« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC 2 LÚA + ĐẬU NÀNH TRÊN NỀN ĐẤT 3 VỤ LÚA TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG (2004-2007)


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC 2 LÚA - 1 ĐẬU NÀNH TRÊN NỀN ĐẤT 3 VỤ LÚA TẠI TAM BÌNH,.
- Mô hình 2 lúa + 1đậu nành (2L+1ĐN) được thực hiện ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2004-2007 nhằm so sánh hiệu quả của chúng so với mô hình 3 lúa hiện có.
- Sáu hộ nông dân được chọn, trong đó, 3 hộ thực hiện mô hình 2L+1ĐN và 3 hộ trồng 3 vụ lúa/năm (3L).
- Năng suất lúa HT ở mô hình 2L+1ĐN cao hơn đối chứng 3L, do đóng góp dinh dưỡng sau khi trồng đậu nành XH.
- Chi phí sản suất ở 2L+1ĐN giảm làm cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn so với 3L..
- Tóm lại, mô hình luân canh 2L+1ĐN cần được khuyến cáo và áp dụng ở huyện Tam Bình nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững..
- Huyện Tam Bình là một huyện được đánh giá là nghèo nhất tỉnh Vĩnh Long, các mô hình canh tác tương đối ít đa dạng, trong đó chủ lực là độc canh 2 đến 3 vụ lúa/năm với diện tích 46.170,5 ha/năm, trong khi đó tổng diện tích cây lượng thực 46.320,4 ha/năm (Niên Giám thống kê huyện Tam Bình, 2005).
- Trong tình hình đó, cần có một giải pháp đồng bộ và khả thi để thay đổi dần nhận thức người dân, hướng đến mô hình bền vững và đa dạng sản phẩm là điều nên được thực hiện.
- Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiệu quả của mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ đậu nành trên nền đất lúa 3 vụ tại địa phương..
- Mô hình 2 lúa + 1 đậu nành (lúa Đông Xuân - đậu nành Xuân Hè – lúa Hè Thu) được nghiên cứu và thực hiện tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, thời gian từ năm 2004 đến năm 2006.
- Chọn 06 hộ để thực hiện mô hình có sự tham gia của nông dân, trong đó 03 hộ được xây dựng mô hình 2 lúa + 1 đậu nành (2L+1ĐN) và 03 hộ đối chứng làm theo mô hình truyền thống (3 vụ lúa).
- Diện tích tổng cộng để thực hiện mô hình thí nghiệm là 2,6 ha, trong đó diện tích xây dựng mô hình 1,45 ha và đối chứng 1,15 ha.
- Thí nghiệm được lập lại 3 lần, tương đương với mỗi lần lập lại là 1 hộ, bình quân 0,43 ha/mô hình/hộ.
- Mỗi hộ trong và ngoài thí nghiệm được theo dõi suốt quá trình sản xuất, trong 03 năm thực hiện mô hình.
- Sau mỗi mùa vụ, đều có ghi nhận, đánh giá, so sánh giữa các hộ trong mô hình để rút kinh nghiệm cho các vụ sau..
- Lợi nhuận/ha/vụ.
- Tổng sản lượng/ha/năm - Tổng chi phí/ha/năm - Tổng thu nhập/ha/năm - Tổng lợi nhuận/ha/năm.
- Chỉ tiêu về đất: đất được lấy mẫu ở thời điểm trước khi thực hiện mô hình (năm 2004) và sau khi mô hình hoàn thành (năm 2007).
- 3.1 Cơ cấu chi phí và lợi nhuận của mô hình 2Lúa +1Đậu Nành.
- Tất cả các yếu tố đầu vào của mô hình đều phải chịu ảnh hưởng của mùa vụ và giá cả thị trường.
- Nếu vào thời điểm chính vụ thì giá cả phân bón, giống, thuốc BVTV và công thu hoạch đều tăng làm ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận từ mô hình sản xuất..
- Đây là những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của mô hình canh tác 2L+1ĐN ở huyện Tam Bình.
- và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
- Hình 1: Tỷ trọng các khoảng đầu tư vào mô hình 2L+1ĐN.
- Hình 2: Đóng góp của lợi nhuận các mùa vụ trồng vào tổng lợi nhuận trong năm của mô hình 2L+1ĐN.
