« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang qua một số tiêu chí


Tóm tắt Xem thử

- 2 Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn Miền núi, Đại học Thái Nguyên.
- Nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) của người dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang qua một số chỉ tiêu cụ thể.
- Dữ liệu nghiên cứu được thu thập dựa trên việc tìm hiểu tư liệu, khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thực địa tại địa phương.
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Dữ liệu được sử dụng trong bài viết này thuộc đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam” được phối hợp thực hiện giữa Viện Nghiên cứu Xã hội và Nhân văn Miền núi (Đại học Thái Nguyên) và Trường Đại học Cần Thơ..
- Trong nghiên cứu này, CLCS được đánh giá dựa vào các tiêu chí cụ thể gồm thu nhập bình quân, giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, và một số tiêu chí về điều kiện và môi trường sống..
- 2.2 Câu hỏi nghiên cứu.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm trả lời ba câu hỏi sau:.
- 2.3 Phương pháp thu thập thông tin Nghiên cứu này được tiếp cận theo hướng:.
- nghiên cứu lý thuyết - đánh giá thực trạng - đề xuất giải pháp.
- Cụ thể, mô hình nghiên cứu được tiến hành qua các bước như sau:.
- 2.3.1 Nghiên cứu tư liệu.
- Tư liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các công bố khoa học.
- Việc sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn giúp thu thập thông tin theo chủ đích nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, điều này giúp chủ động và tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận và đánh giá đối tượng nghiên cứu (Denscombe, 2010).
- Trong nghiên cứu này, 130 mẫu đều là đồng bào DTTS nhưng đa phần là người dân tộc Khmer với tỉ lệ 87,7%.
- sự đảm bảo của môi trường và vệ sinh cộng đồng, chính sách và sự hỗ trợ của chính quyền địa phương cho người DTTS..
- Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thực địa sáu ngày để chủ động tìm hiểu đối tượng Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận.
- nghiên cứu.
- Việc lựa chọn địa bàn thực địa như trên phụ thuộc vào địa bàn nghiên cứu thuộc đề tài.
- “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam”.
- Trong đề tài này, thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang được lựa chọn ngẫu nhiên làm địa bàn nghiên cứu thực tế.
- Thông qua việc thực địa, đối tượng nghiên cứu được quan sát và tìm hiểu chi tiết và cụ thể hơn.
- 2.4 Phương tiện nghiên cứu.
- Để thu thập, lưu trữ thông tin và cũng nhằm giúp phân tích, minh chứng cho kết quả nghiên cứu và đối chiếu khi cần thiết, một số phương tiện được lựa chọn như bảng câu hỏi khảo sát, bảng câu hỏi phỏng vấn, sổ tay ghi chép và điện thoại.
- Có thể nói những phương tiện này hỗ trợ việc thu thập và lưu trữ không chỉ lời nói qua phỏng vấn, câu trả lời trên bảng hỏi mà còn cả cử chỉ, điệu bộ, thái độ và cảm xúc của đáp viên về đối tượng nghiên cứu (Creswell, 2014).
- Nguồn thông tin được lưu trữ thông qua các phương tiện nghiên cứu là một bằng chứng xác thực nhất cho kết quả nghiên cứu..
- 2.5 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu được xác định là CLCS của đồng bào DTTS trên địa bàn thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
- Trong đó, những khía cạnh cụ thể của đối tượng nghiên cứu được xác định để phân tích và đánh giá.
- Vì điều kiện và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên một số tiêu chí quan trọng được lựa chọn và đánh giá trong kết quả của nghiên cứu này..
- 2.6 Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên là thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang vì đây là hai tỉnh/thành của vùng ĐBSCL đều có DTTS sinh sống.
- trung tâm của vùng và Kiên Giang là tỉnh giáp biển,… Việc khác nhau như trên giúp thuận tiện trong việc so sánh, đối chiếu và phân tích các thông tin trong kết quả nghiên cứu.
- Để đảm bảo cho việc nghiên cứu bao gồm những công việc quan trọng như tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, phân tích và đánh giá đối tượng nghiên cứu, hoàn thành bài viết,… thời gian nghiên cứu được xác định từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019..
- Nội dung nghiên cứu xoay quanh các vấn đề như tìm hiểu chung về DTTS và CLCS, đánh giá CLCS của đồng bào DTTS ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
- Trong đó, nhóm tác giả tập trung phân tích các tiêu chí để đánh giá CLCS của người DTTS ở địa bàn nghiên cứu, các nhân tố tác động và đề xuất giải pháp.
- Cụ thể, những tiêu chí về CLCS của đồng bào DTTS ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang được đánh giá trong phần kết quả nghiên cứu gồm thu nhập bình quân, giáo dục, sức khỏe và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, điều kiện sống và sự hài lòng về điều kiện sống..
- Các tiêu chí vừa dựa vào quan điểm nhìn nhận của các nhà nghiên cứu trước đó (Baulch et al., 2007;.
- Theofilou, 2013) vừa phù hợp với tình hình nghiên cứu tại địa bàn (thời gian và kinh phí nghiên cứu)..
