« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá chất lượng nước trong khu vực nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng nước xung quanh sông nhánh Mỹ Thanh và ven cửa sông Mỹ Thanh, sông Hậu với 10 điểm thu mẫu làm cơ sở cho việc quản lý nguồn nước trong khu vực.
- Thời gian thu mẫu trong 6 tháng .
- Độ mặn ở các điểm thu biến động cao, cao nhất là 21‰ ở vùng ven cửa sông.
- Hàm lượng vật chất lơ lửng, nitrite, phosphate, mật độ vi sinh vật trong nước khá cao.
- Đặc biệt là các thủy vực vùng cửa sông và lưu vực chịu ảnh hưởng của thủy triều..
- 2.1 Thời gian và địa điểm thu mẫu.
- Mẫu nước tầng mặt được thu tại 10 điểm thu xung quanh các khu vực chịu tác động của nguồn nước sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
- Trong đó có 6 điểm thu xung quanh thủy vực sông nhánh Mỹ Thanh sâu trong nội địa và 4 điểm thu ven cửa sông Mỹ Thanh và sông chính là sông Hậu (Hình 1 và Bảng 1).
- Hình 1: Các điểm thu mẫu tại khu vực tỉnh Sóc Trăng.
- Bảng 1: Các điểm thu mẫu tại khu vực tỉnh Sóc Trăng.
- STT Điểm thu Khu vực Địa điểm Vị trí.
- Thủy vực cửa sông.
- Thủy vực sông nhánh (thuộc sông Mỹ Thanh).
- Mẫu nước được thu đại diện cho thủy vực tại các điểm thu và vận chuyển về phòng thí nghiệm để.
- Nhiệt độ tại các điểm thu trung bình 27,2-32,6 o C (Hình 2).
- Nhiệt độ tại các điểm thu có xu hướng tăng từ tháng 1 đến tháng 4, sự thay đổi này là theo mùa..
- nhiên, vào tháng 5 và tháng 6 nhiệt độ ở các điểm thu có xu hướng giảm do giai đoạn chuyển mùa vào đầu mùa mưa nên lượng nước đầu nguồn đổ về nhiều hơn, lưu tốc nước ở các thủy vực sông tăng cao làm xáo trộn tầng nước nên nhiệt độ tầng mặt bị giảm thấp hơn so với thời điểm thu trước đó.
- Nhiệt độ ở các sông nhánh, các điểm thu mẫu nằm sâu trong nội địa không có sự chênh lệch nhiều so với các điểm thu vùng cửa sông, ven biển.
- pH trung bình từ 6,6-8,1 ở các điểm thu mẫu (Hình 2).
- Kết quả ghi nhận pH ở các thủy vực sông.
- nhánh có giá trị trung bình thấp và biến động nhiều hơn so với thủy vực vùng cửa sông.
- Hình 2: Nhiệt độ (trái) và pH (phải) qua thời gian thu mẫu 3.2 Độ mặn và tổng vật chất lơ lửng trong.
- Độ mặn của nước qua 6 tháng đầu năm biến động rất lớn, dao động từ 0,5-15,3‰ ở các điểm thu tại sông nhánh thuộc sông Mỹ Thanh và từ 0,5-21‰.
- Kết quả nghiên cứu phản ánh rõ sự xâm nhập mặn diễn ra liên tục và biến đổi ở vùng cửa sông nhiều hơn so với các thủy vực sâu trong nội đồng thuộc các điểm thu trên sông Mỹ Thanh.
- Điểm thu mẫu sâu vào nội đồng ở sông Mỹ Thanh là điểm thu Chàng Ré (T10), độ mặn cao nhất là 8‰ vào tháng 4, các tháng còn lại có độ mặn thấp hơn.
- cao hơn so với các thủy vực sâu trong nội động là 7,3±2,8‰.
- Hàm lượng vật chất lơ lửng (TSS) trong nước ở các điểm thu có sự biến động lớn qua các đợt thu mẫu.
- Hàm lượng TSS trong nước thành phần chủ yếu là phù sa, do đây là vùng hạ lưu của sông Cửu Long nên hàm lượng phù sa vùng này rất lớn.
- Trong 6 tháng thu mẫu, hàm lượng vật chất lơ lửng ở tháng 1 cao hơn so với các tháng còn lại là do hoạt động xả thải của nước sinh hoạt, hoạt động nông nghiệp.
- thủy sản (cuối vụ mùa) kết hợp với mức thủy triều trong thời gian này thấp nên hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước cao hơn ở các thủy vực cửa sông lẫn các thủy vực sâu trong nội đồng.
- Các tháng còn lại, hàm lượng vật chất lơ lửng thấp hơn, dao động trung bình mg/L ở các điểm thu sông nhánh và mg/L ở các điểm thu vùng cửa sông.
- Thời gian này, cả hai loại hình thủy vực có sự tương đồng về giá trị của hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước thể hiện sự liên kết, dòng chảy liên tục từ nội đồng ra cửa sông nên có giá trị tương đương nhau (Hình 3).
- Kết quả ghi nhận hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước tại các điểm thu vượt quá giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt theo QCVN08-MT:2015/BTNMT trung bình từ 4,7 lần giá trị quy chuẩn B 1 (50 mg/L) và gấp 2,4 lần theo quy chuẩn B 2 (30 mg/L).
- Kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước phục vụ vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh Cà Mau năm 2018 cho kết quả tương ứng, hàm lượng TSS tại 5 điểm quan trắc trên các tuyến sông thuộc địa bàn tỉnh Cà Mau có hàm lượng từ 153-463 mg/L, vượt ngưỡng cho phép từ 1,53-4,63 lần (Tổng cục Thủy sản, 2018).
- Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy hàm lượng vật chất lơ lửng trong nước chủ yếu là phù sa, keo khoáng nên hàm lượng vật chất lơ lửng có giá trị rất cao, đây là đặc trưng thông thường của các sông phù sa tại vùng đồng bằng sông Cửu Long..
- Hình 3: Độ mặn (trái) và TSS (phải) qua thời gian thu mẫu 3.3 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) và độ.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở thủy vực cửa sông cao hơn nhiều và ít biến động hơn so với các thủy vực sông nhánh nằm sâu trong nội đồng (Hình 4).
- Hàm lượng oxy hòa tan trung bình ở các cửa sông qua 6 tháng thu mẫu từ 3,9-4,6 mg/L, trung bình là 4,4±0,3 mg/L.
- Các điểm thu ở sông nhánh trong nội địa, giá trị trung bình là 3,6±0,7 mg/L.
- Hàm lượng oxy phản ánh các thủy vực ở cửa sông có lưu lượng nước lớn, tốc độ dòng chảy mạnh và chịu tác động của sóng, gió, dòng triều nên cao hơn so với các điểm thu ở sông nhánh có dòng chảy thấp, ít sóng gió và sự xáo trộn tầng nước.
- Một số điểm thu có hàm lượng oxy hòa tan thấp qua các đợt thu mẫu nhưng hàm lượng trung bình vẫn nằm trong khoảng giới hạn chịu đựng của thủy sinh vật.
- trắc môi trường tại các huyện trọng điểm nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng trong tháng 5/2019 thì hàm lượng oxy hòa tan tại một số điểm của khu vực Vĩnh Châu (Cầu Trà Niên, Đầu Vàm Trà Niên, Kênh Vĩnh Châu) và khu vực Mỹ Xuyên có hàm lượng oxy thấp từ 1,3-3,0 mg/L.
- Các điểm còn lại ở Trần Đề và Cù Lao Dung của tỉnh Sóc Trăng có hàm lượng oxy trong ngưỡng từ 3,5-4,7 mg/L..
- Độ kiềm của nước ở các điểm thu qua 6 tháng thu mẫu ít có sự biến động, dao động trung bình từ 91,1±8,4 đến mgCaCO 3 /L đối với thủy vực vùng cửa sông và các điểm thu ở thủy vực sông nhánh tương ứng (Hình 4).
- Hình 4: Hàm oxy hòa tan (trái) và độ kiềm (phải) qua thời gian thu mẫu 3.4 Tiêu hao oxy sinh học (BOD 5 ) và tiêu.
- Hàm lượng tiêu hao oxy sinh học và tiêu hao oxy hóa học là hai thông số thông thường dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng BOD 5 ở các điểm thu mẫu có giá trị thấp.
- với các điểm thu sông nhánh và có giá trị trung bình dao động 2,2-6,6 mg/L đối với các thủy vực vùng cửa sông.
- Giá trị trung bình đạt được là 4,5±0,7 mg/L ở các thủy vực sông nhánh và 4,1±0,9 mg/L đối với các điểm thu vùng cửa sông.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng BOD 5 ở các điểm thu có giá trị thấp qua 6 tháng thu mẫu, đạt quy chuẩn QCVN 08-.
- Hàm lượng COD có giá trị trung bình khá thấp và phù hợp với quy chuẩn quy định (A 1 : 10 mg/L) (Hình 5).
- Hàm lượng COD thu được ở các điểm thuộc sông nhánh và các điểm thu vùng cửa sông có giá trị trung bình là 7,5±1,6 mg/L và 5,5±0,6 mg/L tương ứng.
- Kết quả thu được hàm lượng COD trung bình ở các điểm thu vùng cửa sông thấp hơn so với các điểm thu nằm sâu trong nội địa dọc theo sông nhánh Mỹ Thanh.
- Điều này là do nguồn nước ở các sông nội địa bị ảnh hưởng bởi nguồn chất thải, nước sinh hoạt của con người và các hoạt động nông nghiệp nên hàm lượng COD cao hơn so với các thủy.
- Vì vậy, nguồn nước tự nhiên chịu tác động vào thời điểm cuối vụ nuôi tôm ở các điểm thu mẫu, đặc biệt là các điểm thu sâu trong nội địa dọc theo tuyến sông Mỹ Thanh..
- Tuy nhiên, kết quả ghi nhận rằng hàm lượng BOD 5.
- và hàm lượng COD trong nước tầng mặt ở các điểm thu trong nghiên cứu hiện tại còn rất thấp, đạt quy chuẩn trong nguồn nước tầng mặt và có thể cung cấp cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi cũng như phục vụ cho nuôi trồng thủy sản của vùng..
- Hình 5: Hàm lượng BOD 5 (trái) và COD (phải) qua thời gian thu mẫu 3.5 Hàm lượng tổng đạm ammon (TAN) và.
- Hàm lượng tổng đạm ammon (TAN) trung bình các điểm thu mẫu ở hai loại hình thủy vực có giá trị thấp qua thời gian thu mẫu.
- Khi so sánh giữa hai loại hình thủy vực, hàm lượng TAN ở các thủy vực sông nội địa Mỹ Thanh cao hơn các điểm thu ở vùng cửa sông, nhưng sự chênh lệch không cao qua các lần thu mẫu (Hình 5).
- Hàm lượng TAN có xu hướng tăng vào tháng 5 và tháng 6, điều này là do vào các tháng mùa hè, dòng triều ít thay đổi ở các dòng sông sâu trong nội địa, thêm vào đó là do việc xả thải của các hoạt động con người, hoạt động nông nghiệp, thủy sản vào cuối vụ nuôi (do đặc điểm nuôi trồng thủy sản của vùng, cuối vụ nuôi tôm sú là thường vào tháng 5 và tháng 6 trong năm).
- Hàm lượng TAN trung bình đạt cao nhất ở thủy vực sông nhánh vào tháng 5 với giá trị là 0,71±0,61 mg/L.
- (2002) cho rằng hàm lượng TAN dao động từ 0,2-2,0 mg/L sẽ đảm bảo tốt cho sự phát triển của tôm và Boyd et al.
- (2002) cho rằng hàm lượng TAN phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 mg/L.
- So với QCVN 08- MT:2015/BTNMT, hàm lượng TAN ở các điểm thu.
- ở mức cao hơn giới hạn cho phép ở tầng nước mặt qua thời gian thu mẫu (A 1 : 0,3 mg/L)..
- Kết quả ghi nhận hàm lượng nitrite trong nước có xu hướng tăng cao theo thời gian thu mẫu (Hình 6).
- Tháng 1, hàm lượng nitrite trung bình ở thủy vực sông nhánh có giá trị là 0,09±0,06 mg/L và các vùng cửa sông có giá trị là 0,06±0,02 mg/L.
- Tháng 6 thì hàm lượng nitrite trung bình đạt cao nhất là 0,25±0,21 mg/L ở các thủy vực sông nhánh thuộc sông Mỹ Thanh, các điểm thu ở vùng cửa sông có giá trị thấp hơn nhưng vào thời gian cuối của chu kỳ thu mẫu, hàm lượng nitrite trong nước biến động rất lớn qua các điểm thu mẫu.
- Kết quả này là do các thủy vực chịu ảnh hưởng từ việc xả thải sinh hoạt, cuối vụ nuôi thủy sản của vùng nên hàm lượng nitrite dễ bị biến động và có xu hướng tăng cao.
- Hơn nữa, do vào thời gian nóng ẩm cao trong năm, nhiệt độ tăng cao và việc phân hủy vật chất hữu cơ diễn ra nhiều hơn nên hàm lượng nitrite trong nước rất dễ bị biến động.
- Hàm lượng nitrite ở các điểm thu qua 6 tháng thu có giá trị cao hơn, vượt giới hạn của quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (A 1 : 0,05 mg/L).
- khu vực cần phải có các biện pháp cụ thể để làm giảm hàm lượng nitrite trong nước nhằm vào các.
- Hình 6: Hàm lượng TAN (trái) và nitrite (phải) qua thời gian thu mẫu 3.6 Hàm lượng Nitrate và Phosphate.
- Kết quả ghi nhận hàm lượng nitrate trong nước ở các điểm thu mẫu có giá trị trung bình dao động từ 0,02-0,97 mg/L qua các đợt thu mẫu (Hình 7).
- Hàm lượng nitrate trung bình là 0,31±0,12 và 0,39±0,11 mg/L ở thủy vực sông nhánh Mỹ Thanh và thủy vực vùng cửa sông tương ứng.
