« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN VÙNG ĐẤT LÚA VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG - TIỀN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- CÁC MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN NỀN ĐẤT LÚA VÙNG NGỌT HÓA GÒ CÔNG, TIỀN GIANG.
- Nhằm xác định các mô hình canh tác phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao ở vùng ngọt hóa Gò Công, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát PRA tại huyện Chợ Gạo, Gò Công Tây và Gò Công Đông để xác định các mô hình triển vọng tại các tiểu vùng sinh thái của vùng ngọt hóa.
- Kết quả theo dõi qua hai năm cho thấy các mô hình sản xuất đều đem lại nhuận cao, trung bình lợi nhuận mô hình 1 lúa - 2 màu là cao nhất (46 triệu/ha/năm), kế đến là mô hình 2 lúa - màu (35,6 triệu/ha/năm).
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất ở mô hình 3 vụ lúa (1,24), kế đến là mô hình 1 lúa - 2 màu (1,1) và mô hình 2 lúa - màu (1,03).
- Về mặt hiệu quả kinh tế cao, 3 mô hình được khuyến cáo cho vùng ngọt hóa Gò Công là 1 lúa - 2 màu.
- Từ khóa: Mô hình canh tác trên nền lúa, mô hình canh tác, hiệu quả kinh tế..
- Bài báo cáo nầy phân tích và đánh giá về khía cạnh kinh tế của các mô hình canh tác hiện hữu ở vùng ngọt hóa Gò Công nhằm đưa ra khuyến cáo về các mô hình phù hợp để giúp nông dân hạn chế rủi ro và cải thiện thu nhập..
- Nghiên cứu nầy được thực hiện theo một tiến trình gồm 3 bước nghiên cứu: (1) xác định điểm nghiên cứu và tiểu vùng sinh thái, (2) khảo sát xác định các mô hình canh tác triển vọng và (3) thử nghiệm theo dõi các mô hình triển vọng và đánh giá..
- Sử dụng số liệu thứ cấp và thu thập các thông tin vùng ngọt hoá Gò Công từ những năm 1990 trở lại đây: chế độ nước, lượng mưa, các bản đồ có liên quan của vùng, diễn biến hiện trạng các mô hình canh tác, diễn biến nguồn lực nông hộ (phần trăm nông hộ giàu nghèo qua các năm), lịch thời vụ, định hướng phát triển của tỉnh và địa phương..
- Bước 2: Khảo sát xác định mô hình triển vọng cần nghiên cứu.
- Xác định các mô hình canh tác có triển vọng..
- Bước 3: Thử nghiệm theo dõi các mô hình triển vọng.
- Từ kết quả đạt được của các bước trên, tiến hành chọn điểm thử nghiệm các mô hình tiêu biểu.
- Có 28 hộ nông dân được chọn tham gia thực nghiệm mô hình và.
- Các mô hình triển vọng được thử nghiệm bao gồm:.
- Chợ Gạo có 3 mô hình được thử nghiệm: 3 Lúa, 2 Lúa - 1 màu và 1 Lúa - 2 màu..
- Gò Công Tây có 7 mô hình được thử nghiệm ở 2 xã (tiểu vùng sinh thái) khác nhau: (1) xã Thạnh Nhựt có 4 mô hình: 3 Lúa, 2 Lúa - 1 màu, 1 Lúa - 2 màu và Lúa-cá.
- (2) xã Long Vĩnh có 3 mô hình: 3 Lúa, 2 Lúa - 1 màu và 1 Lúa - 2 màu..
- Gò Công Đông: có 4 mô hình: có các mô hình: 3 Lúa, 2 Lúa - 1 màu, 1 Lúa - 2 màu và Lúa cá..
- Bảng 1 trình bày các mô hình triển vọng được khảo nghiệm và theo dõi tại các vùng nghiên cứu với sự hợp tác của nông dân.
- Nông dân được chọn quản lý, theo dõi và ghi chép số liệu là những hộ ham thích nghiên cứu và đã thực hiện mô hình canh tác nầy ít nhất 1 năm và tiếp tục thực hiện..
- Bảng 1: Tổng số mô hình canh tác theo dõi theo huyện, 2006.
- Mô Hình Chợ Gạo Gò Công Tây Gò Công Đông Tổng.
- 2 lúa - màu 2 4 2 8.
- 1 lúa - 2 màu 2 4 2 8.
