« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp thiếc Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp thiếc Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường.
- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường khu vực chế biến quặng thiếc của Xí nghiệp thiếc Đại Từ bao gồm:.
- khu vực bãi thải, phân xưởng tuyển thiếc, các công trình phụ trợ (nhà văn phòng, nhà ăn ca, nhà vệ sinh) nhằm xác định mức độ ô nhiễm, quy mô ô nhiễm.
- Đánh giá tình hình hiện trạng ô nhiễm sau 21 năm hoạt động của xí nghiệp thiếc Đại Từ.
- Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn phục môi trường vừa đạt hiệu quả xử lý, khắc phục ô nhiễm, vừa đảm bảo kinh tế, phù hợp hiện trạng hoạt động của Công ty..
- Keywords: Môi trường.
- Ô nhiễm môi trường.
- Tuy vậy, những vấn đề môi trường cùng với hậu quả từ việc khai thác, chế biến khoáng sản không tuân theo quy định, đặt lợi nhuận lên hàng đầu của các doanh nghiệp đã và đang là vấn nạn của nước ta hiện nay..
- Hoạt động chế biến khoáng sản tại xưởng tuyển thiếc Đại Từ thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên là một trong những ví dụ điển hình của việc hoạt động sản xuất không đi đôi với các biện pháp bảo vệ môi trường.
- Trải qua 21 năm hoạt động, cuối năm 2009, do định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên, Xí nghiệp kết thúc hoạt động khai thác, tuyển quặng và bắt đầu tiến hành công.
- Xí nghiệp thiếc Đại Từ đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước mặt, môi trường đất từ chính hoạt động sản xuất của mình mang lại..
- Đề tài "Đánh giá ảnh hưởng và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại xí nghiệp thiếc Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên".
- được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng tới môi trường đất, nước do hoạt động sản xuất của xí nghiệp gây ra, qua đó, đề xuất biện pháp hoàn phục môi trường, khắc phục ô nhiễm nhằm đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người..
- Đánh giá tình hình hiện trạng ô nhiễm sau 21 năm hoạt động của xí nghiệp thiếc Đại Từ..
- Đề xuất và lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường phù hợp với hiện trạng và kinh tế của Xí nghiệp..
- Việc triển khai các hạng mục nhằm cải tạo, phục hồi môi trường và xử lý ô nhiễm khu vực chế biến thiếc Đại Từ nhằm đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, an toàn cho khu vực dân cư và các hoạt động khác diễn ra quanh khu vực chế biến thiếc thuộc xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Ngoài ra, việc cải tạo, phục hồi môi trường sau chế biến còn phục vụ các mục đích có lợi cho khu vực dân cư sống xung quanh..
- Khai thác, chế biến khoáng sản và các vấn đề môi trường 1.3.1.
- Tác động của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tới môi trường 1.3.3.1.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu 1.4.1.
- Điều kiện tự nhiên của huyện Đại Từ.
- Xí nghiệp thiếc Đại Từ.
- Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực chế biến thiếc.
- Khu vực mặt bằng công nghiệp khu chế biến bao gồm một phần diện tích đồi trên cao đã được san phẳng và phần còn lại là một thung lũng nhỏ bao quanh bởi đồi núi thấp chứa đất thải của giai đoạn sản xuất về trước..
- Toàn bộ khu vực chế biến này có diện tích khoảng 3,3ha.
- Bao gồm mặt bằng sản xuất công nghiệp có diện tích khoảng 2,4ha và khu vực hồ chứa bùn thải sau tuyển có diện tích khoảng 0,9ha.
- Diện tích khu vực văn phòng xưởng tuyển là 6200m 2 , vị trí nằm sát bãi thải xưởng tuyển..
- Khu vực có độ cao trung bình là +49, đất thải phần lớn đã khô phân bố thành từng khoảnh với độ chênh cao khoảng 1-1,5m..
