« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH AN GIANG.
- Du lịch văn hóa tâm linh, văn hóa tâm linh, tỉnh An Giang Keywords:.
- Du lịch văn hóa tâm linh đang là xu thế phát triển của du lịch Việt Nam và sự phát triển của loại hình du lịch này không những mang lại các lợi ích về kinh tế, xã hội, văn hóa mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho du khách.
- An Giang là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
- Tuy nhiên, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh/thành khác ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển có chất lượng và hiệu quả loại hình du lịch này.
- Do đó, mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát sự đánh giá của du khách để biết được thực trạng các điều kiện và khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang.
- qua đó cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc thực thi những giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng của loại hình du lịch - cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh An Giang..
- Du lịch văn hóa tâm linh hay còn được gọi là du lịch tâm linh đang là một xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam mà các công ty lữ hành đang hướng đến khai thác nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái, hành hương của du khách (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định, 2012).
- vậy, có thể nói du lịch tâm linh ngày một phát triển như một ngành kinh tế quan trọng ở Việt Nam (Tổ chức kỷ lục Việt Nam)..
- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, Việt Nam là quốc gia có tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa tâm linh.
- Vì vậy, tháng 11 năm 2013, lần đầu tiên ngành du lịch Việt Nam tổ chức Hội nghị Quốc tế.
- về du lịch tâm linh trên cơ sở hợp tác giữa Tổ chức Du lịch Thế giới với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Đào Loan, 2013) để trao đổi, thảo luận về tiềm năng phát triển du lịch dựa trên các sản phẩm văn hóa tâm linh, vấn đề bảo vệ môi trường văn hóa, xã hội cùng những thách thức, khó khăn khi phát triển sản phẩm du lịch gắn với tâm linh (Hương Lê, 2013)..
- Phát triển du lịch văn hóa tâm linh ngoài mang lại các lợi ích kinh tế - xã hội - văn hóa cho nơi đến như những loại hình du lịch khác, còn giúp những người thực hiện chuyến du lịch hướng tinh thần của mình lên cao trong việc tìm kiếm mục đích cao cả và những giá trị có khả năng nâng cao phẩm giá cho cuộc sống và bản thân họ nếu sự phát triển du lịch diễn ra đúng hướng..
- Đây thật sự là lợi thế lớn để An Giang khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch của tỉnh.
- Tuy nhiên, thời gian qua, An Giang cũng như nhiều tỉnh/thành khác ở Việt Nam vẫn chưa thật sự phát triển có chất lượng và hiệu quả loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
- Do đó, mục đích chính của nghiên cứu là khảo sát sự đánh giá của du khách để biết được thực trạng các điều kiện và khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang.
- Theo Hair và ctv, để sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, kích thước mẫu tốt khi tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát (trích dẫn bởi Nguyễn Đình Thọ, 2011).
- Địa bàn lấy mẫu là những nơi đến du lịch tâm linh chủ đạo ở tỉnh An Giang.
- phân tích nhân tố khám phá với sự hỗ trợ của phầm mềm SPSS 16.0 for Windows..
- 3.2 Đánh giá của du khách về những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang.
- Nhìn chung, những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang như an ninh trật tự và an toàn, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, dịch vụ ăn uống và mua sắm, cơ sở lưu trú được du khách đánh giá ở mức trung bình khá, riêng sự hợp lý của giá cả các loại dịch vụ chỉ được du khách đánh giá ở mức trung bình (Bảng 1)..
- Bảng 1: Hiện trạng những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang.
- Vấn đề vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Dịch vụ ăn uống và mua sắm Cơ sở lưu trú.
- 0,01, độ tin cậy 99%, vấn đề an ninh trật tự và an toàn, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và giá cả các loại.
- dịch vụ có sự khác nhau giữa các nơi đến tâm linh tỉnh An Giang (Bảng 2)..
- Bảng 2: Kiểm định về những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh giữa các nơi đến.
- An ninh trật tự và an toàn Vấn đề vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Giá cả các loại dịch vụ.
- Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120 Chú thích.
- Đối với vấn đề an ninh trật tự và an toàn, du khách đánh giá cao nhất ở khu du lịch núi Cấm, kế đến là núi Két và thấp nhất ở khu du lịch núi Sam..
