« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa,.
- thành phố Hà Nội.
- Tổng quan về đô thị hóa và chỉ số đô thị hóa.
- Xây dựng và củng cố cơ sở lí luận về nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư của huyện Ứng Hòa.
- Đề xuất một số giải pháp đối với sự phát triển bền vững huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa..
- Đô thị hóa.
- Hà Nội.
- Các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội phải đối mặt với quá trình đô thị hóa và những tác động của quá trình này tới cộng đồng dân cư địa phương..
- Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn như Hà Nội nói riêng.
- Trong quá trình đô thị hóa, những nhân tố như sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thành đất đô thị, sự hình thành các khu công nghiệp mới, quá trình nhập cư của dân cư ngoại tỉnh, quá trình chuyển cư dãn dân nội thành, quá trình tự chuyển đổi nghề nghiệp trong các làng xã đô thị hoá, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp… là những yếu tố tác động rất lớn đến đời sống của người dân vùng các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội.
- Dân số cơ học tăng nhanh cộng với đô thị hóa mạnh đã tác động sâu sắc tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện này, nhưng cũng đang nảy sinh nhiều bất cập trong công tác quản lý dân cư ở huyện các huyện phía Nam của thành phố Hà Nội.
- Thời gian qua, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, hệ thống đường làng, ngõ xóm được nâng cấp, đời sống sinh hoạt đô thị dần thay thế thói quen của người nông dân… Tuy nhiên sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng đã đẩy cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường, bệnh viện, trường học vào tình trạng quá tải.
- Khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như văn hóa, y tế, giáo dục,…là một trong những thước đo về sự biến đổi của nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa..
- Chính vì vậy, đề tài đã được lựa chọn nghiên cứu với tiêu đề: “Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới cộng đồng dân cư huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội”..
- Chương I: Tổng quan các vấn đề về lý luận 1.1 Khái niệm và bản chất của đô thị hóa:.
- Hiện nay, khái niệm đô thị hóa chưa có sự thống nhất do các cách tiếp cận và đối tượng nghiên cứu khác nhau của các chuyên ngành khoa học.
- Trong tác phẩm “Đô thị Việt Nam” Đàm Trung Phường cho rằng: “đô thị hóa là quá trình chuyển dịch hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn thích hợp”.
- Mặt khác, cũng theo tác giả này: “đô thị hóa.
- cũng bao gồm quá trình di cư từ nông thôn ra thành thị, tập trung ngày càng nhiều dân cư trong những vùng lãnh thổ hạn chế, gọi là đô thị”.
- Về điểm này, tác giả Nguyễn Thanh Thủy làm rõ: “thực chất đô thị hóa là một quá trình thay đổi hình thức cư trú của con người, từ hình thức sống ở nông thôn tiến lên hình thức sống ở thành thị theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế khi mở rộng quy mô các đô thị cũ hoặc xây dựng các đô thị mới”..
- Bên cạnh đó, theo báo cáo của Viện nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Hà Nội, quá trình đô thị hóa được nhìn từ hai góc độ, một mặt đó là “quá trình hình thành và phát triển các điểm dân cư được tập hợp lại và phổ biến lối sống thành thị, đồng thời phát triển các hoạt động khác nhau để phục vụ sự tồn tại và phát triển trong cộng đồng đó”.
- mặt khác, “đô thị hóa cũng là quá trình mở rộng biên giới lãnh thổ đô thị do nhu cầu công nghiệp hóa, thương mại, dịch vụ và giao lưu quốc tế - là sự tăng trưởng về không gian đô thị từ phát triển dân số và phát triển sản xuất”..
- Hiện nay, đô thị hóa không chỉ đơn thuần là quá trình dịch cư từ nông thôn ra thành thị và dịch cư nghề nghiệp mà còn bao hàm các quá trình dịch cư khác, đa chiều, đa cấp độ như các dòng dịch cư đô thị - đô thị, đô thị - vùng ven, đô thị - nông thôn, vùng - quốc tế với các mức độ khác nhau theo từng hoàn cảnh của các đô thị cụ thể.
- Các nhân tố kinh tế vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc tạo nên quá trình đô thị hóa, tuy nhiên các nhân tố khác phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, lối sống,… đang ngày càng có những ảnh hưởng lớn tới đặc tính đô thị hóa của mỗi vùng..
- Bản chất của đô thị hóa:.
- Về mặt bản chất, đô thị hóa gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế của một khu vực, một quốc gia.
- Tuy nhiên, tốc độ và đặc điểm của đô thị hóa còn tùy thuộc vào trình độ phát triển của khu vực hay quốc gia đó.
- Bản chất của quá trình đô thị hóa bao gồm:.
- Tỷ lệ gia tăng dân số tại các đô thị - Thu nhập bình quân của cư dân đô thị.
- Một số đặc điểm của quá trình đô thị hóa:.
- Sự gia tăng nhanh dân số đô thị.
- Sự gia tăng về số lượng và quy mô các đô thị lớn - Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- 1.2 Chỉ số đô thị hóa:.
