« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐẠI VIỆT LÀ NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN THỜI HẬU LÝ SƠ


Tóm tắt Xem thử

- Trong bài báo cáo này tôi muốn nêu lên vấn đề Đại Việt 1 là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời Hậu Lý Sơ .
- Đa số các nhà sử học Việt Nam cho rằng Đại Việt đã là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền thời triều Lý..
- Những học giả nước ngoài tin rằng dưới triều Lý không có nhà nước trung ương tập quyền.
- Trong bài báo cáo này tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng nước Đại Việt là một nước phong kiến trung ương tập quyền bắt đầu từ thời Hậu Lý Sơ.
- Ở đây tôi có sử dụng tài liệu trong sách chuyên khảo của tôi nhan đề Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X - XIV 3.
- Với cái chết của Lê Long Đĩnh (thường gọi mỉa mai là Lê Ngoạ Triều) vào năm 1009 đã kết thúc một thế kỷ tồn tại của quốc gia Việt Nam độc lập với biết bao những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng: giải phóng khỏi ách đô hộ Trung Hoa, các triều đại dân tộc đầu tiên dù tồn tại ngắn ngủi, những cuộc nội chiến phong kiến, hoạt động của các nhà cai trị nhằm xây dựng nhà nước non trẻ, sơ khai nhưng đầy sức sống.
- Các nhân tố bên ngoài - sự cần thiết phải đối phó với nguy cơ xâm lấn của Chămpa ở phía nam, của nhà Tống tới đầu thế kỷ XI đã rất hùng mạnh ở phía bắc - cũng là những tiền đề cho việc thiết lập một nhà nước trung ương tập quyền..
- Tất cả những yếu tố trên quy định tính bình ổn của xã hội và đưa đến sự thiết lập chính quyền của các nhà Hậu Lý Sơ - triều đại đầu tiên trong lịch sử Việt Nam tồn tại lâu dài và từ đây bắt đầu việc thiết lập một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam..
- Đến cuối thế kỷ X, trong xã hội Việt đã phân chia thành các tầng lớp xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập vững chắc chính quyền trung ương tập quyền trong nước..
- Sự hiện diện của họ bảo đảm sự tồn tại của nhà nước trung ương tập quyền đang kiểm soát toàn bộ lãnh thổ trong nước.
- Thời kỳ nhiều thế kỷ phân tán phong kiến, thực tế cần phải nhường chỗ cho một nhà nước tập quyền, với người đứng đầu có thực quyền.
- Những người sáng lập các triều đại ngắn ngủi trước đó là đại diện của tầng lớp phong kiến - quân sự không có học thức, không nắm được cơ sở của giáo lý Phật giáo, mà chỉ lợi dụng uy tín của các nhà sư, sử dụng trong các công việc nhà nước.
- Vào tháng 11 năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, hiệu là Lý Thái Tổ..
- Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ ban nhiều tước vị và chức vụ cao cho những người ủng hộ và ruột thịt của mình.
- Nhà nước trung ương tập quyền cần đến một tôn giáo thống nhất.
- Một tôn giáo như vậy ở Đại Việt lúc này, chỉ có thể là Phật giáo.
- Ở đây tôi muốn trích dẫn ý kiến GS Phan Huy Lê về chế độ nhà Lý mà tôi hoàn toàn đồng ý: “Chế độ nhà Lý là chế độ quân chủ tập quyền, quyền hành tập trung về triều đình trung ương đứng đầu là nhà vua.
- Lý Thái Tổ tiến hành một loạt các biện pháp nhằm truyền bá đạo Phật ở trong nước, tu bổ chùa chiền, tăng cường ảnh hưởng của học thuyết nhà Phật trong nhân dân.
- Năm 1018, Lý Thái Tổ sai một sứ bộ sang nhà Tống xin kinh Tam Tạng.
- Một trong các biện pháp trước tiên nhằm thiết lập chính thể trung ương tập quyền do Lý Công Uẩn tiến hành là dời đô từ Hoa Lư về trung tâm đất nước.
- Lê Đại Hành, quê cách đó không xa, cũng chọn vị trí này bởi vì lúc đó chính quyền trung ương vẫn chưa được củng cố vững chắc.
- Chính điều này được thể hiện rõ trong Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ: “…Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam - bắc - đông - tây, tiện nghi núi sông sau trước.
