« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH DỊCH RẦY NÂU, VÀNG LÙN VÀ LÙN XOẮN LÁ


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH DỊCH RẦY NÂU,.
- Vũ Anh Pháp 1 , Huỳnh Như Điền 1 , Nguyễn Hoàng Khải 1 , Nguyễn Văn Vững 2 , Lâm Huôn 1 , Nguyễn Thành Tâm 1 và Nguyễn Văn Chánh 1.
- Những năm gần đây, giá lương thực tăng cao và điều kiện canh tác lúa được cải thiện nên phần lớn diện tích lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã chuyển qua canh tác 3 vụ/năm dẫn đến nông dân phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đã làm tăng chi phí sản xuất và giảm năng suất, chất lượng lúa.
- Vì vậy, nghiên cứu thực trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL năm 2008 nhằm đánh giá hiệu quả canh tác lúa 3 vụ và khả năng quản lý rầy nâu của nông dân.
- Kết quả cho thấy, hầu hết các vùng canh tác lúa 3 vụ trong điều kiện dịch rầy nâu bộc phát không có hiệu quả kinh tế trong vụ thứ 3 khi nông dân sử dụng giống lúa nhiễm rầy chiếm tỉ lệ cao, và phòng trị rầy nâu chủ yếu bằng biện pháp hóa học đã không đem lại hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Qua đó cho thấy, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả cần áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp giống, lịch thời vụ, gieo sạ đồng loạt né rầy đã đem lại hiệu quả cao..
- Từ khóa: lúa 3 vụ, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.
- Đầu năm 2008, do tình trạng khan hiếm lương thực toàn cầu đã đẩy giá lúa tăng cao, tạo ra cơ hội tốt cho nông dân đặc biệt là nông dân sản xuất lúa ở ĐBSCL vì giá lúa tăng cộng với vụ lúa Đông Xuân (ĐX) bội thu nên thu nhập cho người trồng lúa được cải thiện.
- Giá lúa gạo tăng, nông dân nhiều vùng mạnh dạn đầu tư để có thể thâm canh 3 vụ lúa/năm hoặc chuyển đổi những mô hình canh tác khác không hiệu quả sang canh tác lúa.
- Sự chuyển đổi ồ ạt này, cộng với áp dụng những tập quán, kinh nghiệm canh tác còn lạc hậu và điều kiện canh tác không thích hợp cũng như thiếu thông tin về thị trường nên phải đối mặt với những khó khăn và nguy cơ rất nghiêm trọng như: giá vật tư, xăng dầu và công lao động đều tăng cao;.
- Bên cạnh đó, giống IR50404 được nông dân ưa chuộng do có thời gian sinh trưởng ngắn phù hợp với canh tác 3 vụ/năm, thích nghi rộng, dễ canh tác, cho năng suất cao và được tiêu thụ dễ dàng ở những vụ trước nên chiếm diện tích rất lớn ở nhiều địa phương tạo điều kiện cho dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá bộc phát và lan truyền rất khó quản lý..
- Nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá:.
- Hiện trạng sản xuất lúa ở ĐBSCL;.
- Tình hình sử dụng giống lúa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong bối cảnh dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá..
- Khảo sát tại 4 tỉnh có điều kiện canh tác khác nhau ở ĐBSCL như Long An (vùng lũ nhiễm phèn), Đồng Tháp (vùng lũ và phù sa ngọt), Trà Vinh và Kiên Giang (vùng ven biển phụ thuộc nước trời và nhiễm mặn) với cách chọn mẫu như sau:.
- mỗi tỉnh chọn 2 huyện, một huyện dễ tiếp cận với giống lúa mới và khoa học kỹ thuật và một huyện khó tiếp cận.
- tương tự, mỗi huyện chọn 2 xã, một xã dễ tiếp cận với giống lúa mới và khoa học kỹ thuật và một xã khó tiếp cận.
- mỗi xã chọn 30 hộ, trong đó 50% hộ đã qua tập huấn về sản xuất lúa hoặc phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM và 50% chưa được tập huấn liên quan đến cây lúa, với tổng số là 480 hộ.
- Thời gian khảo sát được thực hiện trong 40 ngày từ 19 tháng 8 đến 29 tháng 9 năm 2008..
- 3.3 Phỏng vấn nông dân.