- Mặt khác, trong công nghệ tuyển mà Xí nghiệp thiếc Đại Từ đã áp dụng chưa chú ý đến thu hồi thiếc xâm tán mịn, nên để thất thoát ra các bãi thải..
- Hoạt động khai thác và tuyển quặng của Xí nghiệp trong thời gian qua đã gây ô nhiễm rất lớn đến môi trường khu vực xung quanh, làm suy giảm chất lượng nguồn nước tiếp nhận nước thải, chất lượng đất khu vực xung quanh, tác động lớn đến đời sống của dân cư khu vực.
- Đặc biệt bùn thải và nước thải phát sinh trong quá trình tuyển quặng với thành phần một số kim loại nặng (Pb, As, Cd.
- hóa chất tuyển độc hại có hàm lượng cao thải ra môi trường đã gây ra những bức xúc của người dân sống xung quanh Xí nghiệp..
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ đưa ra các phương án hoàn phục môi trường phù hợp cho Xí nghiệp, đảm bảo vấn đề môi trường cũng như điều kiện kinh tế của địa phương, đơn vị..
- Hiện trạng môi trƣờng khu vực chế biến khoáng sản 3.2.1.
- Kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của Xí nghiệp thiếc Đại Từ 2008-2009.
- Chỉ tiêu.
- Mẫu được lấy tại cửa xả nước thải của xí nghiệp ra ngoài môi trường (sau khi xử lý)..
- NT-7: Tại cửa xả nước thải sau xử lý ra ngoài môi trường..
- Nhận xét: Kết quả phân tích môi trường nước thải tại xí nghiệp thiếc Đại Từ qua các năm 2008-2009 tại Bảng 3.6 cho thấy các chỉ tiêu gây ô nhiễm trong nước thải của Xí nghiệp trước và sau xử lý phần lớn không đảm bảo theo QCVN 24: 2009/BTNMT (mức B).
- Mẫu đất được tiến hành lấy tại các vị trí đặc trưng, thể hiện các thông số cần thiết để có thể đánh giá được hiện trạng môi trường đất của xí nghiệp.
- Kết quả phân tích hàm lượng các chất ô nhiễm trong môi trường đất tại xí nghiệp thiếc Đại Từ từ năm 2008-2009.
- MD-1: Tại bãi chứa đất thải của xí nghiệp;.
- MD-2: Ven rãnh thải nước của xí nghiệp, cách cửa xả nước thải của xí nghiệp 200m về phía hạ lưu;.
- MD-3: Ven rãnh thải nước của xí nghiệp, cách cửa xả nước thải của xí nghiệp 50m về phía hạ lưu..
- MD-5: Tại khu vực bãi thải của xí nghiệp;.
- MD-6: Ven rãnh tiếp nhận nước thải của xí nghiệp..
- Nhận xét: Kết quả phân tích môi trường đất xí nghiệp thiếc Đại Từ qua các năm 2008-2009 tại bảng 02 cho thấy tất cả mẫu đất đều bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.
- pH của đất thấp nên đất khu vực này có tính axit.
- Như vậy tại thời điểm này môi trường đất tại khu vực bãi thải của Xí nghiệp Thiếc Đại Từ bị ô nhiễm rất nặng cần phải có các biện pháp khắc phục hậu quả..
- Nước dưới đất được lấy tại giếng khoan trong khu vực văn phòng của xí nghiệp và của một số hộ dân sống xung quanh xí nghiệp.
- Kết quả phân tích môi trường nước ngầm qua các năm được tổng hợp tại bảng 3.10 dùng để đánh giá hiện trạng môi trường nước dưới đất và so sánh với kết quả phân tích chất lượng dưới đất sau này trong quá trình quan trắc giám sát chất lượng môi trường.
- Kết quả phân tích hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong môi trường nước ngầm tại khu vực xí nghiệp thiếc Đại Từ từ năm 2008-2009.
- NN-9: Mẫu nước lấy tại giếng khoan khu văn phòng xí nghiệp;.