- Tổng lợi nhuận bình quân trong năm của mô hình 28,90 triệu đồng/ha.
- 3.2 Năng suất giữa các mô hình.
- Hình 3 biểu diễn năng suất lúa giữa 2 mô hình, mô hình 2L+1ĐN và đối chứng 3 lúa (3L) không có sự khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở tổng sản lượng lúa trong năm.
- Tuy ở mô hình 2L+1ĐN chỉ có 2 vụ lúa trong năm là lúa ĐX và lúa HT, nhưng tổng sản lượng lúa cả năm không khác biệt có ý nghĩa so với trồng 3 vụ lúa..
- Hình 3 còn cho thấy, trong vụ ĐX, năng suất lúa ở mô hình 2L+1ĐN có cao hơn so với đối chứng 3L, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%.
- mô hình thử nghiệm (4,98 t/ha) và mô hình đối chứng (2,54 t/ha).
- Điều này có thể là do sự góp phần của vụ đậu nành XH trước đó nên vụ lúa HT trong mô hình thử nghiệm có năng suất lúa cao hơn so với đối chứng..
- Cũng qua Hình 3 chúng ta xét mô hình đối chứng, có sự sụt giảm năng suất lúa theo mùa vụ.
- Nhưng nếu có trồng một vụ Đậu Nành đã cho thấy sự sụt giảm này thấp hơn và có thể năng suất cao hơn vụ XH của mô hình đối chứng (3L)..
- Bảng 1: Năng suất lúa và đậu nành (t/ha) của mô hình 2L+1ĐN màu qua các năm thực hiện Năm trồng Mùa vụ trong năm.
- Qua 3 năm thực hiện mô hình 2L-1ĐN, Bảng 1 cho thấy năng suất lúa và đậu nành hầu hết các mùa vụ trồng qua 3 năm thực hiện mô hình đều có biến động theo xu hướng tăng, nhưng không có sự khác biệt về năng suất có ý nghĩa thồng kê 5%..
- 3.3 Các chỉ tiêu về kinh tế của mô hình.
- Chi phí: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa chi phí nông dân thực hiện mô hình 2L+1ĐN và đối chứng (3L) ở tất cả vụ ĐX, XH, HT và tổng kinh phí cả.
- Hình 3: Năng suất lúa trong vụ ĐX và HT của mô hình 2L+1ĐN và 3L.
- Năng suất (t/ha).
- 2L+1ĐN 3L.
- Trong mô hình 2L+1ĐN, nông dân được tập huấn về kỹ thuật trồng lúa luân canh với đậu nành, bên cạnh đó có hướng đẫn người dân áp dụng một số kỹ thuật sản xuất tiến bộ như sử dụng bảng so màu lá khi bón phân, áp dụng 3 giảm 3 tăng, kỹ thuật sạ theo hàng… Ngược lại, người dân trong mô hình truyền thống không áp dụng nên chi phí sản xuất trong một mùa vụ, cũng như trong năm cao hơn so với mô hình thử nghiệm (Hình 4)..
- Trong 3 năm thực hiện mô hình 2L+1ĐN, chi phí đầu tư trong mỗi vụ trồng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa năm trước và năm sau.
- Tổng kinh phí trung bình cả năm mà mô hình này đã đầu từ là (10,01 triệu đồng/ha).
- Như vậy, chi phí đầu vào của mô hình 2L+1ĐN đã tăng không đáng kể và thấp hơn có ý nghĩa thống kê 5% so với đối chứng 3L.
- Điều này cho thấy hiệu quả rất khả quan khi thực hiện mô hình 2L-1ĐN.
- Để đạt được thành quả đó, do trong mô hình 2L+1ĐN đã hạ thấp được chi phí phân bón và áp lực sâu bệnh giảm.
- Bảng 3: Chi phí sản xuất lúa và đậu nành (triệu đồng/ha) của mô hình 2L+1ĐN qua các năm.
- Thu nhập: Khác với chi phí, thu nhập của các hộ trong mô hình 2L+1ĐN khá cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
- so với mô hình đối chứng 3L qua phép thử t.
- Tổng thu nhập cả năm của mô hình 2L+1ĐN cao gấp 2,92 lần so với đối chứng và cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Hình.
