« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và các chất kích kháng trong phòng trừ bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia arachidis trên cây đậu phộng ở điều kiện nhà lưới


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA XẠ KHUẨN VÀ CÁC CHẤT KÍCH KHÁNG TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH RỈ SẮT DO NẤM Puccinia arachidis.
- TRÊN CÂY ĐẬU PHỘNG Ở ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI Nguyễn Minh Nhã Vi.
- Calcium silicate, đậu phộng, Puccinia arachidis, salicylic acid, xạ khuẩn.
- Nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng phòng trừ của các chủng xạ khuẩn và chất kích kháng đối với bệnh rỉ sắt trên đậu phộng do nấm Puccinia arachidis.
- Ba chủng xạ khuẩn có khả năng tiết chitinase cao (BM15, 4A1 và 8.11.1) được đánh giá hiệu quả phòng trừ bằng 2 cách xử lý gồm phun trước khi lây bệnh một ngày và sau khi lây bệnh hai ngày.
- Kết quả cho thấy, 3 chủng xạ khuẩn BM15, 4A1 và 8.11.1 thể hiện hiệu quả tương đương nhau với phần trăm diện tích lá bệnh thấp hơn và khác biệt ý nghĩa với đối chứng ở thời điểm 11 và 15 ngày sau khi chủng bệnh.
- Tuy nhiên, về tỉ lệ bệnh, chỉ có chủng xạ khuẩn 8.11.1 thể hiện hiệu quả.
- Hai phương pháp xử lý xạ khuẩn không khác biệt nhau về hiệu quả phòng trị bệnh.
- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của hai hóa chất kích kháng ở 3 nồng độ khác nhau gồm salicylic acid ( 0,5 mM.
- 1,0 mM and 1,5 mM bằng cách phun lên lá ở thời điểm 2 ngày trước khi lây bệnh) và calcium silicate (1,0 g/kg.
- 1,5 g/kg và 2,0 g/kg đất được tưới vào đất ở thời điểm 7 ngày trước khi lây bệnh).
- Kết quả cho thấy sáu nghiệm thức xử lý đều thể hiện hiệu quả giảm bệnh ở một hoặc nhiều thời điểm, trong đó nghiệm thức calcium silicate nồng độ 1,0 g/kg đất thể hiện hiệu quả cao và ổn định qua các thời điểm..
- Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và các chất kích kháng trong phòng trừ bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia arachidis trên cây đậu phộng ở điều kiện nhà lưới.
- Rỉ sắt trên đậu phộng do Puccinia arachidis là một bệnh trên lá quan trọng gây thiệt hại năng suất đáng kể ở nhiều nước trên thế giới (Subrahmanyam and Mc Donald, 1983).
- Ở miền Bắc nước ta, bệnh rỉ sắt cùng bệnh đốm đen xuất hiện rất phổ biến.
- Để tìm ra biện pháp quản lý bệnh rỉ sắt đạt hiệu quả cao và thân thiện với môi trường thì việc thực hiện các nghiên cứu bước đầu là cần thiết hiện nay.
- Từ đó, nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và các chất kích kháng trong phòng trừ bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia arachidis trên cây đậu phộng ở điều kiện nhà lưới” được thực hiện nhằm tuyển chọn ra chủng xạ khuẩn và chất kích kháng cho hiệu quả cao trong phòng trị bệnh..
- Nguồn nấm Puccinia arachidis gây bệnh rỉ sắt trên cây đậu phộng được thu từ các ruộng có xuất hiện bệnh ở các Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ.
- Các chủng xạ khuẩn phân lập từ các mẫu đất trồng rau màu và đậu phộng ở các tỉnh Trà Vinh và Cần Thơ.
- Giống đậu phộng MD7 được mua từ Trà Vinh..
- 2.2.1 Đánh giá khả năng phòng trừ của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Puccinia arachidis gây bệnh rỉ sắt trên cây đậu phộng.
- Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố: Nhân tố A (3 chủng xạ khuẩn), nhân tố B (phun trước (PT) chủng bệnh một ngày và phun sau (PS) khi chủng bệnh hai ngày) và 2 đối chứng được xử lý bằng nước cất tương ứng với.
- hai thời điểm xử lý xạ khuẩn trước và sau, gồm 8 nghiệm thức với 5 lần lặp lại, mỗi chậu là một lần lặp lại gồm 3 cây..
