« Home « Kết quả tìm kiếm

ĐáNH GIá KếT QUả KINH Tế Xã HộI CủA CáC KHU DÂN CƯ VƯợT Lũ Ở TỉNH AN GIANG Và THàNH PHố CầN THƠ Và Đề XUấT CáC GIảI PHáP PHáT TRIểN


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả kinh tế - xã hội tại các khu dân cư vượt lũ (KDCVL) tại tỉnh An Giang và Tp.
- Cần Thơ theo phương pháp so sánh trước – sau (pre- post comparison method) các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội của hộ dân trước và sau khi đến định cư tại các KDCVL và phương pháp DID (difference in differences method) để so sánh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội giữa các hộ dân định cư trong và ngoài KDCVL.
- Kết quả phân tích cho thấy, sau khi vào KDCVL, số hộ dân không đất sản xuất tăng, quy mô đất sản xuất giảm, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp, giảm lao động trong nông nghiệp và tăng tỷ lệ người không có việc làm..
- Thu nhập của hộ giảm nhẹ so với trước khi vào KDCVL.
- Thu nhập của hộ trong KDCVL giảm so với hộ định cư ngoài KDCVL.
- Sau khi vào KDCVL, hộ dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vu y tế, giáo dục, văn hoá và xã hội tốt hơn trước đây..
- Từ khóa: khu dân cư, khu dân cư vượt lũ, đồng bằng sông Cửu Long.
- Trong giai đoạn các tỉnh ngập lũ ĐBSCL đã phát triển Chương trình xây dựng 1.043 khu dân cư vượt lũ cho 200.000 hộ với tổng kinh phí hơn 3.200 tỷ đồng.
- Với phương châm “an cư, lạc nghiệp” thì việc thành lập các khu dân cư vượt lũ đã góp phần ổn định nơi ở cho người dân vùng ngập lũ.
- Tuy nhiên, sau 3 năm triển khai Chương trình xây dựng khu dân cư vượt lũ (KDCVL) đã phát sinh nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cần được quan tâm cho các hộ dân như việc làm, sinh hoạt xã hội, các hoạt động tạo thu nhập,… nhằm ổn định đời sống tại nơi ở mới.
- Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “đánh giá kết quả kinh tế-xã hội các khu dân cư vượt lũ tại tỉnh An Giang và Tp.
- Số liệu thứ cấp bao gồm các chính sách đầu tư và báo cáo tình hình đầu tư xây dựng các khu dân cư vượt lũ được thu thập từ UBND các cấp và Sở Xây dựng địa phương..
- Số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua phỏng vấn bán cấu trúc các đơn vị liên quan đến khu dân cư vượt lũ như các Sở, UBND cấp xã có KDCVL và phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi với 372 hộ dân, trong đó có 281 hộ dân tại 28 KDCVL thuộc 10 huyện của tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ, số khu dân cư vượt lũ được điều tra chiếm khoảng 30% số KDCVL được xây dựng trên địa bàn và 91 hộ dân đạt tiêu chí xét chọn vào KDCVL nhưng sinh sống bên ngoài (chưa vào KDCVL) nhằm so sánh sự khác biệt về sự thay đổi giữa hộ dân trong KDCVL và ngoài KDCVL..
- Các số liệu điều tra tập trung vào các điều kiện kinh tế - xã hội của hộ dân trước 1- 3 năm và sau 1-3 năm so với năm đến định cư tại nơi ở mới.
- Vì thời điểm đến định cư của các hộ dân không giống nhau nên số năm xác định các điều kiện kinh tế - xã hội của hộ dân trước khi đến KDCVL phụ thuộc vào số năm đã định cư tại KDCVL..
- Để đánh giá sự thay đổi về kinh tế xã hội của hộ dân cư, chúng tôi dùng phương pháp so sánh các chỉ tiêu về kinh tế xã hội của hộ dân giữa 2 giai đoạn trước và sau khi định cư tại KDCVL..
- Để đo lường ảnh hưởng của chính sách xây dựng KDCVL, chúng tôi tính toán các chỉ tiêu đo lường các điều kiện về kinh tế - xã hội của hộ dân trong các năm trước và sau khi định cư ở các KDCVL.