- Cho đến nay, có khá nhiều chỉ số được sử dụng để xác định và đánh giá tốc độ của quá trình đô thị hóa ở các nước trên thế giới.
- dụng trong các nghiên cứu là tỷ lệ gia tăng dân số đô thị so với tổng số dân của một khu vực hay một quốc gia..
- Chỉ số thứ hai thường được sử dụng trong các nghiên cứu dự báo về động lực và xu hướng phát triển của đô thị hóa là chỉ số dân thành thị-nông thôn (Urban - Rural Ratio).
- URR t : Chỉ số Đô thị - Nông thôn tại thời điểm t PU t : Dân số đô thị tại thời điểm t.
- Về bản chất, chỉ số này thể hiện tỷ lệ dân số đô thị so với dân số nông thôn tại một thời điểm cố định.
- Qua đó, phản ánh được sự phát triển của đô thị trong khu vực nghiên cứu..
- Bên cạnh đó, chỉ số đô thị hóa còn được tính theo công thức dưới đây:.
- g ur : Chỉ số phát triển đô thị hóa gp u : Chỉ số dân số đô thị.
- gp r : Chỉ số dân số nông thôn PU t : Dân số đô thị tại thời điểm t PR t : Dân số nông thôn tại thời điểm t.
- Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, chỉ số đô thị hóa được sử dụng đề đánh giá mức độ đô thị hóa của huyện Ứng Hòa trong giai đoạn .
- 2.2.1 Khái quát quá trình đô thị hóa ở Hà Nội.
- Cùng với nhịp độ đô thị hóa của cả nước, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh và mạnh từ những năm 1990 nhờ những chuyển biến trong thời kỳ Đổi mới.
- Đô thị hóa nối liền thành thị với vùng nông thôn bao quanh, trước hết là dọc theo các quốc lộ 1A với các thị trấn (Đông Anh, Yên Viên, Cầu Giấy, Văn Điển…) ngày càng mở rộng nhờ những nỗ lực của Nhà Nước và nhân dân.
- Một trong những đặc trưng của Hà Nội trong quá trình đô thị hóa là sự mở rộng có sự tồn tại đan xen của các làng xã đô thị hóa.
- Đây là một hiện tượng rất đặc biệt, có hàng chục các làng xã đô thị hóa nằm rải rác, xen kẽ trong đô thị không những ảnh hưởng tới hình thái phát triển, mở rộng đô thị mà còn chứa đựng tất cả các vấn đề tiêu biểu nhất trong quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội hiện nay..
- Việc mở rộng thủ đô là một bước ngoặt trong việc phát triển không gian đô thị hiện đại của Hà Nội nói riêng và quá trình đô thị hóa của cả nước nói chung..
- Áp dụng chỉ số đô thị - nông thôn nhằm phân tích đặc điểm của quá trình đô thị hóa của thành phố Hà Nội qua các giai đoạn khác nhau.
- Kết quả cho thấy chỉ số đô thị hóa của Hà Nội giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1989 khá thấp, chủ yếu biến động từ 0,519 đến 0,602.
- Điều đó chứng tỏ dân số đô thị trong giai đoạn này chiếm tỷ lệ nhỏ và không có thay đổi lớn.
- Đô thị hóa là sự mở rộng đô thị, tức là tỷ lệ phần trăm dân số đô thị so với dân số nông thôn.
- Chỉ số đô thị thấp, thể hiện lối sống thành thị của Hà Nội năm 1980 đến năm 1989 chưa phát triển.
- Vì vậy, dân số nông thôn tăng lên dẫn tới chỉ số đô thị hóa thấp.
- Sau một giai đoạn phát triển, năm 1990 thì chỉ số đô thị hóa đã tăng lên 1,064 có sự đột biến rõ rệt.
- Trong suốt thập niên 1990, cùng với việc các khu vực ở ngoại ô dần được đô thị hoá, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt 2.672.122 người vào năm 1999.
- Điều đó đồng nghĩa rằng, tỷ lệ dân số nông thôn cũng giảm hơn trước, nên chỉ số đô thị hoá giai đoạn năm 1991-1999 đã lớn hơn 1(giao động từ 1-1,037)..
- Nhưng vì dân số của thủ đô Hà Nội không giảm nhiều, cộng thêm luồng di cư cơ học do quá trình đô thị hoá, đã làm cho chỉ số đô thị hoá giai đoạn này, thấp hơn giai đoạn kế tiếp..
- Sau thời kỳ bao cấp, từ cuối thập niên 1990, sự phát triển về kinh tế dẫn đến các khu vực ngoại ô Hà Nội nhanh chóng được đô thị hóa.
- Nhưng đi kèm với nó, là tỷ lệ dân số đô thị tăng cao, dẫn tới sự tăng cao của chỉ số đô thị giai đoạn từ năm 2000-2007.
- Năm 2000 thì chỉ số đô thị là 1,376 nhưng sau 7 năm con số này đã tăng lên 1,877.
- Thể hiện tốc độ đô thị hoá đến chóng mặt, đây là giai đoạn đô thị hoá mạnh của thủ đô Hà Nội với nhiều dự án xây dựng, nhà trung cư mọc lên như “nấm”..