- Du khách đánh giá vấn đề vệ sinh môi trường thấp nhất ở khu du lịch núi Sam, kế đến là núi Két và cao nhất ở khu du lịch núi Cấm.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ở khu du lịch núi Cấm du khách đánh giá tốt nhất, kế đến là ở núi Sam và kém nhất.
- Du khách đánh giá giá cả các loại dịch vụ hợp lý nhất ở khu du lịch núi Cấm, kế đến là ở núi Két và bất hợp lý nhất ở khu du lịch núi Sam (Bảng 3).
- Qua đó cho thấy, du khách đánh giá cao nhất đối với tất cả các điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở núi Cấm so với ở núi Sam và núi Két (về 4 điều kiện khác biệt có ý nghĩa thống kê)..
- Bảng 3: Sự khác biệt về những điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh giữa các nơi đến.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Núi Cấm.
- Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120.
- Nhìn chung, du khách cảm thấy khá hài lòng về chuyến du lịch tâm linh ở An Giang (đạt 3,63 điểm).
- Ở độ tin cậy 99%, sự hài lòng của du khách có sự khác nhau giữa các nơi đến.
- của du khách cao nhất đối với chuyến du lịch ở núi Cấm (đạt 3,93 điểm), kế đến là chuyến du lịch ở núi Sam (đạt 3,58 điểm) và thấp nhất đối với chuyến du lịch ở núi Két (đạt 3,38 điểm)..
- Bảng 4: Tương quan giữa sự hài lòng với sức hấp dẫn của nơi đến và dự định quay lại, dự định giới thiệu du lịch của du khách.
- Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120 Ở mức ý nghĩa.
- định Pearson, 2-phía), mức độ hài lòng của du khách tương quan thuận với sự hấp dẫn của nơi đến, với dự định quay lại du lịch ở những lần tiếp theo và với dự định giới thiệu du lịch đến người thân và bạn bè của du khách.
- đảm bảo sự hợp lý của giá cả, an ninh trật tự và an toàn là nền tảng căn bản để nâng cao sự hài lòng của du khách.
- khả năng quay lại du lịch ở những lần sau của du khách càng lớn và đồng thời cũng kích thích họ quảng bá du lịch bằng truyền miệng đến thị trường khách tiềm năng (Bảng 4)..
- 3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang từ sự đánh giá của du khách.
- Để khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang, nghiên cứu sử dụng 6 tiêu chí (24 biến đo lường) bao gồm: an ninh trật tự và an toàn (4 biến), vấn đề vệ sinh môi trường (4 biến), cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (3 biến), dịch vụ ăn uống và mua sắm (5 biến), cơ sở lưu trú (4 biến) và giá cả các loại dịch vụ du lịch (4 biến)..
- tiêu chí cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có Cronbach’s Alpha = 0,725 và không có biến nào có hệ số tương quan biến-tổng hiệu chỉnh <.
- Vậy 6 tiêu chí gồm 24 biến đều đảm bảo độ tin cậy nên được đưa vào phân tích nhân tố khám phá..
- Dùng kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of sampling adequacy) và Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) để kiểm tra mức độ thích hợp của dữ liệu trước khi chính thức tiến hành phân tích nhân tố khám phá.
- 0,05 (không có ý nghĩa thống kê) thì không nên áp dụng phân tích nhân tố.
- Vậy dữ liệu thích hợp để phân tích nhân tố khám phá..
- 276 .000 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120.
- Phương pháp trích Principle components, Eigenvalues over 1 (số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue >.
- 1) với phép quay vuông góc Varimax được sử dụng trong phân tích nhân tố.
- Theo tiêu chuẩn eigenvalues over 1 thì có 5 nhân tố được rút ra và cột cumulative.
- tích lũy) cho biết 5 nhân tố giải thích được 67,246%.
- Dựa vào bảng ma trận nhân tố sau khi xoay (Bảng 6), cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang..
- tích nhân tố khám phá, cần loại những biến đo lường có hệ số tải nhân tố (factor loadings) không đạt tiêu chuẩn ở từng nhân tố.
- trích dẫn bởi Khánh Duy), hệ số tải nhân tố là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích nhân tố khám phá.
- hệ số tải nhân tố.
- hệ số tải nhân tố ≤ 0,5 được xem là quan trọng, hệ số tải nhân tố >.
- Do đó, biến đo lường được chọn khi có hệ số tải nhân tố >.
- Bảng 6: Ma trận nhân tố sau khi xoay.
- Biến đo lường Nhân tố.
- 0,624 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120.
- Bảng 6 cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang..
- Nhân tố 1 chịu sự tác động của 9 biến đo lường được đặt tên là “giá cả dịch vụ, nguồn nhân lực và tiện nghi”..
- Nhân tố 2 chịu sự tác động của 4 biến đo lường được đặt tên là “an ninh trật tự và an toàn”..
- Nhân tố 3 chịu sự tác động của 3 biến đo lường được đặt tên là “hàng hóa và bảo vệ môi trường”..
- Nhân tố 4 chịu sự tác động của 2 biến đo lường được đặt tên là “giao thông vận tải”..
- Nhân tố 5 chịu sự tác động của 2 biến đo lường được đặt tên là “cơ sở vật chất”..
- Để tính điểm số nhân tố cho từng trường hợp quan sát một, ta có phương trình (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):.
- F i : ước lượng trị số của nhân tố thứ i W i : trọng số nhân tố.
- Dựa vào bảng ma trận điểm số nhân tố (Bảng 7), ta có các phương trình điểm số nhân tố sau:.
- Nhân tố 1, nhân tố “giá cả dịch vụ, nguồn nhân lực và tiện nghi” chịu sự tác động của 9 biến: X 1.
- Trong đó, biến X 1 , X 2 , X 4 , X 5 , X 3 và X 6 tác động mạnh nhất do có điểm số nhân tố lớn nhất..
- Nhân tố 2, nhân tố “an ninh trật tự và an toàn”.
- Nhân tố 3, nhân tố “hàng hóa và bảo vệ môi trường” chịu sự tác động của 3 biến: X 14 (sự tiện lợi trong việc mua nhang đèn, lễ vật), X 15 (hàng lưu niệm đa dạng), X 16 (công tác thu gom xử lý rác).
- Nhân tố 4, nhân tố “giao thông vận tải” chịu sự.
- Nhân tố 5, nhân tố “cơ sở vật chất” chịu sự tác động của 2 biến: X 19 (sự đầy đủ thiết bị chứa đựng rác), X 20 (nhà vệ sinh đầy đủ và sạch sẽ).
- Bảng 7: Ma trận điểm số nhân tố.
- 0,337 Nguồn: Kết quả phân tích số liệu từ điều tra trực tiếp du khách năm 2013, n = 120.
- Nhìn chung, điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang chỉ đạt mức trung bình khá.
- Du khách cảm thấy khá hài lòng về chuyến du lịch tâm linh ở An Giang.
- Mức độ hài lòng của du khách cao nhất đối với du lịch ở núi Cấm, tiếp đến là núi Sam và thấp nhất ở núi Két.
- Mức độ hài lòng của du khách tương quan thuận với sự hấp dẫn của nơi đến, với dự định quay lại du lịch ở những lần tiếp theo và với dự định giới thiệu du lịch đến người thân và bạn bè của du khách..
- Có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang: “giá cả dịch vụ, nguồn nhân lực và tiện nghi”, “an ninh trật tự.
- Để khắc phục những hạn chế nhằm tạo động lực cho sự phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh An Giang, thiết nghĩ cần phải:.
- Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nên điều chỉnh lại giá cả cho hợp lý hơn.
- Cần mở lớp tập huấn ngắn hạn cho những người cung ứng dịch vụ tại các điểm du lịch kiến thức về du lịch, tâm lý du khách, nghệ thuật giao tiếp và cách thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm..
- Đối với vấn đề an ninh trật tự và an toàn Ở các điểm du lịch (núi Sam và núi Cấm) cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm an ninh trật tự như: chèo kéo khách mua nhang đèn, lễ vật, mua cá phóng sinh, thuê xe lên núi.
- Cần tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân địa phương cũng như du khách trong việc gìn giữ môi trường xanh sạch tại các điểm du lịch..
- Tăng cường hoạt động thu gom và xử lý rác thải để vừa đảm bảo vệ sinh môi trường vừa tạo mỹ quan cho nơi đến du lịch..
- Bổ sung thêm các thiết bị chứa đựng rác tại lối vào và trong các điểm du lịch.
- Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) bằng SPSS..
- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững..
- Hội nghị Quốc tế về du lịch tâm linh.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định, 2012.
- Du lịch văn hóa tâm linh - tiềm năng khai thác, phát triển ở Bình Định..
- Top 10 điểm du lịch tâm linh thu hút khách hành hương nhất