« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KHÓM CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TÂN PHƯỚC, TỈNH TIỀN GIANG.
- Hiệu quả sản xuất, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả chi phí, hiệu quả qui mô, nông hộ trồng khóm.
- Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis-DEA) để đánh giá hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả chi phí, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất khóm trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Bên cạnh phương pháp phân tích DEA, nghiên cứu còn ứng dụng kiểm định trung bình giữa hai tổng thể (T-test) để so sánh hiệu quả sản xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Kết quả chỉ ra rằng, nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có hiệu quả kỹ thuật tương đối cao, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình.
- Hiệu quả quy mô của hộ sản xuất khóm đạt kết quả khá cao..
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, có sự chênh lệch về hiệu quả sản xuất giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của hộ nghèo đều thấp hơn hộ không nghèo..
- Tuy nhiên, hoạt động sản xuất khóm thời gian qua chưa thật sự mang lại hiệu quả kinh tế như mong đợi.
- Phần lớn nông hộ trồng khóm chưa chủ động tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác khóm, đồng thời nông hộ cũng không quan tâm tính toán hiệu quả đầu tư trong quá trình sản xuất.
- Để làm rõ những vấn đề trên, nghiên cứu này phản ánh hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang..
- Dữ liệu dùng trong nghiên cứu được thu thập từ 226 nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế của tác giả, 2014 Trong bài viết này, phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis- DEA) với các chỉ tiêu về hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency-TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficiency-AE) và hiệu quả.
- Lượng sản xuất đầu vào.
- 2.2 Mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí.
- Theo Tim Coelli (2005), ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency – TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficiency - AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (Cost Efficiency – CE) cũng là các chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường hiệu quả sản xuất.
- vectơ số lượng các yếu tố đầu vào theo hướng tối thiểu hoá chi phí sản xuất của DMU thứ I,.
- 2.3 Mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo quy mô sản xuất (Scale Efficiency- SE).
- Trong nhiều nghiên cứu trước đây, các tác giả đã tách TE đạt được từ biên sản xuất cố định theo quy mô (CRS) ra làm hai phần: phần thứ nhất là sự không hiệu quả kỹ thuật thuần tuý (“pure”.
- Technical Inefficiency) và thứ hai là sự không hiệu quả do quy mô thay đổi (Scale Inefficiency).
- Vì thế, sự đo lường về hiệu quả do quy mô (SE) có thể được sử dụng để xác định số lượng theo đó năng suất có thể được nâng cao bằng cách thay đổi quy mô sản xuất theo một quy mô sản xuất tối ưu được xác định..
- Nếu có sự khác biệt về TE giữa CRS-DEA và VRS- DEA đối với từng hộ sản xuất cụ thể, chúng ta có thể kết luận rằng có sự không hiệu quả về quy mô (Scale Inefficiency = 1 – Scale Efficiency)..
- lượng các loại hiệu quả trong nghiên cứu về sản xuất khóm của nông hộ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang..
- 3.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí của nông hộ sản xuất khóm theo quy mô cố định (CRS-DEA).
- Theo kết quả phân tích, hệ số ước lượng TE, AE và CE của nông hộ sản xuất khóm ở huyện tân Phước, tỉnh Tiền Giang được thể hiện trong Bảng 3.
- Dựa vào kết quả này cho thấy, nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang đạt được hiệu quả kỹ thuật tương đối cao, trong khi hiệu quả phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình..
- Bảng 3: Hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ huyện Tân Phước.
- Chỉ tiêu Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả phân phối Hiệu quả chi phí Số hộ Tỷ lệ.
- Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014 Hiệu quả kỹ thuật.
- Nếu hệ số này bằng 1 có nghĩa là hộ sản xuất khóm đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu, nhỏ hơn 1 có nghĩa là hộ chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu..
- Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất khóm huyện Tân Phước tương đối tốt..
- Ngoài ra, kết quả cũng nói lên rằng hộ sản xuất khóm có TE nhỏ hơn 1 nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào để thực hành tiết kiệm và đạt hiệu quả về kỹ thuật.
- Bên cạnh đó, số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu (TE = 1,000) chiếm 22,57% trên tổng số hộ.
- Bảng 4: Lượng đầu vào bị mất đi do lãng phí của nông hộ sản xuất khóm.
- Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014 Hiệu quả phân phối nguồn lực (AE).
- Theo kết quả từ Bảng 3 cho thấy, hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ trồng khóm đạt ở mức.
- Hiệu quả phân phối nguồn lực của nông hộ tập trung phần lớn trong khoảng từ 0,500 đến 0,799 (chiếm trên 78,77.
- hiệu quả phân phối nguồn lực cao rất ít, thậm chí không có hộ nào đạt hiệu quả phân phối tối ưu và có 7,6% nông hộ đạt hiệu quả phân phối nhỏ hơn 0,4.
- Mặc dù, hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất khóm ở huyện tân Phước tương đối cao tuy nhiên các hộ kết hợp các yếu tố đầu vào chưa hợp lý nên hiệu quả phân phối chưa tốt..
- Hiệu quả sử dụng chi phí (CE).
- Hiệu quả sử dụng chi phí hay còn gọi là hiệu quả kinh tế tổng hợp của hộ sản xuất khóm được tính toán trên cơ sở tổng hợp hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối nguồn lực trong sản xuất.
- Kết quả cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất khóm thấp và mức độ phân tán lớn.
- Hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ dưới mức trung bình (CE=0,473), với giá trị cao nhất là 0,952 và thấp nhất là 0,111.
- Có đến 29,65% số hộ đạt mức hiệu quả chi phí nhỏ hơn 0,4.
- Không có hộ nào đạt hiệu quả chi phí tối ưu (CE=1).
- Hơn nữa, kết quả phân tích DEA còn nói lên rằng, hộ sản xuất khóm có hiệu quả sử dụng chi phí ở mức trung bình trong mẫu quan sát có thể đạt hiệu quả như hộ có mức cao nhất thì hộ trung bình đó sẽ tiết kiệm được một lượng chi phí tương đương 0,527 đơn vị tiền mà sản lượng đầu ra không giảm sút .
- Tương tự ta có thể dễ dàng ước lượng, hộ sản xuất có mức hiệu quả thấp nhất trong mẫu quan sát sẽ tiết kiệm được số chi phí tương đương 0,89 đơn vị tiền .
- Mặt khác, hiệu quả chi phí của hộ trồng khóm thấp là do bị ảnh hưởng bởi hiệu quả phân phối nguồn lực chưa hợp lý.
- 3.2 Hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước.
- Kết quả phân tích từ Bảng 5 cho thấy rằng, hiệu quả quy mô của hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước trung bình là 0,931 với độ rộng không quá lớn .
- Điều này nói lên rằng, hộ sản xuất khóm có thể nâng cao năng suất bằng cách thay đổi quy mô sản xuất phù hợp.
- Bên cạnh đó, kết quả DEA cũng chỉ ra mức năng suất hộ sản xuất khóm có thể mất đi nếu sản xuất ở quy mô hiện tại.
- Như vậy, với quy mô sản xuất hiện tại, hộ sản xuất khóm đã đánh mất trung bình là 53,25 kg khóm/ 1000m 2.
- Bảng 5: Hiệu quả sản xuất do quy mô thay đổi của hộ sản xuất khóm.
- Hiệu quả kỹ thuật thuần (Crste .
- Hiệu quả kỹ thuật do quy mô thay đổi (Vrste .
- Hiệu quả qui mô (Scale .
- Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014 Ngoài ra, từ kết quả thống kê ở Bảng 6, chúng ta có thể thấy rằng, đa số hộ sản xuất khóm hoặc đang ở trong khu vực có thể tăng hiệu quả theo quy mô (inceasing returns to scale-IRS) với tỷ lệ 54,87% hoặc là đang ở khu vực tối ưu về quy mô.
- hay nói khác hơn là không thay đổi hiệu quả theo quy mô (constant returns to scale-CRS) với tỷ lệ 24,34%.
- Số hộ sản xuất cần giảm quy mô sản xuất để đạt hiệu quả tối ưu chiếm 20,8%..
- Bảng 6: Quy mô sản xuất của hộ trồng khóm.
- Hiệu quả theo quy mô sản xuất Số hộ Tỷ lệ(%).
- Hộ SX có hiệu quả tăng theo quy mô (IRS) 124 54,87.
- Hộ SX có hiệu quả giảm theo quy mô (DRS) 47 20,80.
- Hộ SX có hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) 55 24,34.
- Tổng hộ sản xuất khóm 226 100,0.
- 3.3 So sánh hiệu quả sản xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- trình canh tác và mức độ đầu tư sản xuất khóm giữa nông hộ nghèo và không nghèo ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Kết quả phân tích hiệu quả sản xuất từ DEA đã cho thấy thực tế này rõ rệt..
- Bảng 7: So sánh hiệu quả sản xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Giá trị hiệu quả Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả phân phối Hiệu quả chi phí Hộ nghèo Hộ không.
- Ghi chú: (HQTƯs): số hộ đạt hiệu quả tối ưu.
- Dựa vào kết quả ở Bảng 7 cho thấy, có sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí sản xuất khóm giữa hộ nghèo và hộ không nghèo..
- Trong khi đa số hộ không nghèo đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,8 trở lên (57,03%) thì đa số hộ nghèo (59,19%) đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,7 trở xuống..
- Hơn nữa, số hộ không nghèo đạt hiệu quả kỹ thuật cũng nhiều hơn hộ nghèo.
- Mặt khác, sự khác biệt về hiệu quả chi phí giữa hai nhóm hộ này cũng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho thấy rằng hộ không nghèo sử dụng chi phí hiệu quả hơn hộ nghèo mặc dù ở cả hai nhóm hộ đều không đạt hiệu quả chi phí tối ưu.
- Tất cả những nguyên nhân thực tế trên đã làm cho việc phân bổ các yếu tố đầu vào kém hợp lý dẫn đến hiệu quả sản xuất của hộ nghèo thấp.
- kê về hiệu quả phân phối giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Về mặt lý thuyết, hiệu quả phân phối phản ánh sự lựa chọn một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá của đầu vào đó.
- Chính vì vậy, hiệu quả phân phối nguồn lực hay khả năng lựa chọn đầu vào tối ưu giữa hai nhóm hộ hầu như không có sự khác biệt.
- Như vậy, có thể nói rằng, sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật và chi phí là do các yếu tố chủ quan (trình độ, nguồn lực sản xuất.
- trong khi hiệu quả phân phối trong chừng mực nào đó có thể một phần bắt nguồn từ yếu tố khách quan (nguồn cung ứng đầu vào, tập quán canh tác vùng,…)..
- Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014 Kết quả phân tích DEA từ Bảng 9 cho thấy có sự chênh lệch về hiệu quả quy mô giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Số hộ nghèo đang trong khu vực tăng quy mô sản xuất có tỷ lệ cao hơn hộ không nghèo.
- đạt hiệu quả tối ưu nhiều hơn hộ nghèo (25,2.
- Bảng 9: Hiệu quả quy mô của hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Hiệu quả theo quy mô sản xuất Hộ nghèo Hộ không nghèo.
- Hiệu quả tăng theo quy mô (IRS .
- Hiệu quả giảm theo quy mô (DRS .
- Hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS .
- Dựa trên phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA), nghiên cứu tập trung ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả chi phí và hiệu quả quy mô của nông hộ sản xuất khóm ở huyện Tân Phước.
- Kết quả cho thấy, nông hộ sản xuất khóm đạt hiệu quả kỹ thuật khá cao (TE=0,799).
- Tuy nhiên hiệu quả phân phối nguồn lực (AE=0,598) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE=0,473) của nông hộ chỉ ở mức trung bình..
- không đồng nhất do ưu thế tài chính của mỗi hộ, biến động thị trường,… Tuy nhiên, hiệu quả quy mô của hộ sản xuất khóm ở tân Phước khá cao (SE=0,93), đa số hộ có quy mô sản xuất hợp lý với khả năng đầu tư hiện tại của hộ.
- Tuy nhiên, nông hộ cần điều chỉnh lượng các yếu tố đầu vào hợp lý để đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu và năng suất tối đa..
- Nguồn: Kết quả phân tích DEA từ số liệu khảo sát, 2014 Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí giữa hộ nghèo và hộ không nghèo.
- Hơn nữa, lượng lãng phí các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất của hộ nghèo cũng nhiều hơn.
- Các kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin quan trọng về hiệu quả sản xuất khóm của nông hộ trên địa bàn huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Đây sẽ là những cơ sở khoa học quan trọng để các cơ quan ban ngành hữu quan đề xuất những kế hoạch, chiến lược hỗ trợ nhằm giúp nông hộ sản xuất khóm, đặc biệt là hộ nghèo, cải thiện hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập..
- Quan Minh Nhựt, Nguyễn Quốc Nghi và Hà Văn Dũng (2013), “Phân tích hiệu quả chi phí và hiệu quả theo qui mô sản xuất hành tím huyện Vĩnh Châu- tỉnh Sóc Trăng ứng dụng phương pháp tiếp cận phi tham số”.