- Chuẩn bị nguồn xạ khuẩn: Xạ khuẩn được nuôi trong đĩa chứa môi trường MS trong 7 ngày.
- sau đó hút 5 ml nước cất đã thanh trùng vào đĩa chứa xạ khuẩn và dùng lame cạo lấy huyền phù xạ khuẩn;.
- tiếp theo là đếm mật số huyền phù xạ khuẩn bằng phương pháp pha loãng và trải đĩa rồi đưa về mật số 10 8 cfu/ml..
- Cách xử lý các chủng xạ khuẩn: Phun lên lá 10 ml/chậu huyền phù xạ khuẩn (10 8 cfu/ml) một lần vào 1 ngày trước khi chủng bệnh đối với biện pháp PT và 2 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB) đối với biện pháp PS..
- Cách lây bệnh: Phun 10 ml huyền phù nấm Puccinia arachidis (mật số 2x10 5 bào tử/ml) vào mặt dưới lá mỗi cây đậu phộng 15 ngày tuổi.
- T: Tổng số lá đơn bị bệnh trong những lá được đánh dấu tại thời điểm chủng bệnh..
- P: Tổng số lá đơn quan sát đã được đánh dấu tại thời điểm chủng bệnh..
- Xử lý số liệu.
- Các số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel v2010 và phân tích bằng phần mềm thống kê MSTATC v1.2 qua phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%..
- 2.2.2 Xác định nồng độ hóa chất có khả năng kích thích tính kháng bệnh rỉ sắt trên đậu phộng do nấm Puccinia arachidis.
- 1.Xử lý 1 lần salicylic acid ở nồng độ 0,5 mM 2.Xử lý 1 lần salicylic acid ở nồng độ 1,0 mM 3.Xử lý 1 lần salicylic acid ở nồng độ 1,5 mM 4.Xử lý 1 lần calcium silicate ở nồng độ 1 g/kg đất.
- 5.Xử lý 1 lần calcium silicate ở nồng độ 1,5 g/kg đất.
- 6.Xử lý 1 lần calcium silicate ở nồng độ 2,0 g/kg đất.
- 7.Đối chứng không xử lý Cách xử lý hóa chất kích kháng:.
- Hóa chất salicylic acid: Phun trên lá ở thời điểm trước 2 ngày chủng bệnh nhân tạo..
- Hóa chất calcium silicate: Tưới vào đất ở thời điểm 7 ngày trước khi chủng bệnh nhân tạo..
- 3.1 Hiệu quả phòng trừ bệnh rỉ sắt do nấm Puccinia arachidis trên cây đậu phộng của các chủng xạ khuẩn trong điều kiện nhà lưới.
- Kết quả được ghi nhận vào thời điểm 11 NSKCB và 15 NSKCB qua hai biện pháp xử lý phun trước (PT) và phun sau (PS) trên ba chủng xạ khuẩn.
- Hiệu quả thể hiện rõ ở một hoặc hai thời điểm ghi nhận và khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng được phân tích cụ thể như sau:.
- Về trung bình tỷ lệ bệnh (TLB) giữa các chủng xạ khuẩn qua hai biện pháp xử lý cho thấy chỉ có chủng xạ khuẩn 8.11.1 có TLB thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng ở hai thời điểm 11 và 15 NSKCB..
- Trung bình TLB của từng biện pháp xử lý của các nghiệm thức cho thấy, biện pháp PS có TLB (81,41%) thấp hơn khác biệt ý nghĩa so với biện pháp PT có TLB (86,45.
- tuy nhiên do có sự tương tác, cả hai chủng xạ khuẩn BM15 và 8.11.1 đều cho TLB tương đương nhau giữa hai biện pháp xử lý, ngoại trừ chủng xạ khuẩn 4A1 thì có biện pháp PS (TLB: 79,98%) thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với biện pháp PT (TLB: 92,93%) vào thời điểm 11 NSKCB.
- Tuy nhiên, vào 15 NSKCB, cả hai biện pháp xử lý không thể hiện sự khác biệt về TLB..
- Tóm lại, qua hai thời điểm 11 NSKCB và 15 NSKCB thì chủng xạ khuẩn 8.11.1 ở hai biện pháp PT hoặc PS đều cho TLB thấp và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại, và giữa hai biện pháp xử lý xạ khuẩn bằng cách PT và PS không thể hiện khác biệt về hiệu quả phòng trị..
