« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LÚA THƠM ĐẶC SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- ĐBSCL, hợp tác xã nông nghiệp, lúa gạo, mô hình liên kết, VietGAP.
- Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả các mô hình thí điểm liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản trên nền tảng qui trình VietGAP.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi cấu trúc với 64 hộ thành viên trong mô hình thí điểm và 95 nông hộ bên ngoài trên cùng địa bàn sản xuất.
- Kết quả cho thấy mô hình thí điểm trên nền tảng VietGAP có hiệu quả tài chính cao hơn sản xuất lúa thông thường tùy vào các mức độ liên kết.
- trong đó, mô hình chuỗi mở có lợi nhuận cao nhất (24,9 triệu đồng/ha), kế đến là mô hình chuỗi liên kết (24,1 triệu đ/ha) và cuối cùng là mô hình chuỗi kín (17,3 triệu đồng/ha).
- Giá lúa tăng thêm ở các mô hình sản xuất theo hợp đồng chưa đủ lớn (+100 đồng/kg) nên các hợp tác xã có xu hướng lựa chọn mô hình ít ràng buộc hơn để thích ứng với bối cảnh sản xuất và thị trường hiện nay.
- Cách tiếp cận nghiên cứu hành động thúc đẩy nâng cao được năng lực của Ban quản lý và thành viên hợp tác xã, giúp họ có thể sản xuất lúa qui chuẩn, làm nền tảng phát triển các mô hình liên kết, đáp ứng đa dạng nhu cầu của thị trường lúa gạo chất lượng cao..
- Đánh giá hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa thơm đặc sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất và xuất khẩu gạo trọng điểm của Việt Nam..
- Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo của vùng đang đối mặt với nhiều khó khăn do qui mô sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng nhiều loại giống lúa, sản xuất theo tập quán cũ, chi phí sản xuất cao và tiêu thụ bị động thông qua thương lái, làm cho lợi nhuận trong canh tác lúa bị hạn chế (Lê Cảnh Dũng và Võ Văn Tuấn, 2014;.
- Bên cạnh đó, sản xuất lúa trong bối cảnh vừa thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) (Võ Văn Tuấn và ctv., 2014), vừa tăng cạnh tranh và đáp ứng với yêu cầu chất lượng lúa gạo gia tăng của thị trường, trong khi nguồn lực của nông dân bị hạn chế (Le Canh Dung et al., 2017;.
- Nếu thách thức của nền sản xuất lúa qui mô nhỏ và kém chất lượng được khắc phục, cơ hội sinh kế của nông dân trồng lúa sẽ được cải thiện, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)..
- Liên kết sản xuất thông qua các tổ chức nông dân hợp tác gắn với tiêu thụ nông sản trong “Cánh đồng lớn” được nhiều chính sách hỗ trợ 1 , đang tiến hành ở ĐBSCL và được kỳ vọng là giải pháp thích ứng với tình hình mới.
- Hợp đồng sản xuất hay sản xuất theo hợp đồng (contract farming) là sự thỏa thuận giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến hay tiêu thụ cho việc sản xuất và cung ứng sản phẩm nông nghiệp dưới hợp đồng kỳ hạn, thường theo giá tiêu thụ hay cơ chế hình thành giá được xác định trước (Eaton and Shepherd, 2001.
- Hợp đồng được ký kết trước khi tiến hành sản xuất với.
- Tuy vậy, mô hình.
- Các nghiên cứu trước đây chủ yếu phân tích hay so sánh hiệu quả sản xuất lúa trong và ngoài liên kết (Nguyễn Phú Son và ctv., 2017.
- Nhìn chung các nghiên cứu thường xem xét hay can thiệp một công đoạn nào đó trong quá trình liên kết mà thiếu các nghiên cứu hành động thông qua chuỗi tương tác giữa chọn dòng sản phẩm - thực hiện các qui trình canh tác qui chuẩn - nâng cao kiến thức và kỹ năng tổ chức và quản lý sản xuất qui chuẩn và nối kết tiêu thụ - thực hiện các mô hình nối kết với công ty tiêu thụ sản phẩm..