- 2 lúa - màu (dưa hấu HT/TĐ).
- 3.2 Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác.
- Có 4 mô hình canh tác triển vọng được thử nghiệm ở 3 vùng nghiên cứu thuộc Gò Công Đông, Gò Công Tây và Chợ Gạo (Mô hình 3 Lúa, 2 Lúa - 1 màu, 1 Lúa - 2 màu và Lúa - cá).
- Bảng 2 trình bày kết quả phân tích tổng hợp trong năm 2006 dựa trên các ghi chép thí nghiệm các mô hình với sự tham gia của nông dân..
- Bảng 2: Trung bình tổng thu, chi, lời (1000 đồng/ha) theo các mô hình canh tác trong năm 2006.
- Sức SX (tấn lúa/ha TB diện tích (ha Số mẫu (n) 8 8 8 4 Kết quả ở Bảng 2 cho thấy vốn đầu tư của các mô hình 3 Lúa, lúa - cá, 2 Lúa - 1 màu và 1 Lúa - 2 màu theo thứ tự tăng dần.
- Điều nầy cho thấy vốn đầu tư rất quan trọng để phát triển các mô hình canh tác trên và tương quan thuận với lợi nhuận..
- Xét về mặt lợi nhuận, 2 mô hình cho lợi nhuận cao nhất là mô hình 1 Lúa - 2 màu (44 triệu đồng/ha/năm) và mô hình 2 Lúa - 1 màu (34 triệu đồng/ha/năm).
- Tuy nhiên, khi xét trên hiệu quả đồng vốn thì mô hình 2 lúa - 1 màu có hệ số sinh lời cao nhất.
- Điều nầy dẫn đến hiệu quả đồng vốn cao nhất khi đầu tư vào mô hình này.
- Bảng 5 cũng cho thấy diện tích trung bình các mô hình có khác nhau.
- nông dân đất nhiều thì thường sản xuất lúa, trong khi nhóm nông dân có đất ít thì thường chọn mô hình lúa - màu.
- Theo đánh giá của nông dân việc sản xuất lúa trong mô hình lúa màu thì thu nhập từ lúa mang lại rất thấp so với thu nhập từ màu.
- Nhưng lợi ích về mặt sinh thái là rất lớn, chính việc luân canh sẽ hạn chế được mầm bệnh và cải tạo được nguồn dinh dưỡng trong đất nên giúp tăng hiệu quả cho mô hình.
- Sức sản xuất của mô hình 1 Lúa - 2 màu là cao nhất (31 tấn lúa/ha/năm) so với các mô hình 2 Lúa - màu, Lúa - cá, và 3 vụ lúa lần lượt là 23 tấn lúa/ha/năm, 17 tấn lúa/ha/năm, và 14,5 tấn lúa/ha/năm..
- Tương tự, kết quả phân tích tổng hợp về hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác năm 2007 cho thấy lợi nhuận trung bình của mô hình 2 lúa - 1 màu là cao nhất (46,15 triệu/ha) so với 3 mô hình còn lại (Bảng 3).
- Tổng chi phí đầu tư và tổng thu nhập của mô hình nầy (38,35 triệu và 80,53 triệu/ha) cũng cao hơn so với các mô hình khác.
- Lợi nhuận trung bình và thu nhập trung bình của 3 vụ lúa thấp hơn các mô hình lúa kết hợp màu, nhưng mô hình 3 lúa có tỷ lệ lời/vốn cao hơn.
- Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của mô hình lúa - cá thấp hơn so với các mô hình khác, điều nầy cho thấy mô hình lúa - cá không hiệu quả về mặt kinh tế ở vùng nầy và cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đây, năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình lúa - cá thấp hơn là do một phần diện tích đất mất đi do xây dựng mương bờ..
- Bảng 3: Trung bình tổng thu, tổng chi và lời của các mô hình canh tác năm đồng/ha).
- Hạng mục/Mô hình 3 lúa 2 lúa - 1 màu 1 lúa - 2 màu Lúa - cá.
- Số mô hình 15 9 9 4.
- Bảng 4 trình bày phân tích kinh tế từng phần các mô hình canh tác năm 2006 theo vùng sinh thái cho thấy mô hình 1 Lúa - 2 màu tại Chợ Gạo có sức sản xuất của cao nhất (37,27 tấn lúa/ha/năm).
