« Home « Kết quả tìm kiếm

Đăng ký bất động sản theo pháp luật Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Đăng ký bất động sản theo pháp luật Việt Nam.
- Đăng ký bất động sản.
- Pháp luật Việt Nam.
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Trong đó hoạt động đăng ký bất động sản là công cụ cốt lõi, thiết thực của hệ thống quản lý đất đai và bất động sản, là phương tiện hữu ích giúp công tác này được thực hiện có hiệu quả, điều tiết hoạt động của thị trường bất động sản và là công cụ không thể thiếu được để xác định các nguồn thu từ đất đai và tài sản gắn liền với đất.
- tin và hoạt động liên quan đến bất động sản, đặc biệt là đất đai là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của đất nước..
- Chính do tầm quan trọng đó mà trong thời gian qua đã có một số công trình đề cập đến hệ thống đăng ký đất đai và bất động sản ở các góc độ và mức độ chi tiết khác nhau.
- Đặc biệt là việc năm 2008, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng đã họp bàn về việc xây dựng Dự thảo Luật đăng ký bất động sản và lấy ý kiến của các chuyên gia.
- Các chuyên gia, các nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu và xây dựng ý kiến đóng góp cho dự thảo.
- Trên thực tế, hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản của nước ta còn thiếu và chưa thống nhất.
- Mặt khác, pháp luật chưa phân biệt đăng ký bất động sản hay đăng ký quyền đối với bất động sản nên thẩm quyền của cơ quan đăng ký nhà nước trong việc xác định tài sản và đăng ký giao dịch về tài sản chưa được xác định cụ thể.
- "Đăng ký bất động sản theo pháp luật Việt Nam".
- của luận văn thạc sĩ Luật học thuộc chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự, mã số góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề đăng ký bất động theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đồng thời qua phân tích, nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật phát hiện và chỉ rõ những điểm còn bất cập, vướng mắc, chưa thống nhất của các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề này.
- Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật đăng ký bất động sản tại Việt Nam hiện nay..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Tình hình nghiên cứu trong nước.
- Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề đăng ký bất động sản hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề này và có nhiều công trình nghiên cứu tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau.
- Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như:.
- Nguyễn Minh Tuấn, "Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Nxb Chính trị quốc gia, 2011;.
- Nguyễn Minh Tuấn, "Đăng ký bất động sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn", Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (Trường Đại học Luật Hà Nội), 2010;.
- Bùi Thị Liên, "Đăng ký bất động sản - một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Khóa luận tốt nghiệp (Trường Đại học Luật Hà Nội), 2010;.
- Nguyễn Ngọc Điện, "Đăng ký bất động sản và vấn đề xác lập, công nhận các quyền liên quan đến bất động sản", Kỷ yếu Hội thảo: Pháp luật về đăng ký bất động sản, Hà Nội, 2007..
- Ngoài ra còn có nhiều bài viết về đề tài này của các nhà nghiên cứu.
- Các công trình nghiên cứu trên có phạm vi rộng, toàn diện và đề cập đến một số vấn đề hoạt động đăng ký bất động sản hiện nay.
- Các công trình nghiên cứu nêu trên đã bước đầu đưa ra những nghiên cứu, đánh giá ban đầu về pháp luật đăng ký bất động sản hiện hành của Việt Nam.
- Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết các công trình nghiên cứu nêu trên chưa có nội dung cập nhật với các quy định hiện hành liên quan đến đăng ký bất động sản và thực trạng của việc đăng ký bất động sản trong bối cảnh hiện nay.
- tác giả tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng về đăng ký bất động sản hiện nay, để từ đó đưa ra những giải pháp cho vấn đề này..
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
- đều có hệ thống đăng ký bất động sản hình thành sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
- Nhật Bản ban hành Luật đăng ký bất động sản năm 1899.
- Hàn Quốc ban hành Luật đăng ký bất động sản năm 1960.
- Pháp ban hành nghị định về cơ chế công bố các giao dịch về bất động sản năm 1955 v.v.
- một đạo luật thống nhất về đăng ký bất động sản đồng thời xây dựng được một hệ thống đăng ký bất động sản tập trung, thuận tiện và hiệu quả..
- Đối với vấn đề đăng ký bất động sản, các quốc gia trên thế giới trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản cũng đã tổ chức những hội thảo quy mô, tập hợp các công trình nghiên cứu, lý luận của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
- Có thể kể đến như Hội thảo về Cải cách đất đai, bao gồm pháp luật đất đai và hệ thống đăng ký đất đai, tại Stockholm vào ngày 16-17 tháng 6 năm 1996.
- Như vậy, có thể thấy các quốc gia trên thế giới đã quan tâm phát triển hệ thống đăng ký bất động sản một cách toàn diện.
