« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI KẾT HỢP VÀ SỬ DỤNG RAU BÈO LÀM THỨC ĂN THAY THẾ ĐỂ SẢN XUẤT VỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHĂN NUÔI KẾT HỢP VÀ SỬ DỤNG RAU BÈO LÀM THỨC ĂN THAY THẾ ĐỂ SẢN XUẤT VỊT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Một loạt thí nghiệm được thực hiện tại nông hộ và trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ để đánh giá ảnh hưởng của phương thức canh tác kết hợp vịt-lúa, vịt-cá-lúa về năng suất và hiệu quả của hệ thống.
- Hệ thống canh tác kết hợp này đã giảm được lượng phân đạm sử dụng nhưng làm tăng năng suất lúa.
- Tổng lợi tức từ hệ thống canh tác kết hợp này cũng tăng lên..
- Sử dụng bèo tấm (Lemna minor) trong khẩu phần vịt thịt chỉ cho thấy, vịt ăn khẩu phần có bèo tấm đã đạt mức tăng trọng ngang với vịt ăn khẩu phần có bổ sung bột đậu nành..
- Vịt sinh sản địa phương cho ăn bèo tấm thay thế hoàn toàn protein bổ sung có tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi ngang với vịt cho ăn khẩu phần có protein bổ sung từ đậu nành và bột cá..
- Sử dụng bèo lục bình (Eichhornia crassipes) thay thế từ 5-25% vật chất khô trong khẩu phần vịt thịt đã không làm ảnh hưởng đến tăng trọng của vịt và giảm được chi phí thức ăn .
- Chăn nuôi vịt ở Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, đã góp phần làm tăng thu nhập cho những nông hộ chăn nuôi nhỏ và đặc biệt đóng vai trò quan trọng cung cấp nguồn protein là thịt và trứng cho thị trường nông thôn, thành thị và cả cho xuất khẩu.
- Khó khăn hiện nay là nhiều hộ chăn nuôi vịt đã bị ảnh hưởng thiệt hại do dịch cúm gia cầm H 5 N 1 lan rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước, làm hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy ở những vùng có dịch, trong đó có con vịt..
- Tiếp tục duy trì và phát triển ngành chăn nuôi vịt là thế mạnh của vùng, trước hết là phát huy được ngành nghề truyền thống, đặc biệt là tận dụng được thức ăn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản trong chăn nuôi vịt.
- Phát triển chăn nuôi vịt còn góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ nông nghiệp, có kinh nghiệm chăn nuôi vịt, ở khắp các địa phương trong vùng để tạo nguồn thực phẩm cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
- Tuy nhiên, yêu cầu về sản xuất thực phẩm và môi trường chăn nuôi an toàn, chủ động nguồn thức ăn trong chăn nuôi, phù hợp với khả năng đầu tư và sức lao động nông thôn thì việc duy trì và phát triển ngành chăn nuôi vịt sẽ là thách thức lớn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay..
- 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG THỨC KẾT HỢP.
- Chăn nuôi kết hợp vịt-lúa đã được áp dụng từ lâu ở Việt Nam và được nghiên cứu ở một số nước có ngành trồng lúa như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước vùng Đông Nam Á (Bui Xuan Men et al., 2001 trích dẫn từ các nguồn: Manda (1992), Isobe et al.
- Trong phương thức chăn nuôi vịt-lúa kết hợp có 2 giai đoạn đáng chú ý là: 1/ vịt con nuôi kết hợp trong ruộng lúa đang sinh trưởng cho đến khi lúa bắt đầu trổ bông và 2/ giai đoạn cho tất cả các loại vịt kết hợp chăn thả trong ruộng lúa sau khi thu hoạch..
- Về ưu thế của phương thức vịt con kết hợp với cây lúa đang sinh trưởng là lợi dụng đặc tính tự nhiên của vịt con (kể cả trong giai đoạn úm) để kiểm soát và tiêu diệt (thậm chí cả ban đêm) các loại sâu rầy làm thức ăn cho vịt và giẫm đạp nhiều loại cỏ dại, hạn chế thiệt hại cho cây lúa.
- thêm thức ăn nên khỏe mạnh và vận động nên thịt được người tiêu dùng chấp nhận..