- Phương pháp điều tra là chọn ngẫu nhiên các nông hộ có canh tác lúa và phỏng vấn trực tiếp người canh tác chính của mỗi hộ theo Biểu điều tra đã soạn sẵn tại từng hộ nông dân riêng.
- 4.1 Cơ cấu mùa vụ và mô hình canh tác.
- Các xã thuộc huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp), Tân Thạnh (Long An) và xã Tập Sơn huyện Trà Cú (Trà Vinh) đều canh tác 3 vụ (chiếm 95% số hộ khảo sát) lúa cao sản ngắn ngày ĐX (vụ 1: tháng 11-2 dương lịch), Xuân Hè (XH) (vụ 2: tháng 2-5 dương lịch) và Hè Thu (HT) (vụ 3: tháng 5-9 dương lịch) khoảng cách giữa các vụ khoảng 15-20 ngày trừ giữa vụ 3 và vụ 1 có thời gian lũ khoảng 60 ngày.
- Các xã thuộc huyện Càng Long (Trà Vinh) canh tác 3 vụ ĐX, HT và Thu Đông (TĐ), thời gian giữa ĐX và HT khoảng 60 ngày để cày ải phơi đất.
- Các xã thuộc huyện Vĩnh Hưng (Long An) canh tác 2 vụ do chưa có hệ thống đê bao nên không canh tác được trong mùa lũ.
- Các xã khảo sát của Kiên Giang chỉ canh tác 2 vụ/năm do bị ảnh hưởng mặn trong mùa khô.
- Duy nhất xã Đại An thuộc huyện Trà Cú (Trà Vinh) do phụ thuộc nước trời nên chỉ canh tác 1 vụ lúa mùa hoặc 1 số hộ canh tác thêm 1 vụ lúa HT.
- Như vậy, có 56% số xã canh tác 3 vụ lúa/năm trong đợt khảo sát này.
- Tuy nhiên, qua phỏng vấn thì trên 85% người dân đều muốn làm 3 vụ lúa/năm nếu điều kiện canh tác cho phép cũng như chọn được giống có thời gian cực ngắn để rút ngắn thời gian canh tác tránh điều kiện bất lợi tự nhiên như lũ, xâm nhập mặn.
- Đây là mong muốn chính đáng của nông hộ nhằm gia tăng thu nhập vì ngoài canh tác lúa họ không có kinh nghiệm canh tác các cây trồng hay mô hình khác, hơn nữa vấn đề tiêu thụ nông sản khác lúa còn nhiều khó khăn và rất bấp bênh..
- Khoảng 4% nông dân không muốn canh tác 3 vụ lúa do chi phí cao, dễ rủi ro vì dịch bệnh nhưng phải làm theo các ruộng xung quanh nếu không ruộng bị cỏ dại và tốn công làm đất vụ sau..
- Kết quả thực tế cho thấy trong tình hình sản xuất dưới áp lực của dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá thì tất cả các địa phương trong vùng khảo sát làm lúa 3 vụ đều bị dịch bệnh gây hại nghiêm trọng ở vụ thứ 3 hoặc chi phí phòng trị rầy nâu rất lớn.
- Có rất nhiều hộ phun thuốc trừ rầy hơn 10 lần/vụ (trước trổ) và rải thuốc trừ rầy nâu trộn với cát và dầu nhớt được thực hiện sau khi trổ 1-2 lần do không thể phun thuốc vào giai đoạn này.
- Phần lớn nông dân phải phun thuốc trừ rầy nâu định kỳ 3-7 ngày/lần, không phải do phun thuốc không hiệu quả mà rầy trưởng thành di trú từ nơi khác đến liên tục từ lúc 7 ngày sau sạ đến thu hoạch..
- Hiện nông dân ở những vùng canh tác 3 vụ có diện tích lớn ở Đồng Tháp và Long An đều áp dụng phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) bằng máy với lượng nước phun rất lớn 220lít/4000m 2 tương đương 55lít/1000m 2 , nông dân còn gọi là.
- “tắm” thuốc, phủ toàn bộ cây lúa từ ngọn tới gốc, hiệu quả diệt rầy theo phản ảnh của nông dân đạt 60-95% nhưng chỉ ít ngày sau lại thấy tái xuất hiện rầy cánh dài và rầy cám, có lẽ do rầy di trú đến gây hại và đẻ liên tục.
