« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐáNH GIá HIệU QUả TàI CHíNH CủA HAI MÔ HìNH SảN XUấT XOàI CáT Ở TỉNH ĐồNG THáP


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA HAI MÔ HÌNH SẢN XUẤT XOÀI CÁT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP.
- Xoài, thực hành truyền thống, tiêu chuẩn GAP, hiệu quả sản xuất.
- Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài theo GAP và truyền thống, và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho nông dân trồng xoài tại tỉnh Đồng Tháp.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sản xuất xoài theo mô hình tiêu chuẩn GAP có doanh thu, lợi nhuận và chỉ số tài chính có hiệu quả cao hơn so với mô hình sản xuất xoài truyền thống..
- Thông qua phân tích mô hình hồi quy đa biến, sản xuất xoài của nông dân bị tác động bởi các yếu tố: chi phí đầu tư, diện tích xoài, số ngày công lao động gia đình, mật độ trồng, sử dụng bao trái.
- Nghiên cứu cũng đề xuất 2 nhóm giải pháp: nhóm (i) các giải pháp phát triển sản xuất, và (ii) giải pháp nhóm tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ xoài của nông dân..
- Những năm qua, tỉnh Đồng Tháp đã tập trung chỉ đạo khu vực sản xuất xoài theo hướng an toàn, chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản tỉnh nhà.
- Cụ thể tỉnh đã hình thành vùng sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GlobalGAP quy mô 21 ha tại huyện Cao Lãnh, tiêu chuẩn VietGAP 10 ha, đủ điều kiện sản xuất an toàn 20 ha tại huyện Cao Lãnh, VietGAP 40 ha và đủ điều kiện sản xuất an toàn 20 ha ở thành phố Cao Lãnh (Nguyễn Phước Tuyên, 2012)..
- Trong quá trình triển khai thực hiện các mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt), bên cạnh những thuận lợi về chủ trương, chính sách, hỗ trợ từ các nhà khoa học, các Viện, Trường,… mô hình sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn GAP còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại như nhận thức của người dân về tầm quan trọng của sản xuất GAP chưa cao, diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân chưa đồng đều, sản phẩm chưa đồng nhất về chất lượng, giá bán sản phẩm theo tiêu chuẩn GAP chưa có sự khác biệt đáng kể so với sản phẩm sản xuất theo mô hình truyền thống.
- Giá bán đôi khi bằng với giá sản phẩm sản xuất theo truyền thống.
- Một số Tổ hợp tác và Hợp tác xã sản xuất theo tiêu chí GAP chưa ký kết được hợp đồng bao tiêu sản phẩm do sản lượng thiếu tập trung, chưa đáp ứng nhu cầu của các Công ty thu mua và chế biến.
- Do vậy, nhằm phân tích hiệu quả tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP và theo mô hình truyền thống, đề xuất giải pháp phát triển xoài cát trong thời gian tới, đề tài.
- “Đánh giá hiệu quả tài chính hai mô hình sản xuất xoài cát tinh Đồng Tháp” được chọn nghiên cứu..
- Đề tài tập trung nghiên cứu tại huyện Cao Lãnh và vùng ngoại vi của thành phố Cao Lãnh, đây là vùng sản xuất xoài cát lớn nhất của tỉnh.
- Tổng số quan sát là 200 hộ nông dân trồng xoài cát và thực hiện phỏng vấn trên 2 nhóm hộ: nhóm hộ sản xuất xoài theo truyền thống đại trà và nhóm hộ sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP.
- Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thực trạng sản xuất và tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Phương pháp phân tích chi phí-lợi nhuận được sử dụng để so sánh hiệu quả tài chính giữa 2 mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và sản xuất theo truyền thống đại trà.
- Sản xuất xoài cát đã từng bước ứng dụng các quy trình canh tác hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đến nay đã thực hiện 115 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP… Trong đó, có 5 ha xoài được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP..
- Mô hình liên kết trong sản xuất xoài bước đầu thực hiện theo phương thức ký kết hợp đồng tiêu thụ giữa Hợp tác xã xoài với các doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) E.K PRIMA với sản lượng tiêu thụ 240 tấn/năm, công ty TNHH Cuộc Sống Tốt, công ty Nông sản Việt với sản lượng 60 tấn/tháng..
- Nhìn chung, việc thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Xoài.
- Mặt khác, do trình trạng sản xuất quy mô nhỏ, chưa thống nhất về quy trình kỹ thuật canh tác, lịch bố trí thời vụ, kỹ thuật sơ chế đóng gói và cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu nên tính liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy hiệu quả.
- 3.2 Đặc điểm nông hộ và tình hình sản xuất xoài cát.
- Trình độ học vấn chủ hộ sản xuất xoài cát:.
- Kết quả phân tích cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất xoài phân bố ở cấp 1 là 29,5%, cấp 2 là 38,0% và cấp 3 là 30,0%, tỷ lệ học cao đẳng và.
- Kết quả cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP phân bố ở cấp 3 (47%) cao hơn so với nhóm hộ sản xuất theo truyền thống (21,6.
- đây là yếu tố được nhận định là yếu tố về khả năng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất xoài của nhóm hộ GAP càng thuận lợi..
- Kinh nghiệm trồng xoài cát của chủ hộ: Kết quả nghiên cứu cho thấy, kinh nghiệm sản xuất xoài cát của chủ hộ dưới 10 năm, 10-20 năm, 21-30 năm, và trên 30 năm là và 10,5%.
- Kinh nghiệm trồng xoài trung bình là 16 năm (1-50 năm), trong đó trung bình nhóm hộ sản xuất xoài theo truyền thống thì kinh nghiệm sản xuất xoài là 16,4 năm, đối với nhóm hộ sản xuất xoài theo tiêu chuẩn GAP thì kinh nghiệm sản xuất xoài trung bình là 16,3 năm.
- và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, xử lý nghịch vụ, phòng trừ dịch hại… qua đó hiệu quả sản xuất xoài sẽ được nâng cao..
- Diện tích đất trồng xoài cát của 2 nhóm hộ:.
- Kết quả cũng cho thấy nhóm hộ sản xuất xoài theo GAP có quy mô tương đối lớn hơn nhóm hộ sản xuất truyền thống (0,81ha và 0,58 ha).
- Điều này cho thấy trong sản xuất theo tiêu chuẩn GAP thì đòi hỏi diện tích của nông hộ tương đối lớn để thuận lợi áp dụng các quy trình kỹ thuật, chất lượng đồng nhất, sản lượng đủ lớn để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các công ty chế biến và xuất khẩu..
- Kết quả cũng cho thấy nhóm hộ sản xuất theo tiêu chuẩn GAP tham gia tập huấn nhiều hơn hẳn nhóm hộ truyền thống, cụ thể trong 66 hộ sản xuất GAP thì có 100% hộ tham gia tập huấn, trong khi đó đối với hộ sản xuất truyền thống chỉ chiếm tỷ lệ 46%, bởi vì khi tham gia vào sản xuất theo tiêu chuẩn GAP thì các nông hộ đều được tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất xoài phải đạt tất cả các tiêu chí theo quy định (quy định về giống xoài, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, ghi sổ nhật ký sản xuất, sử dụng nguồn nước.
- và trình độ canh tác xoài của nông dân tham gia sản xuất GAP cũng ngày càng được nâng cao, việc ứng dụng tiến bộ mới vào sản xuất cũng tốt hơn nhóm hộ không tham gia sản xuất GAP..
- Hình 1: Cơ cấu giống xoài trồng theo 2 nhóm hộ sản xuất Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 200 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013.
- Tiêu thụ xoài cát của 2 nhóm hộ: Nông dân sản xuất xoài cát có rất nhiều kênh tiêu thụ sản phẩm, qua kết quả khảo sát tình hình tiêu thụ xoài.
- Đối với 02 nhóm hộ sản xuất.
- Bảng 2: Tiêu thụ xoài cát của 2 nhóm hộ sản xuất xoài.
- Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 200 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013 Giá thành, giá bán, sản lượng và doanh thu xoài cát: Kết quả điều tra cho thấy xoài cát được nông hộ sản xuất từ 1 đến 3 vụ/năm, năng suất bình quân chung đạt 16,5 tấn/ha/năm tấn/ha/năm), giá bán bình quân của xoài cát là 13.681 đồng/kg đồng/kg), chi phí bình quân để sản xuất 1 kg xoài của nông hộ là 6.021 đồng đồng/kg), doanh thu bình quân chung của nông hộ sản xuất xoài đạt 206,6 triệu đồng/ha/năm triệu đồng/ha/năm).
- Đối với mô hình sản xuất xoài truyền thống có năng suất bình quân chung đạt 16,73 tấn/ha/năm.
- Giá bán bình quân của xoài cát là 12.701 đồng/kg, chi phí bình quân để sản xuất 1 kg xoài của nông hộ là 5.892 đồng, doanh thu bình quân chung của nông hộ sản xuất xoài đạt 196,9 triệu đồng/ha/năm.
- Mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP có năng suất bình quân chung đạt 16,18 tấn/ha/năm, giá bán bình quân của xoài cát là 15.670 đồng/kg, chi phí bình quân để sản xuất 1 kg.
- xoài của nông hộ là 6.282 đồng, doanh thu bình quân chung của nông hộ sản xuất xoài cát đạt 226,2 triệu đồng/ha/năm..
- Từ kết quả trên cho thấy, nhóm hộ sản xuất xoài cát theo truyền thống đại trà có năng suất bình quân cao hơn nhóm hộ sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP 0,55 tấn/ha, nhưng giá bán bình quân thấp hơn nhóm hộ sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 2.969 đồng/kg, tỷ lệ xoài loại I cũng thấp hơn nhóm hộ GAP là 2% (nhóm truyền thống đại trà có tỷ lệ xoài loại I là 19,9%, nhóm sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 21,9.
- nên doanh thu của nhóm hộ truyền thống đại trà thấp hơn nhóm hộ sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP 29,3 triệu đồng/ha/năm..
- 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xoài cát của nông hộ.
- Yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xoài cát theo mô hình sản xuất truyền thống.
- Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng (tấn/1000 m 2 ) xoài cát.
- X 3 : Kinh nghiệm sản xuất (năm .
- Vì vậy, ta có thể kết luận rằng sản lượng xoài Y (biến phụ thuộc) chịu ảnh hưởng bởi các biến độc lập: kinh nghiệm sản xuất (X 3.
- Kết quả nghiên cứu trước đây và qua nhận định của người dân cho thấy rằng nếu nông hộ đầu tư thâm canh hợp lý ở các khâu trong quá trình sản xuất (tỉa cành tạo tán, bón phân, xử lý trái, dưỡng trái, phòng trừ dịch hại trên xoài) thì sản lượng xoài sẽ tăng, nghĩa là năng suất xoài chưa đạt đến mức cao nhất và chi phí đầu tư của nông hộ vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sản lượng của vườn xoài.
- Thực tế khảo sát nông hộ cho thấy nhóm hộ sản xuất xoài cát truyền thống đại trà có.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xoài cát theo mô hình GAP.
- Bảng 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng xoài cát (tấn/1000 m 2 ) mô hình GAP.
- Số liệu Nguồn: điều tra thực tế 200 nông hộ tỉnh Đồng Tháp, 2013 Kết quả cho thấy rằng nếu nông hộ đầu tư chi phí thâm canh hợp lý ở các khâu trong quá trình sản xuất thì sản lượng xoài sẽ tăng, nghĩa là năng suất xoài chưa đạt đến mức cao nhất và chi phí đầu tư của nông hộ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng sản lượng của vườn xoài.
- Thực tế khảo sát nông hộ cho thấy nhóm hộ sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP có trình độ học vấn cấp 3 (47.
- Qua kết quả mô hình phân tích hồi qui cho thấy kinh nghiệm sản xuất là yếu tố tác động đến.
- Trong khi đó, mức độ đầu tư ngày công lao động trong sản xuất xoài đã đạt đến ngưỡng năng suất biên giảm dần, nghĩa là đầu tư thêm ngày công lao động thì sản lượng xoài có khuynh hướng sẽ giảm dần.
- Khi nông hộ ứng dụng kỹ thuật bao trái trong sản xuất.
- 3.4 Phân tích hiệu quả tài chính 2 mô hình sản xuất xoài cát.
- Kết quả điều tra về chi phí, thu nhập của 2 mô hình sản xuất xoài cát vùng nghiên cứu được trình bày ở Bảng 5.
- Kết quả phân trích cho thấy chi phí trung bình của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 75,967 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình sản xuất xoài cát truyền thống đại trà là 4,597 triệu đồng/ha (6,44.
- Mô hình xoài cát truyền thống có chi phí là 71,369 triệu đồng/ha, nguyên nhân là do mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP có chi phí phân bón cao hơn 459.000 đồng/ha, chi phí bao trái cao hơn 3,599 triệu đồng/ha so với mô hình truyền thống.
- Tuy nhiên, mô hình truyền thống có chi phí thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 1,873 triệu đồng/ha.
- Tổng chi phí đầu tư mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP cao hơn mô hình sản xuất xoài cát truyền thống là 4,751 triệu đồng/ha..
- Doanh thu của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 226,243 triệu đồng/ha cao hơn mô hình sản xuất xoài cát truyền thống là 29,342 triệu đồng/ha (14,9.
- Mô hình sản xuất xoài truyền thống có doanh thu là 196,901 triệu đồng/ha.
- Lợi nhuận (có chi phí lao động gia đình) và Lợi nhuận (không tính chi phí lao động gia đình) của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP lần lượt cao hơn mô hình sản xuất xoài truyền thống là 24,591 triệu đồng/ha và 24,744 triệu đồng/ha..
- Từ những phân tích trên, chúng ta có thể kết luận là chi phí của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP cao hơn mô hình sản xuất xoài cát truyền thống (kể cả chi phí công gia đình) nhưng doanh thu, lợi nhuận và các tỷ số tài chính khác….
- hiệu quả hơn mô hình sản xuất xoài cát theo truyền thống đại trà..
- Kết quả kiểm định một số chỉ tiêu tài chính của 2 mô hình sản xuất xoài.
- thể kết luận rằng chỉ tiêu chi phí bao trái ở mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với mô hình sản xuất xoài cát truyền thống đại trà ở mức ý nghĩa (α.
- Chỉ tiêu doanh thu của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với mô hình sản xuất xoài cát truyền thống đại trà ở mức ý nghĩa (α =5.
- các chỉ tiêu lợi nhuận (có chi phí công gia đình) và lợi nhuận (không chi phí công gia đình) của mô hình sản xuất xoài Cát theo tiêu chuẩn GAP lớn hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với mô hình sản xuất xoài cát truyền thống đại trà ở mức ý nghĩa (α.
- Các chỉ tiêu còn lại của 2 mô hình sản xuất xoài cát như: chi phí đầu tư, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lao động thuê, chi phí tưới, chi phí công gia đình… không có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê..
- Qua đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ, phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội trong sản xuất và tiêu thụ xoài của nông hộ, một số nhóm giải pháp được đề xuất như sau:.
- Liên kết với các Viện, Trường… tiếp tục chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới đối với sản xuất xoài cát, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương;.
- Có kế hoạch, chương trình hoàn chỉnh cơ cấu giống xoài sản xuất tại địa phương theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Giải pháp về tổ chức sản xuất.
- Tổ chức lại sản xuất theo xu thế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng gắn với thương hiệu xoài.
- Thành lập các Tổ liên kết, Hợp tác xã trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xoài Cát..
- Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường, từ đó Nhà nước, Nhà khoa học có kế hoạch, định hướng sản xuất cho người nông dân..
- Bảng 5: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận/ha/năm mô hình sản xuất xoài cát theo 2 nhóm hộ..
- Liên kết với Viện Cây ăn quả miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và các Tổ chức khoa học khác trong việc nghiên cứu, duy trì, tuyển chọn và đưa vào sản xuất các giống xoài phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương và tập quán sản xuất của nông dân..
- mô) để sản xuất các giống xoài đảm bảo đồng nhất về chất lượng và với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu thị trường..
- Từng bước cơ giới hóa các khâu trong sản xuất xoài cát (làm đất, tưới nước, bón phân, tỉa cành tạo tán…) nhằm giảm chi phí đến mức tối ưu trong sản xuất..
- Lập quy hoạch, đề án, dự án phát triển sản xuất xoài phù hợp với thế mạnh của địa phương;.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất xoài trên địa bàn trong việc tái chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa..
- Ban hành các chính sách, thủ tục kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng nhằm hướng nông dân sản xuất sản phẩm an toàn và tiến đến thị trường xuất khẩu..
- Hỗ trợ các Hợp tác xã đủ điều kiện sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP xây dựng nhà sơ chế, đóng gói, tái chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa..
- Kết quả nghiên cứu 200 nông hộ sản xuất xoài cát tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy nguồn lực nông hộ ở 2 mô hình sản xuất xoài cát có sự khác biệt nhưng chênh lệch nhau không nhiều, có 83,5%.
- nông hộ sản xuất xoài Cát 2 vụ/năm, vụ thuận bắt đầu vào tháng 12 đến cuối tháng 4, vụ nghịch sớm từ tháng 3 đến cuối tháng 6 và vụ nghịch muộn từ tháng 7 đến cuối tháng 11 (Dương lịch).
- Qua phân tích, so sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất xoài cho thấy sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP đạt hiệu quả cao hơn mô hình sản xuất truyền thống, yếu tố tạo nên khác biệt giữa 2 mô hình là do doanh thu của mô hình sản xuất xoài cát theo tiêu chuẩn GAP là 226,243 triệu đồng/ha cao hơn mô hình truyền thống là 29,342 triệu đồng/ha (14,9.
- Lợi nhuận (có chi phí công gia đình) và lợi nhuận (không tính chi phí công gia đình) của mô hình GAP lần lượt cao hơn mô hình sản xuất xoài cát truyền thống đại trà là 24,591triệu đồng/ha và 24,744 triệu đồng/ha..
- Giải pháp để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị ngành hàng xoài cát tỉnh Đồng Tháp.
- Đánh giá thực trạng và phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Báo cáo tình hình sản xuất xoài tỉnh Đồng Tháp.
- Hội thảo sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp năm 2012..
- Sản xuất xoài rải vụ theo hướng GAP tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- So sánh hiệu quả sản xuất xoài và xoài xen chanh tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng