« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm


Tóm tắt Xem thử

- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất phương án, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh..
- Keywords: Khoa học môi trường.
- Môi trường đất.
- Môi trường nước.
- Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế chủ yếu.
- Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình (3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh).
- Nhiều làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái, tranh Đông Hồ.
- Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống.
- Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số làng nghề truyền thống của cả nước.
- Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua (tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh)..
- Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa phương.
- Làng nghề phát triển đã cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống [7]..
- Song cùng với sự phát triển kinh tế là nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan.
- Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau.
- môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng than, đất đai bị xói mòn, thoái hoá.
- “Với định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là chủ động phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá gắn liền với bảo vệ môi trường, ngăn chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất lượng môi trường, làm cho mọi người dân được sống trong môi trường có chất lượng tốt.
- việc nghiên cứu xây dựng và lựa chọn các giải pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh là công việc rất quan trọng để phát triển bền vững [19.
- Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”..
- Theo như phân tích ở trên, môi trường ở các làng nghề đã bị ô nhiễm và đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.
- Trong khi đó, điều kiện vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường của cư dân làng nghề không được đảm bảo.
- 100% làng nghề ở Bắc Ninh không có chương trình cấp nước sạch.
- Cư dân làng nghề phải dùng nước giếng khoan, giếng đào phục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.
- Chính vì vậy, môi trường bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây nên một số bệnh như bệnh về đường hô hấp, bệnh đường ruột, bệnh da liễu, thậm chí bệnh ung thư, bệnh thần kinh… Mặt khác, sản xuất làng nghề không tách rời khu dân cư nên môi trường bị ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trực tiếp tham gia sản xuất mà cả những người dân sống trong làng.
- Theo như nhận định của nhân viên trạm y tế thì số người mắc bệnh ngày càng tăng là do sự tác động mạnh của môi trường đã bị ô nhiễm trầm trọng..
- Tỷ lệ người dân làng nghề tái chế giấy Phong Khê mắc các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh thần kinh.
- Như vậy có thể thấy tác động của môi trường đến sức khoẻ cộng đồng ở làng giấy Dương ổ trên diện rộng.
- Môi trường làng nghề ô nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân, mà còn tác động trực tiếp đến đời sống và sản xuất của xã..
- Sự tăng trưởng kinh tế và những thay đổi tại làng nghề không phải là hoàn toàn tích cực.
- và người dân trong làng nghề đang phải chấp nhận sống trong điều kiện ô nhiễm về mặt môi trường để đổi lại sự thu nhập về mặt kinh tế..
- Làng nghề Văn Môn đúc nhôm, chì, kẽm với tỷ lệ các bệnh về hô hấp chiếm 44%, bệnh ngoài da chiếm 13,1% (trên tổng số người đến khám chữa bệnh tại địa phương) [1]..
- Khi được hỏi nhiều người lao động cho rằng họ ý thức được là có độc hại nhưng vì không có việc làm và đã quen với môi trường đó..
- Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội có tỷ lệ người lao động bị mắc bệnh mãn tính tương đối cao (khoảng 29.
- Bên cạnh những vấn đề bệnh tật do ô nhiễm môi trường làng nghề, các nguy cơ tai nạn thương tích đối với người lao động tại các làng nghề cũng rất cần được quan tâm.
- Theo một nghiên cứu năm 1999, cho thấy tỷ lệ tai nạn lao động tại làng nghề Đa Hội lên tới 56,9%.
- Từ việc phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường tại các làng nghề cho thấy ô nhiễm môi trường của các làng nghề trên địa bàn toàn tỉnh đã đến mức báo động.
- Nhằm ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng gia tăng, khắc phục mức độ suy thoái ô nhiễm, từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng dân cư các làng nghề cũng như các vùng lân cận, cần phải thực hiện và áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:.
- Quy hoạch lại làng nghề.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề chủ yếu là do người dân tiến hành sản xuất ngay tại hộ gia đình, không tách rời sản xuất khỏi khu dân cư dẫn đến ảnh hưởng tới tất cả mọi người trong thời gian dài.
- Đối với các làng nghề chưa có cụm công nghiệp: Giải pháp trước tiên là tiến hành quy hoạch, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung có đầu tư xây dựng các hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống cấp thoát nước, áp dụng đồng bộ các công nghệ xử lý khí thải, nước thải và chất thải rắn… sau đó di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư..
- Đối với các làng nghề đã quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp: Phải tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống quy hoạch, đầu tư xây dựng ngay hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung, khu vực thu gom rác thải công nghiệp.
- Giáo dục môi trường nâng cao ý thức cộng đồng.
- Thực tế người lao động và người dân làng nghề coi việc bảo vệ môi trường là việc của các cấp chính quyền.
- Họ luôn trông chờ vào bên ngoài trong việc cải thiện chất lượng môi trường sống của chính họ.
- Vì vậy, giáo dục môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, làm cho các thành viên trong cộng đồng nhận thức được rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mỗi người trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân những người lao động và nhân dân trong làng.
- Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường.
- Việc nâng cao nhận thức của người dân có thể đạt được dưới nhiều hình thức như: Sử dụng các phương tiện truyền thanh của thôn, xã để thông báo, nhắc nhở mọi người giữ vệ sinh chung, tăng cường các khẩu hiệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường ở nơi công cộng, tổ chức cho các hộ sản xuất ký cam kết về bảo vệ môi trường … Mỗi làng nên thành lập một đội vệ sinh môi trường có nhiệm vụ tổ chức thu gom rác thải hàng ngày..