- rỉ sắt trên đậu phộng qua hai thời điểm 11 NSKCB và 15 NSKCB TLB.
- Biện pháp Xạ khuẩn.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns:.
- không khác biệt.
- Kết quả được ghi nhận vào thời điểm 11 NSKCB và 15 NSKCB qua hai biện pháp xử lý (PT và PS) trên ba chủng xạ khuẩn.
- Hiệu quả được thể hiện rõ qua các thời điểm ghi nhận và khác biệt ý nghĩa so.
- Vào thời điểm 11 NSKCB, trung bình TLDTLB của ba chủng xạ khuẩn qua hai biện pháp xử lý đều thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, trung.
- bình phần trăm diện tích lá bệnh của hai biện pháp phun qua các nghiệm thức xạ khuẩn không có sự khác biệt..
- Vào thời điểm 15 NSKCB, trung bình TLDTLB của ba chủng xạ khuẩn qua hai biện pháp xử lý đều có TLDTLB trong khoảng tương đương nhau, thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (TLDTLB: 46,83.
- Về trung bình hai biện pháp xử lý cho thấy biện pháp PT (TLDTLB:.
- 35,37%) thấp hơn và khác biệt so với biện pháp PS (TLDTLB : 38,94.
- Tuy nhiên do có sự tương tác nên khi so sánh cả ba chủng xạ khuẩn giữa hai biện pháp xử lý PT và PS đều không có sự khác biệt..
- Tóm lại qua hai thời điểm lấy chỉ tiêu thì cả ba chủng xạ khuẩn đều thể hiện hiệu quả giảm TLDTLB tương đương nhau, và hiệu quả phòng trị bệnh của xạ khuẩn giữa hai biện pháp xử lý không không khác biệt (Bảng 2)..
- rỉ sắt trên đậu phộng qua hai thời điểm 11 NSKCB và 15 NSKCB TLDTLB.
- Biện pháp.
- Xạ khuẩn 11 NSKCB 15 NSKCB.
- Hình 1: Hiệu quả phòng trừ của xạ khuẩn đối với bệnh rỉ sắt trên đậu phộng ở thời điểm 15 NSKCB.
- Nghiệm thức đối chứng.
- Nghiệm thức sử dụng chủng xạ khuẩn 8.11.1 ở biện.
- Nghiệm thức sử dụng chủng xạ khuẩn 8.11.1 ở biện pháp PS.
- Qua kết quả TLB và TLDTLB có thể kết luận rằng cả ba chủng xạ khuẩn đều thể hiện hiệu quả phòng trị bệnh, trong đó chủng xạ khuẩn 8.11.1 cho khả năng đối kháng với nấm bệnh rỉ sắt trên đậu phộng hiệu quả nhất ở điều kiện nhà lưới.
- Võ Quốc Cảnh (2018) đã khảo sát khả năng tiết chitinase của ba chủng xạ khuẩn BM15, 4A1 và 8.11.1 lần lượt với bán kính phân giải là 3 mm, 3,8 mm và 2,6 mm..
- (2008), xạ khuẩn Streptomyces spp.
- Khả năng đối kháng với nấm gây bệnh của xạ khuẩn thường được cho là có liên quan đến cơ chế tiết ra enzyme, trong đó chitinase có vai trò quan trọng trong ức chế sự phát triển của nhóm nấm có chitin trong thành phần của tế bào (Ningthoujam et al., 2009.
- Xạ khuẩn tiết ra chitinase có khả năng ức chế nhiều tác nhân gây bệnh bằng cơ chế phân giải thành tế bào trong nhiều loại nấm gây bệnh, tuy nhiên khả năng ức chế đối với các tác nhân gây bệnh là khác nhau.
- thể kết luận rằng chủng xạ khuẩn 8.11.1 xử lý PT cho khả năng đối kháng với nấm bệnh rỉ sắt trên đậu phộng hiệu quả nhất trong 3 dòng xạ khuẩn ở điều kiện nhà lưới..
- 3.2 Kết quả khảo sát nồng độ hóa chất có khả năng kích thích tính kháng bệnh rỉ sắt trên đậu phộng do nấm Puccinia arachidis.
- Kết quả xác định nồng độ hóa chất có khả năng kích thích tính kháng bệnh rỉ sắt trên đậu phộng do nấm Puccinia arachidis được ghi nhận ở Bảng 3 và Bảng 4..