- Để so sánh sự thay đổi về thu nhập của hộ trước và sau khi vào KDCVL, chúng tôi quy đổi giá trị thu nhập của hộ về cùng một điểm thời gian, năm 0 (năm 0 là năm đến định cư tại KDCVL) với suất chiết khấu là 6%..
- Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ dân trong KDCVL, mô hình hồi quy được sử dụng có dạng:.
- Y: Thu nhập bình quân đầu người trong hộ;.
- LĐNNN: Số lượng lao động ngoài nông nghiệp;.
- LĐTNN&NNN: Số lượng lao động vừa làm nông nghiệp và làm ngoài NN;.
- 3.1 Thay đổi đất sản xuất trước và sau khi định cư tại khu dân cư vượt lũ Kết quả điều tra ở Bảng 1 cho thấy, trong 281 hộ điều tra có 68 hộ có đất sản xuất nông nghiệp trước khi đến KDCVL, chiếm 24,2% tổng số hộ điều tra.
- Sau khi đến định cư tại KDCVL có 17 hộ đã bán hết đất sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ hộ tại KDCVL có đất sản xuất là 18,1%, giảm 6,1% so với trước khi vào KDCVL..
- Kết quả kiểm định thống kê (kiểm định phi tham số Wilcoxon), với mức ý nghĩa 1%, diện tích đất sản xuất trung bình của hộ dân cư trước khi vào KDCVL là 0,47 ha, sau khi vào KDCVL là 0,33 ha, giảm 0,14 ha.
- Bên cạnh đó, trước khi vào KDCVL có 54% số hộ có diện tích đất sản xuất hơn 0,4 ha (4.000 m 2.
- sau khi vào KDCVL chỉ có 21,5% số hộ có quy mô này (Bảng 1).
- Như vậy, sau khi vào KDCVL số hộ có đất sản xuất giảm và quy mô đất sản xuất cũng giảm do một số.
- thiếu lao động (9.
- Bảng 1: Thay đổi về đất sản xuất và quy mô đất của hộ dân trong khu dân cư vượt lũ.
- Sau sau khi vào KDC.
- lệch Sau-trước 1 Tỷ lệ hộ điều tra có đất sản xuất .
- 3.2 Thay đổi về việc làm.
- Sau khi vào KDCVL, việc làm trực tiếp và gián tiếp trong nông nghiệp giảm đáng kể.
- Trước khi vào KDCVL, bình quân mỗi hộ gia đình có 2,11 lao động làm việc trong nông nghiệp.
- nhưng sau khi vào KDCVL, cùng với việc bán bớt một số đất sản xuất để trang trải nợ nần, số lượng lao động nông nghiệp giảm còn 1,83 lao động/hộ.
- Bên cạnh đó, số lượng lao động làm thuê trong nông nghiệp cũng giảm từ 2,76 lao động/hộ còn 2,45 lao động sau khi vào KDCVL (Hình 1)..
- Làm thuê trong NNo Làm thuê ngoài NNo Nông nghiệp (t.trọt,.
- Hình 1: Thay đổi về cơ cấu lao động trong 281 hộ điều tra tại khu dân cư vượt lũ.
- Ngược lại, sau khi vào KDCVL, việc làm trực tiếp và gián tiếp trong lĩnh vực phi nông nghiệp gia tăng đáng kể.
- Đồng thời, số lao động chuyên làm thuê phi nông nghiệp (thợ hồ, công nhân trong các nhà máy xay xát, lò gạch, lò đường.
- 3.3 Thay đổi về thu nhập.
- 3.3.1 Thay đổi về thu nhập bình quân hộ.
- Bảng 2: Thay đổi về thu nhập của hộ.
- Nguồn thu nhập.
- Tổng thu nhập bình quân hộ ns.
- Thu nhập bình quân của hộ hầu như không thay đổi nhưng có sự chuyển dịch trong các nguồn thu nhập của hộ.
- Thu nhập từ trồng trọt giảm từ 5,5 triệu đồng/hộ xuống còn 3,7 triệu đồng/hộ, thu nhập từ chăn nuôi giảm từ 2,6 triệu đồng/hộ xuống còn 1,5 triệu đồng/hộ, thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp giảm từ 7,4 triệu đồng/hộ xuống còn 5,6 triệu đồng.
- Ngược lại, thu nhập từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ tăng từ 3,0 triệu đồng/hộ lên 7,1 triệu đồng/hộ, thu nhập từ làm thuê ngoài nông nghiệp tăng từ 4,7 triệu đồng/hộ lên 6,2 triệu đồng/hộ (Bảng 2)..
