« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc tính sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng Ri-6 (Durio zibethinus Murr.) tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC TÍNH SỰ RA HOA VÀ PHÁT TRIỂN TRÁI SẦU RIÊNG RI-6 (Durio zibethinus Murr.) TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG.
- Cháy múi, Durio zibethinus Murr., Ri-6, phát triển trái.
- Đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc tính sinh học sự ra hoa và phát triển trái giống sầu riêng Ri-6, là giống đang được ưa chuộng và trồng phổ biến hiện nay.
- Quá trình phát triển trái diễn ra trong 97 ngày sau khi đậu trái (NSĐT), hiện tượng rụng trái non xảy ra tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14 NSĐT (71,7.
- Trái sầu riêng phát triển qua ba giai đoạn, giai đoạn phát triển chậm (0-42 NSĐT), giai đoạn phát triển nhanh (42-70 NSĐT) và giai đoạn trưởng thành và chín (70-97 NSĐT).
- Thịt trái bắt đầu phát triển ở giai đoạn 42 NSĐT, trái tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSĐT.
- Đặc tính sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng Ri-6 (Durio zibethinus Murr.) tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là loài cây ăn trái được ưa thích ở vùng Đông Nam Á, do có hương vị thơm ngon đặc trưng (Nanthachai, 1994), giá trị dinh dưỡng cao (Baldry et al., 1972).
- Chính vì vậy sầu riêng được mệnh danh là “vua của các loại trái cây” (Nafsi, 2007).
- Sầu riêng là cây ăn trái có hiệu quả kinh tế rất cao đang được phát triển rất mạnh ở các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Việt Nam..
- Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi áp dụng nhiều kỹ thuật để cải thiện sự ra hoa, năng suất và phẩm chất.
- Ở một số nơi như Malaysia, cây sầu riêng có thể không ra trái 1-2 năm vì mùa khô quá ngắn hay không có mùa khô (Yacoob and Subhadrabandhu, 1995).
- Theo Trần Văn Hâu (2016), hiện tượng sượng cơm (physiological disorders) là một trở ngại lớn đối với ngành trồng sầu riêng.
- Hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng thường gặp là cứng cơm, mất màu (Monthong), cháy múi (Ri-6), hay nhão cơm (Cơm Vàng Sữa Hạt Lép, Khổ Qua Xanh)..
- Ở Việt Nam, ngoài giống sầu riêng Monthong được trồng khá phổ biến, giống Ri-6 là một trong những giống ăn tươi ngon nhất hiện nay (Nguyễn Nhật Trường và ctv., 2005).
- Sầu riêng Ri-6 có khả năng sinh trưởng khá mạnh, phân cành đẹp, cho trái sau 4 năm trồng và trái khá to, có phẩm chất ngon: cơm khá ráo, mịn, ít xơ, ít đến không sượng,.
- Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu về giống sầu riêng này, đặc biệt là đặc điểm ra hoa và phát triển trái.
- Do đó, đề tài được thực hiện nhằm xác định đặc tính sự ra hoa và phát triển trái sầu riêng Ri-6 làm cơ sở cho việc nghiên cứu kỹ thuật điều khiển quá trình ra hoa, cải thiện năng suất và phẩm chất trái..
- Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 4/2017 đến tháng 1/2018 trên 6 cây sầu riêng Ri-6, 7 năm tuổi nhân giống bằng phương pháp ghép nhưng không rõ gốc ghép, trồng với khoảng cách 7 x 7 m tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Sau khi cây ra hai lần đọt, đợt một vào ngày 21/4/2017 và đợt hai ngày cây sầu riêng được xử lý ra hoa bằng cách phun Paclobutrazol lên tán lá nồng độ 1.000 ppm kết hợp với phủ liếp bằng nylon và xiết nước trong mương khô cạn.
- Điều kiện thời tiết trong thời gian khảo sát tương đối không thuận lợi cho sự phát triển của cây sầu riêng.
- Vào tháng 6-10, lượng mưa lớn ảnh hưởng đến quá trình xử lý ra hoa của cây (nhà vườn tiến hành xử lý ra hoa vào ngày và quá trình phát triển mầm hoa (từ ngày 13/8/2017 đến .
- Khảo sát sự phát triển của mầm hoa được thực hiện bằng cách đánh dấu và quan sát 10 mầm hoa trên mỗi cây, tổng cộng 6 cây.
- Hoa được chọn khi ở giai đoạn nở và khảo sát cho đến khi đậu trái.
- Sự phát triển trái được thực hiện bằng cách khảo sát thời gian phát triển của trái 14 ngày/lần, bắt đầu từ sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch (tổng cộng 7 lần), mỗi lần thu 2 trái/cây, thu trên 6 cây = 12 trái/lần thu.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Sự phát triển của mầm hoa.
- Sau khi xử lý ra hoa bằng Paclobutrazol kết hợp với đậy mũ quanh gốc sầu riêng mầm hoa đầu tiên nhú vào ngày 13/08/2017.
- Hoa phát triển trong ngày trước khi bắt đầu nở (Hình 2A).
- Hoa tăng trưởng tối đa 2,4 cm/tuần ở giai đoạn 35 ngày sau khi nhú (Hình 2B).
- Trong suốt quá trình phát triển của hoa, có 70% mầm hoa phát triển bình thường, 8,3% mầm hoa bị miên trạng, 13,3% bị bệnh thán thư giai đoạn 35-42 ngày sau khi nhú mầm (SKNM) và 8,3% bị sâu ăn bông (Euproctis subnotata) gây hại giai đoạn 35-49 ngày SKNM..
- Hình 2: Sự phát triển chiều dài (A) và tốc độ phát triển chiều dai (B) của hoa sầu riêng Ri-6 từ khi nhú mầm đến khi nở tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Quá trình nở hoa của cây sầu riêng Ri-6 kéo dài trong 25 ngày.
- Theo Nakasone and Paull (1998), thời gian hoa sầu riêng nở kéo dài 2-3 tuần..
- Hình 3: Ssố hoa nở trên cành của sầu riêng Ri-6 từ khi bắt đầu nở đến khi kết thúc tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Quá trình nở của một hoa sầu riêng Ri-6 bắt đầu từ khi nứt đài phụ đến khi kết thúc quá trình thụ tinh kéo dài trong bốn ngày.
- Trên giống sầu riêng sữa hạt lép Cái Mơn, Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy.
- Vũ Công Hậu (2000) cho rằng hoa sầu riêng nở trong 3-4 ngày.
- Lim and Luders (1997) cho biết hoa sầu riêng luôn luôn nở từ 3:30-6:00 chiều.
- Trên giống sầu riêng Sữa Hột Lép Cái Mơn, Nguyễn Thị Bích Vân (2001) nhận thấy khoảng 9:00 tối, đài phụ, đài chính, cánh hoa và chùm nhị xuất hiện tầng rời nên tách rất dễ dàng.Khoảng 9:30 tối trở đi, đài phụ, cánh hoa, chùm nhị đều rụng.
- Hình 4: Quá trình nở của hoa sầu riêng Ri-6 tại xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang 0.
- Theo Vũ Công Hậu (2000), sầu riêng thụ phấn tự nhiên sẽ có nhược điểm như tỷ lệ đậu trái thấp, vị trí trái không thuận lợi, không chủ động được thời gian thu hoạch, nhưng nếu được thụ phấn nhân tạo bổ sung, ngoài việc khắc phục được những nhược điểm nêu trên còn thu được trái to hơn, hình thù cân đối và nhiều múi hạt..
- Theo Trần Văn Hâu (2016), thời gian từ khi đậu trái đến khi thu hoạch của sầu riêng Ri-6 trung bình từ 100-105 ngày dài hơn so với giống Khổ Qua Xanh là 95-100 NSĐT, ngắn hơn so với các giống: Cơm Vàng Sữa Hạt Lép 100-110 NSĐT và Mongthong 115-120 NSĐT.
- Sự rụng trái non xảy ra trong giai đoạn từ 0-56 ngày sau khi đậu trái (NSĐT) với tỷ lệ rụng trái là 81,7%, tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14.
- 3.5 Sự phát triển trái sầu riêng Ri-6 Kích thước trái.
- Kích thước trái sầu riêng Ri-6 tăng trưởng chậm ở giai đoạn 0-42 NSĐT, bắt đầu tăng trưởng nhanh giai đoạn 42 NSĐTvà đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSĐT (Hình 5A và B).
- Tốc độ tăng trưởng chiều dài trái cao nhất ở giai đoạn 56 NSĐT nhưng sau đó giảm nhanh và ngừng tăng trưởng ở giai đoạn 84 NSĐT.