- Với việc sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, dân số nông thôn tăng đột biến, dẫn tới sự suy giảm mạnh của chỉ số đô thị hoá giai đoạn từ 2008-2010.
- Năm 2007, chỉ số đô thị hoá là 1,877 thì đến năm 2008 địa giới hành chính Hà Nội mở rộng làm cho chỉ số đô thị hoá giảm xuống còn 0.686..
- Hiện nay, với tốc độ phát triển của đô thị hoá, công nghiệp hoá tại các huyện ngoại thành thì chỉ số đô thị hoá đang dần tăng lên, đến năm 2010 con số này đã là 0,704..
- Như vậy, chỉ số đô thị hóa của Hà Nội có sự thay đổi không đồng đều qua các giai đoạn.
- Giai đoạn 1980-1990 chỉ số đô thị hóa khá thấp và không biến động nhiều, ngoại trừ năm 1990.
- Tiếp theo giai đoạn chỉ số đô thị hóa biến động theo hướng tăng dần.
- Giai đoạn 2008-2010 thì chỉ số đô thị hóa có xu hướng giảm, vì Hà Nội mở rộng đã làm tăng dân số nông thôn, trong khi tổng dân số đô thị gần như không thay đổi..
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến 2030 a.
- Nguồn: QHTT phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tháng 3/2011 b.
- Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2030 đạt 65-68%..
- Nâng diện tích nhà ở khu vực đô thị lên >.
- 2 Tỉ lệ đô thị hoá .
- Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tới 2030 Bảng 2.5.
- Dân số (2030).
- 1 Đô thị .
- Dân số (2050).
- Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội tới 2030.
- Trên cơ sở sử dụng chỉ số đô thị - nông thôn đã phân tích trong chương 1, đề tài tiến hành phân tích xu hướng biến đổi của chỉ số này dựa trên số liệu thống kê của huyện Ứng Hòa giai đoạn .
- Chỉ số đô thị - nông thôn của huyện Ứng Hòa có sự thay đổi nhanh chóng kể từ năm 2003 đến nay.
- Trong giai đoạn từ năm chỉ số đô thị - nông thôn ở mức rất thấp (dưới 1.
- Kể từ năm 2003, chỉ số này có sự thay đổi tăng đột biến, đạt giá trị từ 6,5% trở lên, gấp tám lần so với năm 2001, qua đó cho thấy tỉ lệ dân cư đô thị huyện Ứng Hòa có sự thay đổi nhanh chóng.
- Xu hướng biến đổi của chỉ số này cho thấy quá trình đô thị hóa đang diễn ra tại Ứng Hòa có sự thay đổi nhanh chóng trong vòng 10 năm trở lại đây.
- Những tác động của quá trình đô thị hóa tới huyện Ứng Hòa trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội và sử dụng đất sẽ được phân tích và đánh giá trong các phần tiếp theo của đề tài..
- Khoảng trên 30 ha đất nông nghiệp đã được chuyển sang mục đích sử dụng khác (chủ yếu là chuyển đổi thành đất thổ cư – xây dựng các khu đô thị mới do tác động của quá trình đô thị hóa).
- Đất ở tại đô thị ODT.
- Đất ở tại đô thị ODT 5 20.
- Quá trình đô thị hóa ở huyện Ứng Hòa nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung diễn ra với tốc độ khá nhanh.
- Đặc biệt kể từ khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính từ năm 2008 đánh dấu quá trình đô thị hóa ở khu vực nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt.
- Theo dự báo của Liên hiệp quốc, đến năm 2025, tỷ lệ dân số đô thị của Hà Nội lên đến 57% với số dân lên đến hơn 7 triệu người (chỉ tính riêng Hà Nội cũ).
- Bên cạnh đó, tác động của quá trình đô thị hóa tới cơ cấu các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng, cấu trúc xã hội góp phần làm thay đổi bộ mặt khu vực nghiên cứu..
- Đô thị hóa cần được kiểm soát chặt chẽ bởi các cấp chính quyền từ thành phố tới các cấp thấp hơn.
- Cần có những chính sách phù hợp để đô thị hóa có những tác động tích cực tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
- Đây đều là những khu vực có mức độ phát triển đô thị còn chưa cao, không có đường quốc lộ, tỉnh lộ cắt qua và hiện trạng sử dụng đất chủ yếu nơi đây là trồng lúa nước..
- Phạm Hùng Cường, (2007), Đô thị hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và văn minh công nghệ cao, Tạp chí Quy hoạch xây dựng, số 26, Tháng 2/2007, Hà Nội.
- Đàm Trung Phường, (1995), Đô thị Việt Nam, NXB xây dựng, Hà Nội.
- Nguyễn Thanh Thủy, (2007), Đô thị hóa và các vấn đề môi trường khu vực Vĩnh Ninh, thành phố Bắc Giang, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân khoa học môi trường, Hà Nội.
- Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, (2005), Báo cáo khoa học tổng kết đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường cho những vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh ở Hà Nội.