- 3.3.2 Thay đổi về cơ cấu thu nhập của hộ.
- Bảng 3: Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập bình quân của hộ điều tra ĐVT.
- STT Nguồn thu nhập Trước KDC Sau KDC Chênh lệch sau-trước.
- 4 Làm thuê trong nông nghiệp Làm thuê ngoài nông nghiệp .
- Kết quả điều tra ở Bảng 3 cho thấy, sau khi vào KDCVL cơ cấu thu nhập bình quân của 281 hộ điều tra chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ làm thuê phi nông nghiệp (tăng 13,5.
- tăng tỷ trọng thu nhập từ sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhỏ (tăng 17,7.
- Đồng thời giảm tỷ trọng thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp (giảm 14,3.
- giảm tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt (giảm 4,8%) và giảm tỷ trọng thu nhập từ chăn nuôi (giảm 8%)..
- 3.4 Thay đổi về giáo dục.
- sau khi vào KDCVL.
- Bên cạnh đó, sau khi vào KDCVL, các hộ dân được sinh sống gần các trung tâm kinh tế, văn hoá và giáo dục ở nông thôn trong bán kính trung bình dưới 1 km và đã rút ngắn được khoảng cách từ 2-3 km so với trước khi vào KDCVL.
- Các cơ hội làm thuê trong nông nghiệp như cắt cỏ, phun thuốc, bón phân, chăm sóc đồng án, cắt lúa,… đều giảm nhiều do giảm cơ hội tiếp cận với cung việc làm và bị lực lượng làm thuê tại chỗ đã thay thế.
- thời, sau khi vào KDCVL, một số hộ dân đã bán một phần hoặc toàn bộ đất sản xuất và việc cấm chăn nuôi trong KDCVL nên cơ hội vay vốn có thế chấp đã bị giảm, kết hợp với vốn vay tín chấp còn rất hạn chế (chủ yếu các Chương trình của nhà nước) nên cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng đã bị giảm so với trước khi vào KDCVL..
- Bảng 6: Sự thay đổi về cơ hội tiếp cận các hoạt động kinh tế - xã hội ĐVT:.
- Tổng cộng 1 Cơ hội làm thuê trong nông nghiệp Cơ hội việc làm ngoài nông nghiệp Cơ hội tham gia đóng góp với địa phương Cơ hội học tập kinh nghiệm sản xuất Cơ hội mua vật tư sản xuất Cơ hội tiếp cận thông tin thị trường Cơ hội bán sản phẩm Cơ hội việc làm trong mùa nước Cơ hội điều trị bệnh Cơ hội tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Mặc dù có 37,6% ý kiến đánh giá cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp (mua bán, dịch vụ nhỏ) có tốt hơn.
- song có hơn 50% ý kiến đánh giá cơ hội việc làm phi nông nghiệp không thay đổi.
- 3.7 So sánh sự thay đổi thu nhập giữa hộ trong và ngoài khu dân cư vượt lũ Các hộ dân cư định cư ngoài KDCVL được chọn để so sánh (treatment group) là các hộ đạt tiêu chí xét chọn vào KDCVL nhưng còn định cư ở ngoài.
- Kết quả điều tra cho thấy, các chỉ tiêu về kinh tế của hộ trong KDCVL so với hộ định cư ngoài KDCVL như sau (i) thu nhập trung bình giảm 0,8 tr.đ so với hộ định cư ngoài KDCVL, (ii) thu nhập từ trồng trọt giảm 1,7 triệu đồng so với hộ định cư ngoài KDCVL, (iii) thu nhập từ chăn nuôi giảm 0,9 triệu đồng so với hộ định cư ngoài KDCVL, (iv) thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ nhỏ tăng 3,9 triệu đồng so với hộ định cư ngoài KDCVL, (v) thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp giảm 2 triệu đồng so với hộ định cư ngoài KDCVL, (vi) thu nhập làm thuê ngoài nông nghiệp tăng 1,3 triệu đồng so với hộ định cư ngoài KDCVL.
- 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA HỘ DÂN CƯ SAU KHI ĐỊNH CƯ TẠI KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ.
- Kết quả phân tích ở Bảng 7 cho thấy, sau khi đến nơi ở mới, thu nhập bình quân đầu người của hộ không còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu nhập của lao động trong nông nghiệp (LĐTNN).