- Tốc độ tăng trưởng chiều rộng trái đạt tốc độ tối đa ở giai đoạn 56 NSĐT và tiếp tục tăng trưởng cho đến 97 NSĐT, là thời điểm thu hoạch (Hình 5B).
- Ở thời điểm thu hoạch trái sầu riêng Ri-6 có kích thước (dài, rộng) trung bình cm và cm, theo thứ tự.
- Theo Bùi Thanh Liêm (2014), cùng với sự tăng trưởng của trái sầu riêng Monthong là sự phát triển của vỏ trái, vì vậy trong 60 ngày đầu sau khi đậu trái thì kích thước vỏ trái dường như không thay đổi đến khi thu hoạch.
- Điều đó là do từ 60 NSĐT là giai đoạn hình thành cơm trái và trái trưởng thành..
- Hình 5: Sự phát triển (A) và tốc độ tăng trưởng kích thước (B) trái sầu riêng Ri-6 tại huyện Cai Lậy, Tiền Giang.
- Quá trình phát triển trái sầu riêng Ri-6 có thể chia làm ba giai đoạn đoạn.
- Giai đoạn tăng trưởng chậm (0-42 NSĐT), giai đoạn tăng trưởng nhanh (42-70 NSĐT) và giai đoạn trưởng thành (72-97 NSĐT) (Hình 6A).
- Trọng lượng trái tăng trưởng cực đại ở giai đoạn 56-70 NSĐT, trong đó trọng lượng vỏ tăng trưởng cực đại ở giai đoạn 56 ngày, trong khi thịt trái tăng trưởng cực đại ở giai đoạn 70 NSĐT (Hình 6B).
- Ở giai đoạn tăng trưởng chậm, trái sầu riêng chủ yếu hình thành các cơ quan và phát triển vỏ trái.
- Ở giai đọan tăng trưởng nhanh, trái tăng trọng lượng vỏ và bắt đầu phát triển thịt trái (Hình 7).
- Sapii and Nanthachai (1994) cũng cho rằng trái sầu riêng phát triển qua ba thời kỳ theo một đường cong đơn giản, trái phát triển chậm bốn tuần đầu, phát triển nhanh từ tuần 5-11 sau đó phát triển chậm đến tuần thứ 14 và ngưng phát triển đến khi thu hoạch..
- Trọng lượng trung bình của trái sầu riêng Ri-6 ở giai đoạn thu hoạch là g, trong đó, vỏ chiếm 61,8%, thịt trái chiếm 31,6% và hạt chiếm 6,6% trọng lượng trái.
- Theo Nguyễn Thị Bích Vân (2001), thông thường sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép Cái Mơn chỉ có 5 hộc trong đó chỉ có 2-3 hộc ăn được còn lại là lép..
- Somsri (1987) (trích dẫn bởi Sapii and Nanthachai,1994) cho rằng vì sự thụ tinh thất bại làm cho hạt phấn không phát triển nên trái sầu riêng bị méo.
- Thụ phấn kém sẽ làm cho hạt và lớp cơm phát triển kém đồng thời trái cũng có hình dạng bất thường (Nakasone and Paull, 1988).
- Trần Văn Hâu (2016) cho biết sầu riêng Ri-6 có trọng lượng trung bình từ 2,5-3,0 kg..
- Hình 6: Sự phát triển khối lượng (A) và tốc độ tăng trưởng (B) các thành phần của trái sầu riêng Ri-6 từ sau khi đậu trái cho đến khi thu hoạch tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Hình 7: Quá trình phát triển trái sầu riêng Ri-6 từ sau khi đậu trái đến khi thu hoạch tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- a) Sau khi đậu trái (SKĐT), b) 14 NSĐT, c) và d) 28 NSĐT, e) 42 NSĐT, f) 56 NSĐT, g) 70 NSĐT h) 84 NSĐT, i) và j) 97 NSĐT.
- Bảng 1: Số lượng hạt của trái sầu riêng Ri-6 ở giai đoạn 97 ngày sau khi đậu trái tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Bảng 2: Quá trình ra hoa của sầu riêng Ri-6 tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Từ khi đậu trái-thu hoạch.
- Hình 8: Sơ đồ tóm tắt quá trình ra hoa, đậu trái và phát triển trái sầu riêng Ri-6 tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Quá trình từ khi xử lý ra hoa, đậu trái và phát triển trái được tóm tắt trong Bảng 2 và Hình 8..
- 3.6 Phẩm chất trái sầu riêng Ri-6 giai đoạn thu hoạch.
