« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT THEO CHỈ SỐ NGHÈO NƯỚC (WPI): TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TỈNH SÓC TRĂNG, VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Tài nguyên nước dưới đất, quản lý nước dưới đất, chỉ số nghèo nước, Sóc Trăng Keywords:.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) ở tỉnh Sóc Trăng sử dụng chỉ số nghèo nước (Water Poverty Index – WPI).
- Trước tiên, các số liệu cần thiết được thu thập từ các cơ quan chức năng và các chỉ số của năm thành phần chính cấu thành WPI được tính toán và đánh giá dựa trên những chuẩn phổ biến.
- Kết tiếp, năm thành phần chính được tổng hợp thành chỉ số nghèo nước WPI có xét/không xét đến gia trọng (dựa vào mức độ quan trọng của từng thành phần) được xác định bởi các nhà quản lý và chuyên gia tại địa phương.
- Cuối cùng, WPI và năm thành phần chính của nó được thể hiện trên bản đồ và phân tích ở cấp huyện.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số WPI tại tỉnh Sóc Trăng là 64,1 cho thấy Sóc Trăng đang trong tình trạng nghèo nước ở mức độ trung bình thấp.
- Qua đánh giá năm thành phần của WPI, những “điểm nóng” cũng như các yếu tố chính gây nên tình trạng nghèo nước có thể được xác định, và từ đó mỗi huyện có thể đề ra giải pháp cải thiện phù hợp.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên NDĐ tại tỉnh Sóc Trăng theo chỉ số nghèo nước (WPI).
- các huyện trong tỉnh Sóc Trăng theo WPI.
- Tính WPI Tài nguyên.
- 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường.
- WPI có năm thành phần chính, mỗi thành phần chính có một số thành phần phụ.
- Tính toán giá trị từng thành phần chính đều sử dụng các thành phần phụ.
- Các thành phần phụ được đánh giá bằng cách sử dụng.
- Điểm số cho từng thành phần phụ, thành phần chính và WPI trong khoảng từ 0 đến 100.
- Cách tính các thành phần được trình bày chi tiết sau đây:.
- Thành phần Tài nguyên (Resources - R) Thành phần Tài nguyên đánh giá khả năng tự nhiên của nguồn tài nguyên nước theo đơn vị hành chính, được đánh giá bởi ba chỉ số: sẵn sàng (R1), biến thiên (R2) và phát triển nước (R3)..
- Thành phần Khả năng tiếp cận (Access - A) Thành phần Khả năng tiếp cận thể hiện khả năng xã hội sử dụng tài nguyên nước, bao gồm hai chỉ số: sử dụng nước hợp vệ sinh (A1) và điều kiện vệ sinh (A2) và được đánh giá ở cấp huyện.
- Tỷ lệ này được thống kê bởi Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn tỉnh Sóc Trăng (2014)..
- Thành phần Năng lực (Capacity - C) Thành phần Năng lực nhằm đánh giá khả năng quản lý nguồn tài nguyên nước của cộng đồng một cách đúng đắn và hiệu quả, bằng cách xem xét khả năng tài chính, giáo dục và cơ sở hạ tầng, đánh giá ở cấp huyện..
- Thành phần Sử dụng (Use - U).
- Thành phần Sử dụng phản ánh hiệu quả của các mục đích sử dụng nước khác nhau, bao gồm sinh hoạt (U1) và nông nghiệp (U2), đánh giá theo đơn vị hành chính.
- Diện tích cây màu theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (2014).
- Thành phần Môi trường (Environment - E) Thành phần Môi trường phản ánh được tác động môi trường của quản lý nguồn nước, bao gồm chỉ số căng thẳng (E1) và thảm thực vật (E2)..
- Gia trọng không đều được đưa ra dựa trên cơ sở tầm quan trọng của từng thành phần hay dựa trên ý kiến từ các chuyên gia hoặc cộng đồng.