- Nhìn chung, kết quả cho thấy các nghiệm thức xử lý hóa chất kích kháng đều có hiệu quả ở thời điểm 17 NSKCB.
- Trong đó, tất cả các nghiệm thức xử lý kích kháng đều không thể hiện hiệu quả ờ các thời điểm 11, 13 và 15 NSKCB.
- Các nghiệm thức còn lại chỉ thể hiện hiệu quả ở thời điểm 17 NSKCB với TLB thấp hơn và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng.
- Như vậy, qua 4 thời điểm ghi nhận chỉ tiêu thì các nghiệm thức xử lý đều khác biệt ý nghĩa so với đối chứng về TLB rỉ sắt trên cây ở thời điểm 17 NSKCB (Bảng 3)..
- rỉ sắt trên cây đậu phộng sau khi xử lý các hóa chất kích kháng ở điều kiện nhà lưới qua các thời điểm khảo sát.
- 7 Đối chứng a.
- khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
- Về chỉ tiêu TLDTLB, nhìn chung kết quả cho thấy các nghiệm thức xử lý đều có hiệu quả ở một hoặc nhiều thời điểm.
- Trong đó, nghiệm thức CaSiO 3 1g/kg đất cho hiệu quả cao nhất.
- Ở thời điểm 11 NSKCB, chỉ có nghiệm thức CaSiO 3 1g/kg đất và SA 0,5mM thể hiện hiệu quả qua TLDTLB thấp hơn và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng.
- Vào thời điểm 15 NSKCB, các nghiệm thức được xử lý đều khác biệt so với đối chứng trừ CaSiO 3 2g/kg đất và SA 1,5 mM.
- Còn ở thời điểm 17 NSKCB, các nghiệm thức xử lý đều thể hiện hiệu quả và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng trừ CaSiO 3 2g/kg đất..
- Như vậy, qua số liệu thống kê của 4 thời điểm ghi.
- nhận chỉ tiêu thì SA 0,5mM và CaSiO 3 1g/kg đất thể hiện hiệu quả giảm bệnh tốt nhất (Bảng 4)..
- Như vậy, qua 2 chỉ tiêu TLB và TLDTLB ở Bảng 3 và 4 thì có thể kết luận rằng CaSiO 3 1g/kg đất là nghiệm thức cho hiệu quả cao nhất để kháng lại bệnh rỉ sắt trên đậu phộng trong điều kiện nhà lưới.
- Nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng Si có hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra ở các loài cây trồng khác nhau (Fauteux et al., 2005)..
- rỉ sắt trên cây đậu phộng sau khi xử lý kích kháng ở điều kiện nhà lưới qua các thời điểm khảo sát.
- Hình 2: Hiệu quả phòng trừ của chất kích kháng CaSiO 3 1 g/kg đất đối với bệnh rỉ sắt trên đậu phộng ở thời điểm 17 NSKCB.
- Ba chủng xạ khuẩn BM15, 4A1, 8.11.1 được xử lý PT và PS đều có hiệu quả trong việc phòng trị bệnh rỉ sắt trên đậu phộng trong điều kiện nhà lưới, trong đó chủng xạ khuẩn 8.11.1 cho hiệu quả cao nhất trong phòng trừ bệnh rỉ sắt trên đậu do nấm Puccinia arachidis gây ra trong điều kiện nhà lưới..
- 1,0 mM và 1,5 mM) được phun lên lá ở thời điểm 2 ngày trước khi lây bệnh và calcium silicate (1,0 g/kg.
- 1,5 g/kg và 2,0 g/kg đất) được tưới vào đất ở thời điểm 7 ngày trước khi lây bệnh đều thể hiện.
- hiệu quả giảm bệnh ở một hoặc nhiều thời điểm, trong đó CaSiO 3 1g/kg đất cho hiệu quả cao nhất trong phòng trị bệnh rỉ sắt..
- Cần thực hiện khảo sát khả năng phòng trị bệnh rỉ sắt trên cây đậu phộng của chủng xạ khuẩn 8.11.1 và chất kích kháng CaSiO 3 1g/kg đất thuộc tầng canh tác ở điều kiện ngoài đồng.
- Cây đậu phộng: Kỹ thuật canh tác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn triển vọng và thử nghiệm thuốc hóa học có khả năng ức chế tuyến trùng Pratylenchus sp