- Đặc biệt, 100% nông dân khảo sát đều theo dõi các chương trình khuyến nông trên ti vi, radio nên đã tích cực phòng trị rầy nâu.
- Do đó, thiệt hại trực tiếp do rầy nâu không lớn nhưng thiệt hại bởi bệnh vàng lùn, lùn xoắn khá nghiêm trọng (>30%) như xã Tân Hoà và Nhơn Bình ở huyên Tân Thạnh, Long An do hầu như chỉ canh tác giống lúa IR nên năng suất lúa HT (vụ 3) chỉ đạt khoảng 3,5 tấn/ha, khoảng 30% số hộ có năng suất dưới 2 tấn/ha, trong khi chi phí cho phân bón là 6 triệu đồng và thuốc BVTV các loại đến 7 triệu đồng/ha.
- Như vậy, qua kết quả khảo sát thu thập được ở những xã canh tác 3 vụ, 2 vụ đầu ĐX và HT bị rầy nâu gây hại nhưng mật số thấp nên nông dân có thể khống chế được, ít bị ảnh hưởng bởi bệnh vàng lùn nên không bị giảm hoặc giảm nhẹ năng suất.
- Hơn nữa, giống lúa có chất lượng thấp như IR50404 có giá rất thấp, khó tiêu thụ dẫn đến nông dân bị thua lỗ kép.
- Diên tích canh tác/hộ (ha).
- 4.2 Tình hình sử dụng giống.
- Qua khảo sát ở 16 xã nói trên, ở vùng dễ tiếp cận giống mới có sự đa dạng giống hơn vùng khó tiếp cận.
- Những địa phương ở gần trại giống của tỉnh hoặc nằm trong dự án giống của tỉnh, mạng lưới các Tổ sản xuất giống cộng đồng, nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận và trao đổi giống mới nên cơ cấu giống đa dạng và xuất hiện nhiều giống mới hơn.
- Sự đa dạng giống này càng lớn ở những địa phương không có chung hệ thống bơm tưới tập thể hoặc áp lực lũ hàng năm như xã Tập Sơn, huyện Trà Cú.
- các xã của Kiên Giang mặc dù phải thực hiện lịch gieo sạ đồng loạt né rầy của địa phương nhưng tưới tiêu do từng hộ thực hiện nên nông hộ có thể chọn giống có thời gian sinh trưởng chênh lệch nhau mà không bị ảnh hưởng nước tưới ở giai đoạn trổ chín, do đó cơ cấu giống khá đa dạng.
- Nhiều xã khảo sát của tỉnh Long An và Đồng Tháp có hệ thống bơm nước do tập thể quản lý nên nông dân phải chọn các giống có cùng thời gian sinh trưởng nhằm tránh thiệt hại vào cuối vụ nếu sử dụng giống có thời gian sinh trưởng ngắn hoặc dài hơn giống chủ lực.
- Vì vậy, giống IR50404 do có những đặc tính được nông dân ưa chuộng nên chiếm tỉ lệ trên 70%, có xã lên đến 100% số hộ sử dụng.
- Ngoại trừ xã Phương Thịnh tuy cùng làm 3 vụ và chịu ảnh hưởng lũ nhưng nông hộ có điều kiện tiếp cận giống mới và khoa học kỹ thuật do được tập huấn kỹ thuật về chọn tạo giống và quy trình sản xuất lúa nên giống IR50404 chiếm tỉ lệ không cao, mặc dù cũng bị rầy nâu gây hại nhưng năng suất vẫn đạt 5,0 tấn/ha, điều này chứng minh ưu điểm của sử dụng giống đa dạng và đạt tiêu chuẩn cũng như kỹ thuật canh tác người dân được cải thiện..
- Hai xã Khánh Hưng và Vĩnh Bình của Long An chỉ canh tác 2 vụ/năm do ảnh.
- VD20 và VNĐ95-20 nhiều năm vì điều kiện đất đai thích hợp và bán với giá cao (khoảng 8000đ/kg), vì vậy 2 giống này chiếm ưu thế tuyệt đối ở khu vực.