- Thông qua xây dựng và vận hành mô hình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm và nối kết tiêu thụ bằng các hình thức hợp đồng, mục tiêu nghiên cứu này là (i) đánh giá nhu cầu và nâng cao năng lực của thành viên và Ban quản lý (BQL) các hợp tác xã (HTX) về sản xuất qui chuẩn và nối kết tiêu thụ.
- (ii) so sánh hiệu quả tài chính canh tác lúa giữa mô hình liên kết thông qua sản xuất lúa qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản và mô hình sản xuất lúa thông thường.
- và (iii) đánh giá ưu và nhược điểm của các mô hình liên kết sản xuất qui chuẩn và tiêu thụ lúa hàng hóa..
- Hình 1: Tiến trình hình thành sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm và nối kết tiêu thụ Phương pháp phỏng người am hiểu (KIP) được.
- chung về các khía cạnh của sản xuất qui chuẩn và nối kết tiêu thụ lúa và nhu cầu nâng cao năng lực cho thành viên và BQL các HTX.
- tiêu thụ.
- Trên nền tảng sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản, nghiên cứu tập trung trên ba mô hình liên kết chuỗi, bao gồm chuỗi kín, chuỗi liên kết và chuỗi mở.
- Mô hình chuỗi kín, dựa vào sản xuất theo hợp đồng (contract farming), được hình thành trước khi thực hiện qui trình sản xuất, bao gồm các thỏa thuận về dòng sản phẩm, qui trình canh tác qui chuẩn, chất lượng sản phẩm cần đạt, kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và phương thức ấn định giá tiêu thụ.
- Mô hình chuỗi liên kết dựa vào hợp đồng tiêu thụ (marketing contract), được hình thành thông qua hợp đồng tiêu thụ trước khi thu hoạch lúa (khoảng 7-14 ngày) với các ràng buộc về dòng sản phẩm, chất lượng lúa hàng hóa và giá cả tiêu thụ.
- Mô hình chuỗi mở là hình thức tiêu thụ tự do (spot market) lúa hàng hóa, đang tồn tại phổ biến nhất ở ĐBSCL thông qua hệ thống thương lái.
- Sự khác biệt về chi phí sản xuất, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn của các mô hình liên kết được kiểm định Duncan.
- HTX về tổ chức lập kế hoạch và quản lý sản xuất qui chuẩn và nối kết tiêu thụ sản phẩm thông qua thang đo Likert 5 mức độ và được thể hiện trên các sơ đồ mạng nhện.
- Sau cùng, phân tích chuyên gia được sử dụng để đánh giá mặt mạnh, hạn chế và hiệu quả kinh tế - xã hội của các hình thức liên kết trên nền tảng sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản..
- Mô hình liên kết Chuỗi mở Bán liên kết Liên kết khép kín.
- Bảng 3 cho thấy tuổi của chủ hộ hay người quản lý sản xuất khoảng 51 và lao động chính mỗi nông hộ thành viên khoảng ba người, nhưng theo phỏng vấn KIP với nông hộ trong và ngoài HTX, lao động trẻ thường tham gia các hoạt động phi nông nghiệp khác ở địa phương hay di dân lao động.
- Do vậy, nguồn nhân lực của thành viên các HTX là một trong các trở ngại đối với việc áp dụng qui trình sản xuất qui chuẩn, tiếp cận các kỹ thuật/công nghệ mới và ghi chép nhật ký sản xuất.
- 2.2 Nhu cầu và mức độ cải thiện năng lực về sản xuất qui chuẩn và nối kết tiêu thụ.
- Hơn nữa, vận hành HTX sản xuất và tiêu thụ lúa hàng hóa theo chuỗi giá trị cần kiến thức và kỹ năng tổng hợp, không chỉ về qui trình kỹ thuật canh tác qui chuẩn mà còn tiếp cận các chính sách hỗ trợ và xây dựng nối kết doanh nghiệp tiêu thụ theo các dòng sản phẩm của HTX..
- và phần lớn có tham gia tập huấn về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là lúa (Bảng 3 và 4).
