« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gốm sứ đến môi trường làng nghề


Tóm tắt Xem thử

- Xây dựng mô hình c sở dữ liệu đất đai tỉnh Lào Cai Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gốm sứ đến môi trường làng nghề.
- Mở đầu Làng nghề là hình thức tổ chức sản xuất và nét văn hóa đặc trưng ở nông thôn nước ta.
- Làng nghề sản xuất gốm sứ có ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Bình Dương.
- Sản xuất gốm sứ là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng môi trường không khí, nước và đất, có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến hoạt động kinh tế - xã hội trong các làng nghề.
- Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài khoa học, dự án nghiên cứu thực trạng môi trường các làng nghề và đề xuất các biện pháp giảm thiểu [1,2,3,5].
- Song vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề đang ngày càng trở nên bức xúc.
- Để góp phần giải quyết vấn đề này, các tác giả trình bày nghiên cứu về ảnh hưởng môi trường của sản xuất gốm sứ tại các làng nghề, trong đó lựa chọn Bát Tràng làm nơi nghiên cứu điển hình.
- Các chỉ tiêu môi trường đã được đo trực tiếp ngoài thực địa hoặc phân tích tại Trung tâm Công nghệ Môi trường, Viện Vật lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam..
- Bài báo phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của sản xuất gốm sứ đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, quản lý hữu hiệu môi trường làng nghề..
- Đánh giá tác động môi trường tại các làng nghề gốm sứ 1.1.
- Quy trình sản xuất gốm sứ Quy trình sản xuất gốm sứ gồm nhiều giai đoạn.
- Mỗi giai đoạn có các đặc thù riêng và tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau..
- Nguyên nhiên liệu chính để sản xuất gốm sứ là các loại cao lanh, đất sét và than.
- Các giai đoạn chính trong quy trình sản xuất gốm sứ gồm: Chuẩn bị nguyên liệu ( Gia công nguyên liệu và chuẩn bị phối liệu ( Phối liệu ( Tạo hình ( Sấy sản phẩm ( Nung sản phẩm và ra lò.
- Trong sản xuất gốm sứ, gia công và chuẩn bị phối liệu giữ vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở cải thiện nhiều tính chất của nguyên nhiên liệu cũng như làm tăng chất lượng của sản phẩm nung.
- Khi pha chế thủ công men và bột màu, người thợ có thể tiếp xúc với các loại men có chứa những loại ôxít độc hại cho sức khỏe và gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh.
- Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp thường thực hiện quá trình sấy bằng hong khô sản phẩm trong xưởng sản xuất.
- Nung cũng là một công đoạn rất quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sứ vì nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
- Đây chính là công đoạn cuối cùng của một quy trình sản xuất gốm sứ và cũng là công đoạn tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường.
- Mặt khác khu vực sản xuất của những nơi đặt lò tuynel lại rất thấp, nên dễ bị ô nhiễm môi trường..
- Tuy nhiên, kinh phí xây dựng một lò gas khá lớn, khoảng 500 triệu đồng, đồng thời giá tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao, nên vốn đầu tư đang là khó khăn lớn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ.
- Tác động đến môi trường của sản xuất gốm sứ Trong quá trình phát triển làng nghề, hoạt động tiểu thủ công nghiệp gốm sứ đã ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
- Sản xuất gốm sứ có những ảnh hưởng tích cực như tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy đô thị hóa nhanh nông thôn.
- Trong các làng nghề, sản xuất gốm sứ không những góp phần sử dụng hầu hết lực lượng lao động ở địa phương mà còn thu hút đông đảo người lao động từ khu vực phụ cận..
- Doanh thu bình quân từ sản xuất gốm sứ của địa phương tăng 4 - 6.
- Thu nhập bình quân đầu người ở các làng nghề sản xuất gốm sứ tăng 7 - 10%/năm, năm 1990 là 182USD/người, năm 1995 là 256USD/người và đến nay là 320USD/người, trong đó cao nhất là làng gốm Bát Tràng - 433USD/người năm 2003.
- Đến nay 100% đường giao thông tại các làng nghề gốm sứ được bê tông hóa.
- điện lưới cung cấp đủ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Ngành sản xuất gốm sứ phát triển cần nhiều diện tích, nhiều nhân công, nhiều thời gian.