- Ưu thế của phương thức nuôi vịt chạy đồng sau thu họach là tiết kiệm được chi phí đầu tư thức ăn do vịt tự tìm kiếm thức ăn, như lúa rơi rụng và thức ăn ngoài tự nhiên.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
- 3.1 Kết quả nghiên cứu vịt-lúa kết hợp.
- Các kết quả nghiên cứu được công bố bởi Bùi Xuân Mến et al.
- (2001) dựa trên 2 thí nghiệm áp dụng phương thức nuôi chăn thả vịt con có kiểm soát trong ruộng đang sinh trưởng.
- Ở thí nghiệm thứ nhất vịt con giống địa phương (vịt Tàu) 2 tuần tuổi, được nuôi kết hợp thường trực trong ruộng lúa gieo sạ đang sinh trưởng từ 22 đến 50 ngày tuổi (khi lúa trổ bông), có 28 ngày kết hợp vịt-lúa, với mật độ 1 con kiểm soát 18 m 2 ruộng lúa.
- Tương tự, trong thí nghiệm thứ 2 tiếp theo, vịt con sử dụng là giống vịt lai siêu thịt sau khi úm 9 ngày tuổi, được thả và giữ liên tục trong ruộng lúa sau khi cấy 9 ngày đến 44 ngày sau cấy (35 ngày kết hợp) với mật độ 1 con kiểm soát 36 m 2 ruộng lúa.
- Cả 2 thí nghiệm đều thực hiện trong vụ lúa Xuân- Hè có thời tiết nắng nóng..
- Kết quả ở thí nghiệm 1 được chỉ trong bảng 1 cho thấy, sau thời gian 2 tuần nuôi kết hợp, vịt con đã loại trừ hầu hết các loại sâu hại lúa, như sâu phao (Nymphula depunctalis) và sâu đo xanh (Naganra aenescens) so với ruộng lúa đối chứng dùng thuốc trừ sâu.
- Ruộng đối chứng (âm), không sử dụng thuốc sâu và không kết hợp với vịt, qua phân tích cho thấy số lượng sâu rầy đều luôn ở mức gây hại cao, gồm các loại sâu cuốn lá lớn (Parnara guttata), sâu keo (Spodetera litura), bù lạch (Stenchaetothrips oryzae) và châu chấu (Locusta migratoria manilensis)..
- Kết quả kiểm soát sâu rầy của vịt lai siêu thịt trên ruộng lúa cấy ở thí nghiệm 2, có mật độ sâu rầy hại lúa vào thời vụ thí nghiệm thấp hơn so với ở thí nghiệm 1.
- Kết quả ở thí nghiệm 1 được chỉ trong bảng 3 cho thấy, sau 2 tuần đưa vịt con vào kiểm soát, các loại cỏ dại như cỏ chát (Fimbristylis miliacae), cỏ cháo (Cyperus difformis) cỏ mã đề (Ottelia alismoides L.) đã giảm hắn so với cách phun thuốc trừ cỏ.
- Tương tự ở thí nghiệm 2, trước khi thả vịt vào kết hợp, lượng cỏ cháo là cao nhất, kế đến là cỏ chát và cỏ chóc, nhưng chỉ sau 21 ngày có vịt kiểm soát các loại cỏ trên đều giảm ở các mức có ý nghĩa.
- Năng suất lúa và phân tích kinh tế ở thí nghiệm 1 chỉ cho thấy sử dụng đầy đủ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (đối chứng dương) cho năng suất lúa cao nhất 4240 kg/ha).
- Tuy nhiên, ở ruộng thí nghiệm sử dụng vịt và chỉ bón 50% phân đạm đã cho năng suất lúa hơi thấp hơn và không khác biệt có ý nghĩa so với ruộng đối chứng (3888 kg/ha), nhưng lợi nhuận thu được cao hơn đối chứng 13%.
- Ở thí nghiệm 2 năng suất lúa cũng có những đặc điểm tương tự như thí nghiệm 1, nhưng lợi nhuận thu được ở ruộng lúa-vịt kết hợp tăng 10% so với đối chứng (dương)..
- 3.2 Kết quả nghiên cứu vịt-cá-lúa kết hợp.
- Kết quả của một loạt các thí nghiệm được công bố chung (Bùi Xuân Mến et al., 2003) cho biết thí nghiệm được tiến hành trong phạm vi diện tích rộng hơn, gồm 4 thí nghiệm kế tiếp nhau và kéo dài trong một năm, trong các thí nghiệm bố trí các ruộng lúa (nghiệm thức): 1/ đối chứng, áp dụng phân bón và thuốc trừ sâu bảo vệ lúa.