- Hai xã này không canh tác đa dạng về giống, tuy nhiên chỉ canh tác 2 vụ/năm, diện tích canh tác của nông hộ lớn 3,9 ha/hộ nên nông dân không chỉ đầu tư cải thiện điều kiện, phương tiện canh tác mà còn rất quan tâm đầu tư kỹ thuật thông qua tham gia tích cực các lớp tập huấn do địa phương tổ chức và theo dõi các chương trình khuyến nông trên báo đài thường xuyên.
- Hơn nữa, phần lớn nông dân ở đây là người ở Thị xã Long An và bộ đội phục viên của tỉnh Hải Dương đến lập nghiệp có trình độ học vấn khá (Bảng 2) nên dễ tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật mới.
- Các xã của Kiên Giang chỉ canh tác 2 vụ/năm do bị mặn xâm nhập trong mùa khô nên vấn đề dịch hại không quá nghiêm trọng..
- Kết quả cơ cấu giống ở các địa phương được thể hiện ở bảng 3.
- Hiện nay hầu hết nông dân vùng chịu ảnh hưởng lũ, nếu canh tác 3 vụ thì tiêu chí chọn giống quan trọng nhất là thời gian sinh trưởng (TGST) cực ngắn (<90 ngày) do đó giống IR50404 rất được ưa chuộng vì TGST chỉ có 85 ngày, thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái và rất dễ canh tác cho năng suất cao.
- Đặc biệt là dòng IR50404 (nông dân còn gọi là giống IR50404 lá xanh) có nhiều đặc tính tốt hơn giống gốc, lúc đầu giống này có khả năng chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn nhưng hiện nay sau nhiều vụ canh tác với diện tích quá lớn ở nhiều địa phương đã trở thành giống nhiễm sâu bệnh trong đó có rầy nâu và vàng lùn.
- Hiện nay, giống này đã đựợc Cục Trồng Trọt đưa vào danh sách không khuyến cáo canh tác.
- Hơn nữa, phẩm chất của giống IR50404 không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên năm nay rất khó tiêu thụ nhiều nông dân còn tồn đọng lúa từ vụ ĐX đến nay chưa bán được, lúa hàng hóa của rất nhiều hộ đang đối mặt với những nguy cơ như bị mọt tấn công, ẩm độ tăng cao do tồn trữ đã lâu, điều kiện bảo quản không tốt hoặc để ở hàng ba, ngoài sân phủ bạt bị ảnh hưởng của mưa gió, gia cầm, chim chuột..
- Hiện nay, giống HĐ1 (giống do nông dân ở Hòn Đất thuộc dự án CBDC - Trường Đại học Cần Thơ chọn) có thời gian sinh trưởng ngắn (92 ngày), cứng cây, chống chịu rầy nâu, bệnh vàng lùn tốt, cho năng suất cao và ngon cơm nên đang được nông dân chọn để thay thế giống IR50404 ở các xã như Phương Thịnh, Láng Biển, Thanh Mỹ, Mỹ Hội (Đồng Tháp), Tân An và Huyền Hội (Trà Vinh).
- Tuy nhiên, cần chú ý giống này có nhược điểm lá lớn, nhiễm cháy lá, lúa von.
- Trong 16 xã khảo sát chỉ có xã Đại An còn canh tác lúa mùa và điều kiện canh tác bị ảnh hưởng của mặn nên khá đa dạng về giống.
- Hơn nữa đây là vùng người dân tộc Khmer, trình độ học vấn hạn chế, khả năng tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật mới khó khăn nên đa số vẫn canh tác theo tập quán cổ truyền nên còn giữ được nhiều giống lúa mùa như Trắng Tép, Trắng lùn, Lúa phi, Một bụi vàng.
- Tuy năng suất không cao nhưng thích nghi tốt điều kiện địa phương, dễ canh tác và chi phí đầu tư thấp..
- đối phó với rầy nâu bằng biện pháp hóa học (96%) ngay cả những nông dân đã qua tập huấn IPM cũng sử dụng phun thuốc hóa học định kỳ, khoảng 36% biết sử dụng giống kháng và giống đạt tiêu chuẩn để gieo sạ, 68% nông dân biết bón phân cân đối để hạn chế dịch bệnh và giảm chi phí sản xuất.
- Hầu hết nông dân đều mong muốn canh tác 3 vụ để tăng thu nhập nếu điều kiện canh tác cho phép.
- Biện pháp gieo sạ đồng loạt và cho ngập nước đầu vụ do chỉ đạo của ngành nông nghiệp và chính quyền được nông dân đồng tình và rất ủng hộ.
