« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG.
- Nông nghiệp, vùng ven biển, sự hiệu quả, hệ thống thủy lợi, nguồn tài nguyên nước mặt.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.
- Kết quả cho thấy, hệ thống canh tác nông nghiệp của Sóc Trăng phụ thuộc lớn vào các công trình thủy lợi, nhất là điều tiết nguồn nước cho sản xuất.
- Hệ thống thuỷ lợi ngăn cản các tác động phức tạp của mặn, từ đó hệ thống làm suy giảm thiệt hại cho canh tác nông nghiệp.
- Tuy nhiên, mật độ các công trình phân bố không đồng đều, một số công trình đã xuống cấp và không thể điều tiết nước hiệu quả.
- Bên cạnh đó, thông qua việc vận hành hệ thống thuỷ lợi, bối cảnh kinh tế - xã hội và môi trường đã có sự thay đổi lớn.
- Hiệu quả về các khía cạnh kinh tế, xã hội được cải thiện đáng kể, song các tiêu chí môi trường có xu hướng suy giảm do các công trình thủy lợi đã làm thay đổi đặc tính môi trường tự nhiên, nhất là chất lượng đất và nước..
- Đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở khu vực hạ nguồn sông Mekong với lao động chủ yếu thuộc nhóm ngành nông nghiệp và thủy sản..
- Hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt của vùng được sử dụng để phục vụ cho cấp và thoát nước tại những vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu vào mùa khô trong quá khứ và mùa mưa trong những năm gần đây.
- Những khó khăn về nước của vùng chủ yếu liên quan đến sự phân phối nguồn nước không đồng đều cho thâm canh lúa ở khu vực thượng nguồn và bất đồng về tập quán canh tác giữa các mô hình sản xuất nông nghiệp khác nhau ở khu vực hạ lưu và ven biển (Đang Kieu Nhan et al., 2007).
- Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của ĐBSCL, việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp trên nền các hệ sinh thái đất ngập nước với yêu cầu điều kiện tự nhiên về nước và đất khác nhau đã làm việc quản lý nguồn tài nguyên nước ngày càng trở nên phức tạp (Tran Dang An et al., 2014.
- Vì vậy, việc tìm kiếm những giải pháp thích hợp rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời vẫn duy trì sự cân bằng của môi trường tự nhiên, từ đó làm giảm mức độ dễ bị tổn thương đối với sinh kế của người dân (Trần Trí Trung, 2015)..
- tư nâng cấp, làm mới để đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp ở Sóc Trăng trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại về xây dựng, vận hành và quản lý dẫn đến việc chưa tối ưu hóa được khả năng sử dụng của hệ thống thủy lợi (Mai Viết Văn và ctv., 2010)..
- Từ các vấn đề trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp tại vùng ven biển ĐBSCL với vùng nghiên cứu tỉnh Sóc Trăng và phân tích các thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác vận hành công trình thủy lợi trong sản xuất..
- 1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng 2016 UBND tỉnh Sóc Trăng 2 Báo cáo tổng kết về canh tác nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng 2016 Sở Nông nghiệp và Phát triển.
- nông thôn tỉnh Sóc Trăng 3 Thông tin và bản đồ về hệ thống công trình thủy lợi.
- Thông tin và bản đồ hệ thống sông ngòi tự nhiên 2016 Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng.
- Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 10 cán bộ quản lý, trong đó có 2 cán bộ ở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, 8 cán bộ tại Phòng Nông nghiệp/Kinh.
- tiêu chí của khối thứ 8 về quan trắc và kỹ thuật trong bộ tiêu chí 10 khối đánh giá quản trị nguồn nước (van Rijswick et al., 2014b) về đánh giá quan trắc và kỹ thuật do đây là khối phù hợp và phản ánh được các khía cạnh về hệ thống công trình thủy lợi mà nghiên cứu đang hướng đến.
- Đồng thời, hiệu quả của hệ thống thủy lợi đạt được thông qua phân tích hiệu quả các mục tiêu kinh tế - canh tác, xã hội và môi trường với các nhóm tiêu chí thành phần đi kèm để đánh giá các mục tiêu (Hình 2)..
- Hình 2: Các mục tiêu và tiêu chí đánh giá hệ thống thủy lợi kèm theo.
- Các số liệu được xử lý thống kê mô tả và thể hiện dưới dạng các biểu đồ, biểu bảng để phân tích mức độ hiệu quả của việc vận hành hệ thống thủy lợi.
- Hiệu quả của hệ thống thủy lợi được đánh giá trên cơ sở hiệu quả các mục tiêu kinh tế, xã hội và.
- môi trường trước và sau khi vận hành hệ thống thủy lợi.
- Mức độ hiệu quả được phân chia theo 5 mức độ 1 từ thấp đến cao và các mức độ này được ghi nhận các giá trị phần trăm thông qua đánh giá từ 120 hộ dân tại vùng nghiên cứu..
- Các yếu tố đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy lợi được xác định theo nguyên tắc đánh giá tiêu chí và chỉ thị của Mendoza và Macoun (1999).
- Việc đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy lợi được thực hiện theo 3 bước chính: (1) xây dựng mục tiêu và tiêu chí.
- và (3) đánh giá hiệu quả..
- Phương pháp phân tích điểm mạnh – yếu – cơ hội – thách thức (SWOT) (FME, 2013) được áp dụng để phân tích các khía cạnh thuận lợi và khó khăn của hệ thống canh tác nông nghiệp được phân tích thông qua các đánh giá của chính người canh tác và cán bộ quản lý tại địa phương.
- Các thuận lợi và khó khăn được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá các cơ hội và thách thức đối với việc canh tác nông nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp vận hành hiệu quả hệ thống công trình thủy lợi.
- nghiệp và tài nguyên nước từ Trường Đại học Cần Thơ và 10 cán bộ quản lý nguồn nước mặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế/nông nghiệp của các huyện.
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng hệ thống thủy lợi.
- Hệ thống thủy lợi trong vùng hiện nay bao gồm các công trình thành phần: hệ thống kênh cấp nước, trạm đo mặn, cống ngăn mặn, trạm bơm điều tiết.
- Hình 3 phản ánh sự phân bố không gian của các nhóm công trình thủy lợi tại tỉnh Sóc Trăng và các khu vực nghiên cứu thành phần..
- Nguồn nước của hệ thống kênh tại vùng nghiên cứu được cung cấp từ sông Hậu – một trong 2 nhánh sông chính của sông Mê Công tại ĐBSCL..
- Có thể thấy, hệ thống kênh trên địa bàn vùng nghiên cứu chằng chịt và rộng khắp, vì vậy nguồn nước được vận chuyển và cung cấp cho nhiều khu vực, nhất là những khu vực nằm sâu bên trong nội đồng, xa nguồn nước ngọt từ các sông lớn..
- Hình 3: Hiện trạng phân bố hệ thống thủy lợi tỉnh Sóc Trăng và các khu vực nghiên cứu thành phần Thêm vào đó, hệ thống công trình cống ngăn.
- Vì vậy, tại khu vực ven biển, hệ thống thủy lợi là yếu tố rất cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp..
- 3.2 Hiệu quả của hệ thống thủy lợi.
- Trước khi các công trình thủy lợi được xây dựng, chủ yếu là cống ngăn mặn, trạm đo mặn và các kênh thủy lợi, hiệu quả của việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn chung đạt mức thấp (Hình 4)..
- Hình 4: Các giá trị đạt được của các tiêu chí đánh giá trước khi xây dựng hệ thống công trình thủy lợi theo kết quả đánh giá từ 120 hộ dân.
- Về khía cạnh kinh tế, mức độ hiệu quả của việc đầu tư ban đầu tương đối thấp (45,8%) trong khi hiệu quả thu nhập đạt ở mức tương đương với chi phí đầu tư, điều này đồng nghĩa với việc thu nhập gần như bằng với vốn đầu tư ban đầu, từ đó dẫn đến hiệu quả về mặt lợi nhuận không khả quan trong giai đoạn chưa có hệ thống thủy lợi.
- Hơn nữa, các rủi ro trong sản xuất cũng như khó khăn trong bơm, xả nước nằm ở mức khá cao, với hiệu quả ở mức rất thấp lần lượt là 42,4% và 48,3% do hiệu quả của việc giảm rủi ro trong sản xuất và hiệu quả về bơm, xả nước lần lượt chỉ đạt ở mức tương đối.
- Các tiêu chí nhóm kinh tế không đạt được hiệu quả trước khi vận hành hệ thống thủy lợi, phần lớn tập trung ở mức độ thấp và trung bình..
- Tương tự với các chỉ tiêu về kinh tế, khoảng 40% người dân cho rằng các yếu tố về khía cạnh xã hội bao gồm: y tế, giáo dục và giao thông nằm trong khoảng giá trị thấp và khía cạnh an ninh trật tự tương đối tốt khi chưa vận hành hệ thống thủy lợi.
- Vì thời điểm trước khi hệ thống thủy lợi được xây dựng, các công trình, cơ sở hạ tầng tại địa phương nói chung còn rất thô sơ và cũ kỹ.
- Tuy nhiên, do nhìn nhận của người dân giai đoạn này chưa cao nên ý thức trong bảo vệ môi trường còn thấp, các nguồn thải trong sản xuất nông nghiệp tác động nhiều đến nguồn nước và việc đốt đồng đã ảnh hưởng và làm giảm chất lượng không khí xung quanh.
- Như vậy, trong giai đoạn khi hệ thống thủy lợi chưa được phát triển tại địa phương, các tiêu chí xem xét đều chưa đạt hiệu quả cao.
- Các tiêu chí sau khi có sự vận hành của các công trình thủy lợi được ghi nhận đã có những sự thay đổi đáng kể (Hình 5).
- Đối với nhóm yếu tố kinh tế, các tiêu chí đều ghi nhận sự tăng lên và đạt mức khá cao, từ mức kém trước khi có hệ thống.
- thủy lợi lên mức tương đối, cao và rất cao.
- Chi phí đầu tư ban đầu đã giảm xuống và mức hiệu quả tập trung ở mức khá cao (50.
- Thêm vào đó, hiệu quả về phòng tránh rủi ro và điều tiết nguồn nước cho sản xuất cũng được nâng cao hơn so với trước khi vận hành các công trình thủy lợi, các giá trị đều đạt mức khá cao (50%)..
- Đối với nhóm yếu tố xã hội, kết quả phân tích cũng cho thấy mức hiệu quả của tất cả các tiêu chí đều cải thiện đạt mức cao và rất cao (khoảng 70.
- các công trình thủy lợi được xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, các công trình được duy tu, sửa chữa góp.
- Hình 5: Các giá trị đạt được của các tiêu chí đánh giá sau khi xây dựng hệ thống công trình thủy lợi theo kết quả đánh giá từ 120 hộ dân.
- Như vậy, sau khi xây dựng và vận hành hệ thống thủy lợi vào canh tác nông nghiệp, các tiêu chí nhóm kinh tế và xã hội đã có sự tăng lên và cải thiện đáng kể, từ mức kém và thấp lên mức tương đối, cao và thậm chí là rất cao.
- Song, khía cạnh môi trường cũng đang có xu hướng bị suy giảm do tác động từ việc vận hành hệ thống thủy lợi.
- Cụ thể, có 10/11 tiêu chí trong tất cả 3 nhóm yếu tố đạt hiệu quả cao hơn sau khi hệ thống thủy lợi được xây dựng.
- Tuy nhiên, về các tiêu chí môi trường, nhất là chất lượng đất đang bị suy giảm do sự thay đổi về lượng phù sa và sự gia tăng các chế phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp.
- Vì vậy, việc vận hành hệ thống thủy lợi cần được xem xét và hướng đến các biện pháp vừa giúp duy trì hiệu quả kinh tế - xã hội và giảm các nguy cơ dẫn đến các tác động bất lợi cho hệ sinh thái môi trường tự nhiên..
- Hình 6: Mức độ quan tâm của người sử dụng nước đối với hiệu quả các mục tiêu mà hệ thống thủy lợi mang lại theo kết quả đánh giá từ 120 hộ dân.
- Thêm vào đó, sự quan tâm đối với hiệu quả các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường mà các công trình thủy lợi mang lại cũng ghi nhận sự khác biệt (Hình 6).
- Yếu tố kinh tế là yếu tố được quan tâm nhiều nhất khi xem xét đến của hệ thống thủy lợi..
- Điều này góp phần giải thích rõ hơn sự hiệu quả sau khi vận hành các công trình nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp tập trung vào nhóm chỉ tiêu về kinh tế và xã hội, nhóm mục tiêu môi trường bị giảm xuống..
- Đồng thời, đây cũng có thể xem là một bất lợi đối với việc vận hành hệ thống công trình thủy lợi, khi mà người sử dụng đã và đang quan tâm quá nhiều về khía cạnh hiệu quả về chi phí – lợi ích mà chưa xem xét nhiều đến các tác động có thể xảy ra cho môi trường tự nhiên.
- Ngoài ra, để kiểm tra kết quả tính toán hiệu quả, các thông tin về đánh giá của những người sử dụng nước mặt cho canh tác nông nghiệp đã được ghi nhận.
- Hầu hết người dân cho rằng việc canh tác nông nghiệp gắn bó mật thiết với hệ thống thủy lợi, các công trình cống ngăn mặn, kênh thủy lợi, các trạm thông tin mặn rất cần thiết cho việc sản xuất.
- Bên cạnh đó, người sử dụng nước khá hài lòng với hệ thống thủy lợi hiện hành vì nó đáp ứng được nhu cầu bơm tác cũng như thường xuyên được trùng tu, sửa chữa.
- Từ đây có thể thấy rằng việc các kết quả đánh giá về hiệu quả của hệ thống thủy lợi là có cơ sở và tin cậy..
- Tuy nhiên, công tác vận hành hệ thống trong suốt quá trình canh tác lại chưa được đánh giá cao (Hình 7).
- Các đối tượng vận hành cống đôi khi còn chủ quan và mang tư tưởng lợi ích cá nhân, kéo theo sự mong muốn và sẵn lòng tham gia vào vận hành hệ thống của người sử dụng nước rất thấp, nằm trong khoảng từ không muốn tham gia đến mức độ tương đối (khoảng 70.
- Đặc biệt, chi phí về sử dụng nước ở các khu vực có đầu tư các công trình tư nhân như trạm bơm xả nước, công trình được đầu tư ngoài nhà nước hiện nay được phản ánh còn khá cao và tại một số khu vực canh tác, chi phí sử dụng nước vẫn còn chưa nhận được sự chấp thuận từ các bên, vì vậy dẫn đến hiệu quả về mặt chi phí vận hành kém..
- Hình 7: Đánh giá của người dân về hiệu quả vận hành hệ thống thủy lợi dựa theo kết quả đánh giá từ 120 hộ dân.
- 3.3 Phân tích các điểm mạnh yếu và đề xuất giải pháp cho hệ thống canh tác nông nghiệp.
- Kết quả phỏng vấn 10 cán bộ Phòng nông nghiệp/kinh tế các huyện Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Long Phú và Vĩnh Châu cho thấy nền nông nghiệp của vùng đã tồn tại qua nhiều niên đại nên con người và điều kiện của vùng đã thích nghi và tương tác tốt với hệ thống canh tác này.
- vấn kế thừa đất canh tác và các kỹ năng từ các thế hệ trước) là yếu tố cơ sở để thực hiện việc tối ưu hóa nền nông nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất ưu việc mang lại hiệu quả cao.
- Bên cạnh đó, theo các báo cáo tổng kết của các phòng Nông nghiệp/Kinh tế các địa phương, nguồn lao động về nông nghiệp nhìn chung ngày càng có trình độ cao về cả văn hóa lẫn chuyên môn thông qua tiếp cận giáo dục từ các Viện/Trường trong khu vực và tập huấn định kỳ 3 – 4 lần/năm về các kỹ thuật canh tác do Phòng nông nghiệp phối hợp với UBND các xã tổ chức sẽ là điều kiện rất tốt để tận dụng và đẩy mạnh việc gia tăng lợi ích từ hệ thống canh tác nông nghiệp.
- Theo các chuyên gia từ Đại học Cần Thơ cũng như các cán bộ quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn tài nguyên nước trong vùng chịu tác động bởi nhiều yếu tố phức tạp từ nước biển dâng và mặn xâm nhập gia tăng, đồng thời nguồn nước ngọt trong vùng cũng khá phức tạp do cân bằng giữa nước thượng nguồn và triều từ biển không ổn định.
- Kết quả phỏng vấn tất cả cán bộ quản lý và 120 hộ dân cho thấy, xâm nhập mặn đang là vấn đề khó khăn mà công tác quản lý và người canh tác nông nghiệp phải đối mặt.
- Các yếu tố này có thể làm gia tăng rủi ro do các thay đổi tự nhiên, dẫn đến các tác động bất lợi cho nền nông nghiệp hoặc các cực đoan khí hậu làm xáo trộn hệ thống canh tác.
- Điều này có thể dẫn đến việc sử dụng nguồn tài nguyên và các giá trị đầu ra của chuỗi sản xuất đạt hiệu quả thấp, đồng thời người sản xuất cũng sẽ trở nên bị động với những thay đổi của các yếu tố bên ngoài, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và các thay đổi của nhà ra quyết định.
- Hơn nữa, về khía cạnh kiến thức, nhận định của người sản xuất nông nghiệp tại địa phương về tác động qua lại giữa hệ thống canh tác và các yếu tố tự nhiên còn nhiều hạn chế, hơn.
- 90% người dân cho rằng hệ thống canh tác ít bị phụ thuộc các yếu tố tự nhiên.
- Các công trình thủy lợi nhìn chung được đầu tư xây dựng tại tất cả các vùng canh tác của tỉnh Sóc Trăng.
- Tuy nhiên, số lượng các công trình phụ thuộc vào từng vùng canh tác cụ thể tại từng địa phương và một số hệ thống đã bị xuống cấp và vận hành kém hiệu quả..
- Hệ thống thủy lợi đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác nông nghiệp tại một tỉnh thuộc khu vực ven biển như Sóc Trăng.
- Cụ thể, hệ thống thủy lợi đã góp phần nâng cao trực tiếp sự hiệu quả của các yếu tố kinh tế và xã hội (10/11 tiêu chí), thay đổi đáng kể hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống canh tác của vùng.
- Tuy nhiên, mục tiêu môi trường ghi nhận sự hiệu quả chưa cao và có dấu hiệu bị suy giảm..
- Hệ thống canh tác nông nghiệp của vùng có nhiều thế mạnh, song cũng đối mặt với nhiều bất lợi.
- Bên cạnh hệ thống thủy lợi, các kiến thức về hệ thống canh tác và hệ sinh thái tự nhiên đến các đối tượng sử dụng nước cần được bổ sung đầy đủ hơn..
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phát triển thủy lợi vùng bán đảo Cà Mau ứng phó biến đổi khí hậu: 1.
- Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên đặc tính tài nguyên nước mặt tại tỉnh Sóc Trăng..
- Đánh giá công tác quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất ở tỉnh Sóc Trăng.
- Thực trạng và giải pháp xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng phát triển nền nông nghiệp đa dạng và hiện đại.
- Môi trường .
- Quản lý hệ thống công trình thủy lợi và sinh kế cộng đồng khai thác thủy sản vùng bán đảo Cà Mau