- Lý Thái Tổ đã chọn thành Đại La vốn do Cao Biền - một viên quan cai trị người Trung Quốc - muốn xưng vương xây dựng làm Kinh đô của mình.
- Không thể loại trừ việc Lý Thái Tổ - cũng như các tiền nhiệm của mình dự định đặt đô ở châu Cổ Pháp (thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh) nơi quê ông.
- Các sử liệu chép rằng, khi thuyền của Lý Thái Tổ tới đây, tạm đỗ dưới thành có rồng vàng hiện lên thuyền ngự.
- Lý Thái Tổ cho xây dựng trong thành nhiều cung điện và đền đài..
- Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, vào năm 1014, tường đất bốn mặt Kinh thành được đắp..
- Tiếp theo việc xây dựng kinh đô mới, cuối năm, Lý Thái Tổ tiến hành một cuộc cải cách phân chia lại các đơn vị hành chính trong nước.
- Theo ý kiến của các tác giả nghiên cứu Đại Việt sử ký toàn thư, trại không phải là một đơn vị hành chính đặc biệt khác với lộ và châu.
- Một trong các biện pháp quan trọng nhất của Lý Thái Tổ là chấn chỉnh lại chế độ tô thuế trong nước.
- Điều này cũng tạo điều kiện để phát triển nhà nước trung ương tập quyền với quyền lực tối cao của vua, đồng thời, củng cố thêm một bước quốc gia thống nhất.
- Nhà nước kiểm soát các hàng hoá như muối, mắm bằng cách lập các trạm chuyên ở giáp ranh giữa các vùng trong nước.
- Lý Thái Tổ chú ý bảo đảm sự bình ổn và củng cố các làng xã - các đơn vị cơ sở của nền nông nghiệp trong nước.
- Ghi chép trong các sử liệu cũng phản ánh ý nghĩa của các hoạt động kinh tế trong thời kỳ này.
- Các nguyên tắc phân phối sản phẩm thu của nông dân - nguồn thu nhập cơ bản của Nhà nước - cũng được thiết lập.
- Lý Thái Tổ ban bố một loạt các chiếu chỉ nhằm.
- Lý Thái Tổ tăng cường lực lượng này và chia thành 10 đội.
- Đây thực sự là hình thức chuyên nghiệp duy nhất của lực lượng vũ trang Đại Việt.
- Khi có chiến tranh, việc cung cấp của Nhà nước đòi hỏi rất cao do việc động viên một bộ phận lớn nông dân phục vụ lâu dài và sự di chuyển lực lượng ở những khoảng cách lớn.
- Trong trường hợp này, việc đảm bảo lương thực cho quân đội do Nhà nước đảm nhiệm..
- Như vậy, có thể kết luận quân đội Đại Việt bao gồm những binh lính chuyên nghiệp và thường trực cũng như lực lượng thân binh.
- Điều đó, trên thực tế, tạo ra khả năng để quân đội Đại Việt - một quốc gia không lớn cả về lãnh thổ và dân số - đánh bại các quân đội hùng hậu của các đế quốc lớn như Tống - Nguyên..
- Chiếu chỉ của Lý Thái Tông từ năm 1043 áp dụng các hình phạt khác nhau đối với quân sỹ bỏ trốn trong thời gian tại ngũ cũng như khi động viên trong trường hợp có chiến tranh.
- Lý Thái Tổ bắt đầu bằng việc chinh phục các tù trưởng miền núi.
- Năm 1013, khi định các lệ thuế trong nước, Lý Thái Tổ quy định việc thu thuế của người miền núi (Man, Lão), từ nay họ phải nộp các loại gỗ quý, hương liệu, ngà voi.
- Đại Việt sử ký toàn thư cho biết, ông “cậy có núi sông hiểm trở, tụ tập những kẻ trốn tránh, cướp bóc dân mọn” 20 .
- Năm 1028, Lý Thái Tổ mất.
- Lý Thái Tông xuống chiếu tha cho, lại cho tước như cũ.
- Thế nhưng, Khai Quốc Vương giữ Hoa Lư không thừa nhận ngôi vua của Lý Thái Tông.
- Để đề phòng những biến loạn về sau, Lý Thái Tông đã sắc phong Hoàng tử Nhật Tôn làm Đông cung Thái tử, lập bảy hoàng hậu..
- Không bao lâu sau đã hình thành một trật tự thứ bậc theo chức vụ, thể hiện một bước phát triển của bộ máy hành chính trung ương tập quyền chuyên môn hoá các chức năng của nó.
