« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐảM BảO TRáCH NHIệM Xã HộI CủA TRƯờNG ĐạI HọC


Tóm tắt Xem thử

- BẢO ĐẢM TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC.
- Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong việc làm cho TNXH được thực thi.
- Điều này liên quan đến việc giám sát chất lượng sản phẩm đào tạo và nghiên cứu, sự tương xứng chương trình và sự sử dụng các hỗ trợ công của trường đại học (TĐH).
- Thực trạng bảo đảm TNXH còn hạn chế và bất cập vì vậy Nhà nước phải đưa ra giải pháp quản lý phù hợp và hữu hiệu.
- Từ khóa: Trách nhiệm, Đảm bảo trách nhiệm xã hội, Vai trò của nhà nước.
- 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TNXH VÀ BẢO ĐẢM TNXH CỦA TĐHC.
- Trách nhiệm giải thích hay giải trình (accountability) cho các nhóm lợi ích có liên quan khác nhau trong xã hội có thể xem như trách nhiệm xã hội (social responsibility).
- Nói chung, TNXH của TĐH gắn với trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực..
- của TĐH).
- Chức năng công cộng và khả năng mang lại lợi ích công lớn buộc TĐH phải chịu TNXH và phải được bảo đảm thực thi.
- Với vai trò đại diện lợi ích toàn xã hội cùng những ưu thế về khả năng định hướng, hỗ trợ, giám sát hay chế tài, nhà nước phải nắm giữ trọng trách làm cho trách nhiệm giải trình của TĐH đi vào cuộc sống..
- Tiếp cận từ quan niệm vì lợi ích xã hội và định hướng phát triển thì nhà nước cũng phải thực hiện điều này.
- Bởi vì hệ thống đại học có thể bị tác động tiêu cực bởi các nhóm lợi ích khác cho nên phải sử dụng quyền lực nhà nước để đảm bảo tính công của TĐH..
- Mục đích của việc bảo đảm TNXH là i) sự công bằng trong tiếp cận GDĐH, ii) chất lượng đào tạo và nghiên cứu, iii) sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, iv) sự đóng góp của TĐH cho phát triển kinh tế, v) sự phổ biến các giá trị, vi) sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công, và vii) sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì các tiêu chuẩn cao), theo Salmi 2009..
- Vấn đề mang tính nguyên tắc trong quản lý nhà nước (QLNN) là phải làm sao bảo đảm tốt nhất, chứ không phải tuyệt đối, các đòi hỏi về TNXH.
- Nhà nước khuyến khích TNXH nhưng đồng thời cũng áp dụng những biện pháp giám sát kết quả hoạt động của TĐH một cách phù hợp.
- Các mục tiêu bảo đảm TNXH được lựa chọn có thể đạt được thông qua các công cụ như trình bày ở bảng 1..
- Bảng 1: Công cụ trách nhiệm xã hội.
- Chất lượng và sự tương xứng.
- Kinh nghiệm cho thấy để thực hiện tốt việc bảo đảm thì nhà nước phải có được khả năng đánh giá tinh tế.
- Nhà nước có thể dựa vào các cơ chế phân phối theo thành.
- 2 THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TNXH CỦA TĐHC Ở VIỆT NAM.
- Để bảo đảm TNXH của TĐH, Nhà nước thực hiện và kết hợp nhiều nội dung và phương thức..
- Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật để phòng, chống các hành vi vụ lợi hay tiêu cực.
- Tập trung nhất là quy định cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục vì mục đích vụ lợi, theo Luật Giáo dục 2005, nó giúp hạn chế sự thương mại hóa giáo dục quá mức.
- Trong các quy chế về tuyển sinh và đào tạo đều có quy định để ngăn ngừa và chế tài đối với những hành vi không trung thực, gian lận trong đánh giá.
- Đơn cử như trong Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2008, tại Điều 45, có quy định việc xử lý cán bộ, học viên vi phạm các quy định về tuyển sinh, thi, kiểm tra học phần và làm luận văn.
- Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 49/2005/NĐ-CP) giúp tăng tính chế tài đối với hoạt động giáo dục trái phép, gây tác hại đến các bên có liên quan khác… Mặc dù vậy, không ít sai phạm và tiêu cực vẫn xảy ra.
- 2.2 Quản lý chất lượng.
- Quản lý chất lượng là phương thức được lựa chọn để bảo đảm TNXH.
- Nhà nước đã tăng cường quản lý, đầu tư các yếu tố đầu vào, quá trình hay định hướng đầu ra để đảm bảo chất lượng GDĐH, thông qua: i) cấp phép, ii) quản lý mở ngành, iii) quy định tiêu chuẩn giảng viên, iv) quản lý chương trình khung.
- v) quy định chuẩn cơ sở vật chất, và vi) kiểm định chất lượng..
- Nhà nước cấp phép thành lập trường, quy định điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập.
- nhằm bảo đảm trường được thành lập đủ điều kiện tối thiểu về tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực để đảm đương nhiệm vụ.
- Tuy nhiên, do các quy định lại phân tán, thiếu thống nhất, ít định lượng và không được cập nhật nên việc bảo đảm chất lượng bị hạn chế.
- Mặt khác, mặc dù đã có quy định điều kiện tối thiểu để mở trường nhưng do áp lực của nhu cầu đào tạo cho nên việc xem xét, quyết định thành lập trường có phần dễ dãi.
- Báo cáo chất lượng năm 2008 của Bộ GD&ĐT thừa nhận “các TĐH hầu như không đảm bảo đủ diện tích lớp học cho việc dạy và học như đã được quy định trong các tiêu chuẩn về thiết kế trường học”..
- Nhà nước đã quy định điều kiện và thủ tục mở ngành.
- Tuy nhiên, do quy định chưa cụ thể, khó đo lường, cũng như tiêu chuẩn còn quá chung cho nên quy định không có ý nghĩa nhiều trên thực tế.
- Việc quản lý mở ngành dù có thể giúp hạn chế sự hời hợt trong mở ngành nhưng về sâu xa thì nó hạn chế sự linh hoạt của TĐH đối với việc đáp ứng nhu cầu xã hội, cho thấy nghịch lý là Nhà nước đang chịu TNXH thay các trường..
- Với nhận thức giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng, Nhà nước cũng có quy định về giảng viên.
- Luật Giáo dục 2005 có quy định về trình độ nhưng chỉ là khung trình độ rất chung là giảng viên đại học phải có trình độ đại học trở lên.
- Các tiêu chuẩn nghề nghiệp thì chưa được quy định.
- Để tránh sự quá tải trong giảng dạy và lơ là nhiệm vụ nghiên cứu, Nhà nước quy định tỷ lệ sinh viên/1giảng viên, tối đa là 20-25 sinh viên/1 giảng viên đối với ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế-quản trị kinh doanh (Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày .
- Tuy nhiên, các tiêu chuẩn và quy định chưa giúp bảo đảm chất lượng đội ngũ vì khối lượng giảng dạy là quá lớn, số giảng viên có trình độ cao là quá ít và không theo kịp sự tăng nhanh quy mô sinh viên.
- Nhà nước thực hiện quản lý chương trình khung với mong đợi góp phần chuẩn hoá kiến thức, kỹ năng, thái độ và phù hợp với điều kiện thực tiễn, nhu cầu đào tạo,.
- Để bảo đảm chất lượng, Nhà nước đã quy định về cơ sở vật chất.
- Các quy định về diện tích đất đai, chỗ học tập cho 1 sinh viên (4 m 2 ) hay diện tích chỗ làm việc cho các giáo sư (15-18 m 2.
- Tuy nhiên, do các tiêu chuẩn chưa lượng hoá điều kiện cần thiết tối thiểu hay quy định đảm bảo diện tích chỗ làm việc, phòng làm việc cho giảng viên.
- cho nên ảnh hưởng phần nào tới đến việc kiểm tra, giám sát bảo đảm chất lượng..
- Cũng như nhiều nước, Nhà nước thực hiện kiểm định chất lượng.
- Nó được bắt đầu ở cấp hệ thống từ tháng 01/2002 và được đẩy mạnh khi quy định tạm thời được ban hành (năm 2004), nhất là khi nguyên tắc kiểm định được đưa vào Luật Giáo dục.
- Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng (ban hành theo Quyết định 65/2007/QĐ-BGDĐT) không chỉ bảo đảm cụ thể hơn trách nhiệm của TĐH mà còn là cơ sở pháp lý bảo đảm QLNN đối với TĐH bằng chất lượng.
- Để bảo đảm sự tương xứng, người được đào tạo đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, Nhà nước đã triển khai chủ trương khảo sát việc làm sinh viên tốt nghiệp, “Đào tạo theo nhu cầu xã hội.
- Đây là bước đi bảo đảm TNXH rất tích cực đối với cả người học lẫn chủ thể sử dụng lao động.
- Chủ trương này góp phần tạo động lực cho việc cải thiện chất lượng đào tạo.
- Cũng cần thấy nguyên nhân sâu xa là trong thời gian dài, vấn đề bảo đảm sự tương xứng không được quan tâm vì vai trò thị trường không được coi trọng..
- Đảm bảo công bằng xã hội là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước được ghi nhận.
- chính sách cho mục tiêu này, ví dụ như cộng điểm trong tuyển sinh, cho sinh viên vay, miễn giảm học phí,… Quy chế tuyển sinh hiện hành với quy định cộng điểm ưu tiên đã bảo đảm phần nào công bằng trong tiếp cận GDĐH trong điều kiện nước ta.
- Tuy nhiên, về lâu về dài thì việc bảo đảm công bằng theo cách cần cân nhắc vì nó có thể dẫn đến sự ỉ lại và không thúc ép được trách nhiệm chăm lo giáo dục của chính quyền địa phương..
- Đào tạo 2009.
- Chính sách học phí thấp, mang tính bình quân mặc dù có một số mặt tích cực nhưng cũng chưa giúp bảo đảm công bằng một cách căn cơ.
- Để bảo đảm sự duy trì các chuẩn mực đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn lực, Nhà nước dành ngân sách rất lớn và đều tăng hằng năm chi cho giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng.
- Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó bảo đảm sự ổn định tài chính cho các trường trong việc duy trì các tiêu chuẩn đào tạo cần thiết mặc dù có thể chưa như mong đợi.
- Các hoạt động kiểm toán nhà nước hay thanh tra tài chính với kết luận và kiến nghị có tính ràng buộc pháp lý cao đã góp phần bảo đảm trách nhiệm quản lý và sử dụng tài chính hiệu quả, không lãng phí và đúng mục đích.
- Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các hoạt động này thường chỉ có thể tập trung nhiều vào việc xem xét tuân thủ định mức, chế độ hay các hành vi tiêu cực mà chưa phát huy đúng mức việc bảo đảm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Bộ GD&ĐT thực hiện quyền thanh tra nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản lý, góp phần bảo đảm TNXH của TĐH.
- Nói chung, hoạt động thanh tra có góp phần vào việc bảo đảm TNXH nhưng còn chưa đúng mức.
- Đặc biệt, để tăng tính công khai, Nhà nước đã có quy chế công khai (ban hành theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT).
- Đây là bước tiến mới trong bảo đảm TNXH, các trường buộc phải thực hiện chế độ công khai: i) cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế, ii) tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn, iii) điều kiện đảm bảo chất lượng và iv) thu chi tài chính.
- 2.7 Quy định thiết chế hội đồng trường.
- Để bảo đảm TNXH đối với xã hội nói chung, Nhà nước quy định việc thành lập Hội đồng trường để quyết nghị những vấn đề lớn của TĐH và giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, các quyết nghị của hội đồng trường, báo cáo với cơ quan chủ quản và Bộ GD&ĐT.
- Nhìn chung, Nhà nước có nhiều nỗ lực để bảo đảm TNXH của TĐH nhưng kết quả thực tế còn hạn chế.
- Nhận thức, nội dung và hình thức bảo đảm còn đơn giản và hạn hẹp, còn mang tính nội bộ cho nên chưa thúc đẩy được trách nhiệm báo cáo, giải trình và công khai một cách mạnh mẽ.