- NN-10: Mẫu nước lấy tại giếng khơi nhà ông Nguyễn Văn Tuấn, xóm 6, xã Hà Thượng, cách xưởng tuyển của xí nghiệp 150m về phía Đông..
- NN-6: Tại giếng khoan cấp nước sinh hoạt của xí nghiệp..
- Nhận xét: Kết quả phân tích môi trường nước dưới đất của xí nghiệp thiếc Đại Từ qua các năm 2008-2009 tại Bảng 03 cho thấy môi trường nước dưới đất chưa bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, các chỉ tiêu phân tích kim loại nặng đều có giá trị nồng độ nằm trong mức cho phép của Quy chuẩn QCVN 09:2008/BTNMT..
- Đề xuất phƣơng án hoàn thổ, cải tạo phục hồi môi trƣờng khu vực 3.3.1.
- Toàn bộ khu vực chế biến khoáng sản có diện tích 3,3 ha.
- Trong đó, khu vực hồ chứa bùn thải sau tuyển có diện tích khoảng 0,9 ha, chiều sâu lớp bùn thải khoảng 6 - 7m, tổng khối lượng bùn thải ước tính khoảng 54.000 m 3.
- Do địa hình của hồ bùn thải thấp hơn so với toàn bộ khu vực chế biến khoáng sản của Xí nghiệp thiếc Đại Từ, mặt khác hệ số thấm của bùn thải tương đối cao và pH thấp nên nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt là do sự rửa trôi của nước mưa trong toàn bộ khu vực..
- Căn cứ vào hiện trạng môi trường sau sản xuất, công nghệ khai thác, chế biến quặng.
- Các ảnh hưởng đến môi trường sau khi kết thúc hoạt động khai thác;.
- Đặc điểm cấu tạo địa chất, thành phần khoáng vật và chất lượng môi trường khu vực thực hiện nghiên cứu;.
- Phương án cải tạo phục hồi môi trường lựa chọn đảm bảo điều kiện môi trường sau khi thực hiện cần đạt được các yêu cầu sau:.
- Xử lý triệt để tác động xấu tới môi trường;.
- Căn cứ vào phân tích ưu, nhược điểm của hai phương án, lựa chọn phương án: Bùn thải (đất thải) được cách ly với môi trường nước và các khoáng vật sunfua được thu hồi (tận thu) hạn chế tối đa lượng phát tán ra bên ngoài.
- Mặt bằng được san phẳng và trồng cây xanh tạo nên cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại khu vực, góp phần tăng thêm mật độ cây xanh trong khu vực và tạo cân bằng sinh thái..
- Đối với công tác xử lý ô nhiễm khu vực hồ chứa bùn thải.
- Thành phần của bùn thải có chứa các kim loại nặng với hàm lượng cao.
- Cố định và chống thấm lớp bùn thải.
- Thoát nước bề mặt, chống xói mòn và tạo cảnh quan môi trường.
- Các nguồn nước mặt (nước mưa) từ ngoài khu vực hồ chứa bùn thải được tập trung vào hệ thống kênh thoát nước bao bọc xung quanh hồ chứa, được tính toán với lượng mưa trung bình là 2500 đến 2800 mm/năm trong vòng 50 năm..
- Để hoàn phục môi trường và chống xói mòn cho đất, lớp bề mặt của đất màu được trồng cây chống xói mòn, loại cây được sử dụng là keo tai tượng với mật độ 20 cây/100m 2.
- Giải pháp nâng cao mức độ an toàn cho hồ chứa bùn thải.
- Cải tạo lại hồ chứa nước thải tại khu vực hạ lưu của đập, phòng tránh sự cố rủi ro do nước thải bị thấm từ hệ thống hồ chứa bùn thải khi xảy ra mưa lũ.
- Tiến hành quan trắc môi trường đối với chất lượng nước mặt tại hồ chứa, và nước ngầm tại khu vực hạ lưu 2 lần/năm để kịp thời phát hiện hiện tượng ô nhiễm do hiện tượng thấm của chất thải trong hồ và có giải pháp xử lý ô nhiễm ô trường kịp thời.