- Thí nghiệm thứ nhất thực hiện vào vụ Xuân-Hè, cho kết quả sau 3 tuần đưa vịt và cá vào ruộng lúa, hầu hết sâu rầy, ốc bươu vàng nhỏ và cỏ dại hầu như đều bị vịt loại trừ phần lớn, chỉ trừ cỏ lông công (Echinochloa crusgali) và lác rận (Cyperus iria L.
- Sản lượng lúa tương ứng cho 3 ruộng lúa thí nghiệm nêu trên, theo thứ tự và 4848 kg/ha..
- Thí nghiệm thứ 2 thực hiện vào vụ Hè-Thu có bố trí như thí nghiệm thứ nhất, ngoại trừ cá ở thí nghiệm thứ nhất vẫn giữ lại.
- Kết quả thu được, cũng sau 3 tuần kiểm soát bởi vịt và cá, hầu hết côn trùng gây hại chủ yếu đều bị loại trừ.
- Thí nghiệm thứ 3 thực hiện trong mùa lũ, chỉ có vịt và cá kết hợp, nuôi trong diện tích ruộng thí nghiệm ngập nước.
- Sau 2 tháng đưa vịt vào nuôi và cá được giữ từ thí nghiệm thứ 2 còn lại, sản lượng khi thu hoạch, vịt đạt được 1900 kg trọng lượng sống và 438 kg cá cho một hecta.
- Thí nghiệm thứ tư cũng là cuối cùng của tròn một năm thí nghiệm, thực hiện trong vụ Đông-Xuân, các nghiệm thức được bố trí như trong thí nghiệm thứ nhất và thứ.
- Kết quả phân tích cho thấy, mật độ sâu rầy và ốc bươu vàng trong ruộng đo được rất thấp và bị loại trừ nhanh chóng sau 3 tuần có vịt và vịt-cá kiểm soát.
- Lợi nhuận thu được từ những thí nghiệm nêu trên cho thấy ruộng vịt-cá-lúa kết hợp cho năng suất lúa đạt mức cao nhất, tăng 10% so với đối chứng mặc dù giảm lượng phân đạm bón cho lúa đến 20% ở hệ thống vịt-lúa-cá (89 kg so với 112 kg N/ha ở ruộng đối chứng).
- Tổng tất cả lợi nhuận thu được từ hệ thống canh tác kết hợp vịt-lúa và vịt-cá-lúa tăng từ 55 đến 144% trong một năm so với độc canh lúa..
- 3.3 Sử dụng bèo tấm thay thế đậu nành trong khẩu phần vịt thịt.
- Kết quả thí nghiệm được công bố bởi Bùi Xuân Mến et al.
- Vịt được nuôi tại trại thực nghiệm của Trường và cho ăn khẩu phần có thành phần chính là tấm gạo và bèo tấm thay thế cho bột đậu nành.
- Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức, trong đó nghiệm thức đối chứng có protein bổ sung trong khẩu phần là đậu nành và premix khoáng+vitamin, các nghiệm thức thí nghiệm còn lại được thay thế đậu nành bằng bèo tấm tươi với các mức và 100% và không cộng thêm premix bổ sung như của đối chứng..
- Bèo tấm thả trong ao có nước thải từ trại nuôi heo, được vớt hàng ngày và có vật chất khô (VCK) 4,7%, trong đó hàm lượng protein đạt mức 38,6% (dựa trên VCK).
- Vịt thí nghiệm được ăn tự do, ngoại trừ đậu nành được giới hạn theo tỷ lệ thay thế bằng bèo tấm..
- Kết quả thí nghiệm chỉ trong bảng 4 cho thấy mức tăng trọng của vịt và tổng lượng vật chất khô ăn vào hàng ngày đều cao ở những nghiệm thức thí nghiệm có bèo tấm so với đối chứng (P<0,001).
- Tuy nhiên, hệ số chuyển hóa thức ăn ở những nghiệm thức bèo tấm đều cao hơn so với đối chứng (P=0,05).
- Mặt khác, kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt về trọng lượng thân thịt, trọng lượng cơ ức và cơ đùi, cũng như các phần ăn được của các cơ quan bên trong cơ thể vịt, như tim, gan, mề.