- Cơ chế bảo đảm TNXH chưa đáp ứng được các yêu cầu trao quyền rộng rãi..
- TNXH được nhận thức ở phạm vi hẹp (tự chịu trách nhiệm) đã dẫn tới việc xác lập nội dung và phương thức bảo đảm bị thu hẹp.
- Quá trình điều khiển TĐH theo kế hoạch hoá tập trung kéo dài đang trong thời kỳ chuyển sang tự chịu trách nhiệm chịu “sức ỳ” rất lớn của cả Nhà nước và TĐH..
- Trong thời gian dài, quy định pháp luật hầu như chỉ yêu cầu một TĐH chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản.
- Nó làm các trường cố gắng làm hài lòng cơ quan chủ quản cấp trên hơn là phải báo cáo, giải trình trước người học, nhà sử dụng lao động hay Nhà nước.
- 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TNXH CỦA TĐHC 3.1 Đổi mới nhận thức về TNXH và bảo đảm TNXH.
- Bảo đảm TNXH là yêu cầu khách quan, phải nhằm thoả mãn đồng thời và cạnh tranh nhiều bên có liên quan, cần được xem là cách thức cải thiện hiệu quả của TĐH.
- Bảo đảm TNXH là cần thiết nhưng phải tính đến chi phí và khả năng đáp ứng, nếu không nó sẽ trở thành gánh nặng và cản trở chính TNXH của một trường.
- TNXH và bảo đảm TNXH phải công bằng đối với mọi loại hình TĐH..
- 3.2 Hoàn thiện thể chế và chính sách bảo đảm TNXH.
- Rà soát, ban hành quy định và thủ tục cấp phép thành lập trường và mở ngành, cần quy định việc kiểm tra thực tế bắt buộc.
- Nhất là phân định trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định thành lập trường.
- Điều chỉnh quy định về chương trình khung theo hướng TĐH chịu trách nhiệm triệt để về xây dựng và phát triển chương trình đào tạo.
- Áp dụng chính sách khuyến khích nhằm thúc đẩy các trường xây dựng chuẩn “đầu ra” để làm cơ sở đánh giá chất lượng.
- Sớm ban hành quy định về tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng độc lập và đánh giá tổ chức tham gia hoạt động đánh giá và kiểm định.
- Đặc biệt, cần kết nối kết quả kiểm định và đánh giá chất lượng với các thụ hưởng từ các chính sách công khác.
- Có chính sách hướng tới hình thành văn hoá chất lượng.
- Điều chỉnh và bổ sung quy định về chuẩn nghề nghiệp giảng viên, nghiên cứu áp dụng chính sách trả lương theo chất lượng, thành tích hay hiệu quả công việc để tạo động lực thúc đẩy trách nhiệm học thuật đỉnh cao.
- Nhà nước cần đổi mới phương thức phân bổ tài trợ công cho TĐH, áp dụng chính sách đầu tư và phân bổ tài trợ công tích cực để tăng hiệu quả sử dụng hiệu quả nguồn lực.
- Nhà nước có thể áp dụng chính sách đặt hàng đào tạo và nghiên cứu đối với TĐH để thúc đẩy trách nhiệm chi phí.
- Thực hiện chính sách tài trợ kinh phí cho phía cầu, tức là thay vì hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho TĐH (nhà sản xuất), Nhà nước áp dụng phương thức hỗ trợ tài chính gián tiếp thông qua người học và người sử dụng sản phẩm nghiên cứu hay cho “khách hàng”, để thúc đẩy cải thiện chất lượng và chi phí hợp lý và nhất là tạo sự lựa chọn chủ động cho người học..
- tăng cường vai trò của các nhóm lợi ích khác trong hội đồng trường để bảo đảm TNXH nói chung tốt hơn.
- Ngoài ra, cần chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực quản lý hay năng lực đáp ứng yêu cầu TNXH của TĐH..
- Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm TNXH của TĐH.
- Bảo đảm TNXH là nhằm đảm bảo sự cung cấp dịch vụ GDĐH ngay thẳng, có chất lượng.
- Việc bảo đảm TNXH không phù hợp có thể trở thành gánh nặng cho TĐH.