- Nhìn chung, hàm lượng nitrate trung bình ở các điểm thu mẫu có giá trị thấp, tuy có biến động nhưng ở mức thấp và có thể sử dụng cho sinh hoạt và các hoạt động nông nghiệp, thủy sản.
- Theo tiêu chuẩn của QCVN 08- MT:2015/BTNMT thì hàm lượng nitrate đạt giới hạn cho phép là nhỏ hơn 2 mg/L ở mức hạng A 1 và nhỏ hơn 10 mg/L ở mức hạng B 1 .
- Theo Boyd (1998) hàm lượng nitrate trong nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản từ 0,2-10 mg/L.
- (2016) cho rằng hàm lượng nitrate dọc tuyến sông nhánh và sông chính của sông Hậu có giá trị dao động mg/L, trung bình 0,11±0,07 mg/L.
- Như vậy có thể thấy rằng hàm lượng nitrate ở nghiên cứu hiện tại có giá trị khá thấp so với nghiên cứu tại các thủy vực sông nhánh và sông chính của sông Hậu..
- Hàm lượng phosphate trong nước có sự biến động ở các điểm thu mẫu tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp.
- Hàm lượng phosphate ở thủy vực sông nhánh.
- có giá trị trung bình 0,36±0,16 mg/L và ở thủy vực vùng cửa sông có giá trị trung bình là 0,29±0,18 mg/L qua các đợt thu mẫu (Hình 7).
- Có thể thấy hàm lượng phosphate trong nước ở các thủy vực tự nhiên tại vùng có sự biến động thấp.
- Kết quả quan trắc môi trường chất lượng nước phục vụ vùng nuôi tôm nước lợ tỉnh Cà Mau của Tổng cục Thủy sản (2018) thì hàm lượng phosphate tại 4 điểm quan trắc gồm sông Đường Chéo, kênh xáng Độ Cường, sông Thị Tường và kênh xáng Tân Hưng có hàm lượng từ 0,5- 2,88 mg/L, vượt ngưỡng cho phép 1,04-1,76 lần..
- Như vậy, có thể thấy rằng hàm lượng phosphate ở các điểm thu ngoài tự nhiên xung quanh khu vực nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng còn rất thấp so với khu vực nuôi tôm tại tỉnh Cà Mau.
- Theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT, hàm lượng phosphate trên tầng mặt có giá trị giới hạn là 0,1 mg/L (A 1.
- Hàm lượng phosphate trong nước ở các điểm thu mẫu có những điểm thu vượt giá trị giới hạn qua các đợt thu mẫu, cho thấy chất lượng nước trên sông có mức độ dinh dưỡng khá cao ở cả hai loại hình thủy vực là thủy vực sông nhánh và vùng cửa sông tại một số thời điểm (tháng 1 và tháng 4).
- Vì vậy, khi sử dụng nguồn nước cần chú ý đến hàm lượng phosphate trong nước và có những biện pháp xử lý cụ thể cho từng mục đích sử dụng..
- Hình 7: Hàm lượng nitrate (trái) và phosphate (phải) qua thời gian thu mẫu 3.7 Mật độ Coliforms và E.coli trong nước.
- Kết quả ghi nhận được mật độ Coliforms và E.coli trong nước tầng mặt ở thủy vực sông nhánh Mỹ Thanh và vùng cửa sông có mật độ cao, vượt giá trị giới hạn theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (A 1 ) (Hình 8).
- động cao giữa các điểm thu mẫu qua các đợt thu, đặc biệt là từ sau tháng 3, mật độ Colifrom tăng cao và biến động giữa các điểm thu mẫu.
- Mật độ Colifroms trung bình ở các thủy vực sông nhánh cao hơn so với thủy vực vùng cửa sông.
- Riêng đối với mật độ E.coli trong nước, mật độ E.coli trung bình luôn vượt giá trị giới hạn theo QCVN 08:2015/BTNMT (A 1 ) ở các điểm thu qua thời gian thu mẫu.
- Hình 8: Mật độ Coliforms (trái) và E.coli (phải) qua thời gian thu mẫu 4 KẾT LUẬN.
- Độ mặn ở các điểm thu biến động cao qua thời gian thu mẫu, đặc biệt là vùng cửa sông có độ mặn dao động cao hơn so với các điểm thu tại thủy vực sông nhánh nằm sâu trong nội địa.
- Hàm lượng oxy hòa tan, độ kiềm, BOD 5 , COD, TAN và nitrate trong nước đạt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT..
- Hàm lượng vật chất lơ lửng, nitrite, phosphate cũng như mật độ vi sinh vật trong nước khá cao so với quy chuẩn.
- Chất lượng nước tự nhiên tại các điểm