- Ngược lại, các việc làm ngoài nông nghiệp như mua.
- bán nhỏ, chạy xe ôm và vừa làm nông nghiệp (LĐNNN) và vừa làm nông nghiệp, vừa làm phi nông nghiệp (LĐTNN&NNN) góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người trong hộ..
- Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người của hộ có tương quan thuận với thời gian định cư (NAM), được vay vốn tín dụng (TINDUNG) và điều kiện mua bán tại KDC (CHO).
- Các hộ định cư lâu ổn định được công ăn việc làm nên thu nhập bình quân đầu người cũng gia tăng.
- các hộ được vay vốn tín dụng để mua bán nhỏ góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người của hộ..
- Bảng 7: Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập.
- Số lượng lao động trong nông nghiệp (LĐTNN) -102,71**.
- Số lượng lao động ngoài nông nghiệp (LĐNNN) 189,94***.
- 5.2 Vấn đề môi trường tại khu dân cư vượt lũ đáng lo ngại.
- Không có hầm cầu cá nhân trong nhà hay công cộng trong một khu dân cư tập trung đông đúc thì chuyện ô nhiễm môi trường là điều khó tránh khỏi..
- Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong khu dân cư bao gồm: giao thông nội bộ, hệ thống cung cấp điện, cấp nước sinh hoạt, thoát nước và các công trình đảm bảo.
- 6.1 Xây dựng quy hoạch cụ thể với định hướng dài hạn cho từng loại khu dân cư KDCVL là nơi định cư ổn định lâu dài của người dân.
- Các cơ sở hạ tầng thiết yếu trước mắt cần hoàn thiện ngay trồng cây xanh, tổ chức xử lý rác và hoàn thiện hệ thống cấp thoát nước đến từng hộ dân cư.
- 6.3 Khuyến khích phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư vượt lũ.
- Cần có các chính sách khuyến khích các thành phần dân cư có khả năng đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ vào định cư và đầu tư trong KDCVL.
- Việc chuyển đổi phương thức sinh kế từ nông nghiệp ra ngoài nông nghiệp đã diễn ra tại các KDCVL đòi hỏi phải có chính sách thích hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao động tại các khu dân cư..
- 6.5 Xây dựng chính sách tín dụng lập nghiệp cho khu dân cư.
- thì thu nhập của họ được cải thiện đáng kể.
- Tuy nhiên, phần đông các hộ dân cư tại các khu dân cư đều không có tài sản thế chấp nên số hộ được vay còn rất hạn chế.
- 6.6 Tăng hạn mức bán nền nhà sinh lợi và quy hoạch khu dân cư tại vùng ven đô thị nông thôn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, các KDCVL gần các vùng ven đô thị nông thôn, dân có việc làm phi nông nghiệp và có thu nhập tốt hơn các KDCVL ở vùng sâu, vùng xa.
- Đến nay, các KDCVL đã phát huy hiệu quả về mặt xã hội, các hộ dân được bố trí chỗ ổn định, được tiếp cận tốt với các hoạt động giáo dục, văn hoá, y tế, thị trường, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhỏ và các hoạt động làm thuê phi nông nghiệp.
- Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, làm thuê trong nông nghiệp đều bị giảm xúc.
- Về mặt kinh tế, thu nhập của hộ giảm so với trước đây.
- Tuy nhiên có sự chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập của hộ theo hướng giảm tỷ lệ thu nhập từ nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) và giảm giảm tỷ lệ thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp.
- đồng thời tăng tỷ lệ thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhỏ và làm thuê phi nông nghiệp.
- Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách cho các hộ dân vùng ngập lũ mua trả chậm nền nhà và nhà ở trong các cụm-tuyến dân cư ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long..
- Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng khu dân cư vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long năm 2002..
- Quyết định số 216/2002/QĐ-TTg ngày 25/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung vốn đầu tư Chương trình xây dựng khu dân cư vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long..
- Quyết định số 78/2004/QĐ-TTg ngày 07/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm-tuyến dân cư và nhà ở tại các tỉnh thường xuyên ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long..
- Quyết định số 99/QĐ – TTg ngày 09/2/1996 của Thủ tướng Chính phủ nước về việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng cụm dân cư ĐBSCL.