- Hiện nay nông dân sử dụng các biện pháp chủ yếu sau để đối phó dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá:.
- Đây là biện pháp chủ yếu được nông dân áp dụng (96%) không có sự khác biệt giữa những người đã được và chưa được tập huấn IPM, do nông dân không sợ rầy nâu mà sợ bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá nên phải phun thuốc khi thấy rầy nâu xuất hiện dù mật số rất thấp và trên 85% số hộ phun thuốc định kỳ hoặc thấy có rầy là phun thuốc hoá học không chú ý đến tuổi hoặc mật độ rầy nâu.
- Hơn thế nữa do vụ lúa thứ 3 dịch rầy nâu diễn biến rất phức tạp liên tục, rầy di trú thường xuyên đến gây hại và đẻ trứng không theo lứa ngay cả giai đoạn trổ-chín mật độ rầy cũng rất cao, do đó trên 50% nông dân ở vùng sản xuất 3 vụ phải áp dụng cả biện pháp trộn thuốc với cát và dầu nhớt để rải trước và sau trổ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khoẻ người rải thuốc.
- Biện pháp ngâm giống với thuốc trừ rầy cũng được nhiều nông hộ sử dụng (10%) để hạn chế rầy đầu vụ..
- 4.3.2 Sử dụng giống kháng.
- Giống kháng cũng được nông hộ chú trọng nhưng chỉ chọn những giống có thời gian sinh trưởng thích hợp cho làm lúa 3 vụ do những vụ trước giống IR50404 có thời gian sinh trưởng 85 ngày, chỉ bị rầy nâu gây hại nhẹ và tỉ lệ bệnh vàng lùn thấp nên được nông dân ưa chuộng phát triển đại trà dẫn đến không kém tính đa dạng nên dịch hại bắt đầu tấn công và gây hại trên giống IR50404 làm giống này chuyển thành giống nhiễm rầy nâu, vàng lùn.
- Nhiều địa phương số nông hộ sử dụng giống này trên 70% như Tân Hoà, Tân An, Mỹ Hội, Nhơn Ninh, Thanh Mỹ, Huyền Hội và Láng Biển (Bảng 3) dẫn đến chi phí phòng trừ rất lớn nhưng vẫn bị thất thu do dịch bệnh.
- Ngoài ra, thương lái thu mua lúa có vai trò rất lớn tác động đến việc quyết định sử dụng giống của nông dân.
- Theo nông dân phản ánh, những vụ trước canh tác nhiều giống mới có phẩm chất cao như OM3536, OM4900, VNĐ95-20, Jasmine85, v.v… rất khó bán hoặc bán giá không cao, chỉ có giống IR50404 vừa có năng suất cao, dễ canh tác tuy có phẩm chất thấp nhưng lại được tiêu thụ dễ dàng và giá cả không thấp hơn các giống chất lượng cao.
- Đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giống IR50404 có diện tích tăng đột biến và chiếm tỉ lệ rất lớn thì thương lái ép giá và thu mua rất hạn chế gây thiệt hại lớn cho nông dân.
- Vì vậy, để hạn chế dịch hại và bị ép giá nông dân không nên sản xuất 1 chủng loại giống vượt quá 20% trong cùng địa phương..
- 4.3.3 Gieo sạ đồng loạt né rầy, bơm nước xua đuổi rầy di trú đầu vụ.
- Được nông dân đồng tình ủng hộ và áp dụng, biện pháp này ít tốn kém và có hiệu quả cao, hạn chế bệnh vàng lùn gây hại sớm nhưng các cơ quan chuyên môn cần dự báo chính xác và khó khăn hiện nay là xuất hiện rất nhiều đợt rầy di trú nên rất.
- Chỉ khoảng 9% nông dân áp dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa tiết kiệm chi phí và hạn chế dịch hại.
- Tuy nhiên, có đến 59% nông dân cho rằng không sử dụng trực tiếp bảng so màu lá để bón phân cho lúa nhưng họ có quan sát màu lá lúa bằng kinh nghiệm để bón phân cân đối.
- Có trên 60% nông dân áp dụng phân bón lá ít nhất 1 lần/vụ vào thời điểm sau trổ..