- Điều này được trình bày rõ hơn trong phần kết quả nghiên cứu..
- Bước 6: Phân tích và kết luận về kết quả nghiên cứu..
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
- Bên cạnh đó, mức thu nhập của mỗi hộ và mỗi cá nhân người DTTS tại địa bàn nghiên cứu còn rất thấp so với mức thu nhập chung của vùng và cả nước.
- Cụ thể, thu nhập bình quân của hộ gia đình DTTS ở địa bàn nghiên cứu là 3,9 triệu/hộ/tháng và thu nhập bình quân trên đầu người là 0,9 triệu/người/tháng (2018).
- So sánh giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang, người DTTS ở thành phố Cần Thơ có thu nhập bình quân cao hơn..
- Theo tiêu chuẩn về mức thu nhập của người cận nghèo (1 triệu đồng/người/tháng) và người nghèo (700 nghìn đồng/người/tháng) đối với vùng nông thôn của Việt Nam, tại địa bàn nghiên cứu có đến 19,7% người DTTS thuộc diện cận nghèo và 47,3% người DTTS thuộc diện nghèo.
- Từ đó, có thể thấy rằng tỉ lệ dân số thuộc diện nghèo và cận nghèo của địa bàn nghiên cứu cao hơn nhiều so với tình hình chung của cả nước và vùng ĐBSCL với các tỉ lệ tương ứng là 13,6% và 23,1% (đối với Việt Nam).
- Với gần 70% dân số thuộc diện cận nghèo và nghèo là một con số đáng báo động về thu nhập của người DTTS tại những địa phương này.
- Kết quả khảo sát cho thấy người DTTS ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang có tỉ lệ mù chữ cao và số năm đi học trung bình thấp hơn mặt bằng chung của cả nước và của vùng ĐBSCL nhiều lần..
- Một điều thú vị rằng tỉ lệ người DTTS mù chữ lại có sự tương đồng cơ bản giữa thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
- Tuy nhiên, số năm đi học trung bình của người DTTS ở thành phố Cần Thơ cao hơn nhiều so với tỉnh Kiên Giang (4,7 so với 2,9 năm)..
- Bảng 1: Trình độ dân trí của người DTTS STT Trình độ dân trí Số lượng.
- Trong khi đó, lao động đã qua đào tạo của cả nước và toàn vùng ĐBSCL dù còn thấp nhưng cũng cao hơn địa bàn nghiên cứu rất nhiều lần với tỉ lệ tương ứng là 19,9% và 13,1% (Tổng cục Thống kê, 2018).
- Bảng 2 thể hiện mức độ thường xuyên trong việc kiểm tra sức khỏe của người DTTS tại địa bàn nghiên cứu.
- Địa bàn.
- Qua khảo sát và thực địa, chúng tôi nhận thấy các chỉ tiêu về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng DTTS tại địa bàn nghiên cứu còn chưa được đảm bảo.
- 3.1.4 Một số chỉ tiêu khác Bảng 3: Một số chỉ tiêu về điều kiện sống của người DTTS.
- Bảng thống kê trên cho thấy mức độ đáp ứng các chỉ tiêu về điều kiện sống cho người DTTS vẫn còn khá thấp.
- Đặc biệt, điều kiện sống của người DTTS ở Kiên Giang thiếu kém hơn so với thành phố Cần Thơ.
- Do thu nhập cao hơn nên người DTTS ở Cần Thơ có điều kiện để chăm lo cho đời sống của họ hơn.
- Cụ thể, người DTTS ở thành phố Cần Thơ có tỉ lệ hộ sở hữu nhà ở, tivi, điện thoại, tủ lạnh,…cao hơn Kiên Giang.
- Qua đó, kết quả nghiên cứu cho thấy những điều kiện sống của người DTTS tại địa bàn nghiên cứu còn nhiều khó khăn mà khả năng ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào cuộc sống của họ cũng vô cùng hạn chế.
- Bảng 4: Mức độ hài lòng về điều kiện sống của người DTTS.
- Về cơ bản, mức độ hài lòng của người DTTS có sự tương đồng với các chỉ tiêu về điều kiện sống.
- Điều này phản ánh rằng người DTTS chưa thực sự hài lòng về điều kiện và môi trường sống của họ..
- Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng mức độ hài lòng tỉ lệ thuận với điều kiện và môi trường sống của người DTTS.
- Điều này đã phản ánh rõ điều kiện và môi trường sống trên địa bàn nghiên cứu chưa được tốt và cần được cải thiện.
- người DTTS (Baulch et al., 2007) nhưng sự hài lòng của người DTTS ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang chỉ ở mức tương đối..
- Thứ nhất, sự phát triển kinh tế địa phương còn ở mức thấp với cơ cấu kém đa dạng đã ảnh hưởng lớn đến CLCS của người DTTS.
- Kinh tế kém phát triển chưa tạo đủ việc làm cho người dân nên đa số người DTTS có thu nhập thấp.
- Đây là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nói chung của những địa bàn có nhiều người DTTS sinh sống.
