« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐĂNG KÝ KINH DOANH HỢP NHẤT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HẬU WTO


Tóm tắt Xem thử

- Quy định hiện hành về đăng ký kinh doanh và một số bất cập trong quá trình thực thi Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinhdoanh.
- Luật Doanh nghiệp được ban hành năm 2006 đã quy định cụ thể về thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
- Để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.
- Các văn bản này đã bước đầu xác lập địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- quy định trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân và các loại hình công ty.
- Các quy định tại các nghị định này đã đơn giản hoá được thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
- Việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trong một số trường hợp bị lạm dụng, nhất là những thay đổi về vốn và ngành nghề kinh doanh đôi.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chưa đủ thẩm quyền và công cụ để kịp thời thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những vi phạm đáng bị thu hồi,….
- Cá nhân, tổ chức có quan tâm đến tư cách pháp lý của doanh nghiệp cũng như người quản lý điều hành doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin về đối tác tiềm năng thông qua cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Quá trình triển khai trong thực tế về đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế cần được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung:.
- (4) Quy định chưa đủ tính khả thi về một số chức năng nhiệm vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh.
- (5) Quy định về sự phối hợp công tác giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan quản lý nhà nước khác chưa thật rõ ràng, còn thiếu động lực vận hành.
- Mô hình chung về hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh chưa hình thành rõ nét..
- Thực trạng cơ quan đăng ký kinh doanh và mạng thông tin phục vụ đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, công tác đăng ký kinh doanh được thực hiện tại cấp tỉnh và cấp quận/huyện.
- Việc đăng ký của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần được thực hiện tại cấp tỉnh, còn các hộ kinh doanh cá thể đăng ký tại cấp quận/huyện.
- Phòng Đăng ký kinh doanh tại Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh ở cấp Trung ương và là cơ quan tư vấn quy trình đăng ký thông qua việc dự thảo và đề xuất ban hành các nghị định và thông tư có liên quan..
- Hiện tại có hai hệ thống tin học khác nhau đang được khai thác trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
- Hệ thống Mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc được sử dụng tại 10 tỉnh thành trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng hệ thống riêng về đăng ký kinh doanh.
- Quy trình đăng ký tại 64 tỉnh thành được thực hiện thủ công hoặc sử dụng các hệ thống khác được phát triển tại chỗ.
- Hai hệ thống tin học hoá trên đều nhằm mục đích hỗ trợ quá trình đăng ký đồng thời là công cụ trợ giúp cho dịch vụ cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký trên internet..
- (1) Tự động hoá quy trình đăng ký kinh doanh;.
- (2) Xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về tất cả các doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam;.
- Một cơ sở dữ liệu trung tâm đặt tại Bộ Kế hoạch Đầu tư Hà Nội lưu trữ và báo cáo các thông tin có liên quan đến tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam với chức năng tiền tiêu, cho phép cán bộ tại các cơ quan đăng ký kinh doanh,.
- các văn phòng cấp tỉnh quản lý về đăng ký kinh doanh nhập dữ liệu và quản lý quá trình đăng ký, cuối cùng gửi số liệu điện tử tới cơ sở dữ liệu trung tâm.
- Trang web của mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc (1) cũng cho phép tiếp cận và tải thông tin cũng như các bản khai đăng ký kinh doanh..
- Việc sử dụng Mạng Thông tin doanh nghiệp toàn quốc trong quy trình đăng ký kinh doanh đã phần nào nâng cao hiệu quả và tốc độ xử lý các trường hợp đăng ký, được xem là một tiến bộ quan trọng và có lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh.
- Hoạt động này được thực hiện hàng tuần hoặc 2 tuần 1 lần tuỳ thuộc vào số lượng đăng ký mới cơ quan đăng ký kinh doanh đang xử lý.
- Tuy nhiên, quy trình cập nhật thông tin về các doanh nghiệp đã đăng ký tại Việt Nam còn đang bị chậm trễ.