- Xác định nội dung tập huấn nâng cao năng lực BQL và thành viên các HTX được xác định dựa trên các khía cạnh hình thành mô hình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm và nối kết tiêu thụ, hiện trạng nguồn lực và sản xuất và tiêu thụ lúa.
- Nội dung nâng cao năng lực được yêu cầu xoay quanh các vấn đề về nhu cầu thị trường lúa gạo chất lượng cao và chuỗi giá trị lúa gạo, tổ chức và quản lý qui trình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm, nối kết tiêu thụ lúa hàng hóa và các chính sách hỗ trợ (Hình 2).
- Hình 2 cho thấy đa số thành viên nông dân quan tâm hơn đến phương thức hình thành giá và tiêu thụ lúa trong khi BQL các HTX còn quan tâm đến kỹ năng và quản lý sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm bởi vì hỗ trợ chính cho nối kết tiêu thụ thị trường chất lượng.
- Kiến thức, kỹ năng và quản lý qui trình sản xuất qui chuẩn tại các tổ chức nông dân hợp tác làm nền tảng cho việc tạo ra sản phẩm chất lượng theo.
- các HTX theo phương thức giáo dục cho người lớn, kết hợp kiến thức lý thuyết với mô hình sản xuất qui chuẩn thực tiễn tại mỗi HTX thí điểm.
- Nâng cao năng lực BQL và thành viên HTX được đánh giá sau khi thực hiện xong tiến trình hình thành và thực hiện qui trình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm và nối kết tiêu thụ.
- Có sự khác nhau về cải thiện kiến thức và kỹ năng liên quan sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản và nối kết tiêu thụ giữa thành viên và BQL các HTX.
- BQL các HTX nhấn mạnh đến nâng cao nhận thức về chuỗi giá trị lúa gạo chất lượng cao và quản lý qui trình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm vì vừa hạn chế được rủi ro về chất lượng và dư lượng do sử dụng vật tư đầu vào, vừa gia tăng sức mạnh ra quyết định trong việc tìm kiếm đối tác và thương thuyết hợp đồng tiêu thụ.
- Thành viên các HTX cho rằng nhận thức rõ hơn về nhu cầu lúa sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm để nối kết phân khúc thị trường tiêu thụ chất lượng cao, làm động lực tác động trở lại việc tuân thủ qui trình sản xuất qui chuẩn và cam kết bao tiêu lúa hàng hóa.
- Kiến thức và kỹ năng mô hình.
- qui chuẩn.
- Tổ chức và quản lý sản xuất qui.
- thức tiêu thụ.
- hình liên kết và sản xuất lúa thông thường Qui trình sản xuất VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản Đài Thơm 8 tại ba HTX thí điểm (30-50 ha) đã điều chỉnh cho phù hợp dựa vào mô hình qui chuẩn 1 ha, được sản xuất trong vụ Đông Xuân 2018-2019.
- Trong vụ Đông Xuân phần lớn nông dân bên ngoài cũng sản xuất lúa thơm đặc sản nhưng đa dạng giống hơn và theo qui trình canh tác thông thường.
- Kết quả phân tích cho thấy sử dụng vật tư đầu vào của thành viên các HTX có chiều hướng thấp hơn nông dân sản xuất thông thường trong khi năng suất lúa lại có chiều hướng tốt hơn (Bảng 4)..
- Chất lượng lúa hàng hóa đã cải thiện nhờ vào qui trình sản xuất qui chuẩn VietGAP nhưng năng suất không giảm và chi phí thực tế tương đương hay thấp hơn so sản xuất thông thường (Bảng 5).
- Như vậy, lợi ích của sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản không chỉ từ giảm chi.
- phí sản xuất mà còn do tác động của chênh lệch giá tiêu thụ so với lúa sản xuất thông thường..
- liên kết.
- Chi phí sản xuất.
- 2.4 Đánh giá ưu và nhược điểm của các mô hình liên kết sản xuất qui chuẩn và tiêu thụ lúa.