- và khi lợi nhuận thu được từ gốm sứ lớn hơn từ sản xuất nông nghiệp thì tất yếu dẫn đến sự chuyển dịch kinh tế theo hướng có lợi hơn.
- Tính chất của thủ công nghiệp làng nghề gốm sứ là quy mô nhỏ, ít gắn kết giữa các đơn vị sản xuất, tự phát.
- đã hạn chế cho việc đầu tư cải tiến công nghệ, khó khăn trong việc quản lý - xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường.
- Môi trường khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, đặc biệt là ô nhiễm bụi vượt TCCP do sử dụng nhiên liệu đốt là than, củi.
- Kết quả nghiên cứu cụm làng nghề gốm sứ cho thấy: so với TCCP ở khu vực sản xuất nồng độ CO2 gấp từ 1 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép, nồng độ bụi lơ lửng gấp 2 - 4 lần tiêu chuẩn cho phép.
- Chất thải rắn của sản xuất chủ yếu là xỉ than, một phần được nhân dân tái sử dụng làm gạch xỉ, làm chất độn tạo bao nung cho sản phẩm gốm sứ.
- gây ô nhiễm môi trường khu vực, làm giảm chất lượng đường giao thông, biến đổi diện tích lưu vực và làm mất mỹ quan làng xã.
- Môi trường lao động tại các làng nghề gốm sứ hầu hết không đạt tiêu chuẩn về độ ồn, ánh sáng, độ rung, độ ẩm và nhiệt độ.
- Kết quả phân tích về mức âm ở làng nghề gốm sứ Kim Lan vượt TCCP xấp xỉ 2 dBA, Bát Tràng 3 dBA.
- Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe người lao động và dân cư tại làng nghề và ở một số khu vực xung quanh.
- Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường.
- ở đa số các làng nghề gốm sứ còn phổ biến tình trạng yếu kém và lạc hậu của hệ thống cấp thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Ô nhiễm môi trường và sự suy giảm các cảnh quan đang là mối lo ngại chung.
- Vị trí này khá thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ cho việc giao lưu vận chuyển nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất cũng như thuận lợi cho khách du lịch, lao động và buôn bán sản phẩm.
- Làng nghề Bát Tràng thường gọi là xã Bát Tràng, gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao với 6980 nhân khẩu ở 1450 hộ, trong đó 5.118 nhân khẩu thuộc 1245 hộ tham gia vào ngành nghề gốm sứ.
- Các cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng gồm một doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp quân đội, 2 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 19 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân với 1.307 lò nung hộp và 115 lò nung đốt bằng gas, đã sản xuất từ 85 - 100 triệu sản phẩm/năm, trong đó có 50% gốm sứ mỹ nghệ, còn lại là gốm sứ xây dựng và các sản phẩm khác đem lại tổng doanh thu toàn xã năm 2003 khoảng 150 tỷ đồng.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất gốm sứ tới môi trường xung quanh.
- Nhiều công ty gốm sứ thành lập thu hút lượng lớn thợ thủ công và làm tăng nhu cầu mở rộng diện tích xây dựng.
- ở đây, các khu nhà ở - xưởng sản xuất được xây dựng thiếu hệ thống thoát nước đồng bộ, không có hệ thống thông thoáng và xử lý khí, rác thải ít được thu gom đã gây ô nhiễm đối với môi trường tự nhiên..
- Môi trường khí.
- Các thông số gây ô nhiễm môi trường khí như bụi, khí độc, nhiệt độ, tiếng ồn sinh ra chủ yếu từ các cơ sở sản xuất gốm sứ, một phần từ các phương tiện giao thông và sinh hoạt của nhân dân.
- Dựa trên lượng nguyên liệu như gas, than, củi, rơm rạ được sử dụng để nung sản phẩm và các phản ứng cháy, ta tính toán được lượng phát thải khí độc vào môi trường dao động trong khoảng 10 - 15 tấn/ngày đêm.
- Mặt khác, các xưởng sản xuất này lại nằm ngay trong khu dân cư nên ô nhiễm cục bộ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
- Kết quả đo đạc không khí tại khu vực sản xuất cho thấy nồng độ các khí thải SO2, CO, NOx và bụi đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 đến 4 lần.
- *Ghi chú: Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Vật lý thực hiện.
