« Home « Kết quả tìm kiếm

Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa


Tóm tắt Xem thử

- Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở Thành phố Thanh Hóa.
- Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận đăng ký đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, tìm hiểu quá hình thành và phát triển về Đăng ký đất đai của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và có sự liên hệ, so sánh, đối chiếu pháp luật Việt Nam về Đăng ký đất đai với pháp luật một số quốc gia trên thế giới..
- Quyền sử dụng đất.
- Luật đất đai.
- Pháp luật Việt Nam.
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài sản, nguồn lực to lớn của đất nước, quyền sử dụng đất là tài sản, hàng hóa đặc biệt, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng, canh tác, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp..
- Đất đai là vấn đề lớn, phức tạp và rất nhạy cảm, tác động trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, sự ổn định và phát triển của đất nước.
- Luật Đất đai 2013 ra đời đã thể chế hóa những quan điểm, chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được nêu trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, khắc phục tồn tại, bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai một cách toàn diện..
- Hiến pháp Việt Nam 2013 đã khẳng định:.
- Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia , nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luâ ̣t..
- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật.
- Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý [27, Điều 45]..
- Để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ giữa quy định của Luật Đất đai với quan điểm, cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, phù hợp với đường lối đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Việc cần thiết phải nghiên cứu quy định về Đăng ký đất đai là vô cùng cần thiết, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.
- Với sự ra đời của Hiến pháp 2013, Luật Đất đai 2013 với nhiều quy định mới liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất thì việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật khác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai, hạn chế các quy định mang tính chất hợp thức hóa vi.
- Đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ Trung ương đến cơ sở, tập trung đầu mối để nâng cao vai trò của đại diện chủ sở hữu trong việc quản lý, sử dụng đất đai.
- Tăng cường trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi thành viên trong xã hội đối với việc quản lý và sử dụng đất..
- Xuất phát từ đặc điểm hết sức quan trọng của đất đai, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm tới vấn đề quản lý, đăng ký Nhà nước về đất đai với ý nghĩa hết sức quan trọng: Các quyền về đất đai được đảm bảo bởi Nhà nước, liên quan đến tính tin cậy, sự nhất quán và tập trung, thống nhất của dữ liệu địa chính.
- Đăng ký đất đai là một công cụ của Nhà nước, để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng cũng như lợi ích công dân..
- Hệ thống đăng ký tại Việt Nam hiện nay đang chịu một sức ép khá lớn bởi nhu cầu về sử dụng đất ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội.
- Do vậy việc quản lý chặt chẽ, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận cần được thực hiện công khai minh bạch hơn, giảm thời gian và chi phí cho tổ chức, công dân có nhu cầu giao dịch..
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TN&MT và thành lập các chi nhánh của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại các địa bàn cần thiết.
- UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn quyết định thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT..
- Như vậy, về mặt pháp lý hệ thống văn bản pháp luật quy định về đăng ký quyền sử dụng đất có sự phân cấp rất rõ ràng.
- Tuy nhiên trong việc thành lập và hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại địa phương nói chung và tại thành phố Thanh Hoá để đảm bảo hiệu quả và thực hiện cải cách thủ tục hành chính thì còn rất nhiều vướng mắc như: Pháp luật đất đai và các pháp luật khác có liên quan đến đất đai quy định còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn dẫn đến việc áp dụng khó khăn.
- Mặt khác, pháp luật về đất đai còn một số nội dung chưa rõ ràng, chưa phù hợp.
- Việc phân cấp thẩm quyền trong quản lý đất đai chưa đi đôi với qui định cơ chế bảo đảm quản lý thống nhất của Trung ương.
- Thủ tục hành chính về đất đai vẫn còn rườm rà, thời gian giải quyết còn dài;.
- chưa gắn việc thực hiện quy trình giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất với thủ tục về đầu tư và xây dựng.
- Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai còn chưa đáp ứng yêu cầu thực thi nhiệm vụ, nhất là ở cấp cơ sở..
- Thành phố Thanh Hóa có diện tích tự nhiên 146,77km² với 20 phường và 17 xã, dân số 406.550 người.
- Thành phố là một trong những đô thị có quy mô dân số và diện tích lớn nhất của khu vực phía Bắc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, tháng 4 năm 2014 thành phố Thanh Hóa đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại 1.
- Trong giai đoạn hiện nay, Thành phố đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng chương trình hành động để trở thành đô thị lớn vùng Bắc Trung Bộ.
- Vì vậy, để giữ vững, phát huy và đạt được các mục tiêu đề đã ra thì công tác quản lý nhà nước về đất đai, về công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thanh Hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu..
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn ở địa phương, phù hợp với hoạt động thực tiễn của mình, học viên lựa chọn đề tài “Đăng ký quyền sử dụng đất qua thực tiễn ở thành phố Thanh Hóa” làm đề tài Luận văn thạc sĩ luật học..
- Mục tiêu nghiên cứu 2.1.
- Đánh giá thực trạng hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thanh Hóa, đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất ở thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa..
- Đánh giá thực trạng tình hình hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa trong những năm gần đây..
- Chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa..
- Đưa ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa..
- Đổi mới hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành..
- Phân tích, đánh giá thực trạng Đăng ký quyền sử dụng đất ở Thành phố Thanh Hóa.
- Chỉ rõ những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại hạn chế và những giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ sở..
- Phân tích những tồn tại, hạn chế của pháp luật về đất đai đối với việc đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa.
- Đặc biệt là những tác động của Luật Đất đai 2013 đối với hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất..
- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những kiến nghị đề xuất để nâng cao hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo quy trình một cửa liên thông của UBND thành phố Thanh Hóa..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Công tác đăng ký đất đai;.
- Hoạt động của cơ quan Nhà nước thực hiện việc đăng ký quyền sử dụng đất;.
- Các đối tượng liên quan là: Cán bộ trực tiếp, gián tiếp làm việc, quản lý điều hành tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố.
- Người sử dụng đất:.
- các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất;.
- Các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động Đăng ký quyền sử dụng đất tại thành phố Thanh Hóa..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung nghiên cứu: Hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất nói chung và tại thành phố Thanh Hóa nói riêng..
- Về địa bàn nghiên cứu: tất cả các phường, xã thuộc Thành phố Thanh Hóa (gồm 20 phường và 17 xã)..
- Về thời gian nghiên cứu: Từ khi văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Thanh Hóa được thành lập năm 2007 đến nay..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Ngoài ra Luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:.
- Chương 1: Khái niệm đăng ký đất đai và đăng ký quyền sử dụng đất.
- Chương 2: Thực trạng đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Thanh Hóa.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Thanh Hóa..
- Môi trường (2005), Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC- BTNMT, ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Môi trường năm (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009, Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Môi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2010), Thông tư 05/2010/TTLT-BTNMT- BNV-BTC, ngày 15 tháng 10 năm 2010, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Môi trường năm (2014), Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2014, Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Môi trường năm (2014), Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19 tháng 5 năm 2009, Quy định về hồ sơ địa chính, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Môi trường năm (2014), Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT, ngày 21 tháng 10 năm 2009, Quy định về Bản đồ địa chính, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Bồng (Chủ biên) (2012), Quản lý đất đai ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Chính phủ (1980), Chỉ thị số 299/TTg, ngày 10 tháng 11 năm 1980, Về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất trong cả nước, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2014/NĐ-CP, ngày 29 tháng 10 năm 2004, Về thi hành Luật đất đai, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, ngày Quy định bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg, ngày 22 tháng 6 năm 2007, Ban hành quy chế thực hiện một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009, Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, ngày 15 tháng 5 năm 2014, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), ngày 19 tháng 4 năm 2001, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Sự thật, Hà Nội..
- Hội đồng Chính phủ (1980), Quyết định 201-CP, ngày 01 tháng 7 năm 1980, Về thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý trong cả nước, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Trần Quang Huy (chủ biên) (2000), Giáo trình Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Hà Nội,.
- Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng (2007), Quản lý đất đai và thị trường bất động sản, NXB Bản đồ..
- Đặng Anh Quân (2011), Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp Luật Đất đai Việt Nam và Thụy Điển, Luận án tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP.
- Quốc hội (1987), Luật Đất đai năm 1987, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (1992), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (1993), Luật Đất đai, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (1998), Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung), Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (2001), Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung), Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Quốc hội (2013), Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội..
- Quốc hội (2014), Luật Đất đai năm 2013, NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Lưu Quốc Thái (chủ biên) (2013), Giáo trình bài giảng Luật Đất đai, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Bồng (2005), Quản lý thị trường bất động sản, NXB Nông nghiệp..
- Tổng Cục Quản lý ruộng đất (1981), Quyết định 56/ĐKTK, ngày Về trình tự thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước, Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam Lawdata – Văn phòng Quốc hội, Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2007), Quyết định 2429/2007/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 08 năm 2007, Quy định các loại phí, lệ phí, Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2010), Quyết định 979/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 03 năm 2010, Về việc phê duyệt đơn giá sản phẩm đo đạc, lập hồ sơ, hồ sơ địa chính đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân thành phố Thanh Hóa (2007), Quyết định 4233/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 11 năm 2007, Về việc thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa (2008), Quyết định 3789/2008/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 12 năm 2008, Về việc ban hành Quy chế làm việc của Trung tâm “Một cửa liên thông” thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa..
- Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa (2014), Công văn 1839/UBND-VPĐK, ngày Báo cáo thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất lần đầu trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đến tháng 6 năm 2014, Thanh Hóa.