- Chỉ có 4% nông hộ áp dụng biện pháp nuôi vịt con và thả vào ruộng lúa từ thả nước lần đầu sau sạ đến khi làm đòng, biện pháp này rất hiệu quả không chỉ đối với cả rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá mà còn đối với các dịch hại khác như cỏ dại, ốc bươu vàng, sâu ăn lá, đốm vằn do vịt ăn và xua đuổi sâu rầy, làm sạch lá già, cỏ dại, tạo gốc lúa thông thoáng nên phòng ngừa dịch hại rất hiệu quả.
- Các hộ áp dụng biện pháp này không phải phun thuốc trừ sâu rầy mà chỉ phun 1-2 lần phòng ngừa cháy lá và đạo ôn cổ bông.
- Tuy nhiên, biện pháp này ít được nông dân áp dụng do nhà xa ruộng và dịch cúm gia cầm xuất hiện thường xuyên..
- Cần phổ biến các giống lúa cực ngắn ngày, năng suất cao, kháng rầy, dễ tiêu thụ đến vùng có điều kiện canh tác 3 vụ nhất là vùng sâu nơi nông dân khó tiếp cận với giống mới để thay thế dần giống IR50404, đa dạng hóa giống canh tác cũng như tăng cường tập huấn kỹ thuật và công tác dự tính, dự báo sâu bệnh công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng..
- Phương pháp gieo sạ đồng loạt né rầy, và bơm nước xua đuổi rầy đầu vụ rất hiệu quả cần phát huy để hạn chế rầy nâu gây hại truyền bệnh vàng lùn sớm.
- Cần tăng cường ngăn chặn các ổ dịch bệnh để tránh lây lan đồng thời có chính sách hỗ trợ đền bù tương xứng và nhanh chóng cho những hộ có ruộng bị tiêu hủy vì bệnh vàng lùn để nông dân có đủ vốn tái sản xuất.
- Rất nhiều nông dân phản ánh ruộng bị tiêu hủy (>30% tỉ lệ bị vàng lùn) được đền bù 2 triệu/ha khoảng 0,5 tấn lúa, số tiền đền bù không những rất thấp mà còn thời gian nhận được tiền rất lâu và thủ tục rất khó khăn nên 70% nông dân không muốn bị tiêu hủy khi ruộng dưới 50% bị bệnh vàng lùn, với tỉ lệ này nông dân có thể thu được 2,5 tấn/ha gấp 5 lần số tiền đền bù.
- Các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng rất được nông dân quan tâm nhất là chương trình truyền hình trên ti vi các đài khu vực và địa phương.
- Kết quả khảo sát 100% nông hộ đều có ti vi và ưa thích theo dõi các chương trình khuyến nông.
- Tuy nhiên, trình độ tiếp thu của nông dân có hạn, nhất là đối tượng nông dân có trình độ học vấn thấp, người dân tộc Khmer tiếng Việt.
- Khi rầy nâu bộc phát, đặc biệt là vùng canh tác lúa 3 vụ, hầu hết nông dân (96%) sử dụng quá mức thuốc hóa học để phòng trị, kể cả nông dân đã qua tập huấn..
- Canh tác 3 vụ rất cần giống có thời gian sinh trưởng cực ngắn (<90 ngày) và cơ cấu giống phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ nên dễ dẫn đến kém đa dạng giống làm phá vỡ tính kháng của giống, dịch bệnh trầm trọng hơn..
- Gieo sạ mật độ thích hợp, bón phân cân đối và sử dụng vịt con để phòng trừ dịch hại rất có hiệu quả..
- Trong tình hình diện tích sản xuất lúa đang dần thu hẹp và điều kiện canh tác khó khăn hơn do thiếu nguồn nước ngọt cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,….
- Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL đều mong muốn cải thiện thu nhập bằng cách tăng hiệu quả sản xuất thông qua tăng năng suất và tăng vụ nếu điều kiện canh tác cho phép như đủ nước ngọt để tưới.
- cung cấp đủ giống tốt đạt tiêu chuẩn, kháng sâu bệnh chính và thời gian sinh trưởng phù hợp.
- đồng thời các cơ quan chức năng cần thông tin và khuyến cáo kịp thời và chính xác về tình hình tiêu thụ nông sản để nông dân có kế hoạch sản xuất thích hợp cũng như ổn định giá cả đầu vào và đầu ra có lợi cho người sản xuất.