- Tuy vậy, thông tin được cung cấp chỉ giới hạn trong số đăng ký tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Mặc dù công việc này có thể giúp đóng góp vào quá trình hoạch định chính sách và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, nhưng tình trạng thông tin không được cập nhật đồng bộ lên Mạng Thông tin doanh nghiệp chung đã giới hạn độ tin cậy của công chúng vào hệ thống đăng ký kinh doanh của ta hiện nay..
- Yêu cầu của việc xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh hợp nhất toàn quốc Một số báo cáo do UNDP và UNIDO phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư thực hiện đã nêu rõ các yêu cầu của một hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất như sau:.
- đăng ký và nâng cao chất lượng đăng ký và do vậy, sẽ giảm các chi phí giao dịch kinh doanh..
- Đơn giản hoá thủ tục: Cần giảm thiểu các yêu cầu cung cấp thông tin tới mức vừa đủ để cơ quan đăng ký có thể đi đến quyết định chấp thuận hoặc không chấp thuận đơn xin đăng ký.
- Các thủ tục đăng ký nên được thiết kế trên cơ sở cá nhân/doanh nghiệp nộp đơn phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin.
- Cơ quan đăng ký sẽ chỉ có trách nhiệm một cách khách quan đối với các thông tin được cung cấp một cách trung thực..
- Cập nhật thông tin: Việc cập nhật thông tin đăng ký khi có sự thay đổi là cần thiết đối với chất lượng dịch vụ đăng ký.
- Báo cáo định kỳ: nhằm cập nhật liên tục các thay đổi đối với các thông tin đăng ký ban đầu, báo cáo định kỳ cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ và đáp ứng các yêu cầu duy trì tình trạng đăng ký của doanh nghiệp.
- Tiếp cận thông tin: Việc công khai và cho phép tiếp cận rộng rãi thông tin đăng ký là yếu tố quan trọng nhất mà dịch vụ đăng ký đem lại cho cộng đồng..
- Việc đăng ký với một cơ quan đăng ký quốc gia cần được hiểu là kênh để công khai các thông tin trong đăng ký kinh doanh..
- Giới thiệu một số cơ quan đăng ký kinh doanh điển hình tại châu Á 4.1.
- Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Hồng Kông.
- Cơ quan đăng ký doanh nghiệp tại Hồng Kông (CR) được thành lập từ năm 1993, trực thuộc Bộ Tài chính và Kho bạc Chính phủ Hồng Kông.
- kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh ở đây trừ các đối tượng là hộ kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân..
- Tính đến năm 2007, tổng số nhân viên của Cơ quan đăng ký công ty là 343 người trong đó 307 người trong biên chế còn lại 36 người là nhân viên hợp đồng..
- Là 1 trong 5 cơ quan hành chính của Hồng Kông, cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông hoạt động với các chức năng khác nhau, cụ thể như sau:.
- Tổ chức thực hiện việc đăng ký kinh doanh, đăng ký giải thể cho các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần bao gồm cả trong nước và nước ngoài.
- Cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông không thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh và hộ kinh doanh..
- Cung cấp dịch vụ truy cập tra cứu thông tin cho cộng đồng thông qua các chi nhánh của Cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông và thông qua hệ thống mạng máy tính..
- Giám sát việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh..
- Theo cơ quan đăng ký công ty Hồng Kông, trong năm tổng số công ty được thành lập là 66.466, trung bình có khoảng 5.539 công ty được thành lập một tháng.
- T ổng số công ty được đăng ký.
- Cơ quan đăng ký công ty sẽ gửi thông báo phạt tới các công ty nào không chấp hành nghiêm chỉnh việc gửi báo cáo thường niên.
- Về dịch vụ cung cấp thông tin, trước đây, chức năng chính của dịch vụ truy cập thông tin là cung cấp các bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các mẫu đơn đăng ký kinh doanh hoặc mẫu hồ sơ.
- Hệ thống thông tin hợp nhất về đăng ký công ty (ICRIS) đã chính thức đi vào hoạt động ngày 28/2/2005.