- Trong đó, gia trọng trong thành phần phụ của từng thành phần chính giống nhau nhưng giữa các thành phần chính thì khác nhau.
- Gia trọng có tác dụng tạo sự cân bằng giữa các thành phần WPI.
- Sau đó, thống kê tổng số điểm của năm thành phần, xác định gia trọng (w) theo tỷ lệ điểm số từng thành phần đạt được và tính toán giá trị WPI tổng theo công thức sau:.
- Trong đó: R, A, C, U và E lần lượt là điểm số của thành phần Tài nguyên, Khả năng tiếp cận, Năng lực, Sử dụng và Môi trường.
- w r , w a , w c , w u , w e : lần lượt là gia trọng của các thành phần WPI tương ứng..
- Cuối cùng thể hiện phân bố không gian WPI ở cấp huyện theo các mức độ nghèo nước và giá trị năm thành phần WPI dạng pentagram.
- Ngoài ra, thông qua giá trị WPI bằng cách hiển thị các giá trị của năm thành phần dạng sao năm cánh sẽ xác định các yếu tố chính gây ra tình trạng nghèo nước, từ đó sẽ gây chú ý trực tiếp cho nhu.
- 3.1 Kết quả tính WPI và năm thành phần chính Kết quả tính toán giá trị WPI của tỉnh Sóc Trăng là 64,1 với điểm số năm thành phần Tài nguyên, Khả năng tiếp cận, Năng lực, Sử dụng và Môi trường lần lượt là 64,2;67,8.
- Như vậy, với kết quả này Sóc Trăng sẽ tương ứng với mức tình trạng nghèo nước trung bình thấp, cũng có nghĩa là tỉnh Sóc Trăng đang trong tình trạng quản lý tài nguyên nước tốt..
- Hình 3: WPI tỉnh Sóc Trăng theo gia trọng đều Tỷ lệ gia trọng năm thành phần WPI theo gia trọng không đều được thống kê cho kết quả như sau: Tài nguyên 22,4%.
- Tỷ lệ giữa các thành phần khác nhau không quá lớn, chính vì vậy, kết quả WPI của các huyện khác biệt không nhiều so với giá trị WPI có gia trọng đều.
- WPI theo gia trọng không đều vẫn cho kết quả Sóc Trăng thuộc tình trạng nghèo nước trung bình thấp (WPI là 64,6).
- Hình 4: WPI tỉnh Sóc Trăng theo gia trọng đều Các huyện trong tình trạng nghèo nước với bốn.
- Tình trạng nghèo nước nghiêm trọng không xảy ra ở Sóc Trăng.
- Tương ứng 73,8% diện tích và 75,3% dân số tỉnh Sóc Trăng đối mặt với tình trạng nghèo nước (năm 2012)..
- Để hiển thị một cách rõ ràng hơn, các giá trị của các thành phần sẽ được thể hiện dưới dạng đồ thị dạng sao năm cánh, từ đó, những điểm mạnh và điểm yếu của các thành phần của các huyện sẽ có.
- Các thành phần của WPI ở một số huyện trong khu vực nghiên cứu được minh họa trong Hình 5.
- Như vậy, tình trạng nghèo nước xuất phát chủ yếu do thành phần Môi trường và Sử dụng hạn chế.
- Hầu hết các huyện phải đối mặt với mức độ nghiêm trọng của thành phần Môi trường tức là do áp lực nguồn nước cao và tỷ lệ thảm thực vật thấp.
- Ngoài ra, tình trạng trung bình của thành phần Sử dụng là kết quả của tỷ lệ người dân được đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất chỉ ở mức tương đối.
- Tuy nhiên, cũng cần xem xét đến thành phần Tài nguyên ở một số huyện (Thành phố Sóc Trăng, Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên) bởi tại các huyện này thành phần Tài nguyên đang với mức độ nghiêm trọng (tương ứng là 33, 47 và 47)..
- Hình 5: Năm thành phần của WPI tại các huyện Trong Hình 5(a), huyện Long Phú có giá trị.
- Đạt được kết quả này là do các thành phần đều có giá trị từ trung bình đến cao.
- Nguyên nhân là do thành phần Tài nguyên, Sử dụng và Môi trường rất hạn chế, dù rằng thành phần Khả năng tiếp cận và Năng lực rất tốt.
- Thành phần Tài nguyên của TP.
- Sóc Trăng ở mức nghiêm trọng (a).
- Sóc Trăng hai huyện này nghèo nước do thành phần Tài nguyên, Sử dụng và Môi trường.
- Thành phần Tài nguyên ở mức trung bình và nghiêm trọng là do trữ lượng NDĐ hạn chế hay lượng nước bình quân đầu người thấp (Trần Đề: 32, Mỹ Xuyên: 48) và biến thiên lượng mưa lớn (CV = 0,2).
- Thành phần Sử dụng ở mức trung bình là chủ yếu do nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt còn hạn chế.
- Riêng thành phần Môi trường là do cả hai thành phần phụ gây ra, đặc biệt là chỉ số thảm thực vật..
- Nhìn chung, điểm số của các thành phần tương đương nhau, các huyện thực hiện tốt các năng lực con người nhưng yếu về vấn đề Môi trường và Sử dụng, cần đặc biệt chú ý đến thành phần Môi trường..
- Mối tương quan giữa năm thành phần với nhau và với WPI (cấp huyện) được thể hiện trong Bảng 2.
- Theo Bảng 2, có mối liên quan chặt chủ yếu giữa thành phần Môi trường với Tài nguyên và Khả năng tiếp cận, giữa WPI với thành phần Tài nguyên và Môi trường.
- Các thành phần còn lại có sự tương quan thấp..
- Bảng 2: Tương quan giữa các thành phần của WPI.
- Thành phần Tài nguyên và Môi trường có mối quan hệ chặt với WPI, các thành phần khác tương quan thấp với WPI.
- Như vậy, thành phần Tài nguyên và Môi trường là yếu tố quan trọng trong việc xác định Chỉ số nghèo nước.
- Điều này cũng đồng nghĩa, giá trị WPI phụ thuộc nhiều vào thành phần Tài nguyên và Môi trường.
- Hệ số tương quan giữa WPI và thành phần Tài nguyên là 0,93 có nghĩa là 93% sự thay đổi trong WPI có thể giải thích bởi thành phần Tài nguyên.
- Tương tự, hệ số tương quan giữa WPI và thành phần Môi trường là 0,88 có nghĩa là 88% sự thay đổi trong WPI có thể giải thích bởi thành phần Môi trường.
- Giữa các thành phần, Tài nguyên với Môi trường có mối quan hệ thuận và chặt với nhau (0,82), tức là khi một trong hai thành phần này thay đổi thì thành phần còn lại sẽ thay đổi tương ứng theo.
- Dựa vào điều này, các nhà ra quyết định có thể linh hoạt lựa chọn các thành phần phù hợp với từng địa phương mà đầu tư.
- Theo Bảng 2 thì cũng có thể thấy rằng, thành phần Môi trường và Khả năng tiếp cận có quan hệ chặt với nhau.
- Các thành phần còn lại không quan hệ chặt với nhau và với WPI..
- Để hiển thị các kết quả một cách trực quan đến người dân hoặc thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách, đồ thị dạng sao năm cánh đã được sử dụng vì nó phản ánh các giá trị của các thành phần WPI, hiển thị đồng thời các điểm của năm thành phần WPI, cho phép so sánh dễ dàng những điểm mạnh và điểm yếu của các huyện với nhau.
- Bằng cách kiểm tra các thành phần phụ trong năm thành phần, sẽ xác định thứ tự ưu tiên để đầu tư vào các khía cạnh nghèo nhất (về NDĐ).