- Như vậy, nếu so sánh với công bố khoa học trước đó về vấn đề phát triển DTTS ở Việt Nam (Baulch et al., 2007), nhân tố này có nét tương đồng trong sự tác động đến CLCS của người DTTS ở địa bàn nghiên cứu..
- Tuy nhiên, nền kinh tế tại địa bàn nghiên cứu chưa được phát triển và cơ cấu kinh tế còn nghèo nàn, thiếu cân đối đã là rào cản lớn cho việc cải thiện CLCS của người DTTS..
- Về cơ bản, điều này tương thích với những công bố khoa học trước đó về DTTS và phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS ở Việt Nam nói chung và cải thiện CLCS cho người DTTS của nước ta nói riêng..
- Khi nghiên cứu các vấn đề về phát triển dân tộc nói chung và phát triển địa bàn người DTTS nói riêng, việc phát triển hệ thống giao thông vận tải là điều thiết yếu (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 1999) vì giao thông là cầu nối cho các địa phương có tiềm năng xản xuất.
- Như vậy, hệ thống giao thông kém phát triển đã tác động tiêu cực đến việc cải thiện CLCS cho người DTTS tại địa bàn nghiên cứu là một kết quả có tính tương thích cao với những kết luận khoa học đã có..
- Thứ tư, thiếu thông tin về những chính sách liên quan đến đồng bào DTTS và phát triển kinh tế - xã hội vùng có người DTTS.
- Dù không có những nghiên cứu cụ thể trước đó chứng mình sự tác động của việc tiếp cận thông tin lên CLCS của người DTTS, thực tế nghiên cứu tại địa bàn có sự hợp lí.
- Điều này là phù hợp với cơ sở khoa học và điệu kiện thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
- Thứ nhất, cần qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội địa phương, trong đó xác định rõ tính đặc thù trong phát triển kinh tế tại các địa bàn có đông dân cư là người DTTS.
- Hội thảo và hội nghị còn là dịp để có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra các kiến nghị có giá trị thực thi trong việc phát triển địa phương nói chung và phát triển DTTS nói riêng..
- Trong các nghiên cứu về cải thiện CLCS của người Việt Nam nói chung và người DTTS ở nước ta nói riêng, việc tìm hiểu về tính đặc thù của địa phương nhằm có những định hướng nghề nghiệp phù hợp là điều cần được quan Sửa chữa và xây mới đường giao thông.
- Vì thế, địa phương cần bước đầu nghiên cứu và thực hiện các mô hình sinh kế mới, trong đó ưu tiến các mô hình cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, ít đòi hỏi trình độ, ít bị tác động bởi các yếu tố từ thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vừng và phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường đang diễn ra phổ biến.
- Những điều này đặt người dân nói chung và người DTTS nói riêng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
- Có thể thấy, khi lựa chọn được mô hình phù hợp cho phát triển kinh tế, nguồn thu nhập của người DTTS được đảm bảo và đây là cơ sở quan trọng để cải thiện CLCS của họ..
- Bên cạnh những giải pháp trên, người dân địa phương cũng quan tâm đến việc phát triển hệ thống truyền thanh địa phương với tỉ lệ 59,2% người DTTS lựa chọn.
- Điều này cũng là phù hợp với cơ sở khoa học vì nguồn thông tin được cung cấp sẽ hỗ trợ người DTTS nắm được những chủ trương, chính sách liên quan đến việc phát triển kinh tế trên địa bàn mình (Phan Hữu Dật, 1973).
- Cụ thể, chính quyền và nhà nước đã có nhiều chính sách miễn/giảm chi phí học tập cho người DTTS.
- Cuối cùng, điều kiện đi lại là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đi lại và học hành của trẻ em vùng đồng bào DTTS tại địa bàn nghiên cứu.
- Chất lượng cuộc sống của cộng đồng DTTS trên địa bàn nghiên cứu còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước và của vùng ĐBSCL.
- Tuy nhiên, không phải toàn bộ người DTTS được đảm bảo các điều kiện trên.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều nguyên nhân làm cho CLCS của người DTTS thấp như người dân còn thiếu nguồn vốn.
- thiếu nguồn thông tin về chủ trương và chính sách liên quan đến người DTTS và phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn người DTTS..
- Qua việc tìm hiểu tư liệu và kết quả nghiên cứu cho thấy chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo cần quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ để những nơi có DTTS đang sinh sống có thể cải thiện được CLCS của họ (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 1999.
- Chính quyền, nhà nước, các tổ chức hoặc các doanh nghiệp cần hỗ trợ nguồn vốn và tư vấn sử dụng vốn vay để người DTTS phát triển sinh kế và cải thiện thu nhập của họ.
- Thứ hai, ưu tiên phát triển giao thông nơi có đông người DTTS đang sinh sống.
- Nhà nước cần kết hợp với các doanh nghiệp để thực hiện chính sách đào tạo nghề và sử dụng lao động là người DTTS.
- Để giải quyết tình trạng này, chính quyền cần nghiên cứu để tìm hiểu cụ thể và chính xác thực trạng này.