- Dưới thời Lý Thái Tông, lần đầu tiên quy định thu nhập của quan lại bằng một phần mười số thuế họ thu được.
- Thiếu điều đó, nhà nước phong kiến tập quyền không thể hoạt động và phát triển một cách bình thường được.
- Các đạo luật trong Hình thư có nội dung đề cập tới các quan hệ ruộng đất - nông nghiệp, hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước cũng như tội hình khác nhau.
- Việc lập bộ Hình thư đánh dấu một bước tiến mới rất quan trọng trên con đường xác lập và củng cố quốc gia phong kiến trung ương tập quyền ở Đại Việt..
- Lý Thái Tông, trong các chính sách của mình, đẩy mạnh đáng kể sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Dưới thời ông, nhà nước thực hiện chính sách “khuyến nông.
- Nhà nước áp dụng các biện pháp có tính pháp luật bảo vệ bộ phận cư dân này, không cho phép làm giảm số lượng các “hoàng nam”.
- Lý Thái Tông đã tiến hành thường xuyên nghi lễ cày ruộng tịch điền, việc trộm cắp trâu bò trong các làng xã bị trừng trị..
- Năm 1043, Nhà nước cho đúc tiền Minh Đạo ban cho các quan văn, võ.
- Trong đó thời Lý Thái Tổ có tám cuộc, thời Lý Thái Tông có mười hai cuộc, thời kỳ sáu vua còn lại mà về thời gian lâu hơn rất nhiều so với hai vua đầu, nhưng chỉ diễn ra tất cả có sáu cuộc đàn áp các tù trưởng miền núi.
- Hình thức cơ bản của việc thu thuế người miền núi là các cống vật truyền thống, trước đây thường không được thực hiện thường xuyên vì các cuộc chiến tranh liên miên giữa các thế lực phong kiến người Việt với nhau, không có một chính quyền trung ương lớn mạnh.
- Sự khôi phục và củng cố nhà nước trung ương tập quyền là điều kiện không thể thiếu được để kiểm soát các khu vực miền núi, nơi có ý nghĩa to lớn cả về chiến lược cũng như kinh tế.
- Do các tù trưởng của họ không chịu nộp cống, vua Lý Thái Tổ đem quân đi đánh.
- Một đặc điểm là, trên thực tế toàn bộ các hoạt động quân sự chống lại người miền núi được bắt đầu trong thời gian trị vì của Lý Thái Tổ trong các biên niên sử chép như là việc xuất quân bình định một vùng nhất định..
- Trong khi đó, dưới thời con trai ông - Lý Thái Tông - tình hình có thay đổi, như các sử liệu ghi nhận mỗi khi ở một nơi nào đó “nổi loạn” thì vua mới xuống chiếu đem quân đi đánh..
- Trên cơ sở những trình bày trên có thể kết luận rằng, Lý Thái Tổ trong thời trị vì của mình đã dựa vào hoạt động quân sự, buộc các tù trưởng miền núi phải nộp cống vật cho triều đình trung ương.
- Dưới thời Lý Thái Tông, những phản ứng của người miền núi cũng coi như là sự.
- Sau thời trị vì của Lý Thái Tông các cuộc xung đột vũ trang với cư dân miền núi giảm đi rất nhiều.
- Điều này có thể thấy qua việc một số vùng rừng núi trở thành vùng biên cương của quốc gia Đại Việt.
- Lý Thái Tông bắt đầu áp dụng chiến thuật lôi kéo các tộc người miền núi về phía mình một cách hoà bình.
- Vào thời Lý Thái Tông, nhiều công chúa được gả làm vợ cho các tù trưởng miền núi.
- Điều này, ở một mức độ đáng kể đã hạn chế các cuộc nổi dậy của họ chống lại chính quyền trung ương Đại Việt..
- Các thế lực cát cứ phong kiến trong nước hết sức suy yếu và nhìn chung ở thế kỷ XI, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ của họ không còn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với chính quyền trung ương lúc này đã được củng cố khá vững.
- Vào nửa sau thế kỷ XI, nhà nước tập quyền thống nhất ở Đại Việt tiếp tục được củng cố và phát triển.
- Thắng lợi của cuộc tiến công vào Chămpa năm 1069 thể hiện rõ rệt ưu thế quân sự của Đại Việt.
- Việc buôn bán với nước ngoài được mở rộng, hàng hoá từ Giava đã có mặt ở Đại Việt..