- Một cách tương ứng, mô hình nầy cũng cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao nhất (tỷ lệ lời/vốn là 1,15), kế đến là mô hình 2 Lúa - 1 màu (lời/vốn là 0,80) và mô hình 3 lúa (lời/vốn là 0,63).
- Điều nầy cho thấy tại khu vực nầy mô hình 1 Lúa - 2 màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Ở Gò Công Tây, mô hình 1 Lúa - 2 màu có sức sản xuất cao nhất (37,36 tấn lúa/ha/năm)..
- Mô hình nầy cũng cho lợi nhuận cao nhất (55,7 triệu/ha/năm), kế đến là mô hình 2 Lúa - 1 màu, Lúa - cá và 3 Lúa.
- Khi xét về hiệu quả đồng vốn thì cả 2 mô hình lúa - màu cho hiệu quả đồng vốn cao nhất (tỷ lệ lời/vốn 1,14).
- Ở Gò Công Đông, mô hình lúa - màu cũng cho lợi nhuận/ha cao hơn những mô hình khác.
- Nhưng xét về hiệu quả đồng vốn thì mô hình lúa - màu cho hiệu thấp nhất so với những mô hình khác do phải đầu tư cao.
- Cũng chính vì vậy mà mô hình canh tác lúa-cá đã phát huy được lợi thế ở đây.
- Tỷ lệ lời/vốn của mô hình lúa - cá là 1,16, kế đến là mô hình 3 Lúa (1,03), 1 Lúa - 2 màu (0,97) và 2 Lúa - 1 màu (0,95).
- Bảng 4: Phân tích kinh tế từng phần các mô hình canh tác theo vùng sinh thái 2006 (đồng/ha).
- Mô hình Diện tích (m2).
- Kết quả phân tích kinh tế các mô hình canh tác năm 2007 cho thấy hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha của mô hình 1 lúa - 2 màu tại Chợ Gạo khá cao với lợi nhuận trung bình là 72 triệu/ha/năm, tỷ số lời/vốn cao hơn các mô hình khác.
- Sức sản xuất qui ra lúa tính trên 1 ha của mô hình trong cả năm đạt 35,23 tấn/ha (tính trên giá lúa trung bình trong cả năm là 3200 đồng/kg).
- Ở Gò Công Tây, hiệu quả kinh tế tính trên 1ha của các mô hình theo dõi trong năm 2007 cho thấy lợi nhuận của mô hình 3 lúa và 2 lúa - 1 màu tương đương nhau (khoảng 41-43 triệu/ha) và tỷ suất lời/vốn lần lượt là 1,86 và 1,12.
- Tổng thu nhập/ha của hai mô hình này khá cao (64-82 triệu đồng/ha).
- Mô hình 1 lúa - 2 màu có lợi nhuận đạt 29,8 triệu/ha thấp hơn so với 3 lúa và 2 lúa - 1 màu cả về lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn.
- Ở Gò Công Đông, khi tính hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha các mô hình theo dõi cho thấy lợi nhuận từ mô hình 3 lúa đạt cao nhất (36,7 triệu/ha), hiệu quả đồng vốn là 1,97..
- Lợi nhuận của hai mô hình l lúa - 2 màu và 2 lúa - 1 màu cũng khá cao (khoảng 26-32 triệu/ha), trong khi đó sức sản xuất qui lúa tính trên 1 ha của mô hình 2 lúa- 1 màu cao gấp 2 lần mô hình 1 lúa - 2 màu.
- Mô hình lúa - cá cho hiệu quả kinh tế thấp nhất (10 triệu/ha) và tỷ suất lời/vốn thấp cũng thấp nhất (0,6) (Bảng 5)..
- Bảng 5: Phân tích kinh tế từng phần các mô hình canh tác theo vùng sinh thái năm 2007 (đồng/ha).
- Mô hình/huyện Diện tích (ha).
- 2 Lúa - 1màu Lúa - 2 màu Lúa - cá Bảng 6 trình bày phân tích tổng hợp hiệu quả kinh tế qua hai năm theo dõi 2006 và 2007 của các mô hình triển vọng.
- Kết quả cho thấy ở Chợ Gạo, mô hình 1 lúa - 2 màu cho lợi nhuận trung bình 2 năm cao nhất (63,5 triệu/ha) và hiệu quả sử dụng đồng vốn là 1,44.