- Trên nền tảng sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản Đài Thơm 8, các HTX thí điểm thực hiện ba mô hình liên kết tiêu thụ lúa hàng hóa, bao gồm mô hình chuỗi kín, mô hình chuỗi liên kết và mô hình chuỗi mở - tiêu thụ tự do..
- Các mô hình liên kết với các ràng buộc khác nhau.
- có tác động đến quyết định sử dụng vật tư đầu vào, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.
- Chi phí sản xuất (tr.đồng/ha).
- mô hình liên kết nhưng “giá thưởng” không khác biệt (Bảng 6) và điều đó có thể ảnh hưởng đến thúc đẩy duy trì và mở rộng các mô hình liên kết, đặc biệt mô hình chuỗi kín, ràng buộc từ sản xuất đến tiêu thụ.
- Trong mô hình chuỗi kín, “giá thưởng” được xác định từ đầu vụ và bị ràng buộc bởi qui định về dư lượng thuốc BVTV và chất lượng lúa hàng hóa..
- “Giá thưởng” của mô hình chuỗi liên kết và mô hình chuỗi mở - tiêu thụ tự do được xác định từ 7-14 ngày trước thu hoạch, dựa vào qui mô và chất lượng theo dòng sản phẩm, cùng thời gian với thỏa thuận giá thị trường của mô hình chuỗi kín.
- Điểm chung của ba mô hình liên kết này là thời gian xác định giá tiêu thụ lúa hàng hóa khoảng 7-14 ngày trước khi thu.
- Bảng 6 cho thấy “giá thưởng” trong ba mô hình liên kết là +100 đồng/kg 3 lúa canh tác theo qui trình chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản Đài Thơm 8, trong vụ Đông Xuân 2018-2019 mặc dù các điều kiện ràng buộc trong từng loại mô hình liên kết khác nhau.
- Điểm chung về thời gian xác định giá này làm cho thế mạnh của mô hình chuỗi kín theo dòng sản phẩm (với nhiều ràng buộc) không khác biệt so với hai mô hình sản xuất theo dòng sản phẩm còn lại (với ràng buộc ít hơn, tính linh hoạt cao hơn) nếu “giá thưởng” không khác biệt.
- Mô hình chuỗi kín có lợi nhuận thấp nhất, do tác động phức tạp của sâu bệnh nên nông hộ sử dụng.
- phức tạp nông dân trong mô hình chuỗi kín phải sử dụng thuốc BVTV theo qui định với giá cao hơn sản phẩm cùng công dụng trên thị trường, làm tăng chi phí sản xuất nên cần “giá thưởng” thật sự khác biệt..
- Sản xuất theo dòng sản phẩm và qui mô.
- Giảm chi phí sản xuất.
- Chênh lệch giá so sản xuất thông thường.
- Bảng 7 cho thấy các mô hình liên kết có các thế mạnh và hạn chế khác nhau.
- tuy nhiên, trong bối cảnh chưa mở rộng và ổn định được phân khúc thị trường lúa gạo chất lượng cao, mô hình chuỗi kín bị hạn chế phát triển.
- Sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm hình thành dòng sản phẩm đặc thù theo qui mô ở các tổ chức nông dân hợp tác, tạo nguồn cung ổn định, chất lượng và có thương hiệu.
- Sản xuất qui chuẩn có thể đảm bảo dư lượng thuốc BVTV theo qui định.
- Bảng 7 cho thấy các ràng buộc trong hợp đồng sản xuất và tiêu thụ làm cho mô hình chuỗi kín đối mặt với một số khó khăn về chi phí giao dịch và tăng chi phí sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh sâu bệnh phức tạp, nhằm đảm bảo ràng buộc về dư lượng thuốc BVTV..
- Mô hình chuỗi kín phải đầu tư thêm lao động gia đình cho thương thảo hợp đồng, tổ chức sản xuất qui chuẩn, kiểm soát dư lượng thuốc BVTV và thực thi hợp đồng.
- Ràng buộc của hợp đồng và qui định khắc khe về dư lượng của mô hình chuỗi kín kéo theo lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn canh tác lúa thấp hơn so với mô hình chuỗi liên kết và mô hình chuỗi mở.
- Sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản Đài Thơm 8 đã tạo thêm “giá thưởng” trong tiêu thụ lúa hàng hóa.
- tuy nhiên, lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn canh tác lúa của mô hình chuỗi kín vẫn chưa như kỳ vọng, chưa thật sự khuyến khích các HTX..
- thông thường và không bị ràng buộc quá khắc khe của phân khúc thị trường chất lượng cao, thì các tổ chức nông dân hợp tác có xu hướng chọn các mô hình liên kết mở hơn do lợi ích tương đối của nó (kể cả giá thưởng tương đương).
- Thêm vào đó, thói quen sản xuất của nông dân có xu hướng mở, ít chịu ràng buộc quá mức, thích tiện lợi và lợi ích trước mắt, điều mà thương lái đã tận dụng tốt để tăng thu mua lúa hàng hóa.
- Điều này cũng lý giải một phần nguyên nhân các mô hình chuỗi kín, thông qua hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, phát triển chậm trong bối cảnh sản xuất và thị trường tiêu thụ lúa gạo hiện nay..
- Các khía cạnh nâng cao năng lực về sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm và nối kết tiêu thụ bao gồm nhu cầu thị trường lúa gạo chất lượng cao và chuỗi giá trị lúa gạo, tổ chức và quản lý qui trình sản xuất qui chuẩn, phương thức nối kết tiêu thụ và các chính sách hỗ trợ.
- Nhận thức về nhu cầu lúa gạo chất lượng theo dòng sản phẩm tác động đến tuân thủ sản xuất qui chuẩn và thực thi cam kết, tạo sức mạnh trong tìm và thương thảo với các đối tác tiêu thụ lúa..
- Sản xuất qui chuẩn VietGAP theo dòng sản phẩm lúa thơm đặc sản Đài Thơm 8 có chi phí tương đương hay thấp hơn sản xuất thông thường nhưng năng suất lúa có xu hướng cao hơn sản xuất của.
- Nếu phân khúc thị trường lúa gạo chất lượng cao mở rộng, ổn định và giảm chi phí giao dịch thực hiện mô hình liên kết sản xuất qui chuẩn VietGAP và tiêu thụ thì lợi nhuận của mô hình hình này được cải thiện, có thể khuyến khích thành viên và BQL các HTX mở rộng mô hình..
- Mô hình chuỗi kín rất cần thiết để sản xuất theo dòng sản phẩm và qui mô và đảm bảo chất lượng, dư lượng theo qui định.
- tuy nhiên, trong bối cảnh chưa mở rộng và ổn định phân khúc thị trường lúa gạo chất lượng cao thì các tổ chức nông dân hợp tác có xu hướng chọn mô hình liên kết mở hơn.
- Chênh lệch giá tiêu thụ không khác biệt giữa các mô hình liên kết trong khi các ràng buộc sản xuất khác nhau nên lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn giảm dần từ mô hình chuỗi mở, đến mô hình chuỗi liên kết và mô hình chuỗi kín..
- Sự khác biệt về hiệu quả sản xuất lúa giữa trong và ngoài mô hình liên kết nhấn mạnh đến phương thức nâng cao năng lực cho người lớn, tương tác giữa lý thuyết và thực hành, đáp ứng quá trình sản xuất qui chuẩn.
- Tiến trình hình thành và phát triển các HTX có thể gắn với mô hình liên kết phù hợp và cải thiện theo năng lực tổ chức và quản lý qui trình sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm.
- Chính sách nâng cao nhận thức và năng lực cho BQL và thành viên các HTX hướng đến tổ chức và quản lý sản xuất qui chuẩn theo dòng sản phẩm làm nền tảng cho các mô hình liên kết giữa HTX và doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo..
- Xây dựng và triển khai mô hình liên kết sản xuất chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo” (Mã số: KHCN- TNB/14-19).
- Đánh giá tác động của kinh tế hợp tác đến lợi nhuận sản xuất lúa ở ĐBSCL.
- Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ tham gia cánh đồng lúa lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiệu quả của mô hình cánh đồng lớn: bằng chứng thực nghiệm ở Cần Thơ và Sóc Trăng