- Trong những thập kỷ này, việc hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước tiếp tục được thực hiện, thường xuyên bổ sung những người có học thức - trong số đó có cả các nhà sư - vào hàng ngũ quan lại.
- Biên niên sử cho biết đã có các bộ: Binh, Lễ, Hộ trong tổ chức nhà nước.
- Các biện pháp này là cần thiết khi quan hệ giữa Đại Việt với các nước láng giềng nhà Tống ở phía bắc, Chămpa, Chân Lạp ở phía nam, trở nên căng thẳng.
- Lần đầu tiên (và lần duy nhất) trong lịch sử Việt Nam, quân đội Đại Việt tấn công và hoạt động quân sự có kết quả trên đất Tống .
- 1) Ở thế kỷ thứ X, trong xã hội Việt đã phân chia thành các tầng lớp xã hội, quan tâm đến điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập vững chắc chính quyền trung ương tập quyền trong nước.
- Lực lượng thứ ba là hàng ngũ quan lại tuy không đông người lúc đó nhưng rất cần thiết cho hoạt động ổn định của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền..
- 2) Thời kỳ quá độ giữa phân tán phong kiến và nhà nước tập quyền, với người đứng đầu có thực quyền, về phương diện chính trị diễn ra trong thời gian nắm quyền của các triều đại Đinh - Lê, tức các triều đại liên tục tiến hành cuộc đấu tranh chống khuynh hướng ly tâm và cuối cùng, kết thúc với việc lên nắm chính quyền của nhà Hậu Lý Sơ - một triều đại tồn tại lâu dài - vào năm 1009..
- 3) Các thế lực cát cứ phong kiến trong nước bị suy yếu và nhìn chung ở thế kỷ XI, các cuộc nổi dậy lẻ tẻ của họ không còn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với chính quyền trung ương lúc này đã được củng cố khá vững..
- 4) Các vua triều Hậu Lý Sơ đã đàn áp các cuộc nổi dậy chống chính quyền trung ương của thủ lĩnh miền núi và bắt đầu quản lý thực sự toàn bộ lãnh thổ của nước Đại Việt..
- 5) Việc thành lập và củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đã được xảy ra nhờ những biện pháp mà các vua nhà Hậu Lý Sơ đã thực hiện - cuộc dời đô, cải cách phân chia hành chính nhà nước, chấn chỉnh lại chế độ tô thuế, việc xếp đặt cơ cấu bộ máy hành chính, hoàn thiện cơ cấu và tổ chức quân đội, việc chinh phục các tù trưởng miền núi, việc soạn thảo ra một hệ thống luật lệ, việc phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ..
- 6) Bằng chứng sáng ngời của việc thành lập và củng cố nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hùng mạnh là cuộc tấn công và các hoạt động quân sự có hiệu quả của quân đội Đại Việt vào lãnh thổ miền Nam Trung Quốc năm .
- 7) Văn minh nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Đại Việt thời Hậu Lý Sơ là văn minh Phật giáo..
- 8) Các kết luận trình bày ở đây cho phép khẳng định rằng Đại Việt là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền dưới thời Hậu Lý Sơ .
- 1 Ở đây tôi nói về nước Đại Việt chứ không phải nước Đại Cồ Việt bởi vì theo những phát hiện khảo cổ học trong tường thành Hoa Lư thời Đinh Bộ Lĩnh thời gian gần đây người ta đã tìm được nhiều gạch mang những chữ Đại Việt quốc quân thành chuyên 大 越 國 軍 城 磚, còn gạch có chữ Đại Cồ Việt 大 瞿 越 người ta không phát hiện được..
- Pôliacốp, Sự phục hưng của nước Đại Việt thế kỷ X - XIV, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996..
- 9 Phan Huy Lê, “Vua Lý Thái Tổ triều Lý trong lịch sử dân tộc”, tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6, 2000, tr.6..
- 10 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr.241..
- 12 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.243..
- 13 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.251-252..
- 14 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.244..
- 20 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.250..
- 21 Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, sđd, tr.255..
- 22 Nguyễn Danh Phiệt trong công trình Sự nghiệp thống nhất đất nước dưới các triều Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần và kỷ nguyên Đại Việt đã lưu ý rằng, trong thời kỳ cai trị của nhà Trần chỉ có hai cuộc nổi dậy của các bộ tộc người miền núi chống lại triều đình trung ương.