- Sức sản xuất qui ra lúa của mô hình nầy là 36,3 tấn/ha, cao hơn gấp 2,5 lần so với mô hình 3 lúa ở cùng địa phương.
- Kế đến mô hình 2 lúa - 1 màu cho lợi nhuận trung bình khá cao (40,2 triệu/ha), tỷ lệ lời/vốn là 0,91 qua 2 năm theo dõi.
- Mô hình 3 vụ lúa cho lợi nhuận không cao hơn các mô hình khác qua hai năm theo dõi.
- Điều này khẳng định sản xuất lúa 3 vụ tại Chợ Gạo về mặt kinh tế có lợi nhuận thấp hơn so với các mô hình khác.
- Tương tự, ở Gò Công Tây, lợi nhuận trung bình qua hai năm của mô hình 3 vụ lúa là 29,3 triệu/ha, thấp hơn các mô hình lúa - màu, nhưng cao hơn mô hình lúa - cá (24,5 triệu/ha).
- Lợi nhuận của mô hình 1 lúa - 2 màu cao nhất (41 triệu/ha) nhưng tỷ lệ lời/vốn thấp (0,99), trong khi mô hình 3 lúa có có tỷ lệ lời/vốn cao hơn (1,35).
- Sức sản xuất qui ra lúa của mô hình 1 lúa - 2 màu cao nhất (28,9 tấn/ha/năm), trong khi đó các mô hình khác biến thiên từ 16-25 tấn/ha/năm.
- Ở Gò Công Đông, mô hình 1 lúa - 2 màu cho lợi nhuận trung bình 2 năm cao nhất (33,3 triệu/ha).
- Kế đến là mô hình 2 lúa - 1 màu và 3 lúa cho lợi nhuận tương đương nhau (28-29 triệu/ha), và mô hình 3 lúa cho tỷ lệ lời/vốn cao nhất (1,5).
- Nhìn chung, mô hình lúa - màu cho hiệu quả kinh tế cao nhưng mức độ phổ biến ở Gò Công Đông thấp do điều kiện nước tưới bị giới hạn, trong khi mô hình 3 lúa là phổ biến nhất..
- Bảng 6: Hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác trung bình 2 năm (2006 và đồng/ha).
- Mô hình/huyện Diện ttích (ha).
- cả hai mô hình 1 Lúa - 2 màu và 2 Lúa - màu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- việc áp dụng các mô hình kết hợp lúa - màu cũng bị ảnh hưởng bởi thị trường.
- Mô hình 3 vụ lúa tuy lợi nhuận thấp hơn nhưng dễ áp dụng.
- là mô hình truyền thống và là lựa chọn trước tiên của nông dân trong sản xuất của nông hộ.
- giá lúa gạo gia tăng cũng là yếu tố làm duy trì và phát triển mô hình 3 vụ lúa.
- Mô hình lúa - cá chỉ phát triển ở vùng có đủ nước ngọt.
- mô hình nầy không gây ô nhiễm môi trường sản xuất nhờ hạn chế sử dụng thuốc do nuôi cá..
- Hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác thay đổi theo vùng sinh thái (địa phương) và theo thời gian.
- các mô hình canh tác nghiên cứu có sự ổn định về mặt hiệu quả kinh tế qua 2 năm theo dõi sẽ là những mô hình được khuyến cáo..
- Trên đây là kết quả phân tích về hiệu quả kinh tế các mô hình canh tác được thử nghiệm qua 2 năm 2006-2007.
- Cả 4 mô hình thử nghiệm đều đem lại hiệu quả kinh tế khá cao.
- Mô hình 1 lúa - 2 màu và 2 lúa - màu cho lợi nhuận cao nhất ở tất cả 3 điểm nghiên cứu..
- Các mô hình canh tác kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh lúa.
- Mô hình 1 lúa - 2 màu ở Chợ Gạo cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
- tương tự ở Gò Công Tây hai mô hình 1 lúa - 2 màu và 2 lúa - màu đều cho hiệu quả kinh tế cao.
- trong khi đó tại Gò Công Đông mô hình lúa - cá và 3 vụ lúa đặc sản đều cho hiệu quả kinh tế khá..
- Về mặt mang lại hiệu quả kinh tế, có 3 mô hình được khuyến cáo cho vùng ngọt hóa Gò Công là: 1 lúa - 2 màu