- Mở các chuyên mục về bảo vệ môi trường định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, dựa vào các đoàn thể thanh niên, phụ nữ.....
- Xây dựng hương ước bảo vệ môi trường.
- Mỗi làng nghề nên xây dựng quy định về bảo vệ môi trường dựa trên tính chất sản xuất đặc thù của từng thôn, làng.
- Trong những năm qua, chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường và các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ thải.
- Chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường trên diện rộng và ngày càng trầm trọng.
- Vì vậy, cần thiết phải thực hiện việc thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất.
- Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp số tiền nhất định theo khối lượng chất thải, thải ra môi trường.
- Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trường gây ra..
- Do đặc trưng công nghệ sản xuất và chất thải của môi trường làng nghề nên các biện pháp về kỹ thuật công nghệ được áp dụng nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ của nhân dân ở làng nghề như sau:.
- Các cơ sở sản xuất phải đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào môi trường.
- Giám sát chất lượng môi trường.
- Tổ chức quan trắc, đo đạc, phân tích ghi nhận và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường.
- Nếu làm tốt việc này thì đây sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu nhất đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội trong chiến lược phát triển bền vững..
- Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, ngoài các giải pháp kỹ thuật trên cần phải tăng cường các biện pháp quản lý sau:.
- Tổ chức thanh, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề và tiến hành phân loại các cơ sở sản xuất theo các mức độ ô nhiễm..
- Thực hiện việc lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường..
- Tất cả các cơ sở sản xuất trên địa bàn các xã có làng nghề đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải tiến hành lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam..
- Đối với các khu, cụm công nghiệp làng nghề đang hoạt động:.
- Thực hiện nội quy vệ sinh môi trường đối với từng làng nghề có gắn kết với các tiêu chí bình xét, công nhận làng văn hoá và gia đình văn hoá..
- Trong các làng nghề phải có các cán bộ kỹ thuật về an toàn lao động, giám sát và quản lý chất lượng môi trường giúp chính quyền thôn đôn đốc việc thực hiện các quy định của nhà nước và địa phương về bảo đảm vệ sinh môi trường..
- Công ty dịch vụ vệ sinh môi trường làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn.
- Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động tại cơ sở và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm và khu công nghiệp..
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp làng nghề:.
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp tập trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi khởi công xây dựng..
- Các dự án đầu tư vào khu, cụm công nghiệp chỉ được ký hợp đồng thuê đất hoặc nhận giao đất sau khi đã có Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường đã được xác nhận..
- Khuyến khích khai thác nước mặt vào phục vụ nước sản xuất công nghiệp đối với các cụm công nghiệp làng nghề có nguồn nước mặt..
- Môi trường nước mặt tại tất ca ̉ các làng nghề nghiên cứu bi ̣ ô nhiễm nă ̣ng bởi các chất hữu cơ: BOD mg/l, COD mg/l, amoni mg/l….
- Môi trường đất ở tất cả các làng nghề mà đề tài nghiên cứu chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi kim loại nặng, các chỉ tiêu phân tích về kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 03:2008/BTNMT - Đất công nghiệp..
- Những căn bệnh chủ yếu ở các làng nghề nghiên cứu là bệnh về đường hô hấp (ho, khạc đờm, ngạt thở.
- Các mẫu phân tích đất và nước này lại chủ yếu tập trung ở khu dân cư có làng nghề sản xuất như đã nêu trên.
- Các khu vực khác và các làng lân cận không có điểm đo nên đề tài chưa xác định được phạm vi ảnh hưởng đến môi trường các vùng lân cận do sự hoạt động sản xuất của các làng nghề gây ra..
- Kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường phối hợp với các cơ quan, đoàn thể hữu quan để thực hiện:.
- Quy hoạch, xây dựng các cụm làng nghề tập trung.
- Tăng cường công tác kiểm tra, quan trắc giám sát môi trường đất, nước thải ở những vùng, cụm làng nghề và cả ở các vùng lân cận khu vực làng nghề.
- Đồng thời tuyên truyền, phổ biến và vận động cộng đồng cùng tham gia công tác quản lý môi trường..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia - Môi trường làng nghề Việt Nam, Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất (QCVN 03:2008/BTNMT), Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT), Hà Nội..
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiê ̣p (QCVN 24:2009/BTNMT), Hà Nội..
- Sở Công Thương Bắc Ninh (2008), Làng nghề Bắc Ninh hội nhập và phát triển, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Đề án điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường đất do phát triển làng nghề, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2009), Hiện trạng môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2010, Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2010), Đề án đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kết quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường nước quý I/2011 , Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kết quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường nước quý II/2011 , Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kết quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường nước quý III/2011 , Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Kết quả phân tích hiê ̣n trạng môi trường đất quý II/2011 , Bắc Ninh..
- Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quý III năm 2011 , Bắc Ninh..
- Tổng cục môi trường (2008), Báo cáo hiện trạng sản xuất và môi trường một số làng nghề tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2011), Báo cáo tổng hợp công tác bảo vệ môi trường làng nghề của tỉnh Bắc Ninh, Bắc Ninh.