- Hiện thông tin về đăng ký kinh doanh được Cơ quan Đăng ký Công ty cung cấp miễn phí cho các cơ quan khác thuộc Chính phủ, chủ yếu là các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như tên, địa chỉ công ty, ngành nghề kinh doanh… Các thông tin khác chi tiết hơn thì các cơ quan có nhu cầu đều phải trả phí và có thể trả trước hoặc trả sau..
- Cơ quan đăng ký doanh nghiệp Malaysia.
- Cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quá trình thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua việc thực thi những điều khoản đã được Chính phủ quy định về việc minh bạch hoá các thông tin về doanh nghiệp..
- Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh tại Uỷ ban Doanh nghiệp Malaysia.
- Các thủ tục đăng ký kinh doanh tại đây được quy định cụ thể như sau:.
- Doanh nghiệp đến đăng ký phải tìm và chọn tên cho doanh nghiệp của mình.
- Sau khi doanh nghiệp hoàn thành các thủ tục cần thiết, Uỷ ban Doanh nghiệp sẽ cấp cho họ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo mẫu đã quy định tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp..
- Sau khi được thành lập và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các doanh nghiệp vẫn phải nộp các báo cáo về tài chính hàng năm theo quy định của Bộ luật về Công ty năm 1965 và phải thông báo đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nếu có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp..
- Việc tính phí đối với hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện trên máy tính.
- Với cơ sở dữ liệu lưu trữ khá đầy đủ các thông tin về đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp, khách hàng có thể tự tra cứu những thông tin từ cơ bản đến chi tiết về một doanh nghiệp.
- Một số ý kiến và đề xuất nhằm thiết lập, hoàn thiện hệ thống đăng ký kinh doanh hợp nhất tại Việt Nam.
- Như đã đề cập, tại Hồng Kông mô hình xây dựng cơ quan đăng ký kinh doanh hoạt động như một đơn vị sự nghiệp có thu.
- Mọi hoạt động của cơ quan đăng ký tại Hồng Kông đều được đảm bảo từ các nguồn tự thu, tự chi.
- Khách hàng chủ yếu của cơ quan này là các công ty muốn đăng ký thành lập và các cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp.
- đăng ký công ty nhằm hỗ trợ cho các chức năng hoạt động, trên thực tế hệ thống này đã bước đầu phát huy vai trò của nó trong việc xây dựng một cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và cho phép tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng.
- Đây được coi là một bước tin học hoá trong công tác đăng ký kinh doanh tại Hồng Kông.
- Tuy nhiên hiện nay, tại Hồng Kông chưa cho phép triển khai đồng loạt các công ty đăng ký thành lập qua mạng, đây cũng là mục tiêu mà cơ quan này đang hướng tới trên cơ sở Hệ thống thông tin hợp nhất về đăng ký công ty hiện hành..
- Công tác đăng ký kinh doanh tại Malaysia đã được tin học hoá với sự hình thành của hệ thống các cơ sở dữ liệu đầy đủ về doanh nghiệp.
- Hơn thế nữa, việc các thông tin về tài chính, các khoản lỗ và lãi của doanh nghiệp đều có thể được minh bạch và công khai, đây là một điểm khác biệt so với các dịch vụ tìm kiếm thông tin tại các cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hồng Kông..
- Mục đích chủ yếu của cải cách đăng ký kinh doanh là tuân thủ quy trình đăng ký một cửa, đó là việc nộp hồ sơ đăng ký tới một địa chỉ/cơ quan khi đăng ký doanh nghiệp, cũng như khi đăng ký thuế, thống kê, và giấy phép sử dụng con dấu.
- Một điều kiện thiết yếu của hệ thống đăng ký thống nhất là tất cả các thông tin đăng ký phải được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu trung tâm..
- Đây là yếu tố cần thiết để hệ thống đăng ký có thể hoạt động tốt: tính chất đáng tin cậy của hệ thống đăng ký đảm bảo một nguồn thông tin có giá trị.
- Điều này cũng có nghĩa là mọi tài liệu của Hệ thống Đăng ký doanh nghiệp quốc gia phải có giá trị như một nguồn thông tin duy nhất, có hiệu lực pháp lý về doanh nghiệp, là lý do tại sao bên thứ ba có thể tin tưởng vào những tài liệu do cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp từ cơ sở dữ liệu thống nhất này..
- Các thông tin đã đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không phải điền lại tại cơ quan cho phép khắc dấu và cấp mã sỗ thuế.
- Số mẫu đăng ký giảm xuống chỉ còn một mẫu..
- Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA đã hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2006.
- Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi phải xây dựng một phần mềm áp dụng chung cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan cấp mã số thuế cũng như cơ chế chia sẻ thông tin giữa hai hệ thống cơ quan này để cùng nhau phục vụ tốt hơn các doanh nghiệp.
- Cơ chế phối hợp thực thi hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước sẽ đảm bảo sự thành công của việc xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh hợp nhất có lợi cho tất cả các doanh nghiệp cũng như các bên liên quan..
- Về tổng thể, hệ thống phần mềm về đăng ký kinh doanh sẽ được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước, bao gồm công tác đăng ký kinh doanh và việc tiếp cận các thông tin về đăng ký kinh doanh trên toàn quốc.
- Cơ sở hạ tầng của hệ thống đăng ký kinh doanh toàn quốc bao gồm các hệ thống địa phương và hệ thống trung ương cần được liên lạc qua Internet.
- Việc truy cập và dịch vụ đăng ký kinh doanh phải dựa trên các quyền truy cập hợp lệ thông qua một số biện pháp truyền thống như cung cấp tên người sử dụng và mật khẩu, hoặc là xác thực thông qua dịch vụ PKI..
- Các máy tính và máy in đó phải được lắp đặt tại các phòng đăng ký kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thường xuyên của địa phương.
- Trong cơ chế đăng ký kinh doanh mới, bên có nhu cầu đăng ký sẽ nộp đơn đăng ký kinh doanh cho phòng đăng ký kinh doanh qua mạng hoặc nộp đơn đăng.
- Văn phòng đăng ký sẽ kiểm tra xem các chứng từ có đầy đủ và hợp lệ không.
- Sau đó hệ thống sẽ kiểm tra xem tên đăng ký có bị trùng lặp hay giả mạo hay không và thông báo kết quả.
- Nhân viên phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ và tên được doanh nghiệp lựa chọn và chuẩn bị các thủ tục phục vụ cho đăng ký viên quyết định phê duyệt hoặc từ chối đăng ký.
- Trong trường hợp đơn được chuẩn thuận, Giấy Đăng ký kinh doanh sẽ được gửi đến cho người/doanh nghiệp nộp đơn và kết quả được thông báo bằng nhiều cách, (qua mạng thông tin điện tử, bằng điện thoại, trực tiếp gửi.
- Tất cả các tài liệu đăng ký và các bản in này đều được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh..
- Mặc dù nước ta đã có các thay đổi căn bản trên, việc xem xét mô hình đăng ký kinh doanh hợp nhất của một số nước châu Á đi tiên phong về lĩnh vực này cho phép Việt Nam có những bước đi hiệu quả hơn về cải cách hành chính phục vụ cộng đồng doanh nghiệp..
- (3) Ngày Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu với doanh nghiệp thành lập, hoạt.
- Thông tư này hướng dẫn quy trình mới cho phép thời gian giải quyết đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế chỉ còn 5 ngày.
- Khi đến nhận con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, đại diện doanh nghiệp nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế và xuất trình Giấy chứng minh thư nhân dân cho cơ quan công an.
- [5] Trần Văn Nam, “Xây dựng hệ thống Đăng ký kinh doanh thống nhất nhằm thực thi hiệu quả Luật Doanh nghiệp 2005”, tạp chí Kinh tế &.
- “Mô hình đăng ký kinh doanh hợp nhất, kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam”, tạp chí Phát triển Kinh tế.
- Đăng ký kinh doanh Việt Nam: Khung pháp lý về Đăng ký kinh doanh, Báo cáo dự án TE/VIE/03/001, TF/VIE/04/001 &