- Giá trị trung bình của mức ồn tương đương tại các điểm đo trong xưởng sản xuất có máy nghiền cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2,8 đến 5,5 dBA.
- Bên cạnh sự ảnh hưởng từ bụi, khí độc hại và tiếng ồn thì điều kiện vi khí hậu ở trong đa số các nhà xưởng sản xuất đều rất kém: nhiệt độ cao hơn bên ngoài 1-30C, thiếu ánh sáng, thiếu hệ thống thông gió đã làm giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Môi trường nước Trong quá trình sản xuất gốm sứ lượng nước thải ở các công đoạn: nghiền đất, làm men, tạo hình sản phẩm, rửa bán sản phẩm.
- rất khó ước tính do chúng phụ thuộc vào các yếu tố thay đổi theo từng thời điểm là quy mô và loại hình sản xuất.
- cùng với một lượng lớn nước thải sinh hoạt của 1450 hộ dân không qua xử lý được đổ trực tiếp vào hệ thống ao, hồ, kênh, mương đã gây ra nhiều vấn đề cho các hợp phần môi trường.
- Ghi chú: Mẫu số 1 (M1): nước thải sản xuất phía sau xưởng làm đất và men.
- Một số chỉ tiêu liên quan đến nước thải sản xuất như hàm lượng cặn, kim loại nặng cũng tương tự: tổng chất rắn hòa tan cao gấp 2 - 4 lần, cặn lơ lửng 2 - 5 lần, Crom (III) 1 - 7 lần tiêu chuẩn cho phép.
- Rác thải, hệ thống thu gom và xử lý Quá trình sản xuất và sinh hoạt của dân cư đã thải ra lượng lớn rác.
- Theo số liệu điều tra từ Trung tâm Công nghệ Môi trường - Viện Vật lý, hàng năm ở Bát Tràng đã thải ra gần 42.000m3 chất thải rắn.
- Khối lượng các chất thải rắn ước tính tỷ lệ như sau: rác thải từ sản xuất gốm sứ và xây dựng 90,2%, rác thải sinh hoạt 9,1%, rác thải y tế 0,1%, rác thải độc hại 0,3%.
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt và sản xuất gây ra ngày càng nghiêm trọng.
- Tác động đến môi trường kinh tế - xã hội Sản xuất gốm sứ không những làm suy giảm chất lượng môi trường tự nhiên mà còn ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực đến nhiều mặt của môi trường kinh tế - xã hội.
- Sản xuất nông nghiệp có xu hướng ngày càng bị giảm dần do sức ép của sản xuất thủ công nghiệp gốm sứ đòi hỏi nhiều nhân công, nhiều thời gian và diện tích mặt bằng rộng..
- Những biến động trên cho thấy các nhu cầu về đất chuyên dụng, đất ở tăng nhanh trong khi đất sản xuất nông nghiệp và đất chưa sử dụng giảm đi.
- Tác động đến mức sống và sức khỏe của dân cư Hoạt động sản xuất gốm sứ ngày càng tăng nhanh về quy mô và lợi nhuận, lao động đủ việc làm và thu nhập cao đã từng bước cải thiện mức sống của người dân.
- Môi trường xuống cấp đã ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư trong khu vực.
- Lấy Đông Dư cũng là một xã của huyện Gia Lâm có điều kiện tự nhiên khá tương đồng nhưng chuyên về sản xuất nông nghiệp đối chứng và so sánh thấy rằng: tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp ở Bát Tràng cao hơn từ 1 đến 4 lần.
- Ngoài ra do đặc thù của quá trình tạo hình sản phẩm đòi hỏi lao động thủ công hoàn toàn, nên sau nhiều năm làm việc, nếu không chú ý tới vệ sinh môi trường lao động cơ thể người thợ gốm có thể bị biến đổi như đi chân vòng kiềng, vặn mình, vai lệch và cột sống oằn sang một bên.
- Xã Bát Tràng có tổng doanh thu từ sản xuất hàng năm lớn nhưng vốn đầu tư cho cơ sở vật chất còn rất hạn chế.
- Nhìn chung sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng có nhiều tiềm năng như: nguyên liệu đầu vào sẵn có và phương tiện vận chuyển, lao động lành nghề, nhân công rẻ, sản xuất có kỹ thuật lâu đời, cơ chế cho sản xuất mở và thoáng, thị trường rộng, hiện đang phát triển khá mạnh đã và đang tạo ra nguồn kinh phí đáng kể cho thành phố, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn bất cập mà nếu không nhanh chóng và tích cực khắc phục thì sẽ kìm hãm sự phát triển của làng nghề.
- Những khó khăn đối với sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng thể hiện ở các khía cạnh sau.
- Công nghệ và kỹ năng sản xuất gốm sứ dù đã được cải tiến, song manh mún và lạc hậu.
- Mặt bằng sản xuất chật hẹp, nơi ở và sản xuất cùng chung một địa điểm, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống tại làng nghề còn thiếu, yếu kém gây ô nhiễm môi trường khu vực trầm trọng.
- Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất gốm sứ Mục tiêu quan trọng nhất của Bát Tràng là phát triển sản xuất để giữ vững truyền thống và nâng cao thu nhập.
- Biện pháp tổng hợp hạn chế ô nhiễm môi trường ở xã Bát Tràng bao gồm nhiều lĩnh vực.
- Sắp xếp, bố trí và tổ chức lại không gian sản xuất trong các xí nghiệp, công ty và hộ sản xuất cũ cũng như các đơn vị mới thành lập.
- Mục đích phải đáp ứng được yêu cầu về sản xuất nhưng gắn với bảo vệ môi trường và vệ sinh lao động.
- áp dụng công nghệ mới, cải tiến quy trình sản xuất với các đặc tính chủ yếu: khả thi - kỹ thuật và kinh tế.
- Người sản xuất trong dây chuyền mới sẽ được đào tạo chính quy, có ý thức kỷ luật cao trong sản xuất đặc biệt là có ý thức bảo vệ môi trường.
- Có thể lấy Công ty Gốm sứ 51 làm mô hình mẫu tham khảo để nhân rộng ra các đơn vị khác.
- ở đây đơn vị sử dụng hai lò nung đốt khí gas với công nghệ tiên tiến, nhà xưởng thoáng đãng và máy móc đi vào từng khâu sản xuất đã hỗ trợ đắc lực người lao động và đem lại chất lượng sản phẩm cao.
- Lò nung hộp là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường lớn nhất cần được cải tạo trong quá trình sản xuất bằng cách thay thế bộ phận thoát khói từ phân tán thành tập trung, nâng mặt bằng thoát khí và có xử lý trước khi thải.
- Cải tạo nhà sản xuất: nhà sản xuất hiện tại có một mái với chức năng chủ yếu là che mưa, nắng.
- Khi áp dụng loại mái này sẽ khắc phục được nhược điểm, đồng thời vẫn đảm bảo được các yêu cầu của nhà sản xuất cũ.
- Hạ nhiệt và giảm nồng độ bụi trong gian sản xuất nhờ thiết bị tăng nồng độ ẩm trong không khí..
- Giải pháp về quản lý và bảo vệ môi trường Xây dựng quy chế sản xuất: quản lý nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất sao cho than đủ tiêu chuẩn (ít lưu huỳnh, ít tro.
- Quy chế về quản lý môi trường: vệ sinh đường giao thông trong xã, vệ sinh các chợ, các cơ sở buôn bán sản phẩm gốm sứ..
- Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho nhân dân địa phương.
- Làng nghề sản xuất gốm sứ là một dạng sản xuất độc đáo ở nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Bình Dương.
- Sản xuất gốm sứ trong các làng nghề mang lại lợi ích kinh tế xã hội nhưng cũng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Sản xuất gốm sứ trong các làng nghề dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, làm tăng doanh thu và tỷ trọng giá trị sản phẩm, tạo việc làm và cải thiện đời sống dân cư.
- Trong các làng nghề sản xuất gốm sứ vấn đề ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn, rác thải trở nên rất cấp bách.
- Để khắc phục và làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần áp dụng đồng bộ giải pháp quy hoạch sử dụng đất, giải pháp công nghệ cải tiến dây chuyền sản xuất và nâng cao hiệu quả quản lý môi trường..
- Báo cáo đề tài KC.08.09: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam.
- Dự án tiền khả thi: Thực hiện các biện pháp hạn chế và tiến tới giải quyết ô nhiễm môi trường xã Bát Tràng trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất.
- Dự án điều tra khảo sát chất lượng môi trường làng nghề thủ công nghiệp gốm sứ truyền thống