- Điều đặc biệt dễ thấy là da và mỡ của những vịt được ăn bèo tấm có màu vàng rất hấp dẫn.
- Đây là kết quả của sự chuyển hóa các chất diệp hoàng tố (xanthophylls) từ bèo tấm trong thức ăn của vịt..
- Về hiệu quả chăn nuôi, nếu bèo tấm được trồng và thu gom bằng lao động trong gia đình thì sẽ tiết kiệm được tiền mua thức ăn bổ sung protein từ đậu nành lên đến 48%..
- 3.4 Sử dụng bèo tấm thay thế protein bổ sung trong khẩu phần vịt sinh sản Kết quả thí nghiệm được công bố bởi Bùi Xuân Mến et al.
- Vịt được nuôi tại trại thực nghiệm của Trường và cho ăn khẩu phần có thành phần chính là tấm, cám gạo và bèo tấm thay thế cho bột đậu nành và bột cá.
- Thí nghiệm gồm có 5 nghiệm thức, trong đó nghiệm thức đối chứng có protein bổ sung trong khẩu phần là đậu nành và bột cá cùng với các thực liệu bổ sung khoáng và vitamin, đáp ứng đủ nhu cầu vịt sinh sản.
- Các nghiệm thức thí nghiệm còn lại có mức đậu nành và bột cá giảm dần còn và 0% và được thay thế bằng bèo tấm tươi..
- Bèo tấm được thả trong ao có nước thải từ trại nuôi heo, được vớt hàng ngày và có.
- Vịt thí nghiệm được ăn tự do, ngoại trừ đậu nành và bột cá được cho ăn theo tỷ lệ khác nhau và thay thế bằng bèo tấm tươi..
- Kết quả thí nghiệm chỉ trong bảng 5 cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ đẻ, tỷ lệ trứng có phôi của vịt địa phương ăn khẩu phần có bèo tấm thay hoàn toàn bột đậu nành và bột cá, nhưng ở vịt Anh Đào thì có sự khác biệt với các giá trị tương ứng P<0,001 và P<0,044.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn dựa trên VCK tính trên 10 trứng, ở vịt địa phương từ 2,76 đến 2,85, hệ số này đều thấp hơn so với ở vịt Anh Đào từ 3,59 đến 3,99.
- Thay thế hoàn toàn protein bổ sung bằng bèo tấm cho vịt sinh sản giống địa phương đã giảm được chi phí thức ăn đến 25%..
- 3.5 Sử dụng bèo lục bình thay thế một phần khẩu phần hỗn hợp của vịt thịt Kết quả thí nghiệm được công bố bởi Bùi Xuân Mến et al.
- (2005) về sử dụng phần thân trên và lá bèo lục bình bằm nhuyễn để thay thế một phần thức ăn hỗn hợp nuôi vịt thịt từ 28-60 ngày tuổi, tại trại thực nghiệm Trường Đại học Cần Thơ.
- Thí nghiệm có 5 nghiệm thức, gồm khẩu phần đối chứng, chỉ cho vịt ăn hỗn hợp không trộn lục bình.
- Khẩu phần thí nghiệm với các mức thay thế thức ăn hỗn hợp bằng lục bình, trộn trong khẩu phần theo tỷ lệ thay thế 5, 10, 15 và 25% vật chất khô..
- Lục bình tươi sử dụng trong thí nghiệm được thu hái trên sông gần địa điểm thí nghiệm, có thành phần hóa học là 9,9% vật chất khô, trong đó chứa 16% protein và năng lượng trao đổi 1963 kcal/kg (VCK)..
- Kết quả thí nghiệm thu được vào thời điểm kết thúc gồm: tổng lượng vật chất khô ăn vào cho 1 con trên ngày đều cao hơn ở các nghiệm thức có trộn bèo so với lô đối chứng, từ 213 đến 223 g so với 210 g (P<0,001).
- Hiệu số chuyển hóa thức ăn tính trên VCK giữa các nghiệm thức biến động từ P<0,053)..
- Hiệu quả kinh tế của các mức thay thế lục bình tươi trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đã làm giảm chi phí đầu tư mua thức ăn từ 0,6 đến 6,2%..