- nước ở Sóc Trăng là do vấn đề Môi trường, Sử dụng và một số huyện có thêm thành phần Tài nguyên.
- Vì vậy, để cải thiện tình trạng nghèo nước các huyện cần nâng cao hai thành phần Môi trường và Sử dụng.
- Về thành phần Môi trường, cần nghiên cứu tận dụng các nguồn khác như nước mặt (xây dựng các công trình dẫn dòng nước mặt từ sông Hậu) và nước mưa nhằm giảm áp lực lên nguồn NDĐ.
- Về thành phần Sử dụng, hiệu quả sử dụng nước thấp đòi hỏi các chính sách phát triển và hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, chẳng hạn như điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và ứng dụng các công nghệ tưới tiết kiệm nước.
- Thành phố Sóc Trăng: tình trạng nghèo nước ở mức cao xảy ra ở Thành phố Sóc Trăng là do vấn đề Môi trường và Tài nguyên hạn chế.
- Với tình hình thực tế của Thành phố Sóc Trăng, giải pháp để tăng ba thành phần là gia tăng tổng nguồn nước hiện có bằng cách đa dạng nguồn nước sử dụng như nước mặt hoặc nước mưa kết hợp nguồn NDĐ, giảm áp lực nguồn NDĐ..
- Trần Đề và Vĩnh Châu nghèo nước do hai thành phần Môi trường (E1 và E2) và Tài nguyên (R1 và R2) ở mức nghiêm trọng.
- Riêng Trần Đề còn có thêm thành phần Sử dụng (U1 và U2).
- Đây là hai huyện ven biển nên giải pháp cải thiện thành phần Môi trường bằng cách gia tăng diện tích rừng ngập mặn.
- Cũng giống như các huyện khác, Mỹ Xuyên nghèo nước do thành phần Môi trường (E1 và E2) và Tài nguyên (R1 và R2) ở mức nghiêm trọng và Sử dụng (U1) ở mức trung bình.
- cải thiện thành phần Môi trường (E2) ở mức nghiêm trọng và Sử dụng (U2) ở mức cao.
- Để gia tăng thành phần Sử dụng, hai huyện này cần sử dụng tiết kiệm nước, điều tiết nguồn nước sử dụng, giảm thiểu áp lực nguồn nước, thay đổi cơ cấu mùa vụ và áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước..
- Tỉnh Sóc Trăng nghèo nước mức trung bình thấp với giá trị WPI là 64,1.
- Tỷ lệ gia trọng giữa các thành phần khác nhau không quá lớn, chính vì vậy, WPI theo gia trọng không đều vẫn cho kết quả Sóc Trăng thuộc tình trạng nghèo nước trung bình thấp (WPI là 64,6).
- Thành phố Sóc Trăng nghèo nước ở mức cao, Mỹ Xuyên và Trần Đề nghèo nước trung bình.
- Tình trạng nghèo nước là do hạn chế thành phần Môi trường và Sử dụng.
- Hầu hết các huyện phải đối mặt với mức độ nghiêm trọng của thành phần Môi trường và trung bình đối với thành phần Sử dụng, một số huyện còn do thành phần Tài nguyên đã ở mức độ nghiêm trọng.
- Các huyện nghèo nước do hạn chế tùy các thành phần mà có các giải pháp tương ứng nhằm giảm thiểu tình trạng nghèo nước..
- Tài liệu lượng mưa và mực nước tỉnh Sóc Trăng năm .
- giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2012..
- Báo cáo kết quả phổ cập giáo dục tiểu học tỉnh Sóc Trăng năm .
- Bản đồ sử dụng đất tỉnh Sóc Trăng năm 2010..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010.
- Báo cáo Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010b.
- Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm tỉnh Sóc Trăng..
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2010c.
- Báo cáo kết quả bộ chỉ số theo dõi – đánh giá nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng năm 2013..
- Báo cáo kinh kế - xã hội các huyện của tỉnh Sóc Trăng năm 2012.