- Thu nhập của mô hình Hình 5: Tổng thu nhập của mô hình 2L+1ĐN và 3L.
- Hình 4: Chi phí của mô hình 2L+1ĐN và 3L.
- Chi phí (triệu đồng/ha) 2L+1ĐN 3L.
- 2L+1ĐN cao hơn mô hình đối chứng 3L là do năng suất lúa trong các vụ ĐX, HT và giá bán sản phẩm luôn cao hơn.
- Xét theo từng năm thực hiện mô hình 2L+1ĐN cho thấy, có sự gia tăng thu nhập của nông hộ theo năm và năm sau thường có thu nhập cao hơn năm trước.
- Bên cạnh đó, năng suất đậu nành ngày càng tăng, do người dân đã quen dần với kỹ thuật trồng loại cây mới này, điều này cũng góp phân làm tăng tổng thu nhập của mô hình.
- Bảng 4 cho thấy thu nhập cả năm của mô hình trong năm triệu đồng/ha/năm), năm triệu đồng/ha/năm) và (47,40 triệu đồng/ha/năm), có sự khác biêt có ý nghĩa thống kê 5% giữa các năm thực hiện mô hình.
- Kết quả trên cũng cho thấy cách làm theo thói quen cũ của người dân sẽ làm chi phí tăng cao và thu nhập của người dân thấp hơn cách làm mới, thực hiện mô hình 2L+1ĐN..
- Bảng 4: Thu nhập lúa và đậu nành (triệu đồng/ha) của mô hình 2L+1ĐN qua các năm.
- có ý nghĩa thống kê 5.
- có ý nghĩa thống kê 1%.
- Lợi nhuận: Từ việc chi phí sản suất được hạ thấp và thu nhập đạt được cao, cho nên lợi nhuận từ mô hình 2L+1ĐN cũng cao hơn so với đối chứng.
- Qua Hình 6, ở vụ ĐX, XH và HT của mô hình 2L+1ĐN đều có lợi nhuận cao và khác biệt có ý nghĩa 5%.
- so với mô hình đối chứng.
- Xét về mô hình đối chứng (3L), có sự giảm dần về lợi nhuận theo mùa vụ trồng, vụ lúa HT của mô hình đối chứng cho lợi nhuận thấp nhất (2,02 triệu.
- Mùa vụ trong năm Lợi nhuận (triệu đồng/ha) 2L+1ĐN 3L.
- 2L+1ĐN thì lợi nhuận có giảm, nhưng không đáng kể, lợi nhuận thấp nhất rơi vào vụ lúa HT (8,55 triệu đồng/ha).
- Lợi nhuận cả năm trong mô hình 2L+1ĐN là 28,90 (triệu đồng/ha/năm) cao gấp 1,82 lần so với đối chứng (15,86 triệu đồng/ha/năm)..
- Bảng 5 cũng cho thấy trong mô hình 2L+1ĐN qua 3 năm thực hiện tăng rất rõ rệt về lợi nhuận.
- Cả 3 vụ trồng trong 3 năm đều có lợi nhuận cao hơn so với mỗi vụ của năm trước.
- Trong vụ lúa ĐX năm 2006, lợi nhuận cao nhất (14,34 triệu đồng/ha) và khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% với năm 2004 và năm 2005.
- Tương tự như vậy, trong vụ đậu nành XH và lúa HT năm 2006 đều có lợi nhuận tăng và khác biêt có ý nghĩa thống kê 5% so với năm 2004 và năm 2005..
- Tổng lợi nhuận cả năm (Bảng 5) qua phân tích phương sai cũng cho thấy qua 3 năm thì lợi nhuận của mô hình 2L+1ĐN dao động từ 22,11 triệu đồng/ha (2004) đến 36,27 triệu đồng/ha (2006) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% qua các năm.
- Lợi nhuận cả năm thu được từ mô hình tăng theo thời gian, nghĩa là năm sau có lợi nhuận cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với năm trước, năm 2006 có lợi nhuận cao nhất (36,27 triệu đồng/ha/năm)..
- Bảng 5: Lợi nhuận lúa và đậu nành (triệu đồng/ha) của mô hình 2L+1ĐN qua các năm.
