoạn hiện nay, dù có những thay đổi về nghề nghiệp so với trước đây, nhưng cũng không phải khác biệt hoàn toàn.
- Nếu tạo công việc, việc làm cho người phụ nữ đúng với cơ cấu thể trạng, sở thích và chức năng thiên.
- bẩm của người phụ nữ thì họ có khả năng cống hiến được nhiều hơn cho xã hội, và cũng thể hiện đúng tính nhân đạo, tốt đẹp của chế độ ta..
- Về phong tục tập quán, trước đây người đàn ông thường đa thê do sự chấp nhận của xã hội cũ.
- Cần phải thấy rằng, muốn xã hội đạt đến sự văn minh, phụ nữ được giải phóng, trước hết họ cần được tôn trọng, bình đẳng ngang quyền với nam giới chứ không thể bị phụ thuộc, gả bán như trước đây.
- Tuy nhiên, nhiều nơi, người phụ nữ vẫn đang còn chịu nhiều thiệt thòi, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi.
- Chúng tôi nghĩ rằng vấn đề giải phóng phụ nữ vẫn đang còn là một nội dung được đặt ra và cần được sự quan tâm của Đảng, các cấp có thẩm quyền, các cơ quan đoàn thể..
- [1] Trần Xuân Điệp, Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua những danh hiệu và những từ tôn xưng 17, tr.37-42..
- [5] Nguyễn Thị Việt Thanh, “Hiện tượng phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật”, tạp chí Ngôn ngữ, số 8, 2002, tr.56-62.