- Qua các kết quả thí nghiệm cho thấy áp dụng phương thức chăn nuôi kết hợp vịt-lúa, vịt-cá-lúa trong giai đoạn lúa đang sinh trưởng và vịt con, được kiểm soát và quản lý cẩn thận qua các khâu, đều đã đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho người chăn nuôi vịt kết hợp với trồng lúa.
- Hệ thống chăn nuôi kết hợp vịt-cá-lúa làm giảm sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và trừ cỏ nên đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn..
- Áp dụng thật tốt phương pháp khai thác tài nguyên theo hệ sinh thái học, sản xuất và sử dụng tốt nguồn thức ăn địa phương cho chăn nuôi giúp nâng cao kiến thức người sản xuất tốt hơn.
- người làm nông nghiệp nông thôn và từng bước nâng cao hơn nữa theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học..
- Theo chủ trương của Chính phủ (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008) về phát triển đàn vịt theo truyền thống chăn nuôi bền vững và an toàn, các địa phương có nghề nuôi vịt cần tổng kết, triển khai và áp dụng các mô hình chăn nuôi kết hợp vịt-cá, vịt-cá-lúa rộng hơn và phù hợp với vùng sinh thái của từng địa phương..
- Tiếp tục phát huy những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và áp dụng các tiến bộ chăn nuôi vịt từ các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Phát huy tiềm năng của địa phương về điều kiện đất đai, nguồn thức ăn tự nhiên, nguồn phụ phẩm nông nghiệp chế biến làm thức ăn và tận dụng tốt nguồn lao động có kinh nghiệm và kiến thức giỏi trong các hoạt động sản xuất vịt..
- Xây dựng các mô hình chăn nuôi vịt kiểu mẫu, phù hợp với vùng sinh thái để cải thiện dần tập quán chăn nuôi không phù hợp.
- Tổ chức tham quan rộng rãi các mô hình chăn nuôi tiến bộ để người chăn nuôi có cơ hội học hỏi, mở rộng kiến thức và hoàn thiện khả năng sản xuất sản phẩm có chất lượng cao..
- Nhà nước cần xây dựng một trung tâm nghiên cứu vịt và chuyển giao các tiến bộ cho người sản xuất của các tỉnh ĐBSCL, giúp hộ chăn nuôi có thể sử dụng những con giống có chất lượng.
- Xây dựng Hội những nhà nghiên cứu và hộ sản xuất vịt ở các tỉnh để người chăn nuôi địa phương dễ dàng tiếp cận và được giúp đỡ trong sản xuất hàng hoá.
- Phát triển nông thôn (2007), Báo cáo sơ kết thực hiện quyết định 17/2007/QĐ-BNN về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm tại các tỉnh thành Nam bộ, Tháng 6 năm 2007, Tp Hồ Chí Minh..
- Bảng 1: Hiệu quả của sự kết hợp vịt-lúa trên các loại sâu rầy chủ yếu, con/m 2 (Thí nghiệm 1).
- thức Ngày kết hợp của vịt trong ruộng lúa.
- không sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ và có vịt con kết hợp.
- VIT: Chỉ có vịt con kết hợp trong ruộng lúa.
- Bảng 2: Hiệu quả của sự kết hợp vịt-lúa trên các loại sâu rầy chủ yếu, con/m 2 (Thí nghiệm 2).
- N của ĐC, không sử dụng thuốc trừ sâu, cỏ và có vịt con kết hợp.
- VIT: Chỉ có vịt con kết hợp trong ruộng lúa..
- Bảng 3: Hiệu quả của sự kết hợp vịt-lúa trên mật độ cỏ dại chủ yếu, cây/m 2 (Thí nghiệm 1).
- Bảng 4: Chỉ tiêu năng suất của vịt thịt ăn khẩu phần có bèo tấm thay thế bột đậu nành.
- BT0: Khẩu phần có protein đậu nành, không bèo tấm.
- BT30, BT45, BT60, BT100: Bèo tấm thay thế protein bổ sung từ đậu nành, tương ứng ở các mức và 100% trong khẩu phần..
- Bảng 5: Năng suất sinh sản của vịt địa phương cho ăn khẩu phần có bèo tấm thay thế thức ăn bổ sung protein.
- BT0: Khẩu phần có protein từ bột cá và đậu nành, không bèo tấm.
- BT25, BT50, BT75 và BT100: Bèo tấm thay thế protein bổ sung từ đậu nành và bột cá, tương ứng ở các mức và 100% trong khẩu phần.