- Hiệu quả đồng vốn: Đối với mô hình 2L+1ĐN thì hiệu quả đồng vốn cao hơn so với mô hình đối chứng.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% giữa mô hình và đối chứng qua phép kiểm định t (Hình 7).
- Vụ ĐX hiệu quả đồng vốn của mô hình 2L+1ĐN (4,38 đồng/đồng vốn) cao và gấp 12,25 lần so với mô hình đối chứng (0,35 đồng/đồng vốn)..
- Vụ XH trong mô hình 2L+1ĐN hiệu quả đồng vốn tuy có giảm, nhưng vẫn cao gấp 6,5 lần so với đối chứng.
- Mô hình 2L+1ĐN có hiệu quả đồng vốn là.
- Vụ HT, cũng giống như XH, hiệu quả đồng vốn giảm so với vụ ĐX, tuy nhiên vẫn cao hơn gấp 5 lần so với mô hình đối chứng.
- Hiệu quả đồng vốn của mô hình 2L+1ĐN là 3,65 (đồng/đồng vốn) và đối chứng là 0,73 (đồng/đồng vốn)..
- Hình 7: Hiệu quả đồng vốn của mô hình 2L-1ĐN và 3L.
- Bảng 6: Hiệu quả đồng vốn lúa và đậu nành (đồng/đồng vốn) của mô hình 2L+1ĐN qua các năm Năm trồng Mùa vụ trong năm.
- 3.4 Tình trạng dinh dưỡng đất ở mô hình 2Lúa +1Đậu nành.
- Sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng và vật lý đất cũng là mong muốn chính của mô hình 2L+1ĐN.
- Hàm lượng đạm tổng số trong đất ít thay đổi sau khi thực hiện mô hình 2L+1ĐN..
- Trước khi thực hiện mô hình 2L+1ĐN, hàm lượng đạm dạng NH 4 + là 8,34 mg/kg (năm 2004), nhưng sau khi hiện mô hình 3 năm hàm lượng đạm dạng NH 4 + đạt 29,89 mg/kg (năm 2007) (Hình 10).
- Hình 8: Hàm lượng N ts của đất ở mô hình 2L+1ĐN năm 2004 và 2007.
- Hình 9: Hàm lượng P 2 O 5 của đất ở mô hình 2L+1ĐN năm 2004 và 2007.
- của đất ở mô hình 2L+1ĐN năm 2004 và 2007.
- Trong mô hình 2L+1ĐN, chi phí phân bón chiếm tỷ trong lớn nhất (35,72.
- Qua 3 năm thực hiện mô hình 2L+1ĐN, thu nhập của người dân đã tăng lên, thể hiện qua việc giảm được chi phí đầu tư 1 hecta đầt trồng trong 1 năm thấp hơn nhiều so với đối chứng (2L+1ĐN (11 triệu đồng/ha/năm) so với 3L (29,5 triệu đồng/ha/năm).
- Chính vì điều này mà đã tăng lợi nhuận cả năm của mô hình (28,9 triệu đồng/ha/năm) cao hơn có ý nghĩa thống kê 5% so với đối chứng (15,86 triệu đồng/ha/năm)..
- Tuy năng suất lúa của mô hình 2L+1ĐN trong 3 năm có tăng, nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với mô hình đối chứng 3L.
- Tổng năng suất 2 vụ lúa trong mô hình 2L+1ĐN nành không khác biệt có ý nghĩa so với tổng năng suất của 3 vụ lúa trong mô hình trồng lúa 3 vụ..
- Kết quả cho thấy lượng NH 4 + và Lân đễ tiêu tăng có ý nghĩa thống kê 5% so với lúc mới thực hiện mô hình.
- Mô hình 2L+1ĐN rất cần được thực hiện ở huyện Tam Bình vì những lợi ích to lớn của nó, không những về lợi nhuận thu được, tranh thu được thời điểm giá cao, mà còn về tính ổn định bền vững lâu dài về độ phì của đất trồng trọt trên địa bàn huyện..
- Cần có những thí nghiệm dài hạn để đánh giá hết những tác động của mô hình ở tất cả các mặt như: độ phì của đất, tính chất vật lý đất, xu hướng năng suất lúa ở mô hình 2L-1ĐN, đánh giá sự thay đổi về dịch bệnh và đánh giá về lợi nhuận.