- Khối lượng: Khu vực mặt bằng công nghiệp có thể tuyển thu hồi thiếc với khối lượng khoảng 50.572 m 3 tương đương 91.030 tấn, hàm lượng trung bình 0,22%Sn..
- Công tác bảo vệ môi trường trong quá trình tuyển tận thu khoáng sản Môi trƣờng không khí.
- Xây dựng rãnh thoát nước (tạm thời) xung quanh khai trường để ngăn không cho nước mặt chảy vào khu vực..
- Tại các vị trí thấp phải đắp đê bao quanh ngăn không cho bùn thải phát tán ngoài môi trường..
- Toàn bộ đuôi thải và nước thải sẽ được xử lý qua hố lắng ngay tại xí nghiệp để tuần hoàn nước phục vụ cho tuyển quặng, sử dụng Na 2 CO 3 và CaO để trung hòa và kết tủa kim loại nặng..
- Kinh phí cải tạo phục hồi môi trường: A đồng - Kinh phí thu hồi quặng thiếc: B đồng.
- Theo phương án lựa chọn trong luận văn, các công trình cải tạo phục hồi sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội..
- Bùn thải (đất thải) được cách ly với môi trường nước và các khoáng vật sunfua được thu hồi (tận thu) hạn chế tối đa lượng phát tán ra bên ngoài.
- Ngoài ra, việc cải tạo, phục hồi môi trường Xí nghiệp thiếc Đại Từ đã góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân trong khu vực xã Hà Thượng nói riêng và huyện Đại Từ nói chung..
- Loại bỏ tâm lý bức xúc, lo ngại do ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân..
- Thêm nữa, với phương án tuyển tận thu bùn thải ngoài việc tránh lãng phí tài nguyên còn tạo doanh thu từ tinh quặng thiếc tuyển tận thu đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp là Xí nghiệp thiếc Đại Từ.
- Nước trong hồ chứa nước thải cuối cùng của xí nghiệp có các các kim loại nặng vượt quy chuẩn cho phép rất nhiều lần.
- Môi trường đất tại khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng.
- Phương án lựa chọn đối với công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu vực nghiên cứu:.
- Đối với khu vực hồ chứa bùn thải sau tuyển: Trung hòa môi trường axit trong đất:.
- Xây dựng kè đá khu bùn thải giáp với hồ chứa nước..
- Đối với khu vực mặt bằng sản xuất công nghiệp: Đào xúc đất đá thải kết hợp tuyển tận thu thiếc trên từng khoảng và chôn lấp đất đá thải theo từng khoảng (khai thác tận thu theo kiểu “cuốn chiếu.
- Bùn thải (đất thải) được cách ly với môi trường nước và các khoáng vật sunfua được thu hồi (tận thu) hạn chế tối đa lượng phát tán ra bên ngoài..
- Việc đề xuất các phương án nhằm cải tạo phục hồi môi trường khu vực chế biến thiếc của Xí nghiệp thiếc Đại Từ được tính toán dựa trên điều kiện thực tế của khu vực, có khả năng ứng dụng thực tế cao.
- Kiến nghị Phòng tài nguyên môi trường huyện Đại Từ nói riêng, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên nói chung tăng cường giám sát và kiểm tra việc thực hiện các nội dung và biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường của Xí nghiệp thiếc Đại Từ..
- Đặng Thị An, Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Đức Thịnh (2009), “Đất bị ô nhiễm kim loại nặng ở một số khu vực ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học đất, tr.
- Công ty Kim loại màu Thái Nguyên (1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường mỏ thiếc Phục Linh..
- Xí nghiệp thiếc Đại Từ - Công ty TNHH MTV Kim loại màu Thái Nguyên, Báo cáo kiểm soát ô nhiễm từ năm