- Độ Brix của thịt trái sầu riêng Ri-6 khi thu hoạch ở giai đoạn 97 NSĐT trung bình là Bảng 3).
- Dương Thị Cẩm Nhung (2016) cho rằng các giai đoạn thu hoạch ảnh hưởng rõ rệt đến sự thay đổi o Brix.
- Theo kết quả điều tra của Dương Thị Cẩm Nhung (2016) về thành phần sinh hóa sầu riêng Ri-6 khi thu hoạch, hàm lượng acid tổng số cũng giảm, tương tự như giá trị pH..
- trái có giá trị TA cao nhất ở giai đoạn 85 ngày sau khi nở hoa (0,25%) và thấp nhất ở giai đoạn 105 ngày sau khi nở hoa (0,08.
- Ở giai đoạn 97 NSĐT, hàm lượng Vitamin C trung bình là mg/100 g thịt trái (Bảng 3).
- Hàm lượng nước trong thịt trái ở giai đoạn 97 NSĐT.
- trung bình là Bảng 3), tương đối thấp hơn so với hàm lượng nước trong thịt trái sầu riêng Monthong (68,06%) theo ghi nhận của Trần Văn Hâu và ctv.
- Bảng 3: Phẩm chất của trái sầu riêng Ri-6 tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Trái sầu riêng có hiện tượng cháy múi dù ít hay nhiều đều giảm giá trị thương phẩm.
- ‘cháy múi’ xuất hiện trong thịt trái sầu riêng Ri-6 ở giai đoạn từ 70 NSĐT đến khi thu hoạch (Hình 9)..
- Tỷ lệ số hộc và múi bị cháy ở giai đoạn từ 70, 84 và 97 NSĐT lần lượt là 0,2 ± 0,4 hộc múi.
- Theo Trần Văn Hâu (2016) nhận định rằng nhược điểm lớn nhất của giống sầu riêng Ri-6 là cơm có hiện tượng “cháy múi”..
- Hình 9: Thịt trái sầu riêng Ri-6 có hiện tượng ‘cháy múi” (a): 56 ngày sau khi đậu trái.
- (b): 80 ngày sau khi đậu trái.
- (c): 97 ngày sau khi đậu trái.
- Bảng 4: Số lượng múi của trái sầu riêng Ri-6 ở giai đoạn 97 (NSĐT) tại Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
- Mầm hoa xuất hiện 26 ngày sau khi xử lý ra hoa, hoa tăng trưởng cực đại ở giai đoạn 35 ngày sau khi nhú mầm (SKNM) và nở ở giai đoạn 56 ngày SKNM.
- Quá trình phát triển trái diễn ra trong 97 ngày sau khi đậu trái (NSĐT), hiện tượng rụng trái non xảy ra tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 0-14 NSĐT (71,7.
- Trái sầu riêng phát triển qua ba giai đoạn, giai đoạn phát triển chậm (0-42 NSĐT), giai đoạn.
- phát triển nhanh (42-70 NSĐT) và giai đoạn trưởng thành và chín (70-97 NSĐT).
- Thịt trái bắt đầu phát triển ở giai đoạn 42 NSĐT, trái tăng trưởng nhanh và đạt tốc độ tăng trưởng tối đa ở giai đoạn 56 NSĐT..
- Hiện tượng cháy múi xuất hiện ở giai đoạn 70-97 NSĐT với tỷ lệ 14,4% số hộc/trái và 14,2% số múi.
- Nghiên cứu thêm về hiện tượng rụng trái non, cháy múi và biện pháp khắc phục để cải thiện năng suất sầu riêng Ri-6..
- Điều tra và khảo sát hiện tượng rối loạn sinh lý và các yếu tố liên quan đến phẩm chất trái sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) ở Chợ Lách, Bến Tre.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp xông khí ethylene đến quá trình chín quả sầu riêng Ri 6.
- Kết quả tuyển chọn giống sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre (Chín Hóa) và Ri 6 (Sáu Ri).
- Kết quả tuyển chọn giống sầu riêng RI 6.
- Tăng khả năng đậu trái của sầu riêng Sữa Hột Lép Cái Mơn bằng biện pháp thụ phấn nhân tạo bổ sung.
- Cơ sở khoa học cải thiện năng suất và phẩm chất trái sầu riêng (Durio zibethinus Murr.
- Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch đến phẩm chất trái sầu riêng