- Việc nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh về pháp luật đăng ký bất động sản tại Việt Nam trên cơ sở đánh giá, phân tích, so sánh các quy định về đăng ký bất động sản của một số quốc gia là hoạt động cần thiết để tiến tới hoàn thiện pháp luật đăng ký bất động sản của Việt Nam..
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến các quy định về hoạt động đăng ký bất động sản, phương thức quản lý và ý nghĩa của việc đăng ký bất động sản hiện nay theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Qua đó có sự so sánh, đối chiếu với các quy định trước đây của pháp luật Việt Nam và quy định của pháp luật một số quốc gia về vấn đề này nhằm chỉ ra những điểm cần học hỏi để hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về đăng ký bất động sản, qua đó xây dựng các khái niệm, các đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của việc đăng ký bất động sản hiện nay.
- thống về các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề này so với các quy định của pháp luật trước đó và hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản của các quốc gia khác..
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký bất động sản..
- Từ đó phân tích cụ thể các nội dung của hoạt động đăng ký bất động sản.
- Qua phân tích, luận văn cũng chỉ ra những điểm bất cập, chưa hợp lý, chưa thống nhất của các quy định pháp luật từ đó làm cơ sở cho các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này..
- Trên cơ sở phân tích nội dung và thông qua tìm hiểu thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật của các cơ quan và các cá nhân, doanh nghiệp trong việc đăng ký bất động sản, luận văn đưa ra một số kiến nghị và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật về vấn đề này..
- Phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài những phương pháp khoa học như: So sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê.
- cũng được sử dụng để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra..
- Luận văn khái quá hóa và liên hệ so sánh với pháp luật về đăng ký bất động sản ở các nước..
- Luận văn phân tích những vướng mắc trong quá trình thực hiện việc đăng ký bất động sản..
- Luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của những quy định pháp luật về đăng ký bất động sản, từ đó làm cơ sở cho những kiến nghị nhằm hoàn thiện những.
- quy định của pháp luật về vấn đề này..
- Với kết quả nghiên cứu của luận văn, hy vọng sẽ góp phần khái quát và cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác áp dụng pháp luật trong hoạt động đăng ký bất động sản.
- Trên cơ sở đó giúp cho cá nhân, tổ chức nắm được các quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản để bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với bất động sản thông qua việc đăng ký nhà nước.
- Góp phần hạn chế những tranh chấp và vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình quản lý bất động sản của các cá nhân, tổ chức và của nhà nước..
- Chương 1: Những vấn đề chung về đăng ký bất động sản..
- Chương 2: Pháp luật và áp dụng pháp luật về đăng ký bất động sản ở Việt Nam..
- Chương 3: Phương hướng và các biện pháp hoàn thiện pháp luật đăng ký bất động sản ở Việt Nam..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 16/2010/BTNMT ngày 01/9 quy định bổ sung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10 quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2007), Pháp luật về đăng ký bất động sản, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16/6 hướng dẫn việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội..
- Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9 quy định cụ thể và hướng dẫn nội dung Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/12 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003, Hà Nội..
- Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản năm 2006, Hà Nội..
- Chính phủ (2008), Dự thảo Luật đăng ký bất động sản được trình Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở 2005, Hà Nội..
- Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7 về đăng ký giao dịch bảo đảm, Hà Nội..
- Nguyễn Ngọc Điện Lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đăng ký bất động sản", Dân chủ và pháp luật, (1), tr.
- Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Pháp luật đăng ký bất động sản của Việt Nam và Nhật Bản - một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Lê Hồng Hạnh Luật đăng ký bất động sản cần tiếp cận như thế nào?", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Đăng ký bất động sản), tr.
- Phạm Thị Kim Hiền (2001), Đăng ký bất động sản - thực tiễn và phương hướng hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Nguyễn Thúy Hiền Sự cần thiết và mục tiêu ban hành Luật đăng ký bất động sản", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Đăng ký bất động sản), tr.
- Hồ Quang Huy Đăng ký bất động sản và vấn đề minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của bất động sản", Dân chủ và pháp luật, (9), tr, 22-30..
- Bùi Thị Liên (2010), Đăng ký bất động sản - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội..
- Trần Quang Minh Những nội dung chủ yếu của Dự thảo Luật đăng ký bất động sản", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Đăng ký bất động sản), tr.
- Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2006), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Nguyễn Việt Phương Khái quát những quy định về đăng ký bất động sản của một số quốc gia", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Đăng ký bất động sản), tr.
- Quốc hội (2006), Luật kinh doanh bất động sản, Hà Nội..
- Đặng Trường Sơn Đăng ký bất động sản - Thực trạng và giải pháp", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề về Đăng ký bất động sản), tr.
- Nguyễn Minh Tuấn (Chủ nhiệm đề